Câu 5: Phân tích các từ xét về quan hệ ngữ nghĩa?
Từ đồng âm: Là từ có cùng hình thức âm thanh nhưng có nội dung khác nhau, không có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa
Phân loại:
-Đồng âm hoàn toàn: là đồng âm giữa 3 đơn vị cùng cấp độ, từ là đồng âm giữa từ với từ hoặc từ tố với từ tố
-Đồng âm khác bậc: Từ là 1 từ tố đồng âm với 1 từ độc lập gọi là đồng âm khác bậc
Tôi đá phải cục đá
Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu
Con kiến bò trên dĩa thịt bò
Bát(rộng, 8)
Bác(đại từ chỉ người: bố, không chấp nhận: bác bỏ)
Yếu: điểm yếu
Yếu: Quan trọng(yếu điểm)
Từ đồng nghĩa: Là từ có vỏ âm thanh khác nhau nhưng cùng biểu thị một ý nghĩa, có thể thay thế trong cùng 1 vị trí cú pháp. Tồn tại ở dạng từ câu
-Đồng nghĩa từ vựng: là từ đồng nghĩa đã được ổn định, được ghi vào từ điển đồng nghĩa, không phụ thuộc vào văn cảnh
-Đồng nghĩa tu từ học: là những từ đồng nghĩa tạo ra lâm thời trong khi nói
Lưu ý: Từ đồng nghĩa chỉ có 1 hoặc 1 vài nét trùng nhau
Từ trái nghĩa: Là từ ghép có nghĩa đối lập nhau trong những điều kiện cụ thể trong từng cặp đôi, nhưng lại nằm trong mối quan hệ tương liên lẫn nhau. Trái nghĩa thường xảy ra ở động từ và tính từ:
Có 3 loại:
+Dựa vào tính chất của từ loại: Từ trái nghĩa tính từ, từ trái nghĩa danh từ
+Dựa vào ý nghĩa: Trái nghĩa chỉ màu sắc, chỉ khối lượng, kích thước
+Trái nghĩa chỉ tính chất: xấu, đẹp...
Từ nhiều nghĩa:
-Từ tiếng Việt có nhiều nghĩa(hiện tượng đa nghĩa)
-Cùng 1 hình thức âm thanh ngoài nội dung ý nghĩa chính, còn có 1 số nội dung ý nghĩa khác được tạo ra
-Các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa làm nên 1 hệ thống mối quan hệ đồng nhất và đối lập. Là cơ sở cho sự phát triển của nghĩa tiếp theo: Ăn ảnh, đánh phấn rất ăn phấn...
Phân loại từ nhiều nghĩa:
+Nhiều nghĩa biểu vật: 1 từ ngữ có thể gọi tên nhiều sự vật trong thực tế khách quan: các mũi tiến công, mũi tên...
+Nhiều nghĩa biểu niệm: Là từ biểu thị 1 ý nghĩa chung về 1 khái niệm nào đó(từ Muối có 2 biểu niệm là chỉ sự vật lấy từ nước biển bốc hơi; chỉ hoạt động, tác động của một vật này lên vật khác như muối dưa...)
Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng:
Từ toàn dân:
-Bao gồm những từ ngữ được toàn dân dùng và hiểu
-Là từ cơ bản nhất để gọi tên các sự vật hiện tượng, các biểu tượng xã hội, các tính chất quan hệ
-Là cơ sở để thống nhất ngôn ngữ
-Trung hòa về mặt phong cách, được dùng trong nhiều phong cách khác nhau
Từ địa phương:
-Là từ ngữ được dùng trong 1 hoặc vài địa phương nhất định(chủ yếu trong giao tiếp, địa phương khác ít dùng hoặc không dùng)
-Còn được gọi là tiếng địa phương, được quan niệm là nhiều biến thể của địa lý nhất định(Bắc, Trung, Nam)
-Trong lòng các tiếng địa phương có những biến thể hẹp gọi là thổ ngữ, đặc ngữ: quả lekima-quả trứng gà
Phân loại từ địa phương:
+Loại từ ngữ dùng để gọi tên sinh vật, sản vật
+Loại từ ngữ dùng gọi tên sinh vật, hiện tượng có trong đời sống hàng ngày nhưng đã có trong tên gọi trong đời sống toàn dân: bao diêm-hộp quẹt-bật lửa
+Từ nghề nghiệp là những từ ngữ gọi tên sản phẩm, các hoạt động, các động tác trong một nghề nào đấy: nghề làm nón, nghề làm gốm Bát tràng
Từ chuyên môn, thuật ngữ khoa học:
-Là các từ ngữ chỉ khái niệm trong các ngành khoa học khác nhau
-Có tính đơn nghĩa, ít phụ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân, mang tính quốc tế, tính chính xác tuyệt đối
Từ vay mượn:
-Loại từ trong tiếng Hán: có gốc tiếng Hán gồm 2 bộ phận chính
+Hán Việt cổ: Đầu công nguyên đến thế kỉ thứ 8
+Hán Việt: Thế kỉ thứ 8 về sau
Sư tiếp xúc tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn-Âu:
-Các yếu tố Ấn-Âu đi vào tiếng Việt thường phải chịu áp lực mạnh của âm tiết hóa tiếng Việt
-Cắt thành âm tiết rời: bít-tết, pho-mát...
-Đơn giản hóa về âm
],\ChE
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro