Câu 14: Nêu các loại câu xét theo mục đích giao tiếp
Câu tường thuật dùng để thuật lại, tả lại hoặc nêu nhận định nào đó về đối tượng.
VD: Mẹ đã về
Câu tường thuật không có dấu hiệu, hình thức riêng. Thông thường nó không chứa đựng các hình thức đặc trưng, được phát ra theo ngữ điệu có chiều hạ thấp ở cuối câu.
Phân loại:
-Câu tường thuật dùng để thuật: Thuật khẳng định và thuật phủ định
VD: Nó hát, Lan không biết hát
-Câu tường thuật dùng để tả.
VD: Trên bầu trời có những vì sao lấp lánh...
-Câu tường thuật dùng để nêu nhận định.
VD: Bố Lan là bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết câu tường thuật: Khi nói, câu tường thuật được nói với giọng bình thường và khi viết thì mỗi cuối câu tường thuật phải đặt dấu chấm.
Câu nghi vấn là câu nêu điều chưa biết hoặc còn hoài nghi cần được trả lời, giải thích. Câu nghi vấn được cấu tạo bởi những từ ngữ nghi vấn, sự nhấn giọng vào những từ ngữ mang nội dung hỏi. Sau câu nghi vấn lúc nào cũng có dâu chấm hỏi.
-Những từ ngữ dùng trong câu nghi vấn là:
+Những đại từ nghi vấn: Ai, gì, nào, thế nào...
+Quan hệ từ hay có ý nghĩa lựa chọn(hay là anh hát?)
+Dùng các phụ từ nghi vấn(Có hay không?, Có phải không?...)
+Sử dụng các trợ từ nghi vấn(À?, ư?, hả?, nhỉ?...)
Lưu ý: Khi nói, câu nghi vấn phải lên giọng ở những chỗ cần được trả lời và khi viết thì mỗi cuối câu nghi vấn phải đặc dấu chấm hỏi.
Câu cầu khiến là câu nêu 1 nội dung mong muốn hoặc đòi hỏi người nghe phải thực hiện. Tạo câu cầu khiến bằng cách dùng các động từ cầu khiến, các phụ từ, trợ từ...
-Câu cầu khiến được dùng để ngăn cấm, ra lệnh, khuyên bảo, mời mọc. Khi dùng phải chú ý chọn lựa từ thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp, với cương vị xã hội, quan hệ họ hàng sao cho đúng với sắc thái tu từ.
-Khi nói, câu cầu khiến được nhấn giọng phù hợp với mức độ đòi hỏi khác nhau. Khi viết, mỗi cuối câu cầu khiến phải đặc dấu chấm than.
Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ những sắc thái khác nhau của người nói, người viết đối với sự vật hiện tượng hoặc đối tượng đối thoại.
-Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán là có dấu chấm than(Hoa đẹp quá!)
-Khi một ngữ cảnh nhất định người nói muốn bộc lộ thái độ tình cảm của mình như vui, buồn hay sự ngạc nhiên đối với 1 nhóm đối tượng, sự việc nào đó(vui mừng, buồn thương, sửng sốt...)
-Dùng trợ từ, phụ từ cảm thán và đi kèm là dấu cảm thán.
-Khi nói câu cảm thán, được thay đổi ngữ điệu sao cho phù hợp với cảm xúc.
-Dùng từ ngữ cảm thán: Ôi, chao ôi...
-Trợ từ cảm thán: Thay, nhỉ...
-Phụ từ: Lạ, thất, quá, lắm, ghê...
a
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro