Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 7: Trình bày hệ thống các từ loại Tiếng Việt

Về ngữ âm(ngữ âm là vỏ âm thanh của từ):

-Bình diện cấu tạo: Các từ có thể cấu tạo từ các hình vị

-Bình diện nghĩa: Nghĩa của từ có thể chia các từ thành các trường nghĩa hoặc các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa

-Bình diện ngữ pháp: Mỗi từ có 1 đặc điểm khi cấu tạo nên câu, cấu tạo nên cụm từ. Việc phân chia xem xét các từ theo đặc điểm ngữ pháp được gọi là từ loại

Về chức năng(chức năng trong hoạt động giao tiếp của con người): Từ có chức năng để con người hiểu biết các mối quan hệ với nhau(giao tiếp), bày tỏ thái độ, tình cảm.

-Các từ có phạm vi sử dụng khác nhau

Tiêu chuẩn để chia từ loại tiếng Việt:

-Dựa vào ý nghĩa khái quát khác nhau của các từ để phân chia từ loại(VD: Động từ là từ chỉ ý nghĩa hoạt động)

-Dựa vào sự khác nhau của các đặc điểm hình thức ngữ pháp được thể hiện bằng khả năng kết hợp của từ(VD: Danh từ kết hợp với số từ đứng trước hoặc các từ chỉ định đứng sau)

-Động từ thường có khả năng kết hợp giữa các phụ từ có ý nghĩa thời gian, quá trình(đã, từng...) và kết hợp giữa các phụ từ, chỉ sự kết thúc hành động(VD: phía sau, đã viết xong...).

-Dựa vào khả năng, chức năng, từ có thể giữa 1 hay một vài chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu nhưng vẫn có 1 chức vụ nổi bậc nhất. Tức là khả năng làm thành câu như danh từ thường làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ.

Động từ thường làm định ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Danh từ là những từ mang nghĩa chung, khái quát, mang ý nghĩa của sự vật. Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ ý nghĩa số lượng đứng trước hoặc những từ có ý nghĩa hạm định đứng sau(VD: này, nọ, kia...)

Trong câu, danh từ có khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp nhưng tiêu biểu nhất vẫn là chức năng làm chủ ngữ(VD: Tôi là...)

Đặc điểm ngữ pháp:

-Xét trong nhóm từ: Danh từ là phần trung tâm của một cấu trúc(VD: Con gà, quyển sách... Con, quyền là trung tâm).

-Xét trong văn bản: Tập hợp những danh từ được lặp lại nhiều lần trong văn bản sẽ trở thành tín hiệu đề tài giúp chúng ta tìm ra chủ đề, đại ý.

Phân loại:

-Dựa vào ngữ nghĩa:

+DT riêng

+DT chung

-Dựa vào khả năng kết hợp với các từ phụ trong nhóm từ:

+DT tổng hợp

+DT loại thể

+DT đơn vị

+DT đếm được

+DT không đếm được

Động từ là những từ mang ý nghĩa chung, khái quát, chỉ hành động, trạng thái, vận động và biến chuyển của sự vật.

VD:

Hoạt động của con người: Đi, chạy, suy nghĩa...

Hoạt động của vật: Kêu, gào...

Diễn biến: Bể, tan, sụp...

-Động từ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng ngữ pháp trong câu, tiêu biểu nhất vẫn là chức năng làm vị ngữ.

-Ý nghĩa hoạt động phải đáp ứng 2 tiêu chí:

+Có sự diễn biến: Bắt đầu-kết thúc-trạng thái biến chuyển

VD: Bể(từ lành đến không còn lành)

+Có quá trình: Có thể kết hợp với những từ chỉ thời gian đứng trước(đã, sẽ, xong...)

VD: Đã làm, sẽ đi...

Phân loại động từ:

-Dựa vào ý nghĩa khái quát: ĐT độc lập, không độc lập, chỉ tâm lý

-Dựa vào tính chất chi phối của ĐT đối với đối tượng

Động từ độc lập:

Nội động từ: ăn, ngủ, học, chơi...

Ngoại động từ: làm, cày, cấy, nghe, nhìn, lên, xuống...

-Dưạ vào đặc điểm ý nghĩa khái quát chia động từ chỉ hành động: đi, đứng...

-Động từ chỉ trạng thái: hồi hộp, băn khoăn, lo lắng...

Tính từ là từ mang ý nghĩa chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, của trạng thái(VD: nhanh, chậm, mập, ốm...).

-Tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như rất, hơi...hoặc các từ đi kèm với tính tình, thái độ(đã, đang, sẽ...).

Tính từ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng ngữ pháp kháu nhau trong câu biểu hiện nhất vẫn là giữ chức vụ ngữ pháp trong câu.

Phân loại tính từ:

-Tính từ bao hàm ý nghĩa mức độ, đó là từ mang ý nghĩa tuyệt đối, không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ(chẳng, không, chưa...quá, tuyệt...)

-Tính từ không bao hàm ý nghĩa, mức độ, vì thế nó có thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: hơi, rất...

-Tính từ không bao hàm ý nghĩa mức độ: đỏ lòm, óm nhách, giàu sụ...

Phụ từ là từ chỉ ý nghĩa ngữ pháp, phản ánh các mối quan hệ có tính hình thái giữa các sự vật, sự việc hiện tượng trong đời sống hiện thực.

-Ý nghĩa từ vựng của phụ từ rất mờ nhạt. Nó không phản ánh sự vật, hiện tượng như thực từ. Nó chỉ có nghĩa bổ sung thêm hoặc nối giữa các thực từ(VD: đã, đang, chăng, chớ...).

-Về khả năng kết hợp, phụ từ thường được dùng kèm với thực từ như danh từ và động từ để tạo thành các cụm từ và cùng với thực từ đó, giữ những chức vụ ngữ pháp khác trong câu.

Phân loại phụ từ:

Dựa vào tính chất đi kèm của phụ từ ta có:

-Định từ là những phụ từ đi kèm với danh từ và biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của danh từ(các, mỗi...).

-Phó từ là những phụ từ đi kèm với động từ, tính từ, biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của động từ, tính từ(đã, đang, sẽ, đừng, chớ...).

Quan hệ từ là các từ dùng để nối thành phần ngữ pháp trong câu(tuy...nhưng, nếu...thì,...)

-Chức năng quan hệ từ là Nối, quan hệ từ có thể dùng để nối các từ, các ngữ, các câu và các đoạn văn với nhau theo mối quan hệ ngữa pháp nhất định.

Phân loại quan hệ từ:

-Quan hệ đẳng lập: Nối 2 vế với nhau và 2 vế này có ý nghĩa tương đương, không có vế chính và phụ(rồi, tuy...nhưng,...).

-Quan hệ chính phụ: Quan hệ nguyên nhân(Vì..., tại...).

-Quan hệ nhân quả: Vì-nên, sở dĩ, giá như... thường được sử dụng trong câu ghép.

Tình thái từ là những từ biểu thị ý nghĩa hình thái nhằm mục đích nhấn mạnh, tăng cường ý nghĩa hoặc biểu thị thái độ của người nói đối với hiện thực khách quan, đối với hiện tượng giao tiếp(cháu chào bác ạ!, ở đây ạ!...)

-Biểu thị thái độ kính trọng, tăng cường mức độ tình thái từ của câu

-Tình thái từ không đảm nhận vai trò trong việc cấu tạo các thành phần ngữ pháp của câu, chỉ thực hiện vai trò của thành phần tình thái

-Các thành phần tình thái từ có thể đứng ở đầu câu, cũng có thể đứng ở giữa hoặc cuối câu.

Phân loại tình thái từ:

-Các trợ từ nhấn mạnh. Các tình thái thể hiện thái độ nhấn mạnh của người đối với người được nói đến(Những, đích thị, chính, đúng, chỉ...)

-Các từ cảm thán(Ôi!, trời ơi!, eo ôi!...)

c

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro