Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ngoại 11-20

Câu 11: Các xét nghiệm CLS và xác định bằng hình ảnh tắc ruột cơ học. Nguyên tắc xử trí hội chứng tắc ruột.

1. Xét nghiệm CLS và xác định bằng hình ảnh:

- Xét nghiệm máu và hóa sinh: Không có giá trị chẩn đoán, chủ yếu để đánh giá ảnh hưởng của tắc ruột:

+) Số lượng HC tăng, hematocrit tăng do mất nước, máu bị cô đặc.

+) Dự trữ kiềm giảm.

+) Na+, K+, Cl- giảm.

+) Urê máu tăng.

- X-quang: Chụp ổ bụng không chuẩn bị tư thế đứng: Thấy có hình ảnh mức nước hơi, giúp ta phỏng đoán vị trí tắc. Ngoài ra thấy ổ bụng mở, viền quai ruột dày, biểu hiện có dịch trong ổ bụng.

- Chụp đại tràng cản quang: Chỉ định trong các trường hợp LS nghi ngờ tắc ở đại tràng, để xác định chính xác vị trí tắc, có thể xác định nguyên nhân gây tắc.

- Chụp lưu thông ruột non: Có thể thấy được các quai ruôt non giãn trên chỗ tắc, nhưng không xác định chắc chắn được vị trí tắc và nguyên nhân tắc.

- Siêu âm ổ bụng: Thấy hình ảnh ruột giãn hơi, chứa nhiều dịch. Trong giai đoạn đầu, khi ruột chưa giãn, siêu âm có thể xác định được 1 số nguyên nhân gây tắc do xoắn, nghẹt ruột.

- Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ hạt nhân: Thấy hình ảnh ruột giãn, ứ hơi và dịch trong lòng ruột (thấy được sớm và đặc hiệu hơn trong chụp X quang bụng không chuẩn bị). Ngoài ra, có thể thấy được vị trí tắc, tình trạng tổn thương của thành ruột, 1 số nguyên nhân tắc ruột do bít tắc.

2. Nguyên tắc xử trí:

- Điều trị các rối loạn toàn thân do tắc gây nên:

+) Đặt sonde hút dịch dạ dày, tá tràng liên tục, nhằm mục địch: Làm bụng đỡ chướng, làm xẹp dạ dày và ruột trên chỗ tắc, tạo điều kiện phục hồi ruột…

+) Bù nước, điện giải: Truyền dịch dựa vào mạch, huyết áp, lượng nước tiểu, bù điện giải theo điện giải đồ.

+) Dùng kháng sinh, trợ tim, trợ lực.

+) Nuôi dưỡng bằng đường truyền TM.

- Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân gây tắc (nếu ruột còn phục hồi tốt), phục hồi lưu thông ruột. Phẫu thuật cắt đoạn ruột nếu ruột đã hoại tử.

Câu 12: Hội chứng Chảy máu trong: Khái niệm và kể các nguyên nhân gây ra.

1. Khái niệm:

Hội chứng chảy máu trong: Là hiện tượng chảy máu, gây lụt máu các khoang tự nhiên lớn trong cơ thể.

2. Nguyên nhân:

a) Do chấn thương và vết thương:

- Gây tổn thương các tạng: Gan, lách, thận, tụy.

- Tổn thương mạch máu lớn: ĐM, TM chủ bụng.

- Tổn thương thành bụng: làm máu chảy vào trong ổ bụng.

b) Do bệnh lý:

- Sản khoa: Chửa ngoài dạ con vỡ, Vỡ nang De Graffe.

- Bệnh lý khác:

+) Gan: Ung thư gan, u mạch máu gây lụt máu ổ bụng.

+) Lách: Lách to, vỡ lách.

+) Dạ dày: U mạch máu thành dạ dày.

+) Dị dạng mạch máu: Phồng ĐM hoặc TM chủ bụng, vỡ.

+) U mạch máu mạc treo ruột: Hoại tử chảy máu, viêm tụy cấp chảy máu.

Câu 13: Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng chảy máu trong ổ bụng.

1. Triệu chứng cơ năng:

- Đau: đột ngột, dữ dội, xuất phát từ vị trí bụng tổn thương rồi lan đi khắp ổ bụng. Đau khi thay đổi tư thế.

VD: Đau lan lên vai (T) thường do vỡ lách. Đau lan lên van (P) thường do vỡ gan.

- Nôn và buồn nôn.

- Bí trung, đại tiện (ít thấy).

2. Triệu chứng toàn thân:

- Sớm:

+) Hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất.

+) Khi huyết động ổn định: chỉ có đau bụng, da xanh…

- Điển hình:

+) Da xanh, niem mạc nhạt, hoảng hốt, vật vã (sốc mất máu), niêm mạc nhợt, tay chân lạnh, khát nước.

+) Khó thở: nhanh, nông.

+) Mạch nhanh, HA hạ, có thể trụy mạch.

+) HA tĩnh mạch trung ương thấp.

+) Nước tiểu ít.

3. Triệu chứng thực thể:

- Xác định các tổn thương có trên thành bụng.

- Vết thương, bầm tím, tụ máu, xây xát…

- Dấu hiệu Cuellen (quầng tím ở quanh rốn).

- Có phản ứng thành bụng, ít có co cứng thành bụng.

- Bụng: Chướng đều.

- Có cảm ứng phúc mạc: Ấn đau khắp bụng, nhiều nhất vùng tạng bị tổn thương.

- Gõ vang vùng cao, gõ đục vùng thấp.

- Thăm trực tràng hoặc thăm âm đạo ở phụ nữ đã có gia đình thấy: túi cùng Douglas phồng, đau.

Câu 14: Xác định bằng chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khi có Hội chứng chảy máu trong ổ bụng. Xử trí ban đầu hội chứng chảy máu trong.

1. Xét nghiệm CLS và xác định bằng chẩn đoán hình ảnh:

- Xét nghiệm máu: HC giảm, Ht giảm, Hb giảm.

- X-quang:

+) Điều kiện cho phép: HA > 90mmHg.

+) Chụp X quang không chuẩn bị:

. Có dịch trong ổ bụng

. Có liềm hơi dưới cơ hoành khi kèm vỡ tạng rỗng.

- Siêu âm:

+) Dịch ổ bụng: Khoang Morrisson, rãnh đại tràng (P) và (T), túi cùng Douglas.

+) Tình trạng tạng tổn thương.

           +) Kiểm tra vùng sau phúc mạc, thấy tràn dịch xuống phổi, màng tim.

- CT Scanner:

+) Hình thể tạng tổn thương.

+) Khối máu tụ sau phúc mạc và trong ổ bụng.

+) Theo dõi sự tiến triển của khối máu tụ.

- Chụp động mạch: ít làm trong cấp cứu vì kỹ thuật phức tạp, chỉ định hạn chế.

- Các thăm dò khác:

+) Chọc dò ổ bụng có máu không đông.

+) Chọc rửa ổ bụng: Kết quả dương tính khi có: nước máu rõ, > 100.000HC/ml.

+) Soi ổ bụng cấp cứu: Áp dụng tốt cho sản khoa, vừa chẩn đoán vừa điều trị.

2. Xử trí ban đầu:

- Quan sát tình trạng chung của BN:

+) BN tỉnh hay hôn mê.

           +) Nếu có khó thở: Cần cấp cứu khó thở.

+) Nếu có sốc: Cần phải chống sốc bằng truyền dịch, huyết tương.

- Ủ ấm nạn nhân khi trời lạnh.

- Đặt thông dạ dày, thông đái và theo dõi nước tiểu hàng giờ.

- Chuyển lên tuyến trên khi BN đã ổn định.

Câu 15: Trình bày sinh lý chuyển hóa bilirubin máu.

- Đời sống trung bình của HC vào khoảng 120 ngày. Khi HC già sẽ bị phá hủy trong hệ thống võng nội mô, giải phóng Hb. Hb thủy phân tạo thành Hem và Globin.

- Hem thoái hóa thành bilirubin tự do. Bilirubin tự do được chuyển vào máu và kết hợp với albumin của huyết tương, dạng bilirubin này được vận chuyển trong máu về gan.

- Đến gan, sau khi phân ly khỏi phức hợp albumin, bilirubin tự do sẽ được tế bào gan thu nhận ở màng xoang hang. Nhờ chất vận chuyển, nó được chuyển vào trong tế bào, kết hợp với Glucuronic trở thành bilirubin liên hợp (dưới sự xúc tác của E. glucuronyl transferase), tan được trong nước và phân cực. Khi đã kết hợp, bilirubin được tiết vào cực mật của TB gan, do tính chất phân cực, nó không được hấp thu ở niêm mạc đường mật và ruột.

- Trong ruột, bilirubin liên hợp bị thủy phân giải phóng bilirubin tự do. Ở đại tràng, dưới tác dụng của các enzym vi khuẩn yếm khí, bilirubin bị khử oxy hóa, tạo thành Urobilinogen và Stercobilinogen.

- Thành phần của mật theo các vi quản mật qua đường tiêu hóa, hoặc tạm thời dự trữ trong túi mật. Muối mật có vai trò tiêu hóa mỡ và chất hòa tan trong mỡ.

Câu 16: Trình bày nguyên nhân vàng da, mỗi nguyên nhân cho 1 ví dụ. Điều kiện, các yếu tố thuận lợi và vị trí thường khám phát hiện vàng da.

1. Nguyên nhân vàng da:

- Bình thường, bilirubin huyết thanh khoảng dưới 1mg/100ml (02 – 0.8mg), chủ yếu là dạng tự do, còn dạng liên hợp chỉ có ở dạng vết. Trong các trường hợp bệnh lý, có thể tăng cao bilirubin huyết thanh.

+) Nếu tăng bilirubin liên hợp thì bilirubin liên hợp này sẽ khuếch tán qua thành mạch ra các tổ chức, đặc biệt là da va niêm mạc, gây vàng da vì bilirubin liên hợp tan trong nước.

+) Nếu tăng bilirubin tự do thì sẽ vượt quá khả năng kết hợp của albumin huyết thanh, phần bilirubin còn lại sẽ tách khỏi thành mạch và khuếch tán vào các mô, cũng gây sự lắng đọng bilirubin ở các mô, chủ yếu là da và niêm mạc, gây vàng da.

à Như vậy, vàng da có thể do bilirubin tự do, cũng có thể do bilirubin liên hợp và được chia làm 3 nhóm:

a) Vàng da do nguyên nhân trước gan:

- Mọi trường hợp làm tan huyết hay HC bị phá hủy hàng loạt đều làm tăng thoái hóa Hb và dẫn đến tăng bilirubin tự do.

- Lượng bilirubin tự do tăng cao mà gan liên hợp không hết, do vậy trong các trường hợp này bilirubin toàn phần tăng chủ yếu là bilirubin tự do.

- VD: Trong bệnh sốt rét, KSTSR phá hủy trực tiếp màng HC, làm biến dạng HC.

b) Vàng da do nguyên nhân tại gan:

- Trong trường hợp viêm gan, đặc biệt là viêm gan do virus, do tổn thương tế bào nhu mô gan làm chức năng gan bị giảm, trong đó có chức năng liên hợp bilirubin, làm cho bilirubin tự do trong máu tăng.

- Đồng thời khi viêm gan, các nhu mô của gan bị phù nề, gân chèn ép các vi quản mật, gây tắc mật, làm cho bilirubin liên hợp không xuống mật và ruột, trào vào máu, gây tăng cả bilirubin liên hợp.

c) Vàng da do nguyên nhân sau gan:

- Trong các trường hợp này, quá trình tan huyết bình thường, chức năng gan bình thường nhưng mật không đổ xuống ruột được, gây nên vàng da do nguyên nhân sau gan. Đó là tất cả các nhóm bệnh lý sỏi mật, u đầu tụy, u mạc treo…chèn và làm tắc ống mật chủ.

- Trong trường hợp này, bilirubin liên hợp bị ứ trong gan mật và tràn vào máu làm tăng bilirubin huyết thanh, chủ yếu là bilirubin liên hợp.

2. Điều kiện, các yếu tố thuận lợi để khám vàng da:

- Ánh sáng tự nhiên, không có vật màu vàng gần ở trong phông.

- Ánh điện màu trắng.

- Quay về hướng ánh sáng.

- Bộc lộ vùng cần thăm khám.

3. Vị trí thường khám vàng da:

- Da: Quan sát da vùng mỏng, được che phủ kín như da bụng, da mặt trong cẳng tay, cánh tay, ngực, lòng bàn tay.

- Lưỡi: Yêu cầu BN há miệng, cong lưỡi, xem vùng hàm lưỡi có vàng không.

- Củng mạc mắt: Xem có vàng không (b/thường củng mạc mắt màu trắng hoặc hơi đục).

Câu 17: Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng vàng da tắc mật do nguyên nhân sau gan.

1. Triệu chứng cơ năng:

- Đau bụng: Do sự căng giãn của đường mật.

+) Vị trí đau: Thường xuất hiện dưới bờ sườn (P), 1 số ít đau vùng thượng vị, hay sau lưng bên (P).

+) Mức độ: Có thể dữ dội (tắc mật cấp do sỏi mật di chuyển, kẹt phần thấp OMC, giun chui đường mật), có thể đau ít, âm ỉ hay mơ hồ tại vùng gan, hoặc chỉ đau trong giai đoạn cuối của bệnh (ung thư đường mật, u bóng Valter).

+) Đau tăng lên sau khi ăn, đặc biệt là các loại thức ăn nhiều mỡ, đạm, do đường mật tăng cường nhu động, co bóp tống mật qua chỗ tắc. Hoặc người bệnh đầy bụng, ậm ạch khó tiêu sau khi ăn nhiều mỡ, có thể có ỉa ra mỡ hay ỉa lỏng.

- Sốt cao 38 – 39oC, kèm theo rét run từng cơn.

- Vàng da: Trình tự xuất hiện của vàng da, dấu hiệu đau bụng, sốt à có thể cho biết nguyên nhân gây tắc mật.

VD: Trong tắc mật do sỏi OMC, có biểu hiện: Khởi đầu bằng đau bụng vùng hạ sườn (P), sau đó xuất hiện sốt, rồi vàng da à Các biểu hiện này được gọi là Tam chứng Charcot, xuất hiện từng đợt, theo 1 trình tự nhất định, mỗi đợt 4 – 7 ngày. Khi được điều trị chống viêm, tình trạng lại đỡ dần.

- Nước tiểu sẫm màu.

- Phân không bạc màu hoặc bạc màu không rõ vì tắc không hoàn toàn.

- Ngứa: do acid mật ngấm vào máu, kích thích các đầu tận cùng của các dây TK dưới da.

2. Triệu chứng toàn thân:

- Da và củng mạc mắt vàng.

- Hội chứng nhiễm trùng, sốt cao 38 – 39oC, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

- Gầy sút do ăn uống kém và đau.

- Các đám chảy máu dưới da, củng mạc mắt do c/năng gan bị giảm, gây rối loạn đông máu và chảy máu. Chảy máu cũng có thể tăng mức độ do ngứa, người bệnh gãi gây nên.

3. Triệu chứng thực thể:

- Gan to chắc, bờ tù hoặc sắc, dấu hiệu rung gan (+).

- Túi mật căng to và đau. Khi túi mật to, có thể thấy 1 khối lồi dưới bờ sườn (P), di động theo nhịp thở BN, ấn vào có cảm giác đàn hồi hay cứng, người bệnh ưỡn người vì đau. Cũng có trường hợp viêm túi mật mãn xơ teo, túi mật teo nhỏ lại à tiến hành nghiệm pháp Murphy: Bàn tay phải người thầy thuốc đặt vào vùng túi mật, BN thở ra. Trong khi BN vào tối đa, bàn tay của thầy thuốc giữ nguyên tại chỗ. Nếu BN đau sẽ nín thở.

- Bụng chướng đều, rốn lồi, có dấu hiệu sóng vỗ và gõ đục vùng thấp. Do chức năng gan giảm, k/năng TH protid máu thấp, tình trạng tăng áp lực TM cửa và tăng tính thấm màng bụng à dịch tràn vào ổ bụng.

- Lách to: Tắc mật lâu ngày dẫn tới xơ gan, tăng áp lực TM cửa, máu đến lách nhiều và ứ trệ hệ thống cửa, lách sẽ to tùy mức độ.

Câu 18: Kể tên các phương pháp bằng hình ảnh và xét nghiệm để xác định tắc mật sau gan.

1. Xét nghiệm máu:

- Tình trạng tắc mật:

+) Bilirubin máu tăng cao, chủ yếu là bilirubin liên hợp (trực tiếp).

+) Men phosphat kiềm tăng, Cholesterol máu tăng.

+) Máu chảy, máu đông kéo dài.

+) GOT, GPT do tế bào gan bị hủy hoại.

+) Protid máu thấp, Urê máu cao do suy chức năng gan.

- Tình trạng nhiễm khuẩn: Số lượng BC tăng, tỷ lệ BCĐN trung tính tăng > 75%.

2. Chẩn đoán hình ảnh:

- X quang bụng không chuẩn bị: Tìm các vết cản quang của sỏi mật hoặc sự vôi hóa ở vùng tụy, thường ít giá trị.

- Siêu âm: Xét nghiệm không gây sang chấn, đơn giản, độ tin cậy > 95%. Nếu đường mật trong gan và đường mật chính có giãn thì chắc chắn có tắc mật ngoài gan, nguyên nhân gây tắc có thể là: U đầu tụy, K đường mật, sỏi đường mật.

- Nếu siêu âm không rõ, có thể chụp cản quang đường mật ERCP hay PTC.

- Soi ổ bụng:

+) Nhờ nhìn được màu sắc của gan, mà phân biệt được Vàng da ứ mật do viêm gan hay do tắc mật:

. Trong viêm gan, gan thường đỏ (thời kỳ đầu), sau nhợt dần và bao phủ bởi 1 lớp fibrin trắng, mỏng.

. Trong tắc mật, gan to có bờ tròn và nhất là có nhiều lốm đốm xanh mật trên gan.

+) Nhờ nhìn được bằng mắt, nên có thể nhận định được chắc chắn tình trạng túi mật: phát hiện túi mật to mà lâm sàng sờ có thể bỏ qua, sự phát hiện túi mật to ở 1 gan ứ mật có giá trị chẩn đoán địa điểm tắc:

. Túi mật to: tắc ở ống mật chủ.

. Túi mật xẹp: tắc ở ống gan hay tắc ở trong gan.

Có trường hợp hình ảnh soi ổ bụng không được rõ rệt, đề giúp ta phân biệt chắc chắn Vàng da ứ mật do viêm gan với tắc mật, cần phải bổ sung thêm bằng phương pháp giải phẫu bệnh học.

Câu 19: Trình bày những vấn đề hỏi khai thác triệu chứng cơ năng khi khám hệ tiết niệu – sinh dục nam.

1. Cơn đau thận:

- Là triệu chứng cơ năng thường gặp khi có thương tổn tại thận, niệu quản.

- Xuất phát từ vị trí vùng thắt lưng, vùng sườn lưng.

- Cơn đau điển hình: xuất hiện sau khi rung chuyển mạnh (lao động nặng, chạy nhảy…). Mức độ: đau dữ dội, vã mồ hôi, lăn lộn, co chân gập người lại, bóp 2 tay vào thắt lưng hay ưỡn người tỳ lên thành giường, lên gối. Hướng lan: thường đau lan xuống hố chậu, ra bộ phận sinh dục ngoài, không bao giờ lan lên vai, ngực. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, dịu đi khi người bệnh nằm nghỉ ngơi hoặc được dùng thuốc giảm đau, hay sau khi đái ra sỏi, đái ra ít máu.

- Cơn đau không điển hình: BN chỉ đau âm ỉ, hay nặng tức vùng thắt lưng hàng ngày, hàng tuần, dễ bỏ qua không đi khám bệnh, tái diễn nhiều lần.

- Những triệu chứng kèm theo khi có cơn đau thận: buồn nôn, nôn, bụng chướng, bí trung tiện, đái buốt, đái dắt, đái máu.

2. Cơn đau vùng hố chậu, tiểu khung:

- Xuất phát từ vùng hố chậu, vùng bàng quang, vùng tiểu khung.

- Có thể có cơn đau điển hình hay chỉ đau âm ỉ, nặng tức.

- Cơn đau vùng hố chậu thường do sỏi niệu quản.

- Cơn đau tức hạ vị - bàng quang đòi hỏi tiểu tiện khẩn cấp ở BN có u tuyến tiền liệt, sỏi kẹt niệu đạo.

- Cơn đau sâu trong tiểu khung, đau tiền liệt tuyến gây đau vùng đáy chậu, hậu môn trực tràng, đau tăng lên khi ngồi và khi đi ngoài.

- Triệu chứng kèm theo: đái buốt, đái dắt, đái mái, đái đục hoặc bí đái.

3. Cơn đau vùng bìu – dương vật:

- Đau vùng bìu: có thể tự nhiên dữ dội khi xoắn thừng tinh, đau âm ỉ tăng dần khi viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, u tinh hoàn. Đau lan lên bẹn, hố chậu thắt lưng.

- Đau dương vật, dọc đường đi cả niệu đạo khi đái trong viêm niệu đạo, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, kèm theo đái đục, đái máu.

4. Rối loạn tiểu tiện:

Là b/hiện thường do tổn thương đường niệu thấp, hội chứng này rất đa dạng và phức tạp.

a) Hội chứng kích thích:

- Đái dắt: Tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần nước tiểu ít, hay đi tiểu về đêm. Nguyên nhân: Bàng quang bị kích thích do viêm bàng quang, sỏi, dị vật bàng quang, u bàng quang, u tuyến tiền liệt, u trong tiểu khung…

- Đái buốt: Là cảm giác đau rát khi đi tiểu, đau rát vùng bàng quang hay niệu đạo, làm người bệnh không dám rặn đái, khong dám dái hết bãi nước tiểu nên luôn đi kèm với đái dắt. Đái buốt đầu bãi và khi dòng nước tiểu đi qua niệu đạo trong viêm niệu đạo. Đái buốt cuối bãi tăng dần kèm theo đau buốt hạ vị trong viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u bàng quang.

b) Hội chứng tắc nghẽn:

- Đái khó: BN không đái được ngay, cố rặn khi đái, tia nước tiểu yếu, có khi không thành tia nhỏ giọt xuống chân. Thời gian đi tiểu lâu. Sau khi tiểu xong không có cảm giác thoải mái.

- Bí đái: Là hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, ứ đọng cấp tính thì gọi là bí đái cấp tính. Biểu hiện: tự nhiên đau tức và nổi u vùng hạ vị, mót đái mà không đái được, triệu chứng mót đái và mót rặn ngày càng tăng lên dữ dội. Bí đái không hoàn toàn (mãn tính): sau khi đi tiểu, lượng nước tiểu dư trong bàng quang > 300ml, đái xong vẫn khó chịu, bàng quang căng, luôn sờ thấy cầu bàng quang.

- Đái tắc: Đang đái tự nhiên tắc lại, tia tiểu biến đổi hình dạng, đau buốt tại vị trí tắc nghẽn trên đường đi của niệu đạo, vẫn buồn đái khi tắc hoàn toàn, dần dần xuất hiện cầu bàng quang. Nguyên nhân thường do sỏi kẹt niệu đạo.

c) Đái không tự chủ:

- Là hiện tượng nước tiểu rỉ ra ngoài ý muốn của BN. Nguyên nhân: RL chức năng cơ thắt bàng quang niệu đạo, do các tổn thương ở não, hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

- Phân biệt với rỉ nước tiểu liên tục ở trẻ em do niệu quản lạc chỗ.

d) Đái ra máu:

- Nước tiểu có màu hồng đỏ, cặn Addis HC > 500.000HC/phút. Đái ra máu xuất hiện sau cơn đau thắt lưng, hố chậu, chán thương hoặc đái ra máu tự nhiên không đau đớn gì. Có thể đái máu đầu bãi, cuối bãi, hay toàn bãi.

- Phân biệt nước tiểu đỏ nhưng không phải đái máu, mà là do màu của thức ăn, đồ uống, do thuốc (rifampicin, pyridium, phenothiarim).

e) Đái đục:

- Đái ra mủ: Nước tiểu đục trắng, có vẩn cặn mủ. Có thể đục đầu bãi, cuối bãi, hay toàn bãi, kèm theo đái buốt, dắt. Biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu khi số lượng VK > 105/ml, cặn Addis 5000BC/phút.

- Nước tiểu đục nhưng không phải đái mủ: đái ra albumin, urat, phosphat.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: