VAI TRÒ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Đặc điểm của ngôn ngữ văn học
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn họcnhư màu sắc đối với hội họa âm thanh đối với âm nhạc hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Trong lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ.
Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sang tác tác phẩm văn học để sang tạo ra ngôn ngữ văn học. Giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học có sự khác biệt. Theo Go-rơ-ki ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói "nguyên liệu" còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được nhứng người thợ tinh xảo nhào luyện.
Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm riêng:
Ngôn ngữ văn học chính xác tinh luyện.
Thường thì một khái niệm có nhiều từ để diễn tả nhưng chỉ một từ là đúng là chính xác với điều nhà văn muốn nói. Trong khi viết vănnhà văn phải lựa chọn từ nào là chính xác nhất. Các nhà văn cổ điển đã giác ngộ về ngôn ngữ sâu sắc vì vậy tác phẩm của họ có giá trị bền lâu.
Nguyễn Du tả Thúy Vân:
"... Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"
Và tả Thúy Kiều:
"... Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
"Thua" và "nhường" "ghen" và "hờn" là những từ "định mệnh" của hai nhân vật chính xác một cách tuyệt đối.
Tản Đà đã cân nhắc từ "tuôn" và "khô" cho câu thơ:
"Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày"
Và: "Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày"
Cuối cùng tác giả đã chọn từ "khô" vì nó sâu hơn chính xác hơn tinh luyện hơn.
Nói đến đặc điểm này chúng ta cũng nên nhớ đến một ý kiến của Vích to Huy-Go. Ông nói: "Trong tiếng Pháp không có từ nào hay từ nào dở từ nào đặt đúng chỗ là từ đó hay".
Thật vậy chúng ta hãy thưởng thức cái hay của sự "đặt đúng chỗ" đó:
"Lúa níu anh trật dép"
(Trần Hữu Thung)
Từ "níu" rất quen thuộc được đặt vào văn cảnh này ý nghĩa trở nên mênh mông.
"Mình đi mình có nhớ mình"
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Từ "mình" rất cũ Tố Hữu đã dung với ý nghĩa mới để diễn đạt nội dung tư tưởng cách mạng.
Đúng như Mai-a-cốp-xki nói "làm thơ là cân từ 1/1000 mg quặng chữ".
Đặc điểm thứ hai của ngôn ngữ văn học là tính hình tượng.
Ngôn ngữ văn học không trừu tượng như ngôn ngữ triết học chính trị cũng không phải là ngôn ngữ kí hiệu hóa như một số môn khoa học.
Ngôn ngữ văn học trực tiếp xây dựng hình tượng trong tác phẩm nên nó không trừu tượng mà mang tính chất cảm tính cụ thể.
Ngôn ngữ gợi màu sắc:
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc."
(Hàn Mặc Tử)
"Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh"
(Xuân Diệu)
"Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
(Nguyễn Du)
Ngôn ngữ gợi đường nét:
"Lơ thơ tơ liễu buông mành"
Ba âm "ơ" (lơ thơ tơ) gợi đường nét thưa thớt của những chiếc lá liễu buông mành.
"Súng bên sung đầu sát bên đầu"
(Chính Hữu)
Hình ảnh của tình đồng chí: nét thẳng (súng) của ý chí hòa hợp với nét cong (đầu) của tình cảm.
Ngôn ngữ gợi hình khối:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
(Hồ Chí Minh)
"Cổ thụ" là một khối to đậm tiêu biểu cho sự hung vĩ của núi rừng. "Hoa" là một nét nhỏ nhẹ tiêu biểu cho vẻ thơ mộng của núi rừng. Tất cả đều nhuốm ánh trăng thật là huyền ảo.
" Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bong chiều sa."
Từ "đùn" miêu tả sự vận động của những khối mây như núi bạc. Bên cạnh khối mấy khổng lồ đó cánh chim đã nhỏ lại càng nhỏ hơn. Huy Cậnđã diễn tả tài tình tâm trạng cô lieu trong tâm hồn thi nhân.
Nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả tâm trạng của ông khi trở về thăm người mẹ nuôi xưa với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và nhạc tĩnh:
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi long ta ngân nga tiếng hát
Nhà thơ Tố Hữu nói: "Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu của náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ nơi đã nuôi mình".
Đặc điểm thứ ba của ngôn ngữ văn học là tính biểu cảm.
Ngôn ngữ văn học chẳng những phải chính xác phải có tính hình tượng mà còn có giá trị biểu cảm. Văn học trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà văn qua ngôn ngữ văn học. Nhà nghệ sĩ giàu cảm xúc nên ngôn ngữ văn học giàu tính biểu cảm. Tất nhiên tính biểu cảm có thể bộc lộ dưới nhiều dạng thức: trực tiếp gián tiếp có hình ảnh hoặc là ngôn từ thuần túy.
Khi Nguyễn Trãi viết: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn" thì từ "nướng" đã chứa chất cả tinh thần phẫn nộ của ông đối với giặc Minh.
Khi Tú Xương viết: "Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông" thì từ "lèn" vữa diễn tả chính xác hành vi của kẻ cướp lại vừa bộc lộ thái độ châm biếm chế giễu tên quan tuần phủ.
Khi Xuân Diệu viết: "Con cò trên ruộng cánh phân vân" thì cánh cò ấy là cánh cò đầy tâm trạng của trái tim đang yêu của thi sĩ.
Khi Chế Lan Viên viết: "Ta là ta mà vẫn cứ mê ta" là ông quá say mê với cuộc sống quá tự hào về thời đại và dân tộc mà ông đã diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ trần trụi như thế.
Nói đến ngôn ngữ văn học không thể quên được lời nhận xét tinh tường của Pau-tốp-xki (Nga): "Thi ca có một đặc tính kì lạ. Nó trả lại cho chữ cái tươi mát trinh bạch ban đầu. Những chữ tả tơi nhất mà chúng ta đã nói cạn đến cùng mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng còn lại chẳng khác gì một cái vỏ chữ. Những chứ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh lại kêu giòn và tỏa hương".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro