Câu 6: Khái niệm ngữ pháp và ngữ pháp học?
Thuật ngữ ngữ pháp được hiểu theo 2 nghĩa:
-Là một bộ phận của ngôn ngữ
-Là hạt địa của ngôn ngữ nghiên cứu bộ phận của ngôn ngữ
Khái niệm ngữ pháp:
-Là việc xem xét các qui tắc chủ yếu trong sử dụng ngôn ngữ
-Việc tạo ra các quy tắc chính cho ngôn ngữ riêng biệt là ngữ pháp của ngôn ngữ đó
-Mỗi ngôn ngữ có một ngữ pháp riêng biệt
-Ngữ pháp là 1 cách thức để hiểu về ngôn ngữ
-Ngữ pháp còn là công cụ để quản lý từ ngữ, làm cho từ ngữ 1 từ hay nhiều từ thành 1 câu đúng nghĩa
Ngữ pháp bao gồm:
-Theo hiện đại:
+Ngữ âm
+Âm học
+Hình thái ngôn ngữ
+Cú pháp
+Ngữ nghĩa
-Theo truyền thống:
+Hình thái ngôn ngữ
+Cú pháp
Khái niệm ngữ pháp học:
-Là khoa học về ngữ pháp
-Ngữ pháp học bao gồm 2 bộ phận:
+Từ pháp học: Chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến hình của từ, các phương thức cấu tạo từ, các đặc tính ngữ pháp của từ loại.
+Cú pháp học: Nghiên cứu về những quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành 1 kết cấu cú pháp để ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người.
Các khái niệm cơ bản:
-Ý nghĩa ngữ pháp: là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ, được thể hiện bằng phương tiên ngữ pháp nhất định.
-Đơn vị ngữ pháp: Ngôn ngữ là tập hợp của các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố ấy được gọi là đơn vị ngôn ngữ, mạng lưới quan hệ giữa chúng là cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ.
Tính chất hai mặt của các tín hiệu ngôn ngữ:
-Loại đơn vị 2 mặt: những tín hiệu trọn vẹn
-Loại đơn vị 1 mặt: những đơn vị ngữ pháp, đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học
Quan hệ phương thức ngữ pháp: trong ngôn ngữ, ý nghĩa bao giờ cũng được thể hiện ra ở những hình thức nhất định.
-Ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng những hình thức ngữ pháp.
-Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro