Ngoại giao
I.Quá trình phát triển ngoại giao
Quan hệ ngoại giao có hình thức manh nha từ thời thượng cổ. Đó là những hình thức thô sơ giữa bộ lạc với nhau như cầu hôn, cống sính, hiếu hỉ, tranh chấp. Theo những nhà nghiên cứu, đó là tiền thân của ngoại giao.
Thế kỉ XV, trong thời thượng cổ, ngoại giao đã có vị trí nhất định trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên đó không phải là một phương pháp hàng đầu trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước mà phương pháp hàng đầu là chiến tranh và ngoại giao lúc đó chỉ là bạn đồng hành của các cuộc chiến tranh nhưng đó là một phương pháp không thể không dùng đến để chuẩn bị, đình chỉ cuộc chỉến tranh.
Trước thế kỉ XV, quan hệ ngoại giao thường thể hiện bằng sự thuần phục của nước nhỏ đối với nước lớn, của nước yếu đối với nước mạnh.
Thời đó, bộ máy nhà nước chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại giao, chưa có viên chức ngoại giao, chưa có quy định về đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Đoàn ngoại giao trước thế kỉ XV thường tập trung vào phục vụ chiến đấu, cầu phong cống sính, hiếu hỉ, đi sứ, tiếp sứ và trao đổi văn kiện với nhau.
Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận.
Ngay từ trước thế kỉ XV, hoạt động ngoại giao có hình thức phức tạp: Các quốc gia cử đại diện đi sứ không chỉ làm nhiệm vụ đàm phán mà dò la tình hình, kí hiệp định hiệp ước
Hoạt động ngoại giao trong thời chiến cũng nhu thời bình thường được giao cho quan văn, khi có việc hoặc tùy việc thì cử sứ thần. Khi hai nước có quan hệ bình thường thì sứ thần được tiếp đón trọng thị, ngược lại khi hai nước có quan hệ bất hòa thì sứ thần thường bị lăng mạ, mổ bụng, moi gan.
Từ thế kỉ XV trở đi, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật (phát minh ra sức hơi nước ở Pháp…) thì đường hàng hải được lưu thông giữa nhiều nước, quan hệ thương mại ngày một mở rộng, giao lưu giữa các quốc gia ngày càng nhộn nhịp. Trong tình hình đó quan hệ bang giao cũng ngày càng phát triển. Chỉ đến giữa thế kỉ XV, theo sự phát triển của quan hệ quốc tế, các nước mới nhận thấy cần phải thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao thường trú.
Ví dụ: Công tước Milăng ở Ý được cử đi thường trú (1455) đây là mốc mở đầu của sự thiết lập sứ quán thường trú.
“Lợi ích quốc gia là cơ sở tối cao của quốc gia”
Tiếp sau đó, một số quốc gia ở châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức cũng lần lượt thiết lập sứ quán ở nước ngoài.
Nhật giữa thế kỉ XIX dưới sự đe dọa của chiến hạm Mỹ buộc phải tiếp đón phái đoàn thường trực.
Cuối thế kỉ XIX các cơ quan đại diện thường trực đã được thiết lập ở hầu hết các nước quan hệ với nhau.
Đến thế kỉ XX, các cơ quan này trở thành khá mạnh, lành nghề, là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống tổ chức nhà nước.
Ngày nay các đoàn ngoại giao thường được thường trú. Ở một số nước do lý do khách quan vẫn là phi thường trú, công việc ngoại giao do các nhà công tác trong nước đảm nhiệm.
Sự ra đời của các hiệp định hiệp ước
Do quan hệ bang giao ngày càng mở rộng, các tập quán quốc gia không còn đủ sức để điều hành mối quan hệ phát triển mạnh, đa dạng dẫn đến các quốc gia phải tính đến vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải bàn bạc với nhau dẫn đến sự ra đời hiệp ước, hiệp định. Lúc đầu còn sơ sài, về sau chi tiết, hệ thống hóa, đầy đủ.
Ví dụ: Hiệp ước Anh – đế quốc La Mã thần thánh 1520: đây là lần đầu tiên các cơ quan cam kết bổ nhiệm các đại sứ quán thường trú
Hiệp ước Becphaly 1648: Khẳng định các hình thức đại sứ quán, quyết định các nguyên tắc về quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia.
Hiệp ước Tinxit 1807 giữa Nga Hoàng – Pháp: Quy định nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc hỗ tương về đại sứ, công sứ, phái viên của chính phủ.
Hiệp ước Viên 1815: quy định nhiệm vụ quyền hạn của các đại diện ngoại giao, quy định vị trí đứng đầu ngoại giao đoàn, chế độ công tác của các đại diện ngoại giao, ngôi thứ ngoại giao.
Nghị định thư Elachapelle 1818: chi tiết hóa quyền hành chức năng của các đại diên ngoại giao.
Công ước Viên 1861 về quan hệ ngoại giao: hoàn chỉnh, hệ thống hóa khá đầy đủ các quy định về ngoại giao( Việt Nam gia nhập công ước này vào năm 1980).
II. Mục tiêu, chức năng của ngoại giao
1. Mục tiêu:
Ngoại giao của bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm tới 3 mục tiêu:
- thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia chiến lược, với chính phủ các nước đồng minh cùng quan điểm
- thiết lập, phát triển mối quan hệ bạn bè với các nước trung lập
- tỏ rõ thái độ để các chính phủ đối địch phải kiêng nể
Vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu mục tiêu :
- Quan hệ với 3 loại quốc gia trên thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, thay đổi theo đường lối chính sách đối ngoại theo từng giai đoạn của dân tộc.
- Mọi cuộc xung đột, mọi cuộc chiến tranh trên thế giới sớm hay muộn cũng có kết thúc. Nếu chiến tranh đào hố ngăn cách giữa các quốc gia thì thời gian, cuộc sống sẽ dần lấp đầy
Ví dụ: Pháp Đức ba cuộc chiến tranh sau chiến tranh thế giới, De Gaulle đã ôm hôn André để cùng phát triển
2.Chức năng của ngoại giao
Các chức năng của ngoại giao quy định tính chất và phương thức hoạt động của ngoại giao
Các chức năng đại diện :
Quan trọng nhất bởi lẽ ngoại giao đại diện cho quốc gia và dân tộc về mọi vấn đề khi quan hệ với các nước khác
Được thực hiện thông qua bộ máy ngoại giao của nhà nước, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao và cán bộ ngoại giao ở nhà nước . Việc đại diện này cho phép cơ quan và cán bộ ngoại giao có quyền tiếp xúc với các cơ quan nước sở tại hoặc các cơ quan quốc tế đặt tại nước sở tại để truyền đạt quan điểm quốc gia , để tiếp nhận hoặc yêu cầu cung cấp thông tin
Ngoại giao là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của quốc gia , thể hiện quan điểm đường lối đối ngoại, phản ánh sức mạnh, tiềm lực của quốc gia đó . Các công việc quan trọng này được thể hiện thông qua :
Bày tỏ lập trường quan điểm trước một sự kiện, hiện tượng, động thái quốc tế
Quyết định tham gia một hiệp ước liên minh nào đó
Việc tiếp xúc đối tác nước ngoài
Công tác ngoại giao mang tính chất chiến thuật rất cao
Chức năng thương lượng đàm phán
Là việc tìm kiếm các giải pháp bằng con đường hòa bình, con đường của thỏa thuận, thỏa hiệp, con đường của danh dự quốc gia dân tộc nghĩa là thương lượng đàm phán để đạt thỏa thuận chung trên cơ sở đảm bảo chủ quyền lợi ích quốc gia
Được thực hiện khi:
Phải có vấn dề thương lượng
Phải có ý muốn thương lượng của các bên
Được duy trì trên những điểm riêng muốn cho tranh chấp
Phải có sự mong muốn thương lượng trên điều đã được các bên lựa chọn
Đòi hỏi các bên đối thoại phải sẵn sàng nếu cần thiết phải có nhượng bộ để các quan điểm đối lập xích lại gần nhau hơn nhưng không bao giờ được nhân nhượng tới lợi ích tối cao của dân tộc đất nước .
Chức năng này bao hàm nhiều hoạt dộng vì vậy đòi hỏi nhiều trình độ , kĩ năng :đòi hỏi óc tưởng tượng , sự thử thách , sự mềm dẻo của trí thông minh , là việc nắm tình hình thời cơ để đưa ra ý kiến nhận định đúng, là sự đào tạo học hỏi nghiệp vụ chuyên sâu. Để hoàn thành tốt chức năng này, người thực hiện thương lượng đàm phán cần phải biết : động cơ thúc đẩy quốc gia chính phủ muốn thương lượng , mục tiêu tối đa mà chính phủ theo đuổi, điều tối đa mà quốc gia có thể nhân nhượng , quan điểm cảu chính phủ nước muốn thương lượng , những phản ứng và khả năng của họ ra sao , giới hạn trong đó họ muốn đạt được .
Thương lượng đàm phán là một trong những nhiệm vụ lý thú nhất của cán bộ ngoại giao song đôi khi lại là việc làm rất vô ơn đối với quốc gia dân tộc nếu người đàm phán không đủ trình độ , kĩ năng , năng lực .
“Thương lượng là nghệ thuật của những khả năng ”. Người cán bộ ngoại giao , người trực tiếp đóng vai trò thương lượng đàm phán phải vận dụng tốt các biện pháp cần thiết để : tăng cường , mở rộng phát triển mối quan hệ mọi mặt của nước mình với nước sở tại và các tổ chức quốc tế ; khai thông khai phá quan hệ của nước mình với các nước và khu vực khác trong mọi mặt dù đó là hòa bình , chiến tranh thiên tai …
Công tác thương lượng đàm phán là công tác rất quan trọng trong hoạt động ngoại giao tuy rằng hoạt động ngoại giao không chỉ có đàm phán . Thương lượng đàm phán luôn gắn liền với nghệ thuật để nhằm tìm ra cách giải phóng các sự vệc quốc tế bằng con đường đấu tranh hòa hợp , theo phương pháp hòa bình . Trong đàm phán bao giờ cũng có được và mất , các bên tham gia đàm phán đều cố gắng giành phần được nhiều nhất , hạn chế phần mất ít nhất .
Chức năng thông tin:
Đây là công việc liên tục , trực tiếp hai chiều của cán bộ ngoại giao . Làm cho nước tiếp nhận chính sách của mình , kịp thời cung cấp thông tin chính xác về mọi vấn đề quốc tế xảy ra trên mọi khu vực cho lãnh đạo cấp cao của nhà nước biết . Thông tin của bộ ngoại giao , ngành ngoại giao có giá trị và tầm quan trọng đặc biệt , đó là những thông tin thu thập được từ giới chức cao cấp của nước ngoài bằng quan hệ chính thống và khôgn chính thống , từ những thông tin công khai đã qua chọn lọc, kiểm chứng , chắt lọc để hệ thống lại để hình thành thông tin mang tính định hướng kèm theo những nhận xét , bình luận , phân tích , dự báo nhằm giúp cho lãnh đạo nhận định kịp thời đúng đắn để ra hướng giải quyết xử lí đối với mỗi động thái quốc tế . Thông tin ngoại giao hướng đến hoạt động là trên cơ sở thông tin từ bên ngoài gửi về , bộ ngoại giao sẽ phân tích tổng hợp , xâu chuỗi các sự kiện , hiện tượng động thái để đề xuất với lãnh đạo , hoặc tới các cơ quan tổ chức liên quan phối hợp hoạt động cùng đề giải pháp lên cấp cao.
Vì vậy cán bộ ngoại giao không chỉ có kiến thức sâu rộng phải có khả năng nắm bắt phân tích nhanh và đề xuất ý kiến chính xác tới mức tối đa.
Chức năng bảo vệ : chức năng bảo vệ lợi ích quốc gia , lợi ích công dân , chủ quyền lãnh thổ ; bảo vệ kiều dân và công dân nước mình , pháp nhân cả ở trong nước và ngoài nước trong khuôn khỏ luật pháp và các điều ước quốc tế theo chuẩn mực quốc tế . Cụ thể là chức năng bảo vệ đối với ngành ngoại giao là ngoại giao là cơ quan theo dõi , giám sát việc thực hiện luật pháp và các điều ước quốc tế, đồng thời là cơ quan trực tiếp đấu tranh với những vi phạm liên quan đến lợi ích chủ quyền quốc gia trên các diễn đàn song phương và đa phương . Đòi hỏi cán bộ ngoại giao phải có bản lĩnh , am hiểu sâu sắc các vấn đề quốc tế , am hiểu tập quán , ngôn ngữ , văn hóa của các nước sở tại , nước mình .
III.Các hình thức ngoại giao
1 . Các thuật ngữ ngoại giao
-Các thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động ngoại giao được tổ chức , tiến hành như một bước khởi đầu để làm tan băng các mối quan hệ giữa các nước có vấn đề với nhau , tuyên truyền , gây ảnh hưởng của quốc gia mình đối với quốc gia khác .
VD:
+Ngoại giao bóng bàn , ngoại giao sân golf, ngoại giao khách sạn, ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân
+Buổi hòa nhạc của đoàn Mỹ sang biểu diễn ở Bình Nhưỡng (Triều Tiên) 25/2/2008. Màn ngọai giao âm nhạc này chứng tỏ sự hòa bình hiếm hoi giữa hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên .
+Tháng 4/1971: giải vô địch bóng bàn ở Tokyo (Nhật)
>6/4/1971: trưởng đoàn Trung Quốc gặp trưởng đoàn Mỹ ở Tokyo để chuyển lời mời đoàn bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc đấu giao hữu. Trưởng đoàn bóng bàn Mỹ ngạc nhiên và chuyển lời mời về chính phủ Mỹ và chính phủ Mỹ đồng ý .
>Đoàn bóng bàn Mỹđược tiếp ở Đại lễ đường bởi Chu Ân Lai
>21/7/1971: Chu Ân Lai chính thức gửi thư cho Nixơn sang thăm Trung Quốc
*Tại sao Trung Quôc lại cải thiện quan hệ với Mỹ trong thời kỳ này ?
Trung Quốc luôn ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh Mỹ thời kỳ này
Mỹ thất bại ở Campuchia và Lào
àNgoại giao bóng bàn là cử chỉ cụ thể phản ánh quá trình trước đó giữa Mỹ và Trung Quốc : tại sao hội nghị Vacxava, Mỹ và Trung Quốc muốn ký thỏa thuận cùng tồn tại hòa bình (11/1968)
1969: Cách mạng văn hóa ở Trung quốc kết thúc , Mao Trạch Đông củng cố đất nước, Trung Quốc điều chỉnh chính sách coi Liên Xô là kẻ thù số một và nối lại mối quan hệ với Mỹ.
6/1970: trung quốc và Mỹ thoả thuận mỗi 1 khi Kissenger sang Pari đàm phán thì đại sứ Hoàng Chấn và Kissenger gặp nhau để hội đàm bí mật.
20/12/1970 : qua các cuộc hội đàm với Hòang Chấn và 1 người Mỹ ở đó , chính phủ Trung Quốc viết thư mời Nixon sang Trung Quốc.
Lời mời đoàn đại biểu Mỹ sang Trung Quốc nhằm mở ra một con đường liên lạc tiếp tục hội nghị Vacsava nhằm bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Trước đó Trung Quốc không tán thành Việt Nam vừa đánh vừa đàm vì họ đang gặp khó khăn trong nước nhưng bây giờ họ đã hoàn thành cách mạng văn hóa thì dùng Việt Nam như con bài để mặc cả với Mỹàbình thường hóa quan hệ với Mỹ vì Trung Quốc không còn cách nào khác, thà hi sinh quyền lợi của Việt Nam, bớt giúp Việt Nam để bảo vệ quyền lợi dân tộc Trung Quốc.
2.Các loại hình ngoại giao
- ngoại giao nhất là ngoại giao hiện đại thì tùy tình hình cụ thể, tùy mục đích đề ra có thể sử dụng nhiều loại hình khác nhau, rất đa dạng phong phú
- phân loại các loại hình ngoại giao
+ phân loại theo chế độ xã hội:
->ngoại giao cổ đại
->ngoại giao phong kiến
->ngoại giao cận đại
->ngoại giao hiện đại: . ngoại giao tư bản
. ngoại giao đế quốc
. ngoại giao xã hội chủ nghĩa
+ phân loại theo chủ thể:
->ngoại giao nhà nước
->ngoại giao nhân dân
->ngoại giao không chính thức
->ngoại giao song phương
->ngoại giao đa phương
+ phân loại theo hình thức:
->ngoại giao công khai
->ngoại giao bí mật
+ phân loại theo nội dung:
->ngoại giao kinh tế
->ngoại giao văn hóa
->ngoại giao phòng ngừa
- các hình thức thường đựơc sử dụng, đề cập
+ ngoại giao nhà nước: hình thức ngoại giao sẽ mang lại sự có lợi cho đôi bên về lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.
+ ngoại giao của Đảng: góp phần xây dựng phong trào, xây dựng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đối với nước ta.
+ ngoại giao nhà nước và ngoại giao của Đảng: trọng tâm năm 2008 là triển khai 4 mặt:
->ngoại giao chính trị
->ngoại giao kinh tế
->ngoại giao văn hóa
->công tác người Việt Nam ở nước ngoài
trước hết cần làm tốt vai trò thành viên không thường trực hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm không ngừng nâng cao uy tín
+ ngoại giao nhân dân: mang lại sự đoàn kết hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Là một kênh rất rộng, dễ hoạt động , nhiều hình thức phong phú. Đối với nước ta công tác ngoại giao nhân dân cần được đẩy mạnh hơn nữa vì nước ta đã và đang tham gia vào nhiều hoạt động của khu vực và quốc tế vì nước ta không còn bị bao vây và … như trước kia và sự hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở .
+ngoại giao hòa bình : được sử dụng rất nhiều trên thế giới mang lại hòa bìn cho thế giới
+ngoại giao đa phương : trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực , khi trật tự thế giới đang tìm một trật tự mới , không gian và thời gian rất hẹp , mối quan hệ các nước phát triển nhiều dẫn đến hình thành ngoại giao đa phương
Ø ngoại giao có từ rất lâu, ở mức độ yếu, chưa phát triển nhiều
Øtrước đây chủ yếu là mảnh đất riêng của các nước lớnnên các nước nhỏ chỉ có thể đứng ở ngoại vi để ngóng chờ đợi sự định đoạt của các đàn anh dù sự chờ đợi là những vấn đề sống còn của đất nước mình
Øtheo tổng bí thư liên hiệp quốc D.Hamazon : ngoại giao đa phương ra đời khi nhân tố đa phương xuất hiện trong quan hệ quốc tế và ngọai giao song phương truyền thống không còn đủ sức để đáp ứng yêu cầu mở cửa quan hệ quốc tế ngày càng tăng . Ngoại giao đa phương ra đời từ thế kỉ 19 cùng với việc thành lập các liên minh quốc tế : liên minh viện tín, liên minh bưu chính, toàn cầu 1878, liên minh đường sắt 1890 song trên thực tế, ngoại giao đa phương được chính thức hóa với hội quôc sliên năm 1919 và được phát triển với liên hiệp quốc .
Ngoại giao đa phương : là một thể thống nhất tòan cầu dược thể chế hóa về các quan hệ quốc tế mà hoạt động của nó được xoay chuyển qua cấu trúc các cuộc thương lượng thường trực bao gồm việc xây dựng các ban thư kí quốc tế thường trực . Động lực để thúc đẩy ngoại giao đa phương phát triển không ngoài xu thế phát triển của tòan cầu hóa và khu vực hóa : sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật , sự phát triển ngày càng rộng khắp của hội nhập, việc mở rộng cơ chế thị trường trên thế giới.
Phạm vi hoạt động của ngoại giao đa phương rất đa dạng , phong phú nhằm giải quyết hàng loạt các vấn đề : hòa bình an nhinh thế giới và khu vực , phát triển kinh tế xã hội toàn cầu , các nạn dịch trên thế giới đang hoành hành.
Nền ngoại giao đa phương được chi thành 2 loại: ngoại giao đa phương của các tổ chức chính thức , ngoại giao đa phương của các tổ chức phi chính phủ .
Ngày nay , ngoại giao đa phương đã trở thành 1 trong những hiện tượng đặc trưng của thời đại , trở thành hiện tượng phổ biến khắp nơi trên thế giới vì: với trào lưu liên kết khu vực và thế đi song song với ý thức độc lập tự chủ của mỗi quốc gia ngày càng cao trong bối cảnh tùy thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ thì ngày càng có nhiều vấn đề vượt ra ngòai ranh giới của một quốc gia mà không giải quyết được bằng ngoại giao truyền thống
Ví dụ: vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, bảo vệ hoà bình, chạy đua vũ trang, chống khủng bố, bảo vệ môi trường sinh thái, chống nạn đói, nạn dịch, HIV…
Đối với Việt nam: Đảng và nhà nước đã có chủ trương nhất quán với hội nhập quốc tế và khu vực vì vậy Việt nam đã tham gia và hợp tác với các thể chế đa phương đặc biệt với các thể chế thuộc hệ thống Liên Hợp Quốcàchủ trương hợp với xu thế chungà là một kênh rất quan trọng để Việt Nam tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, khu vực và thế giới đồng thời là một nguồn hỗ trợ về kĩ thuật đáng kể cho công cuộc phát triển của Việt nam.
Việt nam tham gia các hoạt động ngoại giao đa phương thực sự từ năm 1977 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc. So với ngoại giao song phương đây là quãng thời gian ngắn tuy vậy Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các thể chế đa phương và điều ước đa phương quan trọng. Ngoại giao đa phương trong thời gian qua không những làm cho Việt Nam có vị thế mới cao hơn trên trường quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội từ các tổ chức quốc tế. Ngoại giao đa phương đã tranh thủ được nhiểu tỷ USD viện trợ từ các tổ chức quốc tế. Hoạt động ngoại giao đa phương được triển khai rất chủ động tích cực: chúng ta đã thành công với năm APEC 2006, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động đa phương, chúng ta đã thực sự tham gia sân chơi thương mại toàn cầu với tư cách thành viên WTO, chủ động tham gia tiểu bang, nhóm công tác trong các tổ chức của Liên Hợp Quốc, được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Vấn đề rất quan trọng đặt ra khi nghiên cứu về ngoại giao đa phương:
Mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế phải biết vận dụng ngoại giao đa phương như thế nào để bảo vệ lợi ích của mình , dân tộc mình, để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sông quốc tế. Đây là một thách thức lớn đối với từng nước nhất là đối với những nước nghèo, chậm phát triển chưa đủ sức để hoạt dộng tốt ngoại giao đa phương.
Phải biết chọn cái gì, chọn như thế nào, chọn ai trong khi vận dụng ngoại giao đa phương.
IV. Hoạt động ngoại giao và công tác ngoại giao
1.Hoạt động ngoại giao
Tính chất chung của hoạt đọng ngoại giao:
- ngoại giao điều khiển mối quan hệ giữa các quốc gia. Việc điều khiển này được tiến hành bằng nhiều hình thức , biện pháp.
+được tiến hành bằng nghệ thuật giải quyết hòa bình các xung đột, tranh chấp quốc tế
+bằng nghệ thuật lôi cuốn tình cảm đối với đất nước mình, dân tộc mình được thể hiện thông qua các mối quan hệ thân thiện hòa hợp với mục đích bảo vệ nền độc lập tự chủ của nước mình, mở rộng phát triển quan hệ với các nước khác
+bằng kĩ thuật kiên nhẫn. Đó là kĩ thuật có vị trí đặc thù của ngoại giao. Kĩ thuật kiên nhẫn có vị trí hàng đầu trong hòa giải hòa hợp.
- Phương thức giải quyết các va chạm xung đột lợi ích quốc gia mang tính đặc thù riêng: các nhà ngoại giao đại diện cho các tổ chức này thường đối chiếu, xem xét một cách thận trọng không nóng vội các chỉ thị của trên để cùng nhau tìm ra các giải pháp hài hòa. Khi cần thiết phải tính đến lòng tự ái, tự tôn dân tộc để hành động. Thông thường ở Bộ ngoại giao, các cán bộ ngoại giao đề ra 3 giải pháp: giải pháp tối ưu, giải pháp bình thường…
Tính chất của lễ tân ngoại giao
Lê tân ngoại giao là một phạm trù lịch sử vừa mang tính quốc gia vừa mang tính quốc tế ( tự phân tích tại sao lại là một phạm trù lịch sử mang tình quốc gia và quốc tế)
Lễ tân ngoại giao mang tính chính trị, tính mục đích thể hiện tính đại diện quốc gia , đây là tính chất quan trọng nhất của lễ tan ngoại giao , quan trọng nhất bởi vì lễ tân là công tác nghiệp vụ cụ thể hoạt động ngoại giao nhưng xuất phát từ đường lối đối nội đối ngoại của nhà nước vì vậy mỗi biện pháp mỗi nghi thức không có cách nào khác phải thể hiện những vấn đề sau:
- Phải thể hiện được tính chất mức độ mà đường lối chính sách yêu cầu
- Phải giữ được tính đại diện quốc gia của mình , của nước khác trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi , phải thể hiện được vào quan hệ chiến lược thân sơ , hoặc thù địch để định ra các biện pháp cụ thể thích hợp. Cụ thể phải định ra số lượng , mức độ tham dự của các nhân vật chính thức , ít nhiều, cao thấp
- Phải định ra quy mô các lễ nghi các cuộc chiêu đãi đón tiếp rộng hẹp lớn nhỏ , tổ chức ở đâu ; để định ra các biện pháp nghi thức về đón tiễn
VD: +Tính chính trị ngay cả trong một món ăn. Năm 2003, Pháp phản đối Mỹ ở LHQ rất mạnh mẽ vì Mỹ chủ trương tấn công Iraq nên quan hệ giữa 2 nước rất căng thẳng . Tất cả các nhà hàng ở Pháp đổi tên món ăn gà rán Pháp thành gà rán tự do. Khi Sarkozy lên nắm quyền đã có chính sách thân Mỹ . Sarkozy sang thăm Mỹđưa ra một thong điệp “ tôi muốn chinh phục lại trái tim người Pháp ”. Sarkozy được Bush đón tiếp bằng tiếng Pháp mà không phải là tiếng Anh và người Mỹ gọi là sarkozy americain . Món gà rán Pháp được lấy lại tên là gà rán Pháp .
+Năm 2000 trong một bản tin của VOA , việc Việt Nam công bố đóng cửa lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài liệt sĩ từ 8/10-8/12 là thực chất tránh cho tổng thống Mỹ những bối rối khi đến thăm Việt Nam. Phải chăng Việt nam vì vấn đề chính trị mà phải đóng cửa lăng để bảo quản hay chỉ là vấn đề sửa chữa hàng năm . Phải chăng phóng viên VOA đã suy luận đúng .
+Phương thức cái bàn tạ hội nghị Paris . Ngày 31/10/1968, Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam . Ngày 3/11, đại diện Mỹ gặp ta đề nghị hai bên sẽ họp dưới một hình thức mới . ta chấp nhận và lưu ý với Mỹ rằng đây là hội nghị 4 bên : Mỹ , Ngụy , ta, Mặt trận dân tộc giải phóng . Khi bàn cãi vấn đề này , Mỹ rất lúng túng . Ngày 5/11, đại diện Việt Nam đân chủ cộng hòa
Chính vì vậy ngày hôm sau Tống Mỹ Linh là nhà tri thức loại 1 cũng là một hành khất rất khéo nhưng mọi người đều hiểu Trung Quốc cần viện trợ .Tống Mỹ Linh đã đọc diễn văn với vẻ mặt trầm tư nói thú tiếng Anh chính gốc Mỹ , cử chỉ đoan trang , giọng nói mượt mà làm cho quốc hội Mỹ thán phục , còn biết dùng trang phục : mặc áo dài dân tộc thượng Hải màu đen cổ tay áo lấp lánh đó trang sức
Nguyên tắc cơ bản của lễ tân ngoại giao
Phải thể hiện được đường lối chính sách đối nội đối ngoại của nhà nước. Nguyên tắc naỳ muốn nói rằng những người thực hiện phải nắm vững yêu cầu đường lối chủ trương định hướng của nhà nước , nắm vững yêu cầu mục đích chính trị, tính chất của công việc cần phục vụ .
Phải kết hợp hài hòa tập quán quy định quốc gia tập quán quốc gia và quốc tế
Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau muốn nói rằng tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau , tôn trọng lợi ích của nhau và những gì đã thỏa thuận cùng nhau
Không được lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để xâm phạm luật pháp nước khác
Khi có sự cố hai bên kiềm chế tôn trọng nhau giải quyết bằng con đườg hòa bình con đường ngoại giao
Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử cùng có lợi : nguyên tắc này muốn nói rằng các nước lớn nhỏ giàu nghèo có vị trí địa lý khác nhau đều có quyền được đối xử bình đanửg ngang nhau
Nguyên tắc có đi có lại đây là nguyên tắcmà tất các nước đều áp dụng một cách triẹt đẻn hất nhất là tỏng việc ưu đãi quyền miễn trừ ngoại giao. chúng ta cần phân biệt nguyên tắc có đi có lại và nguyên tắc ăn miếng trả miêng . Nguyên tắc có đi có lại mang tính chất xây dựng
Nguyên tắc ăn miêng trả miếng nặng tính tiêu cực vì lựoi ích
Trong hoạt động ngoại giao thì các nước lại hay sử dụng nguyên tắc này : ăn miếng trả miếng hay là trả đũa
VD: Nga phát hiện có 1 cán bộ ngoại giao của Nga tại Anh làm gián điệp cho Anh nên Nga đã trục xuất 4 nhà ngoại giao của Anh ra khỏi Moscou . Ngày hôm sau Anh cũng trục xuất
Năm 200 kể rừ khi ba Lan gia nhập Nato môi quan hệ ngoịa giao Nga – Ba Lan không còn như xưa , trở nên băng giá khi Ba Lan trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga lập tức Nga trục xuất 9 nhà ngọai giao Ba Lan
Chuyện ăn mienég trả miếng không c ó gì lạ ngạc nhiên trong hoạt động ngoại giao . Lý do: những người bị trục xuất hoạt động
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro