ngu phap thieu sot
Động từ (V-ing, V-ed) dùng làm tính từ
Posted in January 19th, 2009
by admin in Ôn Tập Ngữ Pháp
41. Động từ (V-ing, V-ed) dùng làm tính từ
Thông thường, khi một động từ không có dạng thức tính từ tương ứng với nó thì phân từ 1 (V-ing) hoặc phân từ 2 (P2) của động từ đó được sử dụng làm tính từ. Đôi khi người học tiếng Anh không biết nên dùng tính từ ở dạng thức nào: V-ing hay Verb-ed hay Verb-en.
Tính từ dạng V-ing thường được dùng khi danh từ mà nó bổ nghĩa thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về hành động. Động từ thường là nội động từ (không có tân ngữ) và thời của động từ là thời tiếp diễn:
The crying baby woke Mr.Binion. (The baby was crying)
The blooming flowers in the meadow created a rainbow of colors. (The flowers were blooming)
The purring kitten snuggled close to the fireplace. (The kitten was purring)
Phân từ 2 (V-ed) được dùng làm tính từ khi danh từ mà nó bổ nghĩa là đối tượng nhận sự tác động của hành động. Câu có tính từ ở dạng P2 thường có nguồn gốc từ những câu bị động.
The sorted mail was delivered to the offices before noon. (The mail had been sorted).
Frozen food is often easier to prepare than fresh food. (The food had been frozen)
The imprisoned men were unhappy with their living conditions. (The men had been imprisoned)
Lưu ý: Một số các động từ như to interest, to bore, to excite, to frighten khi sử dụng làm tính từ thường khó xác định nên dùng loại nào (phân từ 1 hay phân từ 2). Nguyên tắc áp dụng cũng giống như đã nêu trên: Nếu chủ ngữ gây ra hành động thì dùng P1, nếu chủ ngữ nhận tác động của hành động thì dùng P2. Xét thêm các ví dụ sau:
The boring professor put the students to sleep.
The boring lecture put the students to sleep.
The bored students went to sleep during the boring lecture.
The child saw a frightening movie.
The frightened child began to cry.
Unit 28. Relative Clauses (Mệnh đề quan hệ)
Posted in March 3rd, 2009
by admin in Basic Grammar
Relative Clause là mệnh đề quan hệ.
Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu.
Chúng ta đã biết tính từ là từ thường được dùng để bổ sung thêm tính chất cho một danh từ nào đó trong câu. Nhưng thường khi để giải thích rõ hơn về danh từ này ta không thể chỉ dùng một từ mà phải là cả một mệnh đề. Mệnh đề liên hệ được dùng trong những trường hợp như vậy. Vậy có thể nói mệnh đề liên hệ dùng để bảo chúng ta rõ hơn về một đối tượng mà người nói muốn nói tới.
Xét ví dụ sau:
The man who is standing over there is my friend.
Trong câu này phần được viết chữ nghiêng được gọi là một relative clause, nó đứng sau the man và dùng để xác định danh từ the man đó.
Nếu bỏ mệnh đề này ra chúng ta vẫn có một câu hoàn chỉnh:
The man is
my friend.
Nhưng câu này không cho chúng ta biết cụ thể the man nào.
Trong câu có mệnh đề liên hệ:
The man who is standing over there is
my friend
(Người đàn ông mà đang đứng ở đằng kia là bạn tôi.)
Mệnh đề liên hệ xác định cụ thể the man nào,
the man who is standing over there.
Nhìn vào mệnh đề liên hệ ta thấy có mặt từ who, nhưng who ở đây không phải là một từ hỏi mà nó đóng vai trò một đại từ quan hệ.
Tất cả các từ hỏi Wh đều có thể được dùng làm đại từ quan hệ với các nghĩa như sau:
Who :người, người mà What :điều, điều mà
Which :cái mà Whose :của
When :khi Whom :người mà
...
Who
Chúng ta dùng who trong relative clause khi nói về người.
Ví dụ:
What's the name of
the man who lent you the money?
(Tên người đàn ông cho anh mượn tiền là gì?)
The girl who is singing is my lover.
(Cô gái đang hát là người yêu của tôi.)
An architect is someone who designs buildings.
(Một kiến trúc sư là người mà thiết kế nhà cửa.)
Chúng ta cũng có thể thay who bằng that trong relative clause.
Ví dụ:
The man that is standing over there is
my friend.
That, Which
Chúng ta dùng that khi muốn nói đến điều gì hoặc vật gì.
Ví dụ:
I don't like stories that have an unhappy endings.
(Tôi không thích những câu chuyện có kết cục buồn thảm.)
Everything that happened was my fault.
(Mọi điều xảy ra là do lỗi của tôi.)
The window that was broken has now been repaired.
(Cái cửa sổ bị gãy bây giờ đã được sửa lại.)
Cũng có thể dùng which khi nói đến đồ vật.
The book which is on the table is mine.
(Quyển sách đang ở trên bàn là của tôi.)
Nhưng người ta thường dùng that hơn là which.
Quan sát các câu trên ta thấy who/that đóng vai trò chủ từ trong mệnh đề quan hệ, trong trường hợp này ta không được phép lược bỏ who/that. Khi who/that đóng vai trò túc từ (object) trong mệnh đề quan hệ có thể lược bỏ who/that đi.
Trong các ví dụ sau who/that đóng vai trò object trong relative clause.
The man who I want to see wasn't here.
- The man I
want to see wasn't here.
(Người đàn ông mà tôi muốn gặp không có ở đây.)
Have you found the keys that you have lost?
- Have you found the keys you have lost?
(Anh đã tìm thấy chìa khóa anh bị mất không?)
Is there anything I can do?
(Có gì tôi làm được không?)
Prepositions
Trong các mệnh đề quan hệ thường có các giới từ (in, at, to, with,...). Xem kỹ các ví dụ sau để biết cách đặt giới từ sao cho đúng:
The girl is
my friend. You're talking to her.
- The girl who you are talking to is
my friend.
(Cô gái mà anh đang trò chuyện với là bạn tôi.)
The bed wasn't very comfortable. I slept in it last night.
- The bed that I slept in last night wasn't very comfortable.
(Cái giường mà tôi ngủ tối qua không được tiện nghi lắm.)
The man I sat next to talked all the time.
(Người đàn ông mà tôi ngồi cạnh lúc nào cũng trò chuyện.)
Are these books (that) you're looking for?
(Đây là những quyển sách mà anh đang tìm phải không?)
Như vậy giới từ luôn đi theo sau động từ mà nó bổ nghĩa.
What
Chúng ta dùng What khi muốn nói với nghĩa điều mà.
Ví dụ:
Did you hear what I said?
(Anh có nghe điều tôi nói không?=Anh nghe tôi nói gì không?)
I don't understand what you say.
(Tôi không hiểu điều anh nói.)
I won't tell anyone what happened.
(Tôi sẽ không bảo ai điều gì đã xảy ra đâu.)
Whose
Khi muốn nói đến của ai ta dùng whose.
Ví dụ:
I have a friend. His father is a doctor.
-
I have a friend whose father is a doctor.
(Tôi có một người bạn mà cha anh ta là bác sĩ.)
What's the name of the girl whose car you borrowed?
(Tên cô gái mà anh mượn xe là gì?)
The other day I met someone whose brother is
my friend.
(Một ngày nọ tôi gặp một người mà anh hắn là bạn tôi.)
Whom
Chúng ta có thể dùng whom thay cho who khi nó đóng vai trò túc từ (object) trong relative clause. Ví dụ:
The man whom I
want to see wasn't here.
Chú ý trong các mệnh đề liên hệ có giới từ, khi dùng whom ta thường đặt giới từ lên trước whom.
The girl to whom you're talking is
my friend.
Trong tiếng Anh ngày nay người ta ít khi dùng whom mà thường dùng who/that hoặc lược bỏ nó trong trường hợp là object. Lưu ý khi dùng who/that ta lại đặt giới từ đi theo sau động từ của nó.
Where
Chúng ta dùng where trong relative clause khi muốn nói đến nơi chốn. Ví dụ:
The hotel where we stayed wasn't very clean.
(Cái khách sạn mà chúng tôi ở lại không được sạch lắm.)
I recently went back to the town where I was born.
(Gần đây tôi có trở lại thị trấn nơi tôi được sinh ra.)
I like to live in a country where there is plenty of sunshine.
(Tôi thích sống trong một nước mà có nhiều ánh nắng.)
The day, the year, the time,...
Chúng ta dùng that trong relative clause khi nói đến the day, the year, the time,...
Ví dụ:
Do you still remember the day (that) we first met?
(Anh có còn nhớ cái ngày mà chúng ta gặp nhau lần đầu không?)
The last time (that) I saw her, she looked very well.
(Lần vừa rồi tôi gặp cô ấy, cô ấy trông có vẻ khỏe lắm.)
I haven't seen him since the year (that) he got married.
(Tôi không gặp anh ta kể từ cái năm mà anh ta lấy vợ.)
Extra Information Clause
Xét lại tất cả các ví dụ trên ta thấy các relative clause luôn bảo ta biết cụ thể người nào hay vật nào ta đang nói tới. Trong các câu này nếu bỏ relative clause đi ta không thể xác định được đang nói đến đối tượng nào. Nhưng không phải bao giờ relative clause cũng như vậy. Xét ví dụ:
Tom's father, who is 78, is a doctor.
(Cha Tom, đã 78 tuổi, là một bác sĩ.)
Trong câu này nếu bỏ relative clause ta vẫn có thể xác định được cụ thể đối tượng đang được nói tới là đối tượng nào. Relative clause ở đây chỉ làm công việc bổ sung thêm một thông tin về đối tượng đó mà thôi. Các mệnh đề liên hệ như thế này được gọi là các Extra Information Clause tức là các mệnh đề bổ sung thêm thông tin.
Đối với các mệnh đề liên hệ kiểu này ta phải dùng Who cho người và Which cho vật.
Không được dùng that thay cho Who và Which. Khi viết phải đặt dấu phẩy (comma) ở hai đầu mệnh đề.
Ví dụ:
Yesterday I met John, who teld me he was getting maried.
(Hôm qua tôi gặp John, hắn bảo tôi hắn đã lấy vợ.)
My brother, who is an engineer, never smoke.
(Anh tôi, là một kỹ sư, chẳng bao giờ hút thuốc.)
Dĩ nhiên với các mệnh đề này khi cần thiết ta cũng có thể dùng Whose, Whom,
Where,...
Ví dụ:
John, whose mother is a teacher, speaks English very well.
(John, mẹ là giáo viên, nói tiếng Anh rất giỏi.)
I love Vietnam, where I was born and live.
(Tôi yêu Việt Nam, nơi tôi sinh ra và sống.)
Mary's sister, whom you met yesterday, is here.
(Chị của Mary, người mà anh gặp hôm qua, đang ở đây đấy.)
Chúng ta cũng dùng giới từ trong các mệnh đề này giống như đã dùng với các relative clause bình thường.
Unit 29. -ing and -ed + Clauses
Posted in March 3rd, 2009
by admin in Basic Grammar
Xét ví dụ sau:
Feeling tired, I went to bed early.
(Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.)
Trong câu này:
I went to bed early là mệnh đề chính (main clause)
Feeling tired là -ing clause.
Chúng ta dùng -ing clause trong các trường hợp như sau:
Khi nói đến hai điều xảy ra đồng thời chúng ta có thể dùng -ing cho một trong hai động từ diễn tả hai hành động đó. Ví dụ:
She was sitting in a chair reading a book.
(Cô ta đang ngồi trên ghế đọc sách.)
I ran out of the house shouting.
(Tôi chạy ra khỏi nhà hét lên.)
Chúng ta cũng có thể dùng -ing clause khi một hành động xảy ra trong suốt một hành động khác. Dùng -ing cho hành động dài hơn. Trong trường hợp này -ing đã thay thế cho từ nối while (trong khi) hoặc when (khi).
Ví dụ:
Jim hurt his arm playing tennis.
(= while he was playing tennis)
(Jim đau tay khi chơi tennis)
I cut myself shaving. (= while I was shaving)
(Tôi cắt phải mình khi đang cạo râu.)
Cũng có thể dùng -ing khi có mặt while hoặc when.
Ví dụ:
Jim hurt his arm while playing tennis.
Be careful when crossing the road.
(Hãy cẩn thận lúc băng qua đường)
Khi một hành động xảy ra trước một hành động khác ta có thể dùng having + past participle cho hành động xảy ra trước.
Ví dụ:
Having found a hotel, they looked for somewhere to have dinner.
(Đã tìm thấy một khách sạn, họ tìm chỗ để ăn tối)
Having finished our work, we went home.
(Đã làm xong công việc, chúng tôi về nhà)
Cũng có thể dùng after (sau khi) với -ing trong trường hợp này. Ví dụ:
After finishing our work, we went home.
(Sau khi làm xong việc, chúng tôi về nhà.)
Nếu hành động sau xảy ra tức thì ngay sau hành động đầu có thể dùng đơn giản mệnh đề -ing không nhất thiết phải dùng having.
Ví dụ:
Taking a key out of his pocket, he opened the door.
(Lấy chìa khóa ra khỏi túi, anh ta mở cửa.)
Cấu trúc này thường được dùng nhất là trong văn viết tiếng Anh.
-ing clause còn được dùng để giải thích thêm một điều gì cho mệnh đề chính.
Ví dụ:
Feeling tired, I went to bed early.
(= because I felt tired.)
(Cảm thấy mệt, tôi đi ngủ sớm.)
(= bởi vì tôi thấy mệt)
Having already seen the film twice, I don't want to go to the cinema
(Đã xem bộ phim hai lần rồi tôi không muốn đi xem phim.)
Cấu trúc này thường dùng trong văn viết hơn là văn nói.
-ing clause còn được dùng với tính cách như một mệnh đề quan hệ trong câu.
Ví dụ:
Do you know the girl talking to Tom?
(Anh có biết cô gái đang nói chuyện với Tom không?)
Chúng ta dùng -ing clause như thế này trong trường hợp nói ai đang làm gì (is doing or was doing) trong một thời điểm riêng biệt.
Xem kỹ các ví dụ sau:
I was woken by a bell ringing.
(Tôi bị đánh thức bởi một tiếng chuông reo.)
Who was that man standing outside?
(Gã đàn ông đang đứng ở ngoài đó là ai vậy?)
Can you hear someone singing?
(Anh có nghe ai đang hát không?)
Như vậy -ing clause chỉ đóng vai trò mệnh đề quan hệ khi mệnh đề này chỉ một hành động đang tiếp diễn.
Khi nói đến đồ vật, chúng ta cũng có thể dùng -ing clause cho các đặc điểm nổi bật của nó, điều mà lúc nào cũng vậy chứ không phải trong một thời điểm riêng biệt nào đó. Trong trường hợp này không nên dịch là đang...
Ví dụ:
The road joining the two villages is very narrow.
(Con đường nối hai làng rất hẹp.)
I live in a room overlooking the garden.
(Tôi sống trong một căn phòng trông xuống vườn.)
-ED CLAUSES
-ed clause cũng dùng như -ing clause nhưng nó có nghĩa passive (bị động). Động từ dùng trong mệnh đề này là ở dạng Past Participle.
Ví dụ:
The man injured in the accident was taken to hospital.
(Người đàn ông bị thương trong tai nạn được đưa tới bệnh viện.)
None of the people invited to the party can come.
(Không có ai được mời dự tiệc đến được cả.)
The money stolen in that day was never found.
(Số tiền bị mất trong ngày hôm đó không bao giờ được tìm thấy)
Most of the goods made in this factory are exported.
(Hầu hết hàng hóa làm trong nhà máy này đều được xuất khẩu.)
Chúng ta cũng thường dùng -ing và -ed clause sau there is/there was,...
Ví dụ:
Is there anybody waiting to see me?
(Có ai đang đợi gặp tôi không?)
There were some children swimming in the river.
(Có vài đứa trẻ đang bơi dưới sông.)
Vocabulary
everywhere :bất cứ nơi đâu, mọi nơi
somewhere :ở đâu đó
whenever :bất cứ khi nào
whatever :bất cứ cái gì
somewhat :hơi hơi
whichever :bất cứ cái nào
Ví dụ:
Take whichever you like.
(Hãy lấy bất cứ cái gì anh thích.)
He lives somewhere near us.
(Anh ta sống đâu đó gần chúng tôi.)
Come to see us whenever you like.
(Hãy đến thăm chúng tôi bất cứ lúc nào anh thích.)
I looked for him everywhere but couldn't find.
(Tôi tìm anh ta khắp nơi nhưng không thấy.)
They can do whatever.
(Họ có thể làm bất cứ cái gì.)
This exercises is somewhat difficult, but I can do it.
(Bài tập này hơi khó nhưng tôi có thể làm được.)
out of: (ra) khỏi
Ví dụ:
He ran out of his house.
(Hắn chạy ra khỏi nhà.)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro