Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ngoại 21-30

Câu 20: Kể nguyên nhân gây thận to. Mô tả phương pháp khám thận to theo Guyon.

1. Các nguyên nhân gây thận to:

a) Ứ nước, ứ mủ bể thận:

- Vì 1 nguyên nhân nào đó, đường dẫn nước tiểu bị tắc (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn). Nước tiểu bị ứ lại ở bể thận, làm bể thận to ra, sau đó thận to ra. Ứ lâu ngày, vi khuẩn sẽ phát triển, lúc đó từ ứ nước tiểu sẽ trở thành ứ mủ ở bể thận, người bệnh sẽ sốt, đái ra mủ, đau vùng thận.

- Nguyên nhân gây ứ nước, ứ mủ bể thận gồm:

+) Sỏi thận, sỏi niệu quản.

+) Các khối u trong ổ bụng đè vào niệu quản, hoặc do có 1 nhánh của ĐM chủ dị dạng vắt ngang qua niệu quản.

+) Lao thận, thường kèm theo lao đường tiết niệu, gây hẹp niệu quản, đài, bể thận.

+) Bí đái lâu ngày do u tuyến tiền liệt, chấn thương sọ não, viêm tủy.

b) Ung thư thận:

- Ung thư thận nguyên phát: hay gặp ở người già, ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ.

- Ưng thư thận thứ phát: sau ung thư tử cung, ung thư rau…

c) Thận nhiều nang: Là 1 dị dạng bẩm sinh.

d) Thận to bù: Nếu cắt mất 1 thận, chỉ còn 1 thận làm việc, nó sẽ phải làm việc nhiều hơn nên to ra. Hoặc bẩm sinh chỉ có 1 thận thì thận đó cũng to hơn bình thường.

2. Phương pháp khám thận to GUYON:

Để người bệnh nằm ngửa như tư thế khám bụng thông thường, bộc lộ vùng bụng, có 2 nghiệm pháp khám:

Nghiệm pháp chạm thắt lưng: Người thầy thuốc đứng cùng bên định khám của người bệnh, bàn tay bên đối diện đặt vào vùng thận (góc sườn lưng) theo hướng của xương sườn XII, bàn tay kia đặt phía trên bụng song song với bờ sườn, bàn tay dưới áp sát da vùng sườn lưng, bàn tay trên ấn xuống từng đợt. Nếu có cảm giác 1 khối u chạm xuống bàn tay dưới từng đợt theo nhịp ấn của bàn tay trên bụng, gọi là dấu hiệu chạm thắt lưng dương tính. Nếu đặt bàn tay dưới theo hướng khối cơ lưng và đặt bàn tay trên bụng theo hướng cơ thẳng bụng để làm nghiệm pháp này thì khó khám hơn.

Nghiệm pháp bập bềnh thận: Bàn tay dưới vùng sườn thắt lưng hất nhẹ lên từng đợt, khi bàn tay trên áp sát bụng và bàn tay trên bụng ấn nhẹ xuống từng đợt xen kẽ nhau. Nếu có u bập bềnh giữa 2 bàn tay gọi là dấu hiệu bập bềnh thận dương tính.

 

Câu 21: Trình bày các phương pháp khám thực thể phát hiện thận to.

1. Nhìn bụng:

Phát hiện khối u vùng mạn sườn, hạ sườn. Khối u to có thể vượt qua rốn sang bên đối diện và xuống đến hố chậu. U liên tục với bờ sườn, di động theo nhịp thở đẩy đường trắng giữa lệch sang bên lành. Mặt u có thể căng đều hay gồ ghề. Da trên mặt khối u bình thường hay nề đỏ…Trường hợp thận to vừa hay ở người béo bụng sẽ không nhìn thấy u nổi rõ, phải nhờ vào việc sờ nắn và làm các nghiệm pháp để phát hiện thận to.

2. Các phương pháp khám thận to:

Phương pháp GUYON: (câu 20).

Phương pháp ISAREL: Để người bệnh nằm nghiêng, quay bên định khám lên trên, cũng đặt tay như phương pháp khám của GUYON, nhưng gọi là bàn tay phía lưng và bàn tay phía bụng (hay là bàn tay phía sau và bàn tay phía trước) đề làm nghiệm pháp chạm thắt lưng và nghiệm pháp bập bềnh thận.

Phương pháp GLÉNARD: Đề người bệnh ở tư thế ngồi, thầy thuốc dùng bàn tay đối bên tạo thành gọng kìm để 4 ngón ở phía lưng song song dưới bờ sườn XII, ngón tay cái để ở phía bụng dưới bờ sườn, yêu cầu người bệnh thở ra mạnh hết cỡ cho bụng mềm, gọng kìm của ngón tay cái và 4 ngón kia bóp vào từ từ hết cỡ, yêu cầu người bệnh hít vào mạnh. Nếu thận to vừa có cảm giác khối u chạm vào ngón tay cái và ngón tay trỏ, người bệnh lại thở ra hết, gọi là dấu hiệu GLÉNARD (+). Cách khám này chỉ áp dụng khi nghiệm pháp chạm thắt lưng và bập bềnh thận không rõ ràng, ở người gầy và trẻ em. Không áp dụng ở người béo hoặc u to đã rõ ràng.

3. Sờ nắn thận to:

- Sờ nắn bờ rõ hay không và đánh giá kích thước.

- Sờ nắn bề mặt u: căng nhẵn, nắn u mềm (ứ nước), đau và phản ứng thành bụng (ứ mủ), bề mặt gồ ghề, rất chắc (thường trong u thận). Khi sờ nắn cần phối hợp gõ để đánh giá mức độ đục của u.

Câu 22: Triệu chứng cơ năng và tại chỗ để phát hiện phì đại tuyến tiền liệt.

1. Triệu chứng cơ năng:

Hội chứng kích thích:

+) Đi tiểu nhiều lần trong ngày, khoảng cách giữa các lần ngắn lại, số lượng nước tiểu đi mỗi lần ít và hay đi tiểu về đêm.

+) Buồn đi tiểu, không nhịn được.

Hội chứng tắc nghẽn:

+) Đái khó, đái phải rặn, cuộc đái xuất hiện chậm hơn so với bình thường.

+) Tia tiểu nhỏ, không mạnh, không vồng ra xa được.

+) Đái lâu, đái xong còn cảm giác không hết nước tiểu.

- Biến chứng:

+) Bí đái hoàn toàn hoặc ko hoàn toàn, do nước tiểu còn tồn đọng trong bàng quang.

+) Đái đục và đái buốt khi có nhiễm khuẩn.

+) Nặng hơn có dái ra máu do sỏi bàng quang hay viêm nhiễm nặng ở bàng quang.

2. Triệu chứng thực thể:

Tư thế khám tuyến tiền liệt: BN nằm ngửa, 2 chân dạng và gấp. Người khám đi găng và bôi dầu trơn, dùng ngón tay trỏ thăm hậu môn đánh giá cơ thắt hậu môn, niêm mạc và thành trực tràng, túi cùng Douglas.

Thăm tuyến tiền liệt ở vị trí 9h – 3h ở thành trước trực tràng cách rìa hậu môn 3 – 4cm. Tuyến tiền liệt bình thường ở người nam giới tuổi trưởng thành trở lên khoảng 20g (2 – 2,5cm), sờ thấy cực trên, rãnh giữa, mặt nhẵn, mật độ chắc, không đau, 2 thùy bên cân đối.

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Thăm trực tràng sờ thấy u to, đk 30 – 40mm bằng quả chanh, nặng 40g, to hơn có thể tới 60 – 70g…Không sờ được cực trên, mất rãnh giữa hoặc lệch rãnh giữa, 2 thùy sau bên có thể lệch nhau, mặt nhẵn, mật độ chắc, không đau.

Phân biệt với K tiền liệt tuyến: mặt gồ ghề, nhiều nhân rắn, không rõ ranh giới, không di động, ấn rất đau và có thể đau.

Phân biệt với viêm tuyến tiền liệt và áp xe tuyến tiền liệt: Trên BN có đái tháo đường, có hội chứng nhiễm trùng niệu, đái đau, đái máu. Thăm trực tràng, tuyến tiền liệt to và ấn vào tuyến tiền liệt người bệnh rất đau, nâng mông lên, mật độ có thể mềm. Thăm trực tràng còn để phát hiện dấu hiệu bệnh lý của viêm túi tinh, u bàng quang, rò bàng quang trực tràng…

Câu 23: Các xét nghiệm thăm dò bằng hình ảnh thăm khám hệ tiết niệu.

1. Các xét nghiệm CLS:

a) Xét nghiệm nước tiểu:

XN nước tiểu cần đúng quy cách: Sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài, lấy nước tiểu buổi sáng những ml nước tiểu ở giữa dòng của nam giới, hay đặt thông tiểu trong bàng quang ở nữ giới. Gửi ngay bệnh phẩm tới phòng XN.

XN tế bào: HC, BC, các tinh thể hình trụ, tế bào đường tiết niệu. Định lượng bằng XN cặn Addis hồng cầu: 500 – 1000HC/phút, bạch cầu: 1000 – 2000BC/phút.

XN vi sinh vật: nhuộm Gram cầu trùng Gram (+) trừ lậu cầu, trực trùng Gram (+) trừ BK. Cần định lượng VK:

+) Nếu số lượng VK < 103VK/ml à nghi ngờ, có thể bị lây nhiễm bởi các VK ở bộ phận sinh dục hoặc môi trường.

+) Nếu số lượng VK > 105VK/mk à nhiễm khuẩn tiết niệu.

XN sinh hóa: Bình thường trong nước tiểu không có protein, đường, dưỡng chấp. pH nước tiểu trung bình: 5,8 – 6,3. Tỷ trọng: 1,003 – 1,020. Định lượng urê, creatinin, điện giải đồ trong nước tiểu. Định lượng urê, creatinin trong máu và so sánh tỷ lệ Urê máu với Urê nước tiểu.

          R= ure máu x100 / ure niệu = 1-2

Nếu R > 2 là biểu hiện của suy thận.

Thăm dò hệ số thanh thải thận: Hệ số thanh thải của 1 chất là thể tích huyết tương tính ra ml/phút mà thận có thể lọc hoàn toàn chất đó.

C = U x V / P

C: Hệ số thanh thải.

U: Nồng độ chất thải trong nước tiểu mg/l.

V: Lượng nước tiểu 1 phút.

P: Nồng độ chất thải trong huyết tương

b) Xét nghiệm PSA trong huyết tương:

Bình thường PSA < 2,5 – 4mg/ml. Trong ung thư tuyến tiền liệt thì PSA cao > 10mg/ml.

2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường áp dụng:

a) Siêu âm hệ tiết niệu:

Siêu âm hệ tiết niệu là thăm dò không gây sang chấn, dễ thực hiện. Nó là 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất tốt đối với nhiều bệnh cơ bản của thận, bàng quang và tuyết tiền liệt. Bằng phương pháp siêu âm, thấy được hình ảnh của giãn đài – bể thận – niệu quản, thấy được những khối tăng âm kèm bóng cản của sỏi thận, sỏi niệu quản và bàng quang. Thấy được những hình ảnh của các khối u của thận và bàng quang. Đo được kích thước của phì đại tuyến tiền liệt.

b) Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:

Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị để phát hiện những hình ảnh cản quang nghi là thuộc hệ tiết niệu. Cũng có thể phát hiện được những hình ảnh cản quang không thuộc hệ tiết niệu. Đôi khi còn thấy được hình dáng của bóng thận.

c) Chụp UIV (chụp niệu đồ TM): Nhằm mục đích:

      - Đánh giá chức năng bài tiết, chức năng bài xuất của hệ tiết niệu.

- Xác định vị trí cản quang nằm trong cơ quan thuộc hệ tiết niệu.

- Phát hiện được những dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu.

- Phát hiện những bệnh mắc phải của hệ tiết niệu.

- Loại trừ được những hình ảnh cản quang không thuộc hệ tiết niệu.

- Loại trừ được những khối u vùng mạng sườn 2 bên, nhưng không thuộc của thận.

d) Chụp UPR (Chụp niệu quản bể thận ngược dòng):

Nhằm xác định được vị trí cản quang ở niệu quản – bể thận mà trên UIV không xác định được.

Câu 24: Mô tả vị trí 3 điểm đau: Mac-Burney, Clado, Lanz trên thành bụng. Tạng tổn thương tương ứng với từng điểm đau đó.

Câu 25: Kể nguyên nhân gây bìu và tinh hoàn to. Cách khám phát hiện trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn (Hydrocelle).

1. Nguyên nhân gây bìu và tinh hoàn to:

- Tràn dịch màng tinh hoàn.

- Viêm tinh hoàn.

- Viêm mào tinh hoàn

- U tinh hoàn.

- Ngoài ra còn gặp bìu to với các bệnh trong cấp cứu ngoại khoa:

+) Thoát vị bẹn nghẹt.

+) Xoắn tinh hoàn thường gặp ở trẻ em, thiếu niên.

+) Dập tinh hoàn sau trong chấn thương vùng bẹn bìu.

+) Tinh hoàn lạc chỗ.

2. Khám phát hiện trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn:

Nhìn:

+) Bìu to: thường to 1 bên, cũng có thể cả 2 bên. Có trường hợp bìu to > 20cm, thấy dương vật nhỏ và ngắn lại. Da bìu căng nhẵn bóng, không nóng đỏ.

+) Soi đèn pin từ sau ra trước trong phòng tối, thấy có 2 phần ánh sáng:

. Phần ánh sáng ở ngoài mờ, chính là dịch lỏng.

. Phần trong tâm tối không cho ánh sáng xuyên qua, k/thước bằng tinh hoàn bthg.

Sờ:

+) Nâng cả 2 bên bìu lên bằng 4 ngón tay, thấy bên bìu to nặng hơn.

+) Dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn (Sebilleau): Bình thường lớp da màng tinh hoàn có thể kẹp được giữa 2 ngón tay. Khi có nước trong màng tinh hoàn ta không thể làm được dấu hiệu này à Dấu hiệu Sebilleau (+).

+) Dấu hiệu sờ mào tinh hoàn và tinh hoàn (Chevassu): Bình thường sờ được mào tinh hoàn như 1 cái mũ chụp lên tinh hoàn. Khi có tràn dịch màng tinh hoàn, ta không sờ thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn.

Gõ, nghe: ít dùng.

Câu 26: Mô tả trình tự khám 1 gãy xương mới.

Trình tự khám 1 gãy xương mới:

- Khám người bị nạn.

- Khám xương gãy.

- Khám vùng chi bị gãy xương.

1. Khám người bị nạn:

- Để đánh giá ảnh hưởng của gãy xương đến thể trạng chung của người bị nạn, trước mắt là tình trạng sốc.

- Xem người bị nạn có nhiều thương tích hay không: càng bị nhiều thương tích thì khả năng sốc càng lớn. Tìm các loại thương tích đe dọa tính mạng ngay để kịp thời cấp cứu.

2. Khám xương gẫy: Phải dựa vào:

Bệnh sử:

+) Thời gian bị gãy xương, việc sơ cứu và bất động tạm thời.

+) Tuổi của người bị nạn: Mỗi lứa tuổi có 1 loại gãy xương chủ yếu.

+) Cơ chế gây gãy xương: Tác nhân gây tai nhạn, sức mạnh của tác nhân, tư thế của chi khi bị gãy.

Có 2 cơ chế gãy xương: Trực tiếp và Gián tiếp.

. Loại gãy xương trực tiếp: do tai nạn tác động trực tiếp vào chỗ gãy xương, thường có tổn thương phần mềm đáng kể.

. Loại gãy xương gián tiếp: vùng xương gãy xa nơi tai nạn chạm đến, bao gồm: gãy do sức bẻ, do xoắn vặn, do giằng xé, nén ép.

Nếu 1 chấn thương nhẹ cũng gây gãy xương thì hay gặp ở 2 trường hợp: Gãy xương bệnh lý hoặc Gãy xương ở người già.

Khám lâm sàng: Để phát hiện các triệu chứng của gẫy xương khi khám lâm sàng cần tuân thủ 1 trình tự:

+) Nhìn.     +) Sờ.     +) Đo.    +) Khám vận động chủ động và thụ động.

3. Khám vùng chi bị gẫy xương: Để phát hiện các biến chứng của gẫy xương:

- Tổn thương da và phần mềm: Nếu vết thương làm ổ gãy thông với bên ngoài thì là gãy hở. Gãy xương hở có khi chẩn đoán rất dễ nếu thấy xương chồi ra ngoài ở vết thương hoặc có máu chảy ra có lẫn váng mỡ của tủy xương. Cũng có khi khó chẩn đoán, nhưng không được dùng que thông để thăm dò vì có nguy cơ đưa nhiễm khuẩn vào sâu.

- Mức độ phù nề và độ căng chèn ép của nó (Dấu hiệu chèn ép khoang).

- Các biến chứng mạch máu, TK: bắt mạch phía ngọn chi, khám vận động, cảm giác vùng chi dưới chỗ gãy

- Dấu hiệu tràn dịch ổ khớp.

Câu 27: Triệu chứng lâm sàng của gãy xương kín. Chụp X quang và hình ảnh tổn thương. Cách đo chiều dài của chi trên.

Định nghĩa: Gãy xương là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của 1 xương. Gãy xương kín là gãy xương mà ổ gãy không thông với môi trường bên ngoài.

1. Triệu chứng LS của gãy xương kín:

a) Triệu chứng cơ năng:

- Đau tại chỗ xương gãy: Đau tự nhiên, đau tăng lên khi sờ nắn, vận động. Nhưng khi bất động tốt chi gãy, bệnh nhân giảm đau nhanh.

- Sưng nề, bầm tím.

- Giảm hoặc mất vận động cơ năng:

+) Giảm: Nếu gãy cành tơi hoặc gãy ít lệch.

+) Mất: Nếu chi bị gãy rời.

 

 

b) Triệu chứng toàn thân:

- Gãy xương nhỏ: không ảnh hưởng tới toàn thân.

- Gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương có thể gây nên sốc: giãy dụa, kích động, da xanh, niêm mạc nhợt, chi lạnh, mạch nhanh, HA hạ.

c) Triệu chứng thực thể:

Nhìn:

+) Có các nốt phỏng ở trên mặt da hay ko, vết thương ở da hay ko, lóc da hay không.

+) Dấu hiệu bầm tím muộn (sau tai nạn 24 – 48h).

Sờ:

+) Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên ở dưới da.

+) Dấu hiệu cử động bất thường.

+) Tiếng lạo xạo xương.

à Các dấu hiệu này rất có giá trị nhưng không nên cố tìm vì dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương thêm.

+) Ngoài ra còn có:

. Tìm điểm đau chói.     . Sưng nề chi.   . Tràn dịch khớp.

Đo: Dùng thước vải, thước đo độ để do trục chi, chu vi chi, chiều dai chi và biên độ vận động của khớp.

+) Tìm dấu hiệu biến dạng chi điển hình: Gập góc, Lệch trục, Chồng.

+) Đo tầm hoạt động của khớp qua “thế xuất phát không”.

Khám mạch máu – thần kinh chi phối:

+) Bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay.

+) Bắt mạch chày trước, chày sau ở mu chân và ống gót.

+) Khám vận động và cảm giác đầu chi.

2. Chụp X quang và hình ảnh tổn thương:

a) Nguyên tắc chụp X quang hệ xương khớp:

- Kích thước: lấy hết 2 khớp trên và dưới ổ gãy.

- Tia vừa: Nhìn rõ thành xương (vỏ xương).

- Tổn thương nằm giữa trường phim.

Ngoài ra phải đảm bảo thủ tục hành chính: Chụp phim thẳng, phim nghiêng, ghi rõ nơi chụp, họ, tên, tuổi bệnh nhân, ngày chụp, đánh dấu bên phải, bên trái của phim.

b) Đọc phim: Phim X quang là phim âm bản, khi có các khe đen làm gián đoạn thành xương à sự mất liên tục của thành xương à đó là hình ảnh gãy xương.

- Đọc loại gãy:

+) Gãy đơn giản: Gãy ngang, gãy chéo xoắn…

+) Gãy phức tạp: Gãy nhiều tầng, nhiều mảnh…

+) Gãy bong sụn tiếp ở trẻ em.

+) Gãy vào khớp, gãy lún, gãy cài…

- Đọc di lệch: lấy đầu trung tâm để đọc di lệch đoạn gãy:

+) Phim thẳng: đọc di lệch sang bên.

+) Phim nghiêng: đọc di lệch trước, sau.

3. Cách đo chiều dài chi trên:

Chiều dài tuyệt đối: 2 mốc cố định trên cùng 1 thân xương.

Chiều dài tương đối: 2 mốc cố định trên 2 xương cách nhau 1 ổ khớp.

- VD:

+) Đo chiều dài tương đối của cánh tay: cánh tay để thõng, khuỷu gấp 90o , cẳng tay đua ra trước, đo từ mỏm cùng vai đến mỏm trên lồi cầu cánh tay.

+) Đo chiều dài tuyệt đối của cánh tay: đo từ mấu động lớn đến mỏm trên lồi cầu.

+) Đo chiều dài tương đối của cẳng tay:khuỷu gấp 90 dộ, cẳng tay để ngửa, đo từ mỏm trên lồi cầu đến mỏm trâm quay.

+) Đo chiều dài tuyệt đối của cẳng thay: Đo từ mỏm khuỷu đến mỏm trâm trụ.

Câu 28: Triệu chứng LS của trật khớp mới do chấn thương. Chụp X quang và hình ảnh tổn thương. Cách đo chiều dài chi dưới.

Định nghĩa: Trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc.

- Trật khớp hay gặp ở lứa tuổi lao động, thường do 1 chấn thương mạnh gây nên. Khớp nào có biên độ vận động lớn thì càng bị sai khớp.

- Ngoài nguyên nhân do chấn thương còn gặp trật khớp do bẩm sinh, bệnh lý.

- Cần phân biệt 3 loại trật khớp:

+) Trật khớp mới.

+) Trật khớp cũ: Trật khớp lâu ngày.

+) Trật khớp tái diễn: Bị lại nhiều lần.

1. Triệu chứng LS của trật khớp mới do chấn thương:

a) Triệu chứng cơ năng:

- Đau: Không dữ dội như gãy xương, do bao khớp dây chằng bị rách, giãn.

- Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp do khớp bị bó chặt ở tư thế bất thường, do dây chằng bao khớp bị căng, rách gây đau đớn.

b) Triệu chứng toàn thân:

- Những trật khớp nhỏ: Không ảnh hưởng đến toàn thân của bệnh nhân.

- Những trật khớp lớn (khớp hang): Có thể gây sốc chấn thương.

c) Triệu chứng thực thể: Có 3 triệu chứng đặc hiệu:

- Biến dạng vùng khớp và tư thế của chi: Có thể thấy những chỗ gồ, lồi lên bất thường ở khớp.

VD: Trong sai khớp vai ra trước, vào trong sờ thấy chỏm xương cánh tay gồ ra ở phía trước và cánh tay luôn dạng không thể khép sát vào thân được.

- Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Là do đầu xương đã trật ra khỏi ổ khớp. Không phải bất cứ sai khớp nào cũng có dấu hiệu này, thường thấy trong sai khớp vai, khuỷu.

- Cử động đàn hồi (cử động lò xo): Do khớp bị trật được các dây chằng giữ lại ở tư thế biến dạng. Cố tình thay đổi tư thế, khi bỏ tay ra khớp bật trở lại tư thế cũ.

VD: Trong sai khớp vai ra trước, cánh tay ở tư thế dạng, nếu ta ép cánh tay bị trật, khi bỏ tay ra nó lại bật trở về tư thế ban đầu.

2. Chụp X quang và hình ảnh tổn thương:

- Hai tư thế chụp là: Tư thế thẳng và nghiêng.

- Mục đích chụp X quang nhằm:

+) Xác định chắc chắn có sai khớp.

+) Xác định kiểu sai khớp.

+) Xác định tổn thương phối hợp: vỡ, mẻ mỏm khớp.

- Trên phần chụp có thể thấy 2 diện khớp mất hoàn toàn liên quan giải phẫu, cách xa nhau trong sai khớp hoàn toàn hoặc vẫn còn 1 phần tiếp xúc với nhau trong sai khớp không hoàn toàn (bán sai khớp).

3. Cách đo chiều dài chi dưới:

Đo chiều dài tương đối chi dưới: BN nằm ngửa gối duỗi thẳng, đo từ gai chậu trước trên đến mắt cá trong.

Đo chiều dài tuyệt đối chi dưới: đo từ mấu chuyển lớn đến mắt cá ngoài.

Câu 29: Các biến chứng sớm của gãy xương kín do chấn thương, nêu triệu chứng LS của mỗi biến chứng.                                                                                                                                       

Định nghĩa: Gãy xương là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của 1 xương. Gãy xương kín là gãy xương mà ổ gãy không thông với môi trường bên ngoài.

Các biến chứng sớm của gãy xương kín do chấn thương bao gồm:

1. Tổn thương mạch máu: Các mạch máu có thể bị chèn, căng, dập, đứt, do gẫy xương.

- Mạch ngoại biên đập yếu hay mất.

- Cảm giác tê dại, kiến bò hay mất vận động.

- Đầu các chi lạnh, tím.

2. Tổn thương thần kinh:

Biểu hiện tê bì ngoài bộ mặt hay 1 vùng nào đó, giảm hay mất vận động 1 hay nhiều nhóm cơ do dây TK đó chi phối.

3. Gãy xương hở:

Vết thương da và phần mềm có thể do tác nhân gây gãy xương gây ra cũng có thể do đầu xương nhọn chọc thủng ra làm cho ổ gãy xương mở thông với bên ngoài.

4. Hội chứng chèn ép khoang:

- Mỗi 1 chi có nhiều vách cân, nó ngăn chia các khu vực cơ thành các khoang. Bình thường các khoang này là các khoang ảo, rất chật hẹp và có các bó mạch, thần kinh lớn đi qua. Gãy xương gây nên máu tụ, các cơ sưng nề (do đụng dập, do thiểu dưỡng…) làm tăng áp lực trong khoang gây nên chèn ép vào các mạch máu và thần kinh.

- Hay gặp trong gãy 2 xương là cẳng chân, cẳng tay, nguyên nhân do tăng áp lực của các khoang tổ chức vì gãy xương gây phù nề, tụ máu, đứt mạch, đụng dập cơ.

- Biểu hiện:

+) Đau ở ổ gãy tăng hơn mức bình thường, không tương xứng với tổn thương thực thể, đau tăng khi căng cơ.

+) Nắn chi thấy căng cứng.

+) Da nhợt, chi lạnh, tê như kiến bò, có thể mất vận động.

+) Sờ mạch yếu  dần hay mất mạch.

+) Đo áp lực khoang > 30 mmHg.

Câu 30: Cách đo và ghi biên độ của khớp khuỷu và cột sống, khi bình thường và khi hạn chế vận động của khớp.

1. Cách đo biên độ vận động của khớp khuỷu:

Quy định: 1 BN đứng thẳng, 2 bàn tay áp 2 bên hông, 2 bàn chân khép lại, các ngón cái chạm nhau. Ở tư thế này, tất cả các khớp của toàn thân đều là 0o, như vậy gối thẳng là 0o. Từ vị trí cơ bản đó, tính các khả năng cử động của khớp.

Cách ghi:

+) Khám 1 khuỷu lành khi gấp duỗi 130o/0/0, tư thế sinh lý 0o đề vào giữa.

+) Khám 1 khuỷu bệnh lý. Ghi gấp duỗi 40o/20/0 có nghĩa là khuỷu không duỗi thẳng như sinh lý (số 0 ghi ở bên), cử động gấp duỗi được 20o (tính từ 20 – 40), hiệu số giữa 40 và 20 là góc độ khuỷu còn nhúc nhích được. Nếu khuỷu cứng đờ ở 20o ta ghi gấp duỗi 20/20/0 (hiệu số 20 – 20 = 0).

2. Cách đo từng đoạn cột sống:

BN đứng thẳng. lấy gai sống thắt lưng 5 đo từng đoạn cột sống 10cm một và đánh dấu bằng bút chì mờ. Đặt thước dây đo từng đoạn kể trên. Đầu trên thước dây (tương ứng với vạch trên của đoạn cột sống) giữ cố định, đầu dưới (tương ứng với vạch dưới) giữ hờ, BN cúi dần cột sống đến hết mức. Với cột sống bình thường, các đoạn cột sống 10cm khi cúi tối đa có thể dài thêm 1 – 3cm.

3. Các khám vận động của cột sống:

Gấp cột sống (cúi): BN đứng thẳng cho cột sống cúi dần, đầu mềm, 2 chi trên buông thõng vuông góc với mặt đất, các khớp gối duỗi, bình thường biên độ gấp từ 20 – 45o.

Ngửa cột sống: BN đứng, ngửa cột sống ra sau. Biên độ bình thương từ 25 – 45o.

Gấp sang bên: Biên độ bình thường từ 20 – 40o.

Xoay: Đứng thẳng, khoanh tay trước ngực, xoay mình sang phải, trái. Biên độ bình thường từ 35 – 50o.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro