Cổ thuật thời Trung cổ
1. CỔ THUẬT THỜI PHONG KIẾN
Trong xã hội Trung Quốc xưa, "vu thuật" (đồng cốt, bùa chú) đặc biệt thịnh hành. Đặc biệt, có 1 loại được gọi là "cổ thuật" đã trở thành nỗi ám ảnh của các đời Hoàng đế Trung Hoa.
"Cổ thuật" dựa vào nhiều loại sinh vật như rắn, ếch, chim, mèo...dùng để sai khiến, hạ độc, thậm chí hại chết người khác.
Cuốn "Chu lễ" từng đề cập tới cách giải trừ cổ thuật. Từ đó có thể thấy, loại thuật này từ sớm đã rất thịnh hành trong các triều đại phong kiến Trung Quốc. "Chu dịch" cũng có một quẻ mang tên "cổ quẻ". Như vậy, "cổ thuật" đã bắt đầu từ thời khai sinh của văn minh Hoa Hạ.
Cổ thuật chủ yếu hại người bằng cách sử dụng động vật, đa số là những sinh vật có độc. (Tranh minh họa).
Trong đó, hai cách hạ "cổ" được biết tới nhiều hơn cả là sử dụng "cổ trùng". Loại trùng này thường mang trên mình độc dược cực mạnh, được nuôi dưỡng bởi các vu sư.
Theo "Thông chí lục thư lược" của tác giả Trịnh Triều đời nhà Tống, người xưa tạo "cổ trùng" bằng cách đem tất cả những loại côn trùng có độc, bỏ vào một cái vò, để cho chúng cắn xé lẫn nhau. Sau cùng sẽ chỉ còn lại một con sống sót thì lấy con côn trùng ấy làm "cổ".
Tương truyền rằng, phàm là những người bị trúng "cổ trùng", khi phát tác sẽ cảm thấy cơ thể bị nghìn vạn con côn trùng cắn xé. (Ảnh minh họa).
Phía Bắc xưa còn lưu hành một hình thức "cổ thuật" khác, được gọi là "dưỡng ngao". Về bản chất, "dưỡng ngao" cũng giống như nuôi "cổ trùng", chỉ khác ở chỗ phương pháp "cổ thuật" này dùng đến loài chó chứ không phải côn trùng.
Theo đó, nếu chó mẹ sinh được 9 chó con, cả 9 con chó này sẽ bị nhốt vào một phòng kín. Để sống sót và sinh tồn, những con chó này sẽ cắn xé lẫn nhau. Con chó sống sót sau cùng sẽ được gọi là "ngao".
Nguyên nhân của những thảm án chấn động Trung Hoa
Kinh qua nhiều triều đại trong lịch sử Trung Hoa, những thảm án liên quan tới cổ thuật không phải là con số ít. Đối với việc sử dụng cổ thuật, nuôi dưỡng cổ trùng, cổ sức, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều coi đó là "trọng tội" và phải nhận hình phạt rất nặng nề.
Mục "Tặc đạo luật" trong "Đường luật sơ nghị" có ghi: "kẻ tạo súc cổ độc (nuôi bất kể con gì dùng làm cổ thuật hại người) đều bị xử giảo (treo cổ)."
Cuốn "Đại Thanh luật lệ" trong phần "Hình luật" cũng ghi rõ: "chế tạo, giấu vật độc, trùng độc, kẻ dùng hay kẻ giấu đều bị xử trảm."
Cũng bởi vậy mà số kẻ thực sự có khả năng dùng "cổ" thì ít, nhưng người bị vu vạ thì nhiều vô số kể.
Người bị tình nghi có dùng "cổ" sẽ khó thoát khỏi án tử. (Tranh minh họa).
Những vụ án liên quan tới cổ trùng, cổ thuật được ghi nhận nhiều nhất vào thời nhà Hán. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai vụ án vu cổ liên quan tới Hoàng tộc dưới thời Hán Vũ Đế.
Năm xưa, Vũ Đế thành hôn với Hoàng hậu Trần A Kiều khi còn chưa tới tuổi trưởng thành. Sau này, Trần Hoàng hậu không có con, quan hệ của hai người cũng ngày một phai nhạt.
Năm 139 TCN, Hán Vũ Đế đem lòng say mê Vệ Tử Phu. Điều này khiến cho Trần A Kiều và gia tộc họ Trần vô cùng tức giận, ra sức tìm cách ám hại mỹ nhân họ Vệ.
Cũng từ đây, Trần Hoàng hậu bắt đầu bước vào con đường tà thuật. Bà liên tục uống nhiều phương thuốc bí truyền để mong đậu long thai, đồng thời còn nhờ người đồng cốt Sở Phục giúp mình mang thai và nguyền rủa Vệ Tử Phu.
Năm 130 TCN, có người tố cáo Trần Hoàng hậu dùng thuật vu cổ, chuyện bùa yểm từ đó bị phát giác. Vụ án kết thúc bằng việc Trần A Kiều mất ngôi Hoàng hậu, bị giam vào lãnh cung, Sở Phục bị xử tử, kéo theo đó là tính mạng của 300 người có liên quan.
Hoàng hậu Vệ Tử Phu từng là nạn nhân của hai vụ án cổ thuật dưới thời Hán Vũ Đế. (Ảnh: nguồn internet).
Tám năm sau, Hán Vũ Đế lại gặp phải một vụ việc nghiêm trọng có liên quan tới cổ thuật. "Vu cổ chi họa" xảy ra trong những năm Chính Hòa được xem là vụ án về cổ thuật nổi tiếng nhất trong lịch sử Hán triều.
Theo đó, vào năm 92 TCN, vì tin vào điềm báo trong mộng, Hán Vũ Đế liên tục điều tra về những vụ án có liên quan tới cổ thuật. Khi đó, vợ chồng Thừa tướng đương triều là Công Tôn Hạ bị phát giác sử dụng vu cổ.
Vụ án này khiến cho dòng họ Công Tôn phải chịu họa diệt môn, đồng thời còn liên lụy tới những thành viên trong thân tộc họ Lưu, trong đó có 2 người con gái của Vệ Hoàng hậu là Dương Thạch Công Chúa và Chư Ấp công chúa.
Hán Vũ Đế sau đó tiếp tục mở rộng cuộc điều tra, giao trọng trách này cho sủng thần Giang Sung phụ trách.
Trước đó, Giang Sung từng có lần đắc tội với Thái tử Lưu Cứ. Thấy Hán Vũ Đế tuổi đã cao, họ Giang này sợ Lưu Cứ lên ngôi thì bản thân sẽ khó toàn mạng, liền tìm cách ám hại Thái tử.
Nhân lúc nỗi sợ hãi về cổ thuật đang ám ảnh Hán Vũ Đế, Giang Sung liền bí mật tố cáo rằng có người mong Hoàng thượng chết sớm, dùng thuật vu cổ để yểm hại nhà vua.
Tháng 7 năm 91 TCN, Giang Sung tìm đến cửa cung của Vệ Hoàng hậu và Thái tử, rêu rao rằng nơi này có bùa yểm.
Lưu Cứ sợ Giang Sung hại mẹ con mình, nghe theo lời của Thái phó Thạch Đức, liền giả bắt Sung và mang quân chiếm cứ các vị trí trọng yếu trong kinh thành Trường An.
Hán Vũ Đế đang dưỡng bệnh, nghe tin Thái tử làm loạn thì vô cùng tức giận, hạ lệnh vây bắt con trai mình. Sau cùng, Lưu Cứ bị thua, phải tự sát trong uất ức Vệ Hoàng hậu cũng buộc phải tự vẫn, 3 hoàng tử và 1 công chúa khác đều bị xử tử.
2.
Nhiều thầy pháp sư vì lợi ích cá nhân thường luyện những loại bùa ngải hại người: ngải yêu, mê tâm ngải... Những người bị trúng ngải tâm thần mê man, mất ăn, mất ngủ.
Thế giới bùa ngải thời cổ đại
Trong thế giới của những thầy pháp sư thời cổ đại tồn tại nhiều bí kíp kỳ lạ. Bùa ngải là một trong số đó. Ngày nay khoa học đã cho thấy đó là những điều hoang đường, tuy nhiên những câu chuyện đồn đại xung quanh chúng vẫn là những điều đầy hấp dẫn và nhuốm màu huyền bí.
Thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí.
Những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện "công lực". Họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người... Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền "công lực" sang. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng.Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ, qua đó đánh giá tài cao thấp.
Theo những câu chuyện lưu truyền, loại ngải quý hiếm nhất là Phù phấn ngải. Đây là một loại thực vật giống hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, được gọi là "Phù phấn ngải" vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách, nó sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.
Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được, phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào chậu đất nung, cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển).
Sau khi nuôi trồng, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện bằng các quyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong, trong nó sẽ có 2 phần được gọi làthiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, cách luyện này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ, thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.
Một loại ngải còn quý hiếm hơn và đã bị thất truyền hàng trăm năm là Bạch đại ngải. Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây, phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: "Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải...". Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ có thể giúp con người cải tử hoàn sinh.
Những pháp sư chạy theo vụ lợi cá nhân thường luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để "lừa tình". Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh.
Loại Mê tâm ngải có tác dụng tương tự. Cây mê tâm lá màu xanh sẫm to bản, hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.
Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Nó mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu.
Tương truyền, loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này, phải đọc thần chú, luyện để nó hội đủ khí âm dương trong hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ giúp nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.
Tại Trung Hoa có một loài thực vật rất quý hiếm mọc trong rừng sâu, trên những thân cây gỗ mục. Có những pháp sư cả đời đi tìm không thể thấy, nhưng nếu ai có duyên sẽ gặp được, đó là loại Mai hoa xà vương ngải. Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở mới có tên như vậy.
Mai hoa xà vương ngải nếu luyện được thành công, khi ngậm vào miệng sẽ giúp thân thể cứng rắn như thép, dao chém không đứt. Nếu chẳng may ngải chết, người luyện phải làm lễ ma chay rất trang trọng và đem chôn trên vùng núi cao thoáng mát.
Ngày nay khoa học phát triển, không còn đất cho các pháp sư hành nghề luyện ngải nữa. Tuy vậy, những câu chuyện đậm màu huyền bí vẫn là đề tài hấp dẫn những người hiếu kỳ trong lúc "trà dư, tửu hậu". Mặt khác, các nhà Đông y học đang tiếp tục nghiên cứu những loài thực vật rất quý hiếm vốn được dùng làm ngải để dùng cho việc chữa bệnh.
3. CỔ TRÙNG THUẬT
Trong truyền thuyết, phương pháp luyện chế cổ trùng là đem các loại độc trùng có độc tính cực cao cùng đặt vào trong một cái hộp được bịt kín, để cho bọn chúng tự tiêu diệt lẫn nhau, cuối cùng con độc trùng còn sống sót duy nhất sẽ được gọi là Cổ hoặc cũng có thể gọi là 'Cổ mẫu'.
"Cổ" là do mãnh trùng tạo thành, vốn chỉ những con trùng sống sót ...hoặc bị những thứ bị trùng ăn. Từng bước nói rõ ra, ngũ cốc thối rữa sinh ra trùng cùng với thông qua nhũng thứ vật chết biến thể khác mà hình thành trùng cũng được gọi là "cổ". Những "cổ" bị cho là có tính chất biến ảo khó lường cùng độc tính không giống bình thường có thể được gọi là "cổ độc."
'Cổ' ở Miêu tộc được xưng là 'Thảo quỷ', tương truyền nó ký sinh trên người của nữ tử, có thể làm hại người khác. Những phụ nữ có 'cổ' được gọi là 'Thảo quỷ bà'. Có những học giả nghiên cứu về Miêu tộc cho rằng, toàn Miêu tộc cơ hồ đều tin vào 'cổ', họ chia thành Thanh Miêu tộc cùng Hắc Miêu tộc, chỉ là tín ngưỡng nặng nhẹ hai nơi khác nhau mà thôi. Bọn họ cho là ngoại trừ một ít triệu chứng bên ngoài, thì những triệu chứng như ho khan lâu dài, thổ huyết, sắc mặt tái xanh, cơ thể gầy gò, nội tạng khó chịu, cào ruột bụng trướng, lúc nào cũng thèm ăn...đều là biểu hiện của việc bị trúng 'cổ'.
Loại cổ thuật làm người khác sợ hãi này cũng không phải độc quyền của Miêu tộc. Cổ thuật từ đa sớm được lưu truyền ở vùng Giang Nam cổ đại. Lúc đầu, cổ chỉ là loại trùng sống trong những đồ vật dụng cụ, sau đó cốc vật thối rữa sinh ra bướm, cùng với những thứ biến thể khác mà sinh ra trùng cũng được gọi là 'cổ'.
Cổ nhân cho rằng, 'cổ' có tính chất thần bí khó lường cùng độc tính cực mạnh, cho nên gọi là 'độc cổ', có thể thông qua việc ăn uống mà đi vào cơ thể con người dẫn đến bệnh tật. Người mắc bệnh giống như bị quỷ làm mê mụi, thần trí bất minh.
Thời Tần đã từng nhắc đến cổ trùng, phần lớn là do tự nhiên sinh thành thần bí độc trùng. Lâu dài, sự mê tín cổ độc lại phát triển thành quan niệm tạo 'cổ' hại người. Theo các học giả kiểm chứng, vào thời đại chiến quốc, vùng Trung Nguyên đã có người sử dụng cùng truyền thụ phương pháp tạo cổ hại người.
PHƯƠNG PHÁP TẠO CỔ.
Có vài người tạo 'cổ' nhấn mạnh phải vào ngày 5 tháng 5 âm lịch (ngày đoan ngọ) để luyện chế độc trùng, vì theo quan niệm truyền thống đây là ngày độc khí thịnh nhất.
Phương pháp luyện chế được ghi trong 《Thông chí》Phải dùng một trăm loại trùng, mà ban đầu chỉ cần mười hai loại. Trước khi nuôi 'cổ' phải dọn dẹp sạch sẽ chính sảnh, cả nhà già trẻ đều phải tắm, thành tâm thành ý dâng hương đốt nến trước bài vị tổ tông, im lặng khẩn cầu với quỷ thần thiên địa. Sau đó đào một cái hố to ở giữa chính sảnh chôn một cái lu (vại) xuống, cái lu (vại) này phải có miệng lớn mới tiện cho việc thêm nắp. Hơn nữa nếu miệng lu (vại) nhỏ thì sẽ không nhìn thấy được tình hình bên trong, mọi người sẽ càng dễ nảy sinh sợ hãi với thứ trong đó, và bởi vì sợ hãi mà sẽ sinh ra sự kính sợ. Miệng lu (vại) phải được lấp bằng với nền đất. Đến ngày 5 tháng 5 âm lịch (Đoan Dương), cần phải ra đồng ruộng tùy ý bắt mười hai loại bò trùng đem về (nếu không phải bò sát bắt vào ngày Đoan Dương thì sẽ không thể nuôi thành cổ) đặt trong lu (vại), sau đó đậy nắp lại. Những con bò trùng này thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bò cạp, giun, sâu lông xanh lớn, bọ ngựa...tóm lại ngoại trừ những sinh vật biết bay, những sinh vật có bốn chân biết chạy đều không được, chỉ cần loài bò trùng có một chút độc là được. Lấy mười hai loại trùng này bỏ vào trong lu (vại) , tất cả lớn nhỏ trong nhà mỗi đêm trước khi ngủ đều phải khấn vái một lần, không thể bỏ một ngày nào. Hơn nữa trong thời gian nuôi cổ cùng khẩn vái nhất định không thể để cho người khác biết. Nếu để cho người ngoài biết thì cổ bản thân nuôi cũng sẽ bị vu sư dùng yêu pháp thu đi, trở thành vật sử dụng của vu sư, còn cả nhà chủ nhân sẽ chết hết. Cho dù không bị vu sư thu đi thì sau khi chúng thành cổ cũng sẽ quay lại hại chủ nhân.
Trong một năm, những con bò trùng đó sẽ cắn nuốt lẫn nhau bên trong lu (vại), con độc nhiều sẽ ăn con có độc ít, con mạnh sẽ ăn con yếu, cuối cùng chỉ còn lại một con. Con này sau mười một ngày ăn những con bò trùng khác, bản thân nó cũng bắt đầu thay đổi hình thái cùng màu sắc. Theo các loại truyền thuyết, chủ yếu là có hai loại. Một loại là "Long cổ", hình dạng giống như rồng, rất có thể là rắn độc, rết những trường thể bò trùng biến thành. Một loại gọi là "Kỳ lân cổ", có lẽ là ếch hoặc thằn lằn....?
Một năm sau cổ đã nuôi thành công, chủ nhân sẽ đào chiếc lu (vại) lên rồi cất ở trong một căn phòng ít không khí, ít ánh sáng. Nghe nói cổ thích ăn mỡ heo cùng trứng chiên, các loại cơm, sau khi chăn nuôi được một năm, cổ ước chừng dài hơn một trượng, chủ nhân sẽ chọn một ngày cát lợi mở nắp lu (vại), để cho cổ tự bay ra ngoài. Cổ sau khi rời nhà, đôi lúc có thể biến thành hình dáng giống như một quả cầu lửa, đi quanh quẩn trong núi rừng, có lúc có thể biến thành một cái bóng đen, thường tới lui trong những ngôi nhà trong thôn. Khoản thời gian ma lực của cổ đạt lớn nhất là hoàng hôn. Mỗi lần sau khi cổ về nhà vẫn ở trong lu (vại). ...., chủ nhân cũng không cần cho nó ăn gì khác. Chỗ tốt của việc nuôi cổ không phải là để cổ ở bên ngoài trực tiếp làm ăn trộm trộm bảo bối về dâng cho chủ nhân, mà là muốn mượn linh khí của cổ, khiến cho người nuôi cổ làm bất cứ chuyện gì cũng rất thuận lợi. Nếu như chủ nhân muốn buôn bán kinh doanh, mượn linh khí của cổ có thể một vốn vạn lời. Nếu như chủ nhân muốn thăng quan, mượn linh khí của cổ có thể thăng thẳng lên mây xanh. Trái lại, nếu như có chút sơ suất để cổ làm hại người bị người khác biết sau đó đi mời đi mời vu sư đến tịch thu cổ, chủ nhân nuôi cổ sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo, cả nhà đều chết.
Gia đình nuôi cổ, trừ những ngày thường phải thành kính hầu hạ ra thì đến ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm phải làm lễ tế long trọng cho cổ. Lễ tế này kéo dài ba ngày, tức 24,25,26. Trong ba ngày này, mỗi ngày chủ nhân đều phải dùng một con heo, một con gà, một con dê tươi sống sau đó nấu chín, đến tối khi sao đầy trời, cả nhà đem heo dê gà chặt ra, bỏ vào bên trong lu (vại). Sức ăn của cổ rất lớn, ma lực rất cao. Lúc tế cúng, người ngoài không được tham gia, cũng không được tiết lộ ra ngoài, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Ngoại trừ cách "Tụ trùng hỗ giảo" (để nhiều loại trùng ở cùng một chỗ cho chúng tự ăn nhau), các loại độc cổ đặc thù sẽ có phương pháp chế tạo khác nhau.
Như vậy xem ra, cổ hẳn là một thứ vô cùng kinh khủng nhưng thực ra cũng không phải vậy, có vài loại cổ nữ chủ nhân của mình hết sức trung thành. Theo truyền thuyết, trong dãy núi Tuyết Lĩnh có một bộ tộc, mà tất cả cô gái trong bộ tộc đó đến 12 tuổi đều phải tự mình nuôi một loại cổ trùng biến dị chỉ thuộc về bản thân. Con cổ trùng này từ đó về sau chính là người bảo vệ của cô gái, chỉ cần cô gái bị ngoại giới xâm nhiễu, cổ trùng sẽ xuất hiện cứu giúp chủ nhân. Sau khi nữ chủ nhân chết, cổ trùng cũng sẽ theo đó mà chết đi. Cho dù là cổ trùng thiện lương hay cổ trùng ác độc, đều là thời đại đặc thù sẽ sản sinh sự vật đặc thù. Cho dù là hiện tại, cổ thuật vẫn còn được truyền bá trong một khu vực nhỏ ở Tương Tây, nhưng nó đã dần dần bị xã hội văn minh vứt bỏ. Nhưng có một điểm vô cùng quan trọng, cổ thuật là một chứng nhân ngàn năm lịch sử của Trung Quốc, nó sẽ luôn là một loại văn minh đặc thù được lưu truyền về sau.
4. ĐỘC TRÙNG MIÊU CƯƠNG
-Luyện liên tục 49 đêm,bắt 1 trong 5 loại : Trùng độc-Rắn Độc-Nhện Độc-Bò Cạp Độc-Rít Độc.Lấy 3 con còn sống bỏ vào lọ rồi mỗi đêm lúc 12 giờ đêm ngồi luyện chú tàn hết một cây nhang là được,rồi dùng hơi thở thổi vào con Ngũ Độc đó,luyện sau 7 đêm ăn nuốt 1 con,đêm cuối 49 ăn thêm 1 con ,sau 49 đêm con Ngũ Độc chết rồi dùng thân nó sấy khô bỏ vào lọ cất kỹ là bùa Hộ Mạng và sai khiến Ngũ Độc , khi muốn hạ độc vào kẻ thù niệm chú thổi hơi vào người đó hoặc quán tưởng niêm chú nghĩ đến người đó thì người đó sẽ chết vì Ngũ Độc,bị Ngũ Độc cắn hoặc ung thư vì độc chết,niệm chú và quán chữ bùa Xiem Mien Lao- Ngũ Độc,Chú là:
- Nak-Mak-Pak-Tak-Hrum Hrum-Hram Hram- Hrak Hrak- Hrờ Phat- Hrờ Phat-Krờ Phat-Krờ Phat.
Phép này nên lên núi rường luyện ,khi nào thấy có nhiều trùng độc bò đến là thành tựu giai đọan ban đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro