Câu 13: Phân tích các loại câu xét theo cấu tạo ngữ pháp?
Câu do các từ cấu tạo nên và theo các nguyên tắc nhất định để biểu đạt ý nghĩa và kèm theo sắc thái
Cấu tạo: Câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt.
Câu đơn 2 thành phần:
-Là câu đơn được làm thành 2 thành phần chính là chủ ngữa và vị ngữ.
-Chủ ngữ của câu là thành phần nêu đối tượng mà câu nói đề cập đến(các quan hệ, tính chất, trạng thái hoạt động) và thường đứng trước vị ngữ.
-Vị ngữ của câu nêu lên nội dung thông báo, đứng sau chủ ngữ(là trật tự bắt buộc). Trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định, có thể rút ngắn thành phần câu. Ngoài thành phần nồng cốt, còn có thể sử dụng trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ...
Câu đơn đặc biệt
-Là câu được cấu tạo từ 1 hay 1 cụm từ chính phụ hay đẳng lập giữ vai trò nồng cốt
-Câu không bao gồm 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ nhưng vẫn thực hiện chức năng thông báo như một câu bình thường.
-Thường được sử dụng trong một hoàn cảnh cụ thể.
Căn cứ vào cấu tạo và hoàn cảnh sử dụng, người ta chia câu đơn đặc biệt thành 2 loại:
-Câu đơn đặc biệt danh từ là câu được cấu tạo từ danh từ hoặc cụm danh từ đẳng lập mà các thành tố của nó đều là danh từ(Máy bay, nhà bà Hòa, ngày xửa ngày xưa...).
Lưu ý: Câu đơn đặt biệt danh từ có nghĩa khái quát, chỉ sự tồn tại của sự vật hiện tượng như đang tồn tại trước mắt người nói hoặc người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
-Câu đơn đặc biệt vị từ là câu chỉ có 1 từ thuộc từ loại động từ hoặc tính từ làm thành phần chính trong câu(Ồn ào, hồi lâu...).
Câu phức là câu chứa từ 2 kết cấu chủ vị trở lên, trong đó 1 kết cấu bao 1 kết cấu chủ vị còn lại(Bộ phim ấy nội dung rất hấp dẫn)
Câu ghép là câu có 2 cụm chủ vị trở lên. Trong đó, mỗi kết cấu làm thành 1 vế câu nhưng không kết cấu nào nằm trong lòng kết cấu kia(Tôi đến chơi nhưng anh ấy không có nhà)
Chia thành 2 loại:
-Câu ghép đẳng lập là câu ghép có kết cấu chủ vị nòng cốt, tương đối độc lập với nhau. Mỗi vế câu tách ra thành 1 câu đơn. Giữa các về của câu ghép đẳng lập người ta thường dùng dấu phẩy để ngăn cách.
-Câu ghép chính phụ là câu ghép có cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa tương đối chặt chẽ, giữa các vế của câu phải dùng các cặp quan hệ từ để nối.
VD: Bởi vì trời mưa to nên chúng ta hoãn cuộc họp.
-Các vế của câu ghép thường được nối với nhau bằng:
+Quan hệ từ: Câu ghép có quan hệ từ.
+Bằng các trật tự từ trường sau của các vế: câu ghép chuỗi(Trời quang mây tạnh, Trăng trong và lạnh).
+Bằng các cặp phụ từ và đại từ có quan hệ hô ứng: Câu ghép qua lại
-Dựa vào ý nghĩa ta chia câu ghép chính phụ thành 5 loại:
+Loại 1: Quan hệ nguyên nhân-kết quả(Tuy-nhưng)
+Loại 2: Điều kiện-Kết quả(Ai làm người nấy chịu)
+Loại 3: Đối lập hoặc đẳng lập(Anh ra đi còn tôi ở lại)
+Loại 4: Bổ sung(Trời đã tối mà đường lại khó đi)
+Loại 5: Tăng tiến(Vế thứ 2 mạnh hơn. VD: Mặt trời càng lên cao, nắng càng gay gắt)
e+
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro