Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nghin le mot dem(13)

HOÀNG TỬ CAMARALZAMAN

- Tâu bệ hạ - ScheherazaDe nói - Sáng hôm sau, hoàng tử Camaralzaman thức dậy, l1ếc nhìn sang bên cạnh mình xem cô nàng xinh đẹp thấy đêm hôm qua có còn đấy không. Khi không thấy ai cả, chàng nghĩ thầm: Ta đã biết mà, đúng là quốc vương cha ta muốn làm ta bị bất ngờ, may mà ta đã đề phòng . Chàng định đánh thức tên hầu hãy còn đang ngủ, giục nó đi làm những việc thường ngày và chẳng nói gì vớI nó cả. Tên hầu mang chậu và nước tới. Chàng rửa mặt, lau người và sau khi cầu kinh, chàng cầm lấy một quyển sách và đọc một lúc. Sau những việc làm thường ngày đó, Camaralzaman gọi tên nô lệ tới:

- Lại đây - Chàng bảo nó - Và cấm không được nói dối. Mày hãy nói cô nương ngủ cùng ta đêm qua đã tới đây bằng cách nào và ai đưa cô ấy tới?

 - Thưa hoàng tử - Tên nô lệ hết sức ngạc nhiên đáp- Ngài muốn nói tới cô nương nào vậy?

 - Người mà ta đã bảo mày rồi - Hoàng tử nói - Đã đến đây hoặc ai đó đưa tới đây đêm qua và đã nằm bên cạnh ta.

- Thưa hoàng tử - Tên hầu vẻ khổ sở - Con xin thề là chẳng biết một tí gì cả. Cô nương ấy có thể tới đây như thế nào? Con nằm ngay giữa cửa kia mà?

 - Mày nói dối, tên vô lại kial - Hoàng tử la lên – Mày âm mưu để làm cho ta phiền não hơn và làm ta phát điên lên.

 Nói xong, chàng cho nó một cái tát làm nó ngã ngửa, chàng đạp lên người nó và lấy sợi dây thừng cạnh giếng trói ghì cánh khuỷu nó lại, dòng nó xuống giếng, thả cho ngập đầu nhiều lần và bảo:

 - Tao sẽ dìm mày chết đuối nếu mày không nói mau cô nương đó là ai và người nào đưa nàng đến.

Tên nô lệ lúng túng giận dữ, bị ngập nửa người dưới giếng tự nhủ thầm: Đúng là hoàng tử bị mất trí vì quá đau khổ, ta chỉ có thể thoát được bằng cách nói dối thôi .

- Thưa hoàng tử - Vừa khóc mếu hắn vừa nói – Xin hãy để cho con sống, con xin ngài. Con hứa sẽ nói thật.

Hoàng tử kéo nó lên. Vừa khỏi miệng giếng, hắn vừa run vừa nói:

 - Thưa hoàng tử, ngài chắc thấy rõ là con làm sao mà bẩm rõ sự việc với ngài trong tình trạng như thế này. Xin hãy cho con đi thay quần áo đã.

 - Được, ta cho phép. Đi thay quần áo mau lên mà nhớ là không được giấu ta một điều gì.

Tên nô lệ đi ra sau khi khép cánh cửa buồng hoàng tử. Cứ thế nó chạy thẳng vào hoàng cung. Quốc vương đang trò chuyện với tể tướng phàn nàn không sao ngủ được cả đêm qua vì sự bất tuân và thái độ điên khùng đáng lên án của hoàng tử con ông đã dám chống lại ý chỉ.

Viên quan đại thần này cố gắng an ủi và nói để quốc vương rõ là chính hoàng tử đã buộc Người phải làm như vậy.

- Tâu bệ hạ - Ông nói - Người chẳng nên hối tiếc là đã cho bắt giữ chàng. Cứ kiên nhẫn để chàng bị giam trong một thời gian, tin chắc là rồi đây chàng sẽ từ bỏ cái tính bồng bột của tuổi trẻ và sẽ trở lại ngoan ngoãn nghe theo tất cả những gì quốc vương đòi hỏi ở chàng.

Tể tướng vừa nói tới đó thì tên nô lệ chạy vào:

- Tâu bệ hạ - Hắn nói - Con lấy làm tiếc là phải tới tâu trình hoàng thượng một tin có thể làm Người rất không được vui. Hoàng tử nói là có một cô nương đêm qua đã nằm ngủ với chàng. Rồi hoàng tử làm con như thế này đây. Cái đó rõ ràng chứng tỏ là chàng thực sự mất trí rồi.

Rồi hắn kể lại - chi tiết tất cả những gì hoàng tử Camaralzaman đã nói và đã đối xử quá đáng với hắn như thế nào. Lời lẽ của hắn nghe chắc nịch. Nhà vua không chờ đợi cái điều phiền muộn mới này, bảo tể tướng:

- Đó, lại thêm một sự kiện đáng buồn nhất, khác hẳn với niềm hy vọng mà nhà ngươi nói với ta vừa rồi. Đi đi, chớ để mất thì giờ nữa, nhà ngươi hãy đi xem sự thể ra sao rồi về báo ta rõ.

Tể tướng tuân lệnh ngay và khi đi vào buồng hoàng tử, ông thấy chàng ngồi rất yên lặng, sách cầm tay đang đọc. Ông chào chàng, ngồi xuống cạnh và bảo:

- Tôi muốn phạt nặng tên hầu của hoàng tử đã tới làm cho hoàng đế cha hoàng tử hoảng sợ vì một tin nó mang về.

 - Đó là tin gì vậy - Hoàng tử hỏi- mà làm cho hoàng thượng sợ hãi. Tôi còn có chuyện quan trọng hơn nhiều để hỏi tội tên nô lệ của tôi kia.

 - Hoàng tử ạ - Tể tướng nói - Cầu Thượng đế chứng giám cho điều nó nói mong được là sự thật! Trạng thái của hoàng tử mà tôi thấy đây thật chẳng có gì đáng phàn nàn và cầu mong là được như thế mãi. Và điều đó nói lên là không có gì nghiêm trọng cả.

- Có thể là - Hoàng tử nói - nó nói lại chưa đầy đủ những gì xảy ra đâu. Nhân tiện ông tới đây, tôi thấy thật dễ chịu được hỏi một người như ông có thể biết được ngọn ngành. Cái cô nàng đêm qụa đã ngủ cùng tôi, bây giờ ở đâu rồi? Nghe hỏi thế tể tướng sững sờ, ngơ ngác:

- Thưa hoàng tử - Ông đáp - Xin ngài chớ ngạc nhiên thấy tôi sửng sốt vì câu hỏi của ngài. Liệu có thể thế được không, tôi chưa nói đến một người phụ nữ, mà ngay đến bất cứ một người đàn ông nào trên thế gian này cũng không thể trong ban đêm mà lọt được vào tới chốn này. Phòng chỉ duy nhất một cái cửa, muốn vào thì bắt buộc phải giẫm lên bụng tên nô lệ của ngài. Xin hoàng tử hãy tĩnh trí lại và ngài sẽ thấy là mình đã nằm mơ và giấc mơ đó đã để lại dấu ấn sắc nét trong đầu óc ngài.

 - Tôi không muốn nghe ông nói linh tinh nữa – Hoàng tử cao giọng - Tôi muốn biết rõ cái cô nàng đó hiện nay ra sao và ta ở đây, trong một nơi mà ta biết làm mọi ngườI phải tuân lệnh ta.

Nghe lời lẽ cứng rắn này, tể tướng vô cùng bối rối không sao tả được. Ông nghĩ cách thoát ra thế nào cho thật êm. Bằng thái độ thật mềm mỏng, ông khúm núm hỏi hoàng tử xem chính chàng có trông thấy cô nương đó không

. - Có, có chứ - Hoàng tử vội đáp- Chính mắt ta đã nhìn thấy nàng và ta nhận rõ là chính ông đã bố trí để giương bẫy ta. Nàng cũng đã ,khéo léo đóng vai trò mà ông đã cắt đặt là không nói với ta một lời, là giả vờ ngủ say và rút ra ngay sau khi ta ngủ lại. Chắc là ông đã rõ rồi và chắc là nàng cũng chẳng quên kể lại tỉ mỉ với ông.

- Thưa hoàng tử - Tể tướng cãi - Tôi xin thề là tất cả những điều ngài vừa nói đều hoàn toàn không có. Quốc vương cha ngài và tôi không hề đưa cái cô nương mà ngài nói đó tới đây. Xin cho phép tôi được nói một lần nữa là ngài chỉ thấy cô nương đó trong giấc mơ mà thôi.

- Thì ra ông tới đây để giễu cợt ta phải không – Hoàng tử nổi giận nói to - Và lại còn dám nói thẳng vào mặt ta là những điều nói với ông là trong giấc mơ? Chàng nắm ngay lấy râu tể tướng và giơ tay giơ chân đấm đá mãi cho đến khi mệt lử.

Vị tể tướng khốn khổ đành kiên nhẫn chịu cơn lôi đình của hoàng tử Camaralzaman. Thế là - Ông tự nhủ -ta cũng lại rơi vào hoàn cảnh như tên nô lệ. Thật rất may nếu ta cũng như nó được thoát khỏi cái tai vạ này . Giữa , trận đòn túi bụi, ông kêu lên:

- Hoàng tử ơi, hãy dừng tay một chút, tôi có điều muốn trình bày

. Hoàng tử đấm đá cũng đã mệt, dừng lại cho nói.

 - Tôi xin thú thực - Tể tướng giả vờ nói - là cũng có cái gì đó trong những điều ngài nói. Nhưng chắc ngài cũng rõ là nhiệm vụ của một thượng thư là phải thi hành lệnh của hoàng đế, đó là điều tối cần thiết. Nếu được ngài rộng lòng cho phép, tôi sẵn sàng xin đi tâu trình lại với hoàng đế tất cả những gì ngài ra lệnh.

 - Ta cho phép ông - Hoàng tử bảo - Đi đi, và tâu với Người là ta muốn cưới cô nương mà Người đã gửi đến hoặc dẫn đến cho ta và ta đã cùng nàng ngủ với nhau đêm qua làm vợ. Mau lên, đi đi và mang về ngay cho ta lời phúc đáp. Tể tướng cúi đầu xuống thật thấp từ giã chàng và chỉ thấy thực sự thoát nạn khi đã ra bên ngoài tháp cổ và khép lại cánh cửa buồng của hoàng tử. Tể tướng về bệ kiến Schahzaman với bộ mặt thiểu não làm cho nhà vua cũng thật phiền lòng.

 - Thế nào - Quốc vương hỏi - Ngươi thấy tình trạng con ta ra sao?

 - Tâu bệ hạ - Tể tướng đáp - Điều mà tên nô lệ tâu trình là hoàn toàn đúng.

Ông kể lại cuộc đối thoại của ông vôi hoàn tử Camaralzaman, sự nổi xung của hoàng tử khi ông bảo là không sao có thể có một cô nương nào đó đến ngủ vớI chàng được, sự đối xử tồi tệ của chàng với ông và sự khôn khéo của ông để thoát khỏi tay chàng. Hoàng đế Schahzaman càng buồn nẫu ruột vì chuyện tể tướng kể vì ông rất mực yêu thương hoàng tử. Ông muốn tự mình làm rõ sự thật, nên kéo tể tướng đi theo cùng tới ngôi tháp cổ

. - Nhưng, tâu bệ hạ - Đến đây hoàng hậu Scheherazade ngừng lại - Trời đã bắt đầu sáng rõ.

 Đêm sau kể tiếp, nàng nói với hoàng Đế Ân Độ:

- Tâu bệ hạ, hoàng tử Camaralzaman nghênh đón vua cha trong ngôi tháp cổ mà chàng đang bị giam cầm đầy vẻ kính trọng. Nhà vua ngồi và sau khi bảo hoàng tử ngồi xuống cạnh mình, ông hỏi con hết câu nọ đến câu kia được hoàng tử trả lời rất cung kính và khôn ngoan. Thỉnh thoảng ông lại nhìn sang tể tướng như ý muốn nói là mình chẳng thấy có gì là loạn trí ở hoàng tử như tể tướng trình bày cả mà chính tể tướng bị loạn trí thì đúng hơn.

Cuối cùng nhà vua nói với hoàng tử về cái cô nương đó:

- Con trai của ta, con hãy nói cho cha rõ cái cô nàng đã ngủ với con đêm hôm đó như người ta nói là ai vậy?

- Tâu phụ hoàng - Camaralzaman đáp - Con khẩn khoản xin Người đừng làm con buồn rầu thêm nữa về vấn đề mà người ta đã làm cho con khổ quá rồi. Xin Người hãy cho con cưới nàng làm vợ. Sự chán ghét đàn bà mà con đã tỏ với cha từ trước tới nay đã tiêu tan trước cái sắc đẹp trẻ trung đã làm con say đắm. Không khó khăn gì mà con xin thú thực với cha sự yếu đuối của mình. Con sẵn sàng đón nhận nàng từ tay cha với lòng biết ơn vô hạn.

Vua Schahzaman sửng sốt vì câu trả lời của hoàng tử mà ông thấy không còn tỉnh táo khôn ngoan như những lờI chàng nói trước đó.

 - Con ơi! - Ông nói - Những lời con nói đã làm cha hết sức ngạc nhiên. Cha xin thề nhân danh ngôi báu mà cha sẽ truyền cho con là cha không biết một chút gì về cái cô nương mà con nói. Cha không tham dự vào việc này nếu quả thật là có người đã tới. Mà làm sao cô ta có thể vào đây được nếu không được sự đồng ý của cha. Dù là tể tướng có nói gì về chuyện đó thì chẳng qua cũng chỉ để làm cho con dịu cơn giận dữ đi thôi. Có thể đó chỉ là một giấc chiêm bao, con nên cẩn thận và tĩnh trí lại đi.

 - Tâu bệ hạ - Hoàng tử nói - Con sẽ mãi mãi không xứng đáng với biết bao từ tâm của cha nếu không tin vào những gì cha vừa nói. Nhưng xin Người hãy kiên nhẫn nghe và xét xem những gì con được bầy tỏ với Người sau đây có phải là một giấc chiêm bao không.

Thế rồi hoàng tử Camaralzaman kể lại cho vua cha nghe chàng đã thức dậy như thế nào. Chàng cũng có nới thêm lên một chút về vẻ yêu kiều quyến rũ của cô gái chàng thấy nằm bên cạnh, tình yêu chàng thấy bột khỏi lúc đó và tất cả sự cố gắng vô ích của chàng để đánh thức nàng dậy. Chàng cũng không giấu vua cha điều gì đã khiến chàng thức dậy và ngủ lại sau khi đã trao đổi nhẫn cho nhau. Và khi kết thúc câu chuyện, chàng rút chiếc nhẫn từ ngón tay và đưa cho vua cha.

 - Tâu phụ vương - Chàng nói - Nhẫn của con chắc cha chẳng lạ gì vì Người đã nhìn thấy nhiều lần. Sau tất cả những cái đó, con hy vọng là Người sẽ không cho con là mất trí như người ta đã làm cho Người tin như vậy.

Vua Schahzaman thấy những điều mà hoàng tử con ông vừa trình bày là sự thật nên ông chẳng biết nói sao cả. Sự kinh ngạc của ông quá lớn làm ông lặn người đi hồi lâu.

Hoàng tử lợi dụng giây phút đó, tâu thêm:

- Tâu phụ hoàng, tình yêu say đắm mà con cảm thấy với cô nương kiều diễm đó mà con còn lưu giữ hình ảnh quí báu trong tim, đã mãnh liệt tới mức con không sao mà cưỡng lại được nữa. Xin Người rủ lòng thương ban cho con cái hạnh phúc được có nàng.

 - Con ạ. Sau khi nghe con trình bày, và sau lúc cha được thấy chiếc nhẫn đó - Vua Schahzaman nói - thì cha không còn nghi ngờ gì về mối tình say đắm của con là không có thật và mối tình đó đã được nảy nở do cô gái mà con thấy. Cầu mong Thượng đế cho tôi được biết nàng, cái cô nương đó. Con sẽ được thoả lòng từ lúc này, và ta sẽ là người cha hạnh phúc nhất thế gian. Nhưng tìm nàng ta ở đâu bây giờ? Làm sao và bằng lối nào mà nàng ta vào được đây mà ta không biết gì, mà không có sự đồng ý của ta? Vì sao nàng ta lại vào đây chỉ để nằm cạnh con, để cho con nhìn sắc đẹp và vẻ mĩ miều của nàng ta và khêu gợi tình yêu của con trong khi nàng ngủ và khi con ngủ thì nàng lại biến đi? Cha không làm sao mà hiểu được cái chuyện rắc rối này. Con ạ, nếu trời đất mà không phù hộ thì nàng đã đẩy chúng ta, cả con và cha xuơng mồ rồi.

Nói xong, ông cầm lấy tay hoàng tử bảo:

- Lại đây, để hai cha con ta cùng buồn khổ với nhau, con thì trong một tình yêu vô vọng còn cha thì vì nhìn thấy con sầu khổ mà vô kế khả thi.

Vua Schahzaman kéo hoàng tử ra khỏi toà tháp cổ đưa về hoàng cung mà ở đây với mối tình tuyệt vọng vì yêu tha thiết một cô nương xa lạ vô danh, chàng phát ốm liệt giường. Nhà vua đóng chặt ngự phòng cùng với con than thở nhiều ngày chẳng ngó ngàng gì đến việc nước.

Tể tướng là người duy nhất được ra vào tự do, một hôm tới bệ kiến để tâu với nhà vua là tất cả triều thần cũng như dân chúng bắt đầu xì xào về việc không thấy vua xuất hiện hàng ngày để xử lý việc quốc gia như thường lệ, ông nói sẽ không chịu trách nhiệm về những lộn xộn có thể xảy ra.

- Xin bệ hạ hãy lưu tâm - Ông nói- Tôi biết rõ ràng là sự có mặt của bệ hạ làm cho hoàng tử đỡ đau khổ và ngược lại sự có mặt của hoàng tử cũng làm cho bệ hạ đỡ buồn phiền, nhưng xin bệ hạ cần phải nghĩ đến việc làm sao cho tất cả không bị đổ vỡ. Xin bệ hạ hãy nghe theo lời tôi cùng hoàng tử chuyển sang lâu đài tại hòn đảo nhỏ, chẳng xa cung điện là bao và chỉ cần thiết triều mỗi tuần hai buổi. Trong khi vì công việc mà Người phải xa hoàng tử thì phong cảnh đẹp, không khí tốt lành và cảnh quan kỳ diệu của hòn đảo sẽ làm cho hoàng tử khuây khoả và dễ dàng chịu đựng được sự vắng mặt ngắn ngủi của Người.

Vua Schahzaman tán thành lời khuyên đó và khi cung điện trên đảo, mà đã lâu ông không lui tới, được bài trí chu đáo, ông cùng hoàng tử chuyển tới đó và chỉ xa chàng mỗi tuần hai lần để thiết triều thôi. Còn hàng ngày thường thường ông qua thời gian bên cạnh chàng để, lúc thì dùng lời nhẹ nhàng an ủi, lúc thì cùng chia nỗi u buồn với chàng.

NÀNG CÔNG CHÚA TRUNG HOA

Trong khi những chuyện trên xảy ra tại kinh đô của Vua Schahzaman, thì hai vị thần Danhasch và Caschcasch mang công chúa Trung Hoa đặt lại vào giường trong lâu đài mà nhà vua Trung Hoa đã giam nàng. Sáng hôm sau thức dậy, công chúa Trung Hoa quay sang phải, quay sang trái và khi không nhìn thấy hoàng tử Camaraìzaman bên cạnh, nàng cất tiếng thất thanh gọI các nô tì làm cho chúng vội vàng chạy lại xúm quanh giường nàng. Bà vú nuôi đứng phía đầu giường hỏi nàng cần gì và có gì xảy ra với nàng.

 - Hãy nói cho ta biết - Công chúa bảo - Chàng trai mà ta hết lòng yêu thương, đã nằm cạnh ta đêm qua, bây giờ ra sao rồi?

 - Thưa công chúa - Bà vú đáp - Chúng tôi chẳng hiểu công chúa nói gì cả. Nàng nói rõ ra xem sao.

- Đó là - Công chúa nói - Một chàng trai khôi ngô tuấn tú và vô cùng đáng yêu, nằm ngủ bên cạnh ta đêm qua mà ta đã vuốt ve chàng đã lâu và làm mọi cách để cho chàng tỉnh dậy, nhưng không kết quả - Ta muốn hỏi các người là chàng đâu rồi.

 - Thưa công chúa - Bà vú lại nói - Chắc là nàng muốn đùa cợt với chúng tôi chăng. Mời công chúa dậy đi thôi. - Ta nói rất nghiêm chỉnh đấy - Công chúa cãi - Và ta muốn biết lúc này chàng ở đâu.

- Nhưng mà, thưa công chúa - Bà vú nhấn mạnh - Công chúa chỉ có một mình khi chúng tôi đưa nàng đi ngủ tối hôm qua và chẳng có ai vào ngủ cùng với công chúa cả. Chúng tôi biết rõ như thế mà. Công chúa Trung Hoa không dằn mình được nữa. Nàng túm lấy tóc bà vú, vừa tát vừa đấm:

- Mi sẽ phải nói, đồ phù thuỷ già, nếu không ta sẽ đánh chết mi.

Bà vú nuôi cố sức giằng co để thoát khỏi bàn tay của công chúa và một mạch chạy về cung hoàng hậu, mẹ đẻ ra công chúa. Bà mang bộ mặt sưng vù đầm đìa nước mắt bệ kiến hoàng hậu: Hoàng hậu vô cùng kinh ngạc hỏi ai đã đã làm cho vú trong tình trạng tả tơi như vậy.

 - Bẩm hoàng hậu. Bà vú tâu - Xin lệnh bà hãy xem công chúa đối xử với tôi như thế này đây. Nàng có lẽ đánh tôi chết nếu tôi không giằng ra trốn thoát. Rồi bà kể hết đầu đuôi chuyện vì sao mà công chúa nổi trận lôi đình. Hoàng hậu nghe mà thấy vừa ngạc nhiên vừa buồn bã:

- Lệnh bà thấy đó - Bà vú nuôi nói thêm - Công chúa đúng là đã hoàn toàn mất trí rồi. Lệnh bà có thể thấy rõ nếu người bớt chút thời giờ tới thăm nàng. Hoàng hậu Trung Hoa rất quan tâm tới câu chuyện vừa nghe vì bà rất yêu thương con gái. Bà bắt người vú nuôi phải dẫn bà tới ngay chỗ công chúa. Hoàng hậu Scheherazade muốn kể tiếp nhưng thấy trời đã bắt đầu sáng. Nàng im tiếng và đêm sau nàng nói với hoàng Đế Ấn Độ:

 “- Tâu bệ hạ, hoàng hậu Trung Hoa tới cung điện nơi công chúa đang bị cấm cung, ngồi xuống bên cạnh con gái và sau khi hỏi thăm sức khoẻ, bà hỏi nàng nguyên nhân vì sao mà giận dữ đánh đập bà vú nuôi: - Con gái ạ - Bà bảo - Như thế là không tốt đâu. Công chúa của một quốc gia lớn như con thì không được để cho những gì là thái quá lôi cuốn.

 - Thưa mẫu hậu - Công chúa nói- Con thấy rõ là Người cũng tới đây để trêu cợt con. Nhưng con xin nói để cho mẫu hậu rõ là con sẽ chẳng thấy thanh thản chừng nào mà con không được kết hôn cùng chàng hiệp sĩ đáng yêu đã cùng nằm với con đêm qua. Chắc mẫu hậu phải biết rõ là chàng ở đâu. Con xin người cho chàng trở lại đây. - Con gái ơi - Hoàng hậu nói - Con làm ta ngạc nhiên. Ta chẳng hiểu là con nói gì cả. Công chúa chẳng còn giữ lễ độ gì nữa.

- Thưa lệnh bà - Nàng nói - Đức vua cha con và lệnh bà mẹ của con, đã hành tội con để con lấy chồng khi con không muốn. Bây giờ ý muốn đó đã đến, và con nhất định người chồng của con phải là chàng hiệp sĩ mà con đã nói với mẹ, nếu không con sẽ tự sát. Hoàng hậu nhẹ nhàng bảo con:

- Con gái của mẹ, con cũng biết rất rõ là chỉ có một mình con ở đây và không có bất cứ một người nam giới nào vào đây được

Nhưng, đáng lẽ lắng nghe thì công chúa lại ngắt lời bà và vùng vằng làm những cử chỉ giận dỗi khiến hoàng hậu phải buồn rầu rút lui trở về nói hết mọi chuyện với quốc vương.

Vua Trung Quốc muốn tự mình nắm rõ sự thật nên tới ngay nơi ở của công chúa hỏi nàng phải chăng những chuyện ông vừa được biết là đúng sự thật.

- Tâu bệ hạ - Công chúa nói - Chỉ xin Người gia ân trả lại cho con người chồng đã nằm cạnh con đêm hôm trước.

 - Sao? Con gái của cha - Nhà vua sửng sốt - Có người nào đó đã ngủ cùng với con đêm qua ư?

- Thế là thế nào, tâu bệ hạ - Công chúa không để cho nhà vua nói tiếp - Người hỏi phải chăng có người nào đó đã nằm ngủ với con ư! Chính Người đã biết rõ mà. Đó là chàng hiệp sĩ điển trai nhất dưới bầu trời này. Xin cha hãy trả chàng lại cho con, xin cha đừng từ chối. Để phụ hoàng tin - Nàng tiếp - Là con đã thấy chàng hiệp sĩ đó, là chàng đã cùng nằm với con, là con đã vuốt ve âu yếm chàng, là con đã cố gắng làm cho chàng thức dậy mà không được, thì xin cha hãy nhìn chiếc nhẫn này.

Công chúa giơ bàn tay ra và hoàng đế Trung Quốc không biết nói sao khi nhìn chiếc nhẫn và nhận ra đó là nhẫn đàn ông. Nhưng vì ông không sao hiểu được tất cả những gì nàng trình bày và ông đã nhốt nàng lại vì cho là nàng bị điên thì lúc này ông lại càng tin là nàng điên rồ.Vì vậy, không nói gì thêm nữa sợ nàng làm chuyện gì hung hăng với mình và với tất cả những ai tới gần, ông cho trói nàng thật chặt và chỉ cho bà vú nuôi được tới gần chăm sóc và cửa buồng được canh gác nghiêm ngặt.

 Hoàng đế Trung Quốc hết sức đau buồn về nỗi bất hạnh của công chúa mà ông tưởng bị loạn trí nặng nề. Ông nghĩ mọi cách để chữa trị cho nàng. Ông cho triệu tập các triều thần và sau không nói rõ tình trạng bệnh tật của công chúa, ông tuyên bố.

 - Nếu có người nào dó trong các khanh thành thạo nhận chữa bệnh cho công chúa và làm cho nàng khỏi bệnh, ta sẽ gả cho làm vợ và sẽ là người thừa kế ngôi báu, nốI ngôi sau khi ta chết.

Khát khao được lấy một công chúa xinh đẹp và hi vọng được trị vì một quốc gia hùng mạnh như đất nước Trung Hoa đã tác động lớn đến đầu óc một viên quan đã luống tuổi có mặt lúc đó. Vì ông ta là một pháp sư có bản lĩnh cao cường, ông ta cho mình là có thể thành công nên liền tới nhà vua xin chữa.

- Ta chấp nhận - Nhà vua nói - Nhưng ta muốn cảnh báo trước là ta sẽ cho chặt đầu nếu nhà ngươi thất bại trong việc chạy chữa. Thật là không công bằng nếu nhà ngươi được một phần thưởng lớn như vậy nếu thành công mà không phải chỉu sự rủi ro mất mát gì về phía nhà người khi thất bại. Điều ta nói với nhà ngươi cũng là điều ta muốn nói với tất cả những ai tự nguyện sau nhà ngươi, trong trường hợp ngươi không nhận điều kiện như vậy tức là nhà ngươi không thành công.

Viên quan chấp nhận điều kiện và nhà vua tự dẫn y đến nơi công chúa. Công chúa che mặt khi nhìn thấy tên quan.

Tâu phụ vương - Nàng bảo cha- Sao Người lại bất ngờ đưa tới đây một người đàn ông mà con không quen biết và đạo giáo cấm con không được nhìn.

- Con gái ơi? - Nhà vua nói - Con chớ nên bất bình về sự có mặt của người này. Đó là một trong các đại thần trong triều muốn cầu hôn con.

Tâu phụ vương - Công chúa nói- Đó không phải là người mà cha đã gả cho con mà con đã nhận làm của tin chiếc nhẫn con đang mang đây: Mong cha sẽ cho là không tốt khi con lại nhận lời một người khác.

Viên quan chờ đợi là công chúa sẽ nói và làm những chuyện điên rồ. Y rất ngạc nhiên thấy nàng bình thản và nói năng đúng mực như vậy và y biết rất rõ là nàng chẳng điên rồ một chút nào ngoài một tình yêu mãnh liệt đã được hình thành rất có căn cứ. Y không dám tự tiện trình bày với nhà vua. Hẳn là quốc vương không sao chịu được việc công chúa yêu một người không phải là người ông muốn cho con làm chồng. Y phủ phục xuống chân vua:

Tâu bệ hạ - Y nói - Sau những gì thần đã nghe được thì việc chữa chạy cho công chúa hoàn toàn vô ích. Thần chẳng có thứ thuốc nào trị được bệnh đó và tính mệnh của thần xin tuỳ theo ý bệ hạ. Nhà vua bực mình về sự bất lực của viên đại thần và viên quan này đã gây phiền muộn cho mình nên đã cho chặt đầu y.

 Ít ngày sau đó, để khỏi bị trách cứ là không quan tâm đầy đủ tìm mọi cách trị bệnh cho công chúa, nhà vua cho ban bố khắp thành là nếu có một thầy lang, một nhà chiêm tính, một pháp sư nào đó có nhiều kinh nghiệm chữa được bệnh mất trí cho công chúa thì cứ tới xin bệ kiến, với điều kiện là mất đầu nếu không chữa khỏi. Ông còn cho ban bố cũng vấn đề này trong tất cả các thành phố chính trong nước và ở tất cả các triều đình các quốc gia lân cận Người tới đầu tiên là một nhà chiêm tinh kiêm pháp sư. Vua cho một hoạn nô dẫn tới nơi công chúa bị cấm cung. Nhà chiêm tinh rút ra từ trong túi mang theo một cái ống dùng để xem sao, một quả cầu nhỏ, một bếp lò, nhiều loại thuốc xông, một cái lọ đồng và nhiều vật dụng khác. Ông ta đòi mang lửa đến. Công chúa Trung Hoa hỏi tất cả những dụng cụ ấy có nghĩa gì?

 - Thưa công chúa - Pháp sư đáp - Đó là để bắt ma quái nó đang ám công chúa, đem nó mang nhất vào cái lọ này và ném nó xuống đáy biển.

- Cái tên chiêm tinh chết tiệt này! - Công chúa kêu lên -Mi nên biết rằng ta chẳng cần gì đến những thứ đó, rằng ta rất tỉnh táo minh mẫn và chính mi mới là tên loạn trí. Nếu mi thực sự có bản lĩnh thì hãy dẫn người ta yêu đến đây với ta, đó là điều tốt nhất mà mi có thể phục vụ ta đấy.

- Thưa công chúa - Nhà chiêm tinh nói - Nếu là như vậy, thì không phải ở tôi mà là nàng phải chờ đợi ở hoàng đế cha nàng. Y cho lại vào túi tất cả những gì vừa lôi ra, bực mình vì đã nhẹ dạ nhận đi chữa một căn bệnh tưởng tượng. Khi hoạn nô dẫn nhà chiêm tinh trở lại trước hoàng đế Trung Hoa, nhà chiêm tinh không đợi hoạn nô tâu trình, tự mình mạnh dạn phát biểu:

Tâu bệ hạ, theo như lời bệ hạ bố cáo và tự Người khẳng định, tôi đinh ninh là công chúa điên rồ do đó chắc chắn là với những bí quyết trong tay, tôi có thể đưa được nàng trở lại người có thần kinh lành mạnh. Nhưng chẳng lâu la gì mà tôi phát hiện ra ngoài bệnh si tình ra thì nàng không mắc bệnh gì khác, và nghệ thuật của tôi chưa đạt tới lĩnh vực điều trị được bệnh tương tư. Chính hoàng thượng có ưu thế hơn cả mọi người có thể chữa ngay bệnh cho công chúa bằng cách hãy cho nàng kết hôn với ngườI chồng mà nàng đòi hỏi.

Nhà vua cho nhà chiêm tinh này là hỗn xược và xử tội chết. Để không làm cho bệ hạ nhàm chán vì những sự việc trùng lặp thiếp xin nói ngay là sau đó còn có tới năm chục chiêm tinh gia, thầy thuốc và pháp sư cùng bị chung số phận. Đầu của họ được treo trước cổng thành.

CHÀNG MARZAVAN VÀ HOÀNG TỬ GAMARALZAMAN

 Bà vú nuôi của công chúa Trung Hoa có một người con trai tên là Marzavan, anh em cùng dòng sữa với công chúa, bà nuôi dạy cùng với công chúa. Tình thân của họ rất sâu sắc trong thời thơ ấu, suốt thời gian họ sống gần nhau, họ coi nhau như anh em, ngay khi tuổi đã hơi lớn và buộc phải sống xa nhau.

Giữa nhiều các môn học mà Marzavan học tập rèn luyện từ thuở niên thiếu, Chàng có xu hướng đi sâu vào khoa chiêm tinh tư pháp, khoa bói toán và nhiều môn khoa học huyền bí khác mà chàng tỏ ra rất có năng khiếu. Chưa vừa lòng với tất cả những gì đã học được ở các thầy, khi thấy đã có tương đối đủ sức để chịu đựng mệt mỏI đường trường, chàng bèn tổ chức những chuyến đi chu du khắp nơi để học hỏi. Không có một danh nhân nào ở bất cứ lĩnh vực khoa học nào, lĩnh vực nghệ thuật nào mà chàng không tìm đến để thụ giáo dù phải đi tới những tỉnh thành rất xa xôi hẻo lánh.

Sau rất nhiều năm vắng mặt, Marzavan cuối cùng trở về kinh đô Trung Quốc và những thủ cấp sắp hàng mà chàng nhìn thấy trên cổng thành làm chàng cực kỳ kinh ngạc. Khi về tới nhà chàng hỏi vì sao mà trên cổng thành lại treo nhiều thủ cấp và trên tất cả, chàng hỏi tin tức về công chúa, cô em cùng dòng sữa mà chàng không bao giờ quên. Vì người ta sẽ không làm cho chàng thoả mãn được nếu không gộp cả hai câu hỏi của chàng lại. Chàng chỉ biết được về đại thể những điều muốn biết trong khi chờ mẹ, bà vú nuôi của công chúa nói cho biết rõ ràng hơn.

Scheherazade ngừng lại ở đoạn này. Nàng kể tiếp câu chuyện vào đêm sau theo yêu cầu của hoàng Đế Ấn Độ.  “- Tâu bệ hạ - Nàng nói - Tuy là bà vú nuôi, mẹ chàng Marzavan rất bận về việc chăm nom công chúa Trung Quốc nhưng cũng hay tin con trai thân yêu đã trở về. Bà cũng thu xếp được thời gian để về ôm hôn và chuyện trò với con một lát. Sau khi bà, nước mắt lưng tròng, kể cho con nghe tình trạng thảm thương của công chúa và nguyên nhận vì sao mà hoàng đế Trung Hoa trừng phạt nàng, Marzavan xin mẹ tạo cho chàng điều kiện bí mật đến thăm nàng không để nhà vua biết. Bà vú nuôi suy nghĩ một lát rồi bảo chàng:

- Mẹ chưa biết nói sao với con bây giờ. Nhưng chờ đến mai, cũng giờ này, có thế nào mẹ sẽ cho con biết.

 Vì ngoài bà vú nuôi ra, không ai được tới gần công chúa nếu chưa được người chỉ huy hoạn nô canh gác cửa cho phép. Bà vú nuôi biết người này mới chỉ được phục vụ thời gian gần đây nên những việc xảy ra trong triều trước đây hắn ta không rõ. Vì vậy bà bảo hắn:

- Anh biết tôi là người đã nuôi nấng công chúa, nhưng chắc là chưa biết tôi đã cùng nuôi đứa con gái của tôi cũng cùng một tuổi chung với nàng. Tôi đã gả chồng cho nó cách đây chưa lâu. Công chúa vốn rất yêu thương em nó, rất muốn gặp em nhưng không muốn để cho ai biết lúc vào cũng như lúc ra. Bà vú nuôi trình bày thêm nữa, nhưng người chỉ huy hoạn nô gạt đi:

- Thế là đủ rồi - Hắn bảo - Tôi sẽ làm tất cả những gì thuộc phạm vi quyền hạn của tôi có thể làm công chúa vui lòng. Hãy bảo con gái bà đến đi hoặc bà tự mình đem cô ấy tới đây vào chập tối nay và cho vào buồng công chúa lúc nhà vua đã trở lại hậu cung. Cửa sẽ để mở sẵn đấy.

Tối hôm đó, bà vú nuôi tìm con trai, cải trang cho Marzavan thành một phụ nữ thật khéo khiến không ai nhận ra đó là một người đàn ông. Bà cùng con đi tới toà tháp cổ. Viên hoạn nô không nghi ngờ gì cho đó là con gái bà, mở cửa và để cho hai người cùng vào.

Trước khi giới thiệu Marzavan, bà tới gần công chúa: - Thưa công chúa - Bà bảo nàng- Đây không phải là một người phụ nữ mà là Marzavan con trai vú vừa đi chu du trở về mà vú tìm cách cho nó vào thăm công chúa dướI bộ quần áo này. Vú hy vọng là công chúa cho nó vinh dự được tỏ lòng kính trọng nàng.

Nghe tên Marzavan, công chúa vui mừng khôn xiết. - Hãy lại gần đây, anh trai! Và hãy cất cái mạng che mặt đi! Không có luật nào cấm anh trai và em gái không được nhìn thẳng mặt nhau. Marzavan cung kính chào, nàng không để chàng kịp nói, đã vội bảo: - Tôi rất vui mừng thấy anh được hoàn toàn khoẻ mạnh sau bao năm vắng mặt chẳng có một lời báo tin về, ngay cả đối với mẹ hiền của anh.

 - Thưa công chúa- Marzavan nói- Tôi vô cùng cảm ơn tấm lòng tốt của công chúa. Tôi chờ đợi ở công chúa khi về đây, những tin tức tốt lành hơn là những điều tôi đã được biết và chứng kiến với tất cả sự đau buồn có thể tưởng tượng được. Tôi cũng rất vui mừng đã về được sớm để đem lại cho nàng sự lành bệnh cần thiết, sau thất bại của bao nhiêu người khác. Nếu tôi không đạt được kết quả trong việc này, sau bao nhiều công phu nghiên cứu và đi đây đi đó học hỏi thì tôi không tự cho mình là được thưởng công xứng đáng. Nói xong Marzavan lấy ra quyển sách và các vật dụng khác tưởng cần phải mang theo đựa vào những lời mẹ chàng nói về bệnh tình công chúa.

 - Sao? Anh trai? - Nàng kêu lên khi thấy chàng lôi ra các thứ lỉnh kỉnh - Anh cũng tin như mọi người là tôi điên rồ ư? Chớ có nhầm và hãy nghe tôi nói đây.

 Công chúa kể với Marzavan tất cả câu chuyện của nàng, không quên một chi tiết nào kể cả chuyện trao đổI nhẫn mà nàng chìa ra cho chàng thấy.

 - Tôi không giấu anh một tí gì - Nàng nói thêm - về tất cả những chi tiết tôi vừa kể. Đúng là có một cái gì đó không sao hiểu nổi làm cho mọi người cứ tưởng là tôi mất trí, nhưng người ta lại không chú ý những điều còn lại như tôi đã kể. Khi công chúa nói xong, Marzavan lòng đầy thán phục và ngạc nhiên, cúi đầu hồi lâu không nói gì. Cuối cùng chàng ngửng đầu lên cương quyết:

 - Thưa công chúa - Chàng nói - Nếu tất cả những gì công chúa vừa kể là thật, mà tôi cũng tin như thế, nên tôi không thất vọng mà sẽ làm cho nàng được thoả nguyện. Chỉ xin nàng hãy cố gắng kiên nhẫn thêm một thời gian nữa, cho tới khi tôi đảo qua tất cả các quốc gia mà tôi chưa qua, và tới khi nàng được tin tôi trở về thì hãy tin chắc người mà nàng đang yêu say đắm không còn ở xa nàng nữa đâu.

Sau những lời này, Marzavan xin cáo biệt công chúa và lên đường ngay ngày hôm sau. Marzavan đi từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, từ thành phố này sang thành phố khác, từ hải đảo gần đến hải đảo xa, ở đâu chàng cũng nghe người ta nói về nàng công chúa Badoure (đó là tên công chúa Trung Quốc) và chuyện của nàng. Sau bốn tháng, chàng du khách của chúng ta tới Tarf, một thành phố ven biển, to rộng và rất đông dân mà ở đây họ không nói tới công chúa Badoure mà lại nói về hoàng tử Camaralzaman. Họ nói chàng đang ốm và kể chuyện của chàng nghe từa tựa như ehuyện của công chúa Badoure. Marzavan mừng rỡ không sao tả xiết. Chàng hỏi chàng hoàng tử đó ở chỗ nào trên trái đất này và được biết: tới chỗ chàng có hai đường thuỷ bộ và đường thuỷ là đường gần hơn nhiều.

 Marzavan chọn con đường sau và đáp một thuyền buôn được xuôi chèo mát mái tới tận gần kinh đô đất nước của honng đế Schah zaman. Nhưng trước khi cập bến cảng, do sự vụng về của hoa tiêu, thuyền đụng vào đá ngầm chìm nghỉm. Lâu đài trong đó có hoàng tử Camaralzaman và quốc vương Schahzaman lúc đó đang chuyện trò cùng tể từớng của mình chẳng cách xa chỗ đắm thuyền là mấy. Marzavan vốn rất giỏi bơi lội. Chẳng một phút luỡng lự chàng lao xuống nước và bơi xuống tận chân toà lâu đài của quốc vương Schahzaman, ở đây chàng được cứu hộ theo lệnh của tể tướng và ý của quốc vương. Chàng được thay quần áo ướt, được đối xử tử tế và khi đã thấy chàng hồi sức, chàng được dẫn tới trước tể tướng theo lệnh của ông. Vì Marzavan là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, dáng điệu lễ độ nên được tể tướng tiếp đãi rất thịnh tình nhất là sau những câu hỏi han, chàng đáp lại thật thông minh chính xác. Tể tướng cảm nhận thấy kiến thức của chàng thật sâu rộng. Vì vậy ông nói:

 - Nghe chàng nói, ta thấy chẳng phải là người thường. Cầu thượng đế ban ơn, trong những chuyến chu du thiên hạ, chàng có học được bí quyết gì để chữa cho một con bệnh đã làm cho cả triều đình này lo phiền rất lâu rồi không?

 Marzavan đáp là nếu chàng biết căn bệnh của người bị ốm thì có thể tìm ra thuốc chữa. Tể tướng bèn kể cho Marzavan bệnh trạng của hoàng tử Camaralzaman suốt từ đầu chí cuối. Ông cũng không giấu chút gì về xuất thân đáng được mong ước của hoàng tử, sự giáo dục của chàng và ý muốn của hoàng đế Schahzaman muốn chàng sớm kết thành gia thất, về sự bất kính của chàng giữa triều đình, về sự tống giam chàng và cả những việc làm rồ đại của chàng trong lúc bị giam cầm. Tất cả những cái đó đã biến chàng thành một kẻ si tình mê say mãnh liệt một cô nương vô danh có thể chẳng có ở trên đời này, ngoài căn cứ là một chiếc nhẫn mà hoàng tử khăng khăng cho là nhẫn của cô nương đó. Nghe lời kể của tể tướng, Marzavan thấy vô cùng thích thú là trong cái rủi bị đắm thuyền lại gặp cái may là tới đúng cái nơi đang tìm. Không còn nghi ngờ gì nữa, chàng thấy hoàng tử Camaralzaman đúng là người mà công chúa Trung Hoa yêu mê mệt và chính công chúa lại chính là đối tượng mối tình nồng nhiệt của hoàng tử.Chàng không trình bày gì với tể tướng mà chỉ nói nếu được nhìn thấy hoàng tử thì sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp để giúp chàng trị bệnh.

- Vậy thì hãy theo ta - Tể tướng bảo - Anh sẽ thấy nhà vua đang ở chỗ hoàng tử, Người cũng đang muấn gặp anh đó. Đầu tiên đập vào mắt Marzavan lúc bước vào phòng hoàng tử là thấy chàng nằm thượt trên giường, đôi mắt nhắm nghiền. Marzavan quên cả việc có thể làm phiền hoàng đế Schahzaman đang ngồi cạnh con cũng như hoàng tử ốm yếu đã thảng thốt kêu lên:

 - Trời đất ơi! Không có gì trên thế gian này lại có thể giống nhau hơn.

 Ý chàng muốn nói là trông hoàng tử lúc này thật chẳng khác gì công chúa Trung Hoa. Đúng là hai người có những nét đặc biệt như đúc của nhau vậy. Câu thốt ra trên đây của Marzavan làm cho hoàng tử Camaralzaman nảy trí tò mò, mở mắt ra nhìn chàng. Marzavan, đặc biệt thông minh, lợi dụng lúc đó đọc luôn mấy câu thơ chào mừng. Dù lời lẽ kín đáo, cả hoàng đế và tể tướng đều không hiểu, nhưng chàng tả rất khéo điều gì đã xảy ra cho công chúa Trung Hoa, là hoàng tử chẳng nên nghi ngờ việc chàng có biết công chúa và có thể cho hoàng tử biết tin tức về nàng. Thoạt nghe, hoàng tử đã lộ vẻ vui mừng trên nét mặt và nhất là trong đôi mắt của chàng.

 Hoàng hậu Schehrazade không còn thời gian để kể thêm nữa đêm đó. Hoàng đế cho phép nàng được kể tiếp đêm sau.

 “- Tâu bệ hạ, khi Marzavan đọc xong những câu thơ khen tụng làm cho Calnaralzaman ngạc nhiên thích thú, hoàng tử liền lễ phép đưa tay ra hiệu cho nhà vua nhường chỗ ngồi cho Marzavan.

 Nhà vua hân hoan thấy hoàng tử con trai mình có sự đổi thay đầy triển vọng, đứng lên, cầm lấy tay Marzavan và bắt chàng ngồi xuống chỗ mình vừa ngồi. Ông hỏi chàhg là ai, từ đâu đến và sau khi chàng cho nhà vua biết chàng là thần dân của hoàng đế Trung Quốc và từ đất nước của Người mà tới đây.

- Cầu xin Thượng đế - Ông bảo chàng - Phù hộ cho ngài cứu con trai ta ra khỏi cảnh sầu muộn sâu sắc này, ta sẽ vô cùng biết ơn ngài và sự đền ơn của ta sẽ hết sức huy hoàng, cả trái đất này sẽ phải thừa nhận là xưa nay chưa hề có một sự hậu thưởng nào như thế.

Marzavan rỉ tai hoàng tử Camaralzaman:

 - Thưa hoàng tử, từ nay trở đi ngài sẽ không còn phảo bi lụy một cách thật thương tâm như vậy nữa. Cô nương đã làm ngài đau khổ đó là người tôi quen biết. Đó là công chúa Badoure, con gái hoàng đế Trung Quốc danh hiệu là Gaiour. Tôi có thể nói chắc chắn với ngài là chính nàng đã kể chuyện của nàng cho tôi nghe cũng như tôi vừa được nghe chuyện của ngài. Công chúa cũng ốm tương tư vì ngài cũng như ngài đang ốm tương tư vì công chúa. Rồi Marzavan kể tất cả những gì chàng biết về công chúa cho hoàng tử nghe từ cái đêm định mệnh hai người gặp nhau một cách rất kỳ lạ. Chàng cũng không quên cung cách đối xử của hoàng đế Trung Quốc đối với những người bị thất bại trong mưu toan chữa bệnh cho nàng, cái bệnh được gọi là điên cuồng mất trí đó.

- Chỉ có duy nhất ngài - Chàng nói thêm - Là người có thể chữa cho nàng khỏi bệnh hoàn toàn và ngài chẳng sợ gì mà không ra mắt. Nhưng trước khi làm một chuyến đi dài ngày, ngài cần phải khoẻ mạnh đã rồi chúng ta sẽ ehuẩn bị những gì cần. Ngài phải luôn nghĩ tới việc phục hồi sức lực.

 Lời Marzavan có một hiệu quả mãnh liệt. Hoàng tử Camaralzaman thấy được an ủi bội phần vì hy vọng vừa thâu nhận. Chàng thấy như đủ sức để ngồi dậy và đứng lên, Chàng xin nhà vua được mặc áo quần tề chỉnh với đáng vẻ tươi tỉnh làm vua mừng vui khôn xiết. Nhà vua chỉ còn biết ôm lấy Marzavan mà cảm ơn, cũng không hỏi chàng làm cách nào để có được một hiệu quả đáng ngạc nhiên như vậy. Ông cùng với tể tửớng ra khỏi toà tháp cổ để bố cáo tin vui đó với toàn dân. Ông hạ lệnh cho tổ chức vui chơi trong nhiều ngày, ban thưởng cho quần thần và dân chúng, bố thí cho người nghèo và ân giảm cho các tù nhân. Trong kinh thành và tất cả các vùng đất đai vương quốc Schahzaman đều tưng bừng niềm vui và phấn khởi. Hoàng tử Camaralzaman suy nhược vì bao đêm không ngủ và ăn uống thất thường đã phục hồi nhanh chóng. Khi chàng cảm thấy mình khá khoẻ có thể chịu đựng được nỗi mệt nhọc đường trường liền gọi riêng Marzavan ra bảo:

Bạn Marzavan thân mến? - Hoàng tử nói - Đã đến lúc thực hiện lời bạn đã hứa. Trong niềm mong được thấy lại nàng công chúa yêu kiều và để chấm dứt nỗl dằn vặt của nàng vì tôi, nếu chúng ta không lên đường ngay thì tôi cảm thấy nhất định lại rơi vào tình trạng mà bạn thấy trước đây. Có một điều làm tôi khổ tâm và có thể làm chuyến đi chậm trễ đó là lòng thương yêu thái quá của phụ vương tôi. Người chẳng bao giờ muốn cho phép tôi rời xa Người. Đó sẽ là một điều thật đau lòng cho tôi nếu bạn không tìm được cách nào khắc phục giúp. Bạn thấy đấy, Người chẳng rời mắt tôi phút nào.

 Hoàng tử không ngăn nổi nước mắt khi dứt lời.

 - Thưa hoàng tử - Marzavan nói- Tôi đã lường trước trở ngại to lớn đó, ngài cứ để tôi lo liệu. Ý đồ của tôi trong chuyến đi này là giúp công chúa khỏi hết bệnh tương tư, đó là vì tình bạn thân thiết của chúng tôi từ nhỏ, vì nhiệt tình và lòng thương yêu của tôi đối với công chúa hiện nay. Tôi sẽ chẳng làm tròn bổn phận nếu không đem hết khả năng của mình ra thi thố để nàng được an ủi đồng thời cũng là niềm an ủl của hoàng tử. Vậy đây là điều tôi dự định để vượt qua khó khăn được hoàng thượng cho phép như chúng ta mong mỏi. Từ ngày tôi tới đây, ngài như bị cấm cung. Hãy thưa với hoàng thượng là ngài muốn được ra bên ngoài cho thoáng khí và xin với Người được cùng với tôi làm một cuộc đi săn độ hai hoặc ba ngày, chắc hoàng thượng chẳng nỡ từ chối. Khi đã được người ưng thuận rồI thì ngài sẽ ra lệnh chuẩn bị cho mỗi người chúng ta hai con ngựa, một để cưỡi, một để thay đổi. Những việc còn lại, cứ để mặc tôi.

Ngày hôm sau, hoàng tử Camaralzaman lựa thời cơ thưa với vua cha ý muốn ra bên ngoài hóng gió mát và nếu Người thấy có thể được thì xin cho đi săn vài ba ngày cùng với Marzavan. -

 Cha rất muốn - quốc vương bảo - nhưng với điều kiện là con không được ngủ ở ngoài quá một đêm. Mới ốm dậy mà hoạt động nhiều sẽ rất có hại cho sức khoẻ và sự vắng mặt lâu của con sẽ làm cho cha buồn đấy. Nhà vua ra lệnh chọn cho chàng những con ngựa tốt nhất và tự mình chăm nom việc chuẩn bị để chàng không thiếu thứ gì. Khi mọi việc đã xong xuôi ông ôm hôn con, và dặn dò Marzavan phải chú ý chăm sóc hoàng tử rồi ông để cho chàng đi.

 Hoàng tử Camaralzaman và Marzavan phóng về nông thôn và để đánh lừa hai tên giám mã dắt những con ngựa thay thế, họ làm như đi săn thật, càng đi xa thành phố càng tốt. Chập tối, họ dừng lại ở một quán trọ của khách lữ hành, ăn tối và ngủ cho đến nửa đêm. Marzavan thức giấc trước, đánh thức hoàng tử Camaralzaman dậy và không làm gì động đến hai tên giám mã. Chàng yêu cầu hoàng tử đưa cho mình bộ quần áo đang mặc và lấy bộ quần áo mà tên giám mã mang theo mặc thay vào. Họ lên ngưa và mỗi người dắt theo một con ngựa thay cùng với một ngựa của tên giám mã rồi cùng phóng nhanh.

Tang tảng sáng, hai kỵ sĩ tới một khu rừng và đến một ngã tư. Tới chỗ này, Marzavan bảo hoàng tử đợi chàng một lát và đi sâu vào trong rừng. Chàng chọc tiết con ngựa của tên giám mã, xé tan bộ áo quần của hoàng tử vừa cởi ra thấm vào máu ngựa rồi quay trở lại chỗ hoàng tử đang đợi, ném bộ quần áo bị xé rách và nhuốm đầy máu ra giữa ngã tư đường.

 Hoàng tử Camaralzaman hỏi Marzavan thế là có ý gì, Marzavan đáp:

 - Thưa hoàng tử, khi đức vua cha ngài chiều nay không thấy ngài trở về hoặc Người được bọn giám mã cho biết chúng ta đi trong lúc chúng còn đang ngủ thì nhất định là Người sẽ cho đuổi theo chúng ta. Bọn người nào đuổi theo hướng này sẽ thấy bộ quần áo của hoàng tử đầy máu, sẽ cho là hoàng tử đã bị thú dữ sát hại, còn tôi đã vì sợ tội mà trốn đi rồi. Nhà vua, theo lời tâu trình của họ, nghĩ là ngài không còn ở trên đời này nữa nên ngừng các cuộc tìm kiếm, thế là chúng ta có thể yên tâm tiếp tục cuộc hành trình không còn sợ rượt theo nữa. Việc đề phòng như thế quả là có phần quá mạnh mẽ, như một đòn trời giáng xuống người cha vốn thương yêu con rất mực sẽ tưởng là con mình đã bị chết thảm thương. Nhưng niềm vui của quốc vương cha ngài sẽ được nhân lên gấp bội khi được biết ngài vẫn sống mạnh khoẻ và được mãn nguyện.

 - Bạn Marzavan? - Hoàng tử Camaralzaman nói - Bạn thật dũng cảm và mưu trí. Tôi chỉ còn biết hoan nghênh cái kế sách tài tình của bạn thôi. Thêm một lần nữa xin cảm ơn bạn.

Hoàng tử và Marzavan đã mang theo đi nhiều châu ngọc đủ chi tiêu dọc đường, tiếp tục chuyến đi qua sông qua núi, chỉ thấy có mỗi một trở ngại là mất rất nhiều thời gian vì non sông cách trở. Cuối cùng họ đã tới kinh đô Trung Quốc ở đó đáng lẽ Marzavan đưa hoàng tử về nhà mình thì lại dừng chân ở một nơi công cộng của những người ngoại quốc. Họ ở đấy ba ngày để xua tan mệt nhọc của những ngày đi đường và trong khoảng thời gian này, Marzavan cho may một chiếc áo của các nhà chiêm tinh để cải trang cho hoàng tử. Hết ba ngày nghỉ ngơi, họ cùng nhau đi tắm rửa và sau đó hoàng tử mặc áo nhà chiêm tinh vào rồi Marzavan dẫn hoàng tử đi thẳng tới hoàng cung còn chàng thì về báo cho mẹ mình, vú nuôi của công chúa Badoure, biết là chàng đã về để mẹ báo cho công chúa.

 Đến đây hoàng hậu Scheherazađe ngừng lời vì thấy trời đã rạng. Đêm sau kể tiếp, nàng nói với hoàng đế Ấn Độ:

 “- Tâu hoàng thượng, hoàng tử Camaralzaman đã được Marzavan bảo cho biết phải làm gì rồi, và đã được trang bị các thứ phù hợp với một nhà chiêm tinh, với bộ quần áo như thế chàng tiến đến tận cổng hoàng cung của hoàng đế Trung Hoa, đứng lại và hô to trước mặt lính cấm vệ và lính canh cổng:

 - Tôi là nhà chiêm tinh, đến đây để chữa bệnh cho công chúa Badoure đáng kính lệnh ái của đức vua Gaiour cao cả và hùng mạnh, quốc vương Trung Hoa, theo đúng điều kiện mà Người đã đề ra, tức là được lấy nàng nếu thành công hoặc mất đầu nếu thất bại.

 Ngoài lính cấm vệ và lính gác cổng ra, tin mới lạ này trong phút chốc đã làm cho đám đông dân chúng tới quây quanh lấy hoàng tử Camaralzaman. Sở dĩ như vậy là vì đã rất lâu rồi chẳng có một thầy lang, một nhà chiêm tinh,một pháp sư nào dám trình diện từ sau bao nhiêu tấm gương bi thảm của những người đã thất bại trong việc chữa trị. Người ta tưởng chẳng còn ai ngu ngốc như họ nữa.

 - Nhìn vào khuôn mặt khôi ngô của hoàng tử, dáng điệu cao quý, vẻ trẻ trung của chàng, nhiều người tỏ ra ái ngại:

 - Ngài nghĩ gì vậy, thưa ngài - Những người đứng gần nhất hỏi chàng - Vì sao lại điên rồ, dấn thân vào một cái chết chắc chắn trong khi cuộc đời tràn đầy hi vọng tất đẹp? Những cái thủ cấp mà ngài nhìn thấy bầy trên các cổng thành không làm ngài kinh sợ sao? Nhân danh Thượng đế, xin ngài hãy từ bỏ cái ý đồ tuyệt vọng ấy và hãy rút lui đi.

Trước những lời can ngăn đó, hoàng tử Camaralzaman vẫn giữ vững, không hề, nao núng và khi thấy không có ai ra dẫn mình vào, chàng lại hô lên một lần nữa với giọng cả quyết làm tất cả mọi người run lên. Và họ kêu la: Hắn đã quyết chết, cầu xin Thượng đế rủ lòng thương cho sự trai trẻ và linh hồn hắn? Chàng trai hô lên lần thứ ba và cuối cùng thì tể tướng theo lệnh của hoàng đế Trung Quốc tới nắm lấy tay chàng. Viên tể tướng dẫn chàng đến trước hoàng đế. Hoàng tử vừa thấy ông ngồi trên ngai đã vội quỳ xuông hôn mặt đất trước mặt ông. Trong tất cả những người bạo gan dám đem đầu mình tới đặt cược dưới chân mình, nhà vua chưa từng thấy một ai xứng đáng đế mình để mắt tới, lúc này cảm thấy thực sự thương hại đối với Camaralzaman đang dấn thân mình vào hiểm hoạ. Ông cho chàng được có vinh dự hơn mọi người, muốn chàng tới gần và ngồi xuống cạnh mình:

- Hỡi chàng trai trẻ? - Ông bảo chàng - Ta thật khó tin, ở cái tuổi của chàng mà đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm để dám nhận chữa trị cho con gái ta. Ta rất muốn chàng thành công. Ta sẽ gả công chúa cho chàng không những là không bực bội mà còn hết sức vui mừng, khác vớI sự miễn cưỡng bất đắc dĩ phải gả cho những người đến trước chàng nếu họ thành công. Nhưng ta đau lòng tuyên bố là nếu chàng thất bại thì mặc dù còn rất trẻ, mặc dù cái dáng dấp cao sang của chàng, các cái đó cũngkhông thể ngăn ta cho chặt đầu chàng.

 - Tâu bệ hạ - Hoàng tử Camaralzaman nói - Tôi vô cùng biết ơn về những ân huệ mà Người ban cho và tấm lòng nhân hậu của Người đối với một người không quen biết. Tôi không phải đến từ một đất nước quá xa để dành tính của tôi có thể đất nước của Người không biết tôi, để không thực hiện ý định đã dẫn đắt tôi đến đây. Chẳng lẽ người ta lại không bàn tán về sự nông nổi của tôi nếu tôi từ bỏ cái ý đồ thật hào hiệp đó sau bao nhiêu mệt nhọc và hiểm nguy đã phải trải qua. Phải chăng chính bệ hạ cũng mất đi lòng yêu mến mà Người đã cảm nhận được từ con người tôi? Nếu phải chết, tâu bệ hạ, tôi sẽ chết với tấm lòng thanh thản không hối tiếc vì đã không làm mất đi lòng yêu mến đã từng được cho là xứng đáng. Vậy nên tôi cầu xin bệ hạ đừng bắt tôi phải nóng lòng chờ lâu hơn nữa trong việc chứng thực sự chính xác tài năng của mình bằng cuộc thử nghiệm mà tôi đã sẵn sàng tiến hành.

Hoàng đế Trung Hoa lệnh cho viên hoạn nô canh giữ công chúa Badoure, lúc đó có mặt, đưa hoàng tử Camaralzaman tới chỗ công chúa, con gái Người. Trước khi để chàng đi, nhà vua nói là chàng hãy còn được tự do để rút lui ý định của mình. Nhưng hoàng tử im lặng đi theo viên hoạn nô một cách cả quyết hay đúng hơn là bằng một sự hăng hái đáng ngạc nhiên. Hoạn nô dẫn đường cho hoàng tử Camaralzaman đi, và khi tới một hành lang dài mà cuối hành lang là buồng công chúa, hoàng tử lúc đó thấy mình đang rất gần con người đã làm chàng chảy bao nhiêu nước mắt và không ngừng thở ngắn than dài từ bao lâu nay chàng bỗng rảo bước vượt lên trên viên hoạn nô. .

Viên hoạn nô cũng rảo bước theo nhưng khó mà đuổi kịp.

 - Ngài đi đâu mà hấp tấp vậy? - Y nói và nắm cánh tay chàng giữ lại- Không có tôi thì ngài không vào được đâu. Chắc là ngài rất muốn chết nên mới chạy nhanh đến cái chết như vậy. Không một ai trong số bao nhiêu nhà chiêm tinh mà tôi thấy và dẫn tới đây trước ngài, lại tỏ ra vội vàng như thế. nhà chiêm tinh mà bạn nói đề đều không vững tin vảo tài năng của họ như tôi tuyệt đối tin tưởng ở mình. Họ biết chắc là họ sẽ mất mạng nếu không đạt được kết quả mà cơ hội thành công họ lại không có. Cũng vì vậy nên họ run sợ khi tới gần nơi mà tôi đang đi đến đây, nơi mà tôi chắc chắn là tìm lại được hạnh phúc. Nói đến đây thì họ vừa tới cửa. Viên hoạn nô mở cửa và đưa hoàng tử vào một phòng rộng, ở đó đi vào phòng công chúa chỉ phải qua một bức mành che.

Trước khi vào phòng, hoàng tử Camaralzaman dừng lại và khẽ rỉ tai viên hoạn nô sợ công chúa ở bên trong có thể nghe được.

Để cho anh bạn thấy rõ - Chàng nói - Không có một chút gì là tự phụ kiêu căng, cũng không vì sự hăng hái nông nổi của tuổi trẻ mà ta cho anh chọn một trong hai cách: Anh muốn ta chữa bệnh cho công chúa trước mặt nàng, hay là ngay tại đây không cần đi thêm nữa và cũng chẳng cần nhìn thấy mặt nàng. Viên hoạn nô cực kỳ ngạc nhiên về niềm tin chắc nịch của hoàng tử qua lời chàng nói vừa rồi. Y thôi không dám

 - Anh bạn ạ - Hoàng tử Camaralzaman nhìn viên hoạn nô và vừa nói vừa bước chậm lại - Đó là vì tất cả những có thái độ coi thường chàng nữa mà nghiêm chỉnh bảo chàng:

 - Ở trong đó hay là ngay đây thì có gì là quan trọng. Bằng cách nào thì có nghĩa gì đâu. Miễn là công chúa khỏi bệnh. Vinh quang của ngài sẽ bất tử không những ở triều đình này mà còn ở cả khắp mọi nơí có con người trên mặt đất này.

- Vậy thì tốt hơn hết - Hoàng tử tiếp .- Là ta sẽ chữa bệnh cho nàng mà chẳng cần nhìn thấy nàng để anh bạn được chứng kiến tài năng của ta. Cho là dù ta có nôn nóng tới đâu để được diện kiến một công chúa cao sang sẽ là vợ của ta chăng nữa thì cũng vì sự trọng thị một phần nào đối vớí anh mà ta cũng vui lòng gác lại niềm vui đó ít lâu.

Vì đã mang theo tất cả các thứ đã cần cho một nhà chiêm tinh, chàng lấy giấy bút ra và viết một lá thư nhỏ sau đây gửi công chúa Trung Hoa. Thư của hoàng tử Camaralzaman gửi công chúa Trung Quôc

 “Công chúa quý mến, hoàng tử Camaralzaman si tình chẳng muốn kể với nàng nỗi đau buồn khôn tả mà chàng phải chịu đựug từ cái đêm đinh mệnh mà vẻ yêu kiều của nàng đã làm cho chàng mất đi sự tự do mà chàng đã nguyện giữ suốt đời. Chàng chỉ muốn lưu ý nàng là kể từ đêm đó chàng đã dâng hiến trái tim của chàng cho giấc ngủ vô cùng quyến rũ của nàng, giấc ngủ không đúng lúc khỉến chàng chẳng được nhìn thấy vẻ long lanh của đôi mắt đẹp của nàng mặc dầu chàng đã gắng sức bắt chúng hé mở. Chàng lại còn dám cả gan trao nhẫn cho nàng làm bằng chứng của tình yêu và đổi lâý chiếc nhẫn của nàng mà chàng gõư lại kèm theo với thư này. Nêú nàng vui lòng cũng trả lại nhẫn cho chàng, coi đó là kỷ vật của tình yêu về phía nàng thì chàng sẽ cho mình là người hạnh phúc nhất trong tất cả các người đang yêu. Nêú không thì sự khước từ của nàng cũng không ngăn nổi chàng đón nhận một cái chết tức tưởi hơn là cái chết vì tình yêu đối với nàng. Chàng đang chờ câu trả lời của nàng ở phòng đợi.

 Khi hoàng tử Camaralzaman viết xong những dòng trên, chàng làm thành một gói cùng với chiếc nhẫn của công chúa để bên trong không để cho viên hoạn nô thấy khi trao cái gói cho y, chàng bảo: - Anh bạn? Anh hãy cầm cái gói này trao cho cô chủ của anh. Nếu nàng không khỏi bệnh ngay khi đọc xong lá thư này và không chạy ra tìm người chủ lá thư thì ta cho phép anh công bố ta là người tồi tệ nhất và trơ trẽn nhất trong tất cả các nhà chiêm tinh trước đây, hiện nay và cả sau này nữa.

 Ánh sáng ban ngày mà Scheherazade nhìn rõ khi kể tới đây khiến nàng đứng lại. Nàng kể tiếp câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng Đế Ấn Độ:

 “- Tâu bệ hạ, viên hoạn nô đi vào buồng công chúa Trung Quốc và đưa cho nàng cái gói của hoàng tử Camaralzaman gửi.

 - Thưa công chúa - Y nói - Một nhà chiêm tính táo bạo hơn tất cả các người trước vừa tới đây và cho rằng công chúa sẽ khỏi bệnh ngay sau khi đọc lá thư này và nhìn xem cái gì đó trong gói ấy. Mong rằng anh ta không phải kẻ đối trá hoặc lừa bịp.Công chúa Badoure cầm lấy cái gói, mở lá thư một cách thờ ơ, nhưng khi nhìn thấy chiếc nhẫn của mình thì chẳng sao mà đọc cho hết được nữa. Nàng vội vàng đứng lên, làm đứt cả sợi dây xích trói chân, chạy đến bức mành gạt ra một bên, công chúa nhận ra ngay hoàng tử, hoàng tử cũng nhận ngay ra nàng. Họ chạy lại ôm chầm lấy nhau và không nói được lời nào vì vui mừng quá đỗi, họ nhìn vào mắt nhau rất lâu, thán phục ngỡ ngàng vì đã gặp lại sau cuộc gặp gỡ đầu tiên mà họ không sao hiểu nổi.

Bà vú nuôi, cùng chạy ra với công chúa, đưa cả hai vào buồng, ở đó công chúa trả lại nhẫn cho hoàng tử:

- Chàng hãy cầm lại di - Nàng bảo - Em chẳng thể giữ nó lại mà không trả nó về cho chàng mà thực ra thì em muốn giữ nó suốt đời. Những chiếc nhẫn này không sao có thể tìm được những bàn tay nào thích hợp hơn. Viên hoạn quan lúc đó chạy cấp tốc về tâu trình với hoàng đế Trung Quốc tất cả những gì vừa xảy ra.

 - Tâu bệ hạ - Y nói - Tất cả những nhà chiêm tinh, những thầy lang và những người khác từ trước tới nay dám liều lĩnh xông vào chữa trị cho cững chúa đều là những kẻ ngu đần dốt nát. Người tới sau cùng này chẳng cần đến bùa chú, phù phép để tiêu trừ yêu ma, cũng chẳng cần phải đụng tới hương thơm hay các thứ khác. Ông ta đã chữa khỏi bệnh cho công chúa mà chẳng cần nhìn tớI người bệnh.

 Viên hoạn nô kể lại tất cả cách thức đã làm của nhà chiêm tinh mới tới này, và nhà vua ngạc nhiên một cách thích thú, lập tức tới nơi ở của công chúa. Ông ôm hôn con gái, ôm hôn cả hoàng tử và cầm bàn tay chàng đặt vào bàn tay công chúa, ông nói với chàng:

- Hỡi người khách phương xa may mắn? Dù chàng là ai, ta cũng giữ lời hứa gả con gái ta cho chàng. Cứ nhìn chàng ta không sao có thể tin là một nhà chiêm tinh mà chàng cũng đang muốn cho ta tin như vậy. Hoàng tử Camaralzaman cảm tạ nhà vua bằng những lời lẽ thật nhũn nhặn để tỏ rõ sự blết ơn của mình:

 - Tâu hoàng thượng, về con người đúng là tôi không phải là nhà chiêm tinh như Người đã xét đoán. Tôi chỉ mang bộ quần áo này để thành công hơn trong việc đáng được nhận làm phò mã của một vị hoàng đế hùng mạnh nhất thiên hạ. Tôi vốn là hoàng tử, con của quốc vương và hoàng hậu, có tên là Camaralzaman. Cha tôi là Schahzaman trị vì đảo quốc khá nổi tiếng có tên là Nhũng Đứa Con Của Khaledan .

Rồi chàng kể chuyện của mình và cho hoàng đế biết xuất phát mối tình của chàng thật vô cùng kỳ lạ cũng như mối tình của công chúa vậy là điều này đã được chứng minh sự xác thực bằng hai chiếc nhẫn trao đổi giữa hai người. Khi hoàng tử Camaralzaman dứt lời, nhà vua kêu lên thán phục:

Một câu chuyện thật kỳ lạ đáng lưu lại cho hậu thế. Ta sẽ ghi lại và sau khi đã lưu trữ bản chính vào văn khố quốc gia, ta sẽ cho công bố rộng rãi dể từ đất nước ta có thể lan truyền ra những quốc gia khác. Hôn lễ được cử hành ngay trong ngày hôm đó, và những cuộc vui chơi long trọng được tổ chức trong toàn vương quốc Trung Hoa rộng lớn. Marzavan không bị quên. Hoàng đế Trung Hoa phong tước vị, đưa chàng vào triều và hứa hẹn sau này sẽ cân nhắc đưa lên những cương vị cao hơn.

Hoàng tử Camaralzaman và công chúa Badoure cực kỳ mãn nguyện, vui hưởng tuần trăng mật êm đềm và trong nhiều tháng, hoàng đế Trung Quốc không ngừng thể hiện niềm vui bằng lễ hội liên miên.

 Giữa những ngày vui ấy, một đêm hoàng tử Camaralzaman chiêm bao thấy vua Schahzaman cha chàng nằm hấp hối trên giường thều thào nói: Người con trai ta đã sinh ra mà ta hết lòng yêu quý đã bỏ ta rồi và nó cũng chính là nguyên nhân cái chết của ta. Chàng tỉnh dậy và thốt tiếng thở dài làm công chúa cũng thức giấc. Công chúa Badoure hỏi vì sao chàng thở dài. Hoàng tử nói:

- Chao ôi! Có lẽ trong lúc ta nói đây thì quốc vương cha ta đã từ trần rồi.

 Và chàng kể cho công chúa nghe nguyên nhân làm cho chàng băn khoăn sầu muộn. Nghe chàng nói, công chúa nảy ra một ý nhưng không cho chàng hay vì nàng luôn luôn muốn làm cho chàng vừa lòng. Biết được ý muốn của chàng là muốn về thăm cha và cũng vì nung nấu ý muốn đó nên cuộc sống với nàng ở chốn xa xôi này cũng

bớt đi đôi phần vui thú. Cũng ngày hôm đó, lợi dụng thời cơ, công chúa đã tâu riêng với vua cha:

 - Tâu phụ hoàng - Nàng hôn tay cha và nói – Con muốn xin Người ban ơn cho con một điều và cầu mong là không bị từ chối. Nhưng xin Người đừng cho rằng con xin điều này là do hoàng tử, chồng con khẩn khoản. Chàng không can dự gì vào đây cả, thưa cha. Điều con muốn Người ban cho đó là được phép cùng chồng con đi thăm quốc vương Schahzaman, cha chàng và là bố chồng của con.

- Con gái của cha - Nhà vua nói- Dù có buồn vì phải xa con, cha cũng không thể không tán thành quyết định đó. Con xử sự như thế là đúng, cho dù chuyến đi xa như vậy mệt mỏi nhiều. Con đi đi, cha đồng ý nhưng với điều kiện là con ở lại triều đình quốc vương không quá một năm.

 Chắc là nhà vua Schahzaman cũng muốn, như cha làm theo cách ấy nghĩa là lần lượt con trai và con dâu về thăm bố mẹ chồng rồi sau một năm con gái và con rể về thăm bố mẹ vợ. Công chúa báo cho chồng biết là quốc vương Trung Quốc đã cho phép về thăm cha chàng. Hoàng tử vui mừng vô hạn và cảm ơn nàng về biểu hiện mới của tình yêu đối với chàng.

 Hoàng đế Trung Quốc ra lệnh chuẩn bị cho chuyến đi của hai con và khi đã hoàn tất, ông lên đường cùng với họ, đi theo họ vài ba ngày. Cuộc tạm chia tay làm mất nhiều nước mắt ở cả hai phía. Nhà vua âu yếm hôn hai vợ chồng trẻ và sau khi khuyên hoàng tử hãy yêu thương mãi mãi công chúa, con ông cũng như ông yêu thương con gái rồi ông để cho họ tiếp tục cuộc hành trình còn ông thì vừa đi trở về kinh đô vừa lấy săn bắn làm vui. Hoàng tử Camaralzaman và công chúa Badoure chỉ vừa lau khô nước mắt thì đã nghĩ đến niềm vui mà họ sẽ mang đến cho quốc vương Schahzaman. Trông thấy họ hẳn là nhà vua sẽ ôm hôn họ thật thắm thiết và hai người hẳn cũng sẽ vui mừng rộn rã. đồng ý ngay vì chính nàng cũng đang muốn nói với chàng như thế. Mọi người xuống ngựa chon một nơi đẹp dựng lều. Công chúa đang ngồi nghỉ dưới bóng râm thấy lều đã dựng xong bèn đi vào, trong khi hoàng tử Camaralzaman còn đang bận ra lệnh cho bọn người hầu hoàn tất việc cắm tại. Trong lều, để cho thoải mái, công chúa cởi bỏ thắt lưng mà những cô người hầu cầm láy đặt bên cạnh nàng. Sau đó vì mỏi mệt nàng nằm xuống nghỉ, những người hầu để nàng một mình trong lều và đi ra ngoài. Khi việc hạ trại được sắp xếp ổn định, hoàng tử Camaralzaman đi vào lều, thấy công chúa đang ngủ chàng lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh. Thấy chiếc thắt lưng của công chúa, chàng cầm lấy xem lần lượt ngắm nghía những viên kim cương, những viên hồng ngọc mà công chúa đính vào đấy, chàng lại thấy một cái,túi nhỏ bằng vải rất sạch, miệng túi buộc lại bằng một sợi dây. Chàng nắn nắn cái túi cảm thấy có vật gì đó răn rắn bên trong. Tò mò muốn biết đó là vật gì, chàng mở túi và lấy ra một mảnh mã não trên đó có khắc nhũng hình tượng và chữ viết chàng không đọc được Chàng nghĩ thầm: Tấm mã não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar:

não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.não này hẳn là quý lắm đây, nếu không thì sao mà công chúa của ta lại phải đeo luôn bên mình sợ mất. Quả vậy, đó là một tấm bùa mà hoàng hậu tặng cho công chúa con gái để bà cho nàng được hạnh phúc, theo bà, chừng nào nàng luôn mang theo nó trong người. Để xem cho rõ tấm bùa đó, hoàng tử Camaralzaman đi ra ngoài lều, vì bên trong rất tối. Chàng để tấm bùa vào giữa bàn tay giơ ra ánh sáng, bất ngờ một com chim ở đâu bay xà tới, cắp tấm bùa bay đi. Trời đã hửng sáng khi Scheherzade kể tới đây. Nàng ngừng lại và đêm sau kể tiếp vẫn chuyện này. Nàng nói với hoàng đế Schahriar: Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.

Tâu bệ hạ, Người có thể thấy được sự kinh ngạc và đau khổ của Camaralzaman mà thiếp cũng khó mà diễn tả được khi bị con chim cướp mất cái bùa trong tay. Trước chuyện xảy ra rất đáng buồn không thể tưởng tượng được chỉ vì cái tính tò mò không phải chỗ làm cho công chúa mất đi một vật báu, chàng lặng người đi mất một lúc.

SỰ CHIA LY GIỮA HOÀNG TỬ CAMARALZAMAN VỚI CÔNG CHÚA BADOURE

Con chim, sau hành động ăn cướp đó, đậu xuống một mô đất cách đấy không xa, mỏ vẫn ngậm cái bùa. Hoàng tử bước tới hy vọng là nó sẽ nhả cái bùa ra, nhưng khi chàng đến gần, con chim lại cất cánh bay một quãng ngắn rồi lại đậu xuống đất lần hai. Chàng tiếp tục đuổi theo. Con chim sau khi nuốt chửng tấm bùa, bay đi xa hơn. Hoàng tử vốn rất khéo tay, hy vọng là sẽ ném đá giết chết nó nên vẫn cứ đuổi theo. Con chim càng bay xa, chàng càng cố sức ra công đuổi không để hút tầm mắt. Từ thung lũng lên đồi rồi lại từ đồi xuống thung lũng, con chim lôi hoàng tử Camaralzaman đi suốt ngày, mỗi lúc một xa bãi cỏ dựng lều và công Chúa Badoure. Đến chiều tối đáng lẽ nó chui vào một bụi rậm thì Camaralzaman có thể nhờ bóng tối có thể tóm được thì nó lại đậu tít trên một cành cây cao, ở đó nó thật an toàn. Hoàng tử thất vọng vì đã bỏ ra biết bao công sức hoàn toàn vô ích nghĩ có nên quay lại chỗ hạ trại không. Nhưng - Chàng thầm nghĩ - Quay về lối nào đây? Trèo lên, tụt xuống hết thung lũng này rồi lại đồi cao nọ, trong bóng đêm này liệu có khỏi đi lạc và sức khoẻ ta có cho phép không? Và nếu tìm được đường về thì liệu ta có dám chường mặt ra trước công chúa mà không mang được về cho nàng chiếc bùa đó không? Chìm đắm trong những ý nghĩ nặng nề đó, và rã rời vì mệt mỏi, vì đói, vì khát, vì buồn ngủ, chàng nằm xuống và ngủ qua đêm dưới gốc cây.

Sáng hôm sau, Camaralzaman thức dậy trước lúc con chim rời cái cây. Vừa trông thấy nó cất cánh, chàng quan sát và rượt theo nó suốt cả ngày và cũng chẳng có kết quả gì hơn ngày hôm trước. Sống bằng quả cây và cỏ dại hái bên đường và cứ đuổi theo con chim như thế từ sáng đến tối và đêm thì ngủ bên gốc cây trên đó con chim đậu, cho đến ngày thứ mười. Đến ngày thứ mười một con chim vẫn bay. Camaralzaman không ngừng quan sát và bám theo cho đến lúc tới một thành phố lớn. Khi con chim đến gần một bức tường, nó bay lên cao và vụt qua tường sang phía bên kia mất hút. Camaralzaman hết hy vọng tìm được lại nó và chẳng còn bao giờ mong lấy lại được tấm bùa mã não về cho công chúa Badoure.

 Buồn nản vì bao nhiêu điều không sao tả xiết, hoàng tử Camaralzaman đi vào thành phố. Thành phố này được xây dựng trên bờ biển và có một bến cảng rất đẹp. Chàng lang thang trên các đường phố chẳng biết đi đâu, đừng lại đâu thì chợt đã tới bến cảng. Hãy còn đang không biết làm , gì bây giờ, chàng đi dọc theo bờ biển tới cổng một khu vườn để ngỏ. Chàng bước vào cất tiếng chào một ông già đang mải cuốc xới, ngẩng đầu lên, thoạt nhìn, ông đã thấy đó là một người khách lạ, theo đạo Hồi nên vội mời chàng vào trong và đóng cửa vườn lại.

Camaralzaman hỏi ông vì sao lại phải cẩn thận như vậỳ, ông già đáp:

 - Vì tôi thấy anh là một người lạ mới tới đây lại là người Hồi giáo mà ở thành phố này đại đa số dân cư thờ cúng tà thần. Họ ghét cay ghét đắng những tín đồ Hồi giáo và đối xử rất tồi tệ với số ít chúng tôi theo đạo của đấng tiên tri của chúng ta. Chắc là anh không biết điều đó, nên thật là hết sức may mắn mà anh đã tới được tận đây mà không có một sự đụng độ xấu nào. Quả vậy, chúng theo dõì sát những người theo đạo Hồi ở xa tới, chưa thể biết hết những hành vi độc ác của chúng, để đưa họ vào một cái bẫy nào đó. Ca ngợi Thượng đế là đã đưa arth tới một nơi đảm bảo.

Camaralzaman cám ơn rất nhiều ông già tốt bụng đã hào hiệp cho chàng một chỗ ẩn náu để tránh mọi sự nhục mạ. Anh muốn nói thêm nữa nhưng ông già làm vườn vội bảo:

- Hãy để những lời khen tặng đó lại? anh còn đói mệt, cần phải ăn uống nghỉ ngơi đã. Ông đưa anh vào ngôi nhà nhỏ của ông và sau khi đã ăn uống đầy đủ các món ăn mà ông già đưa cho anh một cách thân tình làm anh cảm động, ông già mới yêu cầu anh cho biết lý do việc anh đến đây.

Camaralzaman thoả mãn ý muốn của ông và khi đã kể hết chuyện của mình không hề giấu giếm một tí gì, anh hỏi ông đường trở về vương quốc của cha. anh vì, anh nói thêm:

 - Nếu tính đến chuyện gặp lại công chúa thì biết tin nàng ở đâu sau mười một ngày xa cách nhau vì một sự cố thật lạ lùng? Không biết là nàng có sống hay không nữa?

 Nói tới đây, chàng không sao cầm được nước mắt. Để trả lời cho câu hỏi của Camaralzaman, ông già làm vườn bảo chàng là từ thành phố này ra đi thì phải mất tròn một năm trời mới tới được những xứ sở mà ở đó chỉ có toàn những tín đồ Hồi giáo được chăn dắt bởi những quốc vương đồng đạo. Nhưng nếu theo đường thuỷ đi tới đảo Gỗ Mun thì mất ít thời gian hơn rất nhiều và từ đó đi sang đảo Những Đứa Con Của Khalédan thì lại vô cùng dễ dàng. Hàng năm đều có một tàu buôn nhổ neo đi tới đảo Gỗ Mun và chàng có thể đáp tàu này để từ đó mà về đảo Những Đứa Con Của Khalédan. Ông nói thêm: Nếu anh tới đây sớm hơn vài ba ngày thì đã có thể lên tàu hằng năm đi đảo Gỗ Mun rồi. Trong thời gian chờ đợi lên chuyến tàu sau, nếu anh đồng ý ở lại thì tôi rất vui lòng nhường căn nhà nhỏ này cho anh ở tạm. Hoàng tử Camaralzaman thấy rất hài lòng tìm được chỗ ẩn trú ở một nơi không một người quen biết, trong tay không có một chút gì. Chàng nhận lời ở cùng với ông già làm vườn. Trong thời gian chờ đợi chuyến tàu buôn sau đi tới đảo Gỗ Mun, ban ngày chàng làm vườn, còn ban đêm, không có gì ngăn chàng không được nghĩ tới công chúa Badoure thương yêu của mình. Chàng qua đêm bằng những tiếng thở dài, bằng sự tiếc nuối và bằng nước mắt.Nhưng chúng ta hãy để hoàng tử Camaralzaman tại đây để quay về với công chúa Badoure mà chúng ta đã để nàng nằm ngủ trong lều.

CÔNG CHÚA BADOURE SAU KHI XA CÁCH VỚI HOÀNG TỬ CAMARALZAMAN

Công chúa nằm ngủ khá lâu và khi thức dậy, nàng rất ngạc nhiên vì không thấy hoàng tử ở bên mình. Nàng gọi người hầu và hỏi họ xem chàng ở đâu. Trong khi bọn chúng nói với nàng là có thấy chàng vào trong lều nhưng đi ra lúc nào thì không biết, nàng với tay cầm lấy chiếc thắt lưng của mình, thì thấy cái túi vải nhỏ bị mở ra và tấm bùa thì không còn ở trong đó. Nàng không tin là Camaralzaman lấy ra xem mà lại không mang trả lại nàng. Nàng chờ mãi tới buổi chiều lòng nóng như lửa đốt và không hiểu cái gì đã buộc chàng phải xa nàng lâu như vậy. Mãi tới tối mịt cũng không thấy chàng về, nàng lo buồn không sao tả xiết. Nàng nguyền rủa không biết bao nhiêu lần tấm bùa và kẻ làm ra nó. Nếu không vì lòng kính trọng ngăn giữ thì nàng còn lầm bầm trách oán cả hoàng hậu mẹ nàng đã cho nàng một tặng vật tai hại. Tuy hết sức buồn bực vì chuyện xảy ra và nhất là không hiểu do đâu mà tấm bùa lại có thể là nguyên nhân làm cho hoàng tử xa cách nàng. Nhưng vẫn tỉnh táo trong nhận định, nàng đi đến một quyết định dũng cảm, ít có đối với những người cùng giới. Chỉ có công chúa và những người hẩu trong trại biết chuyện Camaralzaman mất tích vì lúc đó tất cả những người khác đều đã vào trong các lều để ngủ hoặc nghỉ ngơi. Vì nàng sợ chúng có thể đem lòng phản bội khi biết rõ chuyện xảy ra, trước hết nàng kiềm chế bớt nỗi đau của mình và cấm tất cả các nữ tì là không được nói hoặc làm gì để gây sự nghi ngờ cho mọi người khác. Rồi nàng cởi bỏ y phục của mình, mặc vào bộ của Camaralzaman. Nàng giống chàng kỳ lạ nên sáng hôm sau, khi bọn tuỳ tùng thấy chàng xuất hiện ra lệnh cho chúng hạ lều gấp gọn hành lý để lên đường thì chúng tưởng chính là hoàng tử Camaralzaman. Khi tất cả đã sẵn sàng, nàng cho một trong các cô hầu nằm vào giường cáng, còn nàng thì lên ngựa và cuộc hành trình bắt đầu. Sau nhiều tháng rong ruổi trên bộ, trên biển, công chúa điều hành chuyến đi dưới cái tên hoàng tử Camaralzaman. Để đến đảo Những Đứa Con Của Khalédan nàng đã phải tạt vào kinh đô của đảo Gỗ Mun mà quốc vương trị vì lúc đó là Armanos. Những người tuỳ tùng đầu tiên lên bộ để kiếm nhà trọ đã nói cho nhiều người biết là tàu chở hoàng tử Camaral-zaman từ một chuyến du lịch dài ngày trở về, vì thời tiết xấu buộc phải lưu lại. Tiếng đồn chẳng mấy chốc đã lan tới tận hoàng cung. Nhà vua Armanos với phần lớn các triều thần bèn tới trước công chúa và gặp nàng vừa lên bờ để tới nơi nghỉ trọ đã được giữ lại cho nàng. Nhà vua đón tiếp nàng như một quốc vương nước bạn mà từ xưa tới nay vẫn sống hữu hảo. Ông đưa nàng về hoàng cung, sắp xếp chỗ ở cho nàng và cho cả đoàn người tuỳ tùng, nhất định không chịu nghe những lời nàng khẩn khoản cho được ở nơi quán trọ. Nhà vua lại chiêu đãi nàng rất linh đình suốt ba ngày, trong những bữa tiệc thật huy hoàng thịnh soạn. Khi ba ngày đã trôi qua, vì nhà vua Armanos vẫn tưởng công chúa là hoàng tử Camaralzaman, ông thật thán phục thấy một hoàng tử khôi ngô tuấn tú, dáng điệu hoà nhã và rất thông minh nên khi nàng nói đến chuyện trở lại tàu tiếp tục cuộc hành trình thì ông gọi riêng ra nói:

 - Hoàng tử ạ - Ông bảo công chúa - Ta thì tuổi đã cao như chàng thấy đó, ít có hi vọng là có thể sống lâu hơn nữa. Ta có một nỗi buồn là không có con trai để nối ngôi báu. Ông trời chỉ cho ta duy nhất một mụn con gái cũng có chút nhan sắc có thể xứng đôi vừa lứa được với chàng, một hoàng tử xuất thân quyền quý và hoàn hảo về mọi mặt. Thay vì cho việc trở lạl quê hương, chàng hãy nhận lấy con gái ta từ tay ta trao cho chàng cùng với ngôi báu mà ta sẵn sàng thoái vị ngay lúc này nhường cho chàng. Hãy ở lại đây với chúng ta. Đã đến lúc ta cần tìm đến sự nghỉ ngơi yên tĩnh sau bao nhiêu năm gánh vác công việc quốc gia và ta có thể yên tâm khi thấy đất nước mình được một người kế vị xứng đáng trị vì.

Hoàng hậu Scheherazade muốn kể tiếp nhưng ánh sáng ban ngày chiếu rọi đã ngăn nàng lại. Đêm sau, nàng kể tiếp cũng chuyện đó và nói với hoàng Đế Ấn Độ:

 - Tâu bệ hạ, lòng hào hiệp của quốc vương đảo Gỗ Mun muốn gả cô con gái độc nhất của mình cho công chúa Badoure thì làm sao mà nàng nhận được vì mình cũng là gái, và lại còn muốn nhường ngôi cho nàng đưa nàng vào một tình thế thật khó xử mà nàng không chờ đợi. Nói thật là nàng không phải là hoàng tử Camaralzaman mà là vợ của chàng thì thật đáng xấu hổ cho một công chúa đã làm cái trò lừa bịp tự nhận mình là hoàng tử và đã đóng vai này rất đạt cho tới lúc này. Nếu từ chối thì lại lại lo sợ là, nhà vua quá thiết tha cho cuộc hôn nhân của con gái, sẽ khiến cho nàng có thể nguy hiểm tới tính mạng. Hơn nữa, không biết là nàng có gặp lại được hoàng tử Camaralzaman nơi quốc vương Schahzaman cha chàng hay không.

Cân nhắc như vậy cộng với ý muốn tạo lập cho hoàng tử chồng mình một giang sơn riêng trong trường hợp tìm lại được nhau đã khiến công chúa quyết định nhận lời đề nghị của quốc vương Armanos. Vì vậy sau một hồi im lặng, với một sắc hồng hồng trên vẻ mặt mà nhà vua cho là đức tính khiêm nhường, nàng thưa:

 - Tâu bệ hạ, tôi vô cùng biết ơn Người đã có những lời nói tết đẹp về bản thân tôi, đã ban cho vinh dự và sự ưu ái lớn, quá với sự xứng đáng mà tôi chẳng dám chối từ. Nhưng tâu bệ hạ nàng thêm tôi sẽ chỉ nhận sự liên kết vĩ đại này với điều kiện là được Người khuyên bảo trong tất cả mọi việc và tôi sẽ không làm bất cứ một điều gì mà không được Người chấp thuận trước. Cuộc hôn nhân được sắp xếp và thoả thuận như vậy, hôn lễ được lui vào hôm sau và công Chúa Badoure tranh thủ thời gian đó để thông báo với những quan chức tuỳ tùng của mình, vẫn tưởng nàng là hoàng tử Camaralzaman, biết rõ sự tình để họ khỏi có sự ngỡ ngàng và đồng thời nàng cũng bảo với họ là việc này cũng đã được sự đồng ý của công chúa Badoure. Nàng cũng nói như thế với các nữ tì của mình và bảo chúng vẫn phải tiếp tục giữ kín.

Quốc vương đảo Gỗ Mun, vui mừng vì có đưởc một phò mã ưng ý, đã cho thiết triều ngay hôm sau để tuyên bố công chúa con gái ông kết hôn với hoàng tử Camarạlzaman mà ông đã dẫn theo và cho ngồi bên cạnh mình. Rồi ông tuyên bố truyền ngôi báu cho chàng, phủ dụ triều thần tuân phục vua mới và dâng lời chúc tụng. Nói xong ông bước xuống, dắt công chúa Badoure ngồi lên ngai vàng thay ông. Công chúa an toạ và nhận lời thề trung thành cùng những lời chúc tụng của các đại thần có thế lực nhất của quốc đảo Gỗ Mun có mặt tại triều đình lúc đó.

Sau buổi thiết triều, tin vua mới đăng quang được long trọng bố cáo toàn thành phố. Những cuộc vui chơi được tổ chức nhiều ngày trong toàn vương quốc để khắp nơi cùng mở hội hè biểu thị sự mừng vui cùng một lúc với kinh thành.

Buổi chiều, tất cả hoàng cung tưng bừng dạ hội, công chúa Haiatalnefous (đó là tên công chúa quốc đảo Gỗ Mun) được dẫn đến với công chúa Badoure mà tất cả mọi ngườI đều vẫn tưởng là một đấng nam nhi trong một đám rước thực sự là vương giả. Nghi lễ kết thúc, họ để lại hai người với nhau và hai nàng đi ngủ.

Sáng hôm sau, trong lúc công chúa Badoure đang nhận lời chúc tụng tại triều đình của tất cả triều thần về cuộc hôn nhân và về việc đăng quang của mình thì quốc vương Armanos và hoàng hậu tới hậu cung thăm tân hoàng hậu, con gái của họ và hỏi xem đêm tân hôn của nàng có vui vẻ không. Thay vì đáp lại câu hỏi của phụ hoàng và mẫu hậu, nàng cứ nhìn xuống và nét buồn hiện trên vẻ mặt cho biết khá rõ là nàng chẳng được hài lòng.

Để an ủi công chúa Haiatalnefous, vua Armanos bảo nàng:

- Con chẳng nên buồn vì điều đó. Hoàng tử Camaralzaman khi ghé đây chỉ nghĩ tới về càng sớm càng hay với phụ hoàng của chàng là Schahzaman. Dù rằng chúng ta giữ chàng lại một điểm có thể làm cho chàng thoả lòng mãn ý đấy, nhưng ít ra chúng ta phải thấy là chàng có một tiếc nuối lớn lao là bỗng chốc mất đi hi vọng được thấy lại cả cha chàng, cả những người thân trong gia đình. Con hãy an lòng chờ cho đến lúc những tình cảm yêu thương của tình phụ tử dần dần lắng bớt đi thì chắc là chàng sẽ đối xử với con đúng như một người chồng tốt.

Công chúa Badoure, dưới cái tên Camaralzaman và quốc vương đảo quốc Gỗ Mun không những cả ngày bận rộn với những lời chúc tụng của triều thần mà còn phải đi duyệt quân đội và các quan chức khác của hoàng tử với vẻ đàng hoàng chững chạc đầy tài năng khiến cho tất cả những ai được chứng kiến đều phải ngưỡng mộ và hoan nghênh.

Đến tối nàng mới trở về cung thất của hoàng hậu Haiatalnefous, thấy vẻ miễn cưỡng tiếp đón của công chúa, nàng nhớ lại đêm hôm trước. Nàng cố gắng xua tan nỗI cùng nàng nói cho công chúa đi ngủ, và trong lúc đó thì nàng cầu nguyện, nhưng cầu nguyện lâu đến nỗi công chúa Haiatalnefous chờ không được, ngủ trước mất. Lúc đó nàng mới ngừng cầu nguyện và khẽ nằm xuống cạnh không để nàng bị thức giấc, buồn rầu vì phải đóng một vai trò không thích hợp chẳng kém nỗi buồn đã để mất chàng Camaralzaman vô vàn yêu thương đến mức không ngừng thở vắn than dài. Nàng trở dậy từ tờ mờ sáng, trước khi Haiatalnefous thức giấc, mặc triều phục bước ra điện thiết triều.

Quốc vương không quên lại đến thăm hoàng hậu con gái mình ngày hôm đó. Ông thấy nàng đầm đìa nước mắt. Nhà vua nhanh chóng hiểu nguyên nhân của nỗi buồn khổ đó. Bất bình về sự khinh khi đối với con gái mình, ông cho là như vậy, mà ông cũng không rõ nguyên nhân, ông bảo nàng: '

- Con gái của cha, hãy kiên nhẫn cho đến đêm sau nữa, cha biết đưa chồng con lên ngôi báu thì cha cũng biết hạ bệ và tống cổ nó đi nếu nó không làm tròn bổn phận của một người chồng. Trong cơn bực bội thấy con bị đốl xử không xứng đáng như vậy cha cũng không biết là mình đã bằng lòng với một sự trừng phạt nhẹ nhàng như thế chưa. Không phải là với con, mà chính là với bản thân cha đây, nó đã làm một sự mạo phạm ghê gớm. Cũng ngày hôm đó, công chúa Badoure về với nàng Haiatalnefous rất muộn. Cũng như đêm trước, Badoure chuyện trò một lát với Haiatalnefous và lại muốn đi cầu nguyện trong khi Haiatalnefous nằm ngủ. Nhưng Haiatalnefous giữ lại và bắt nàng ngồi xuống.

 - Sao! - Nàng bảo Badoure - Theo như em thấy thì chàng định lại xử sự với em như hai đêm trước phảI không? Chàng hãy nói đi, em van chàng, em đã làm gì để chàng không được hài lòng, một công chúa như em chắng những yêu mà còn tôn thờ chàng. Em tự cho mình là một công chúa hạnh phúc nhất trong các công chúa ngang hàng, được có một chàng hoàng tử đáng yêu như chàng làm chồng. Một người khác, em không nói là bị xúc phạm, mà ìà bị nhục mạ ở cái điểm rất nhạy cảm đó, hẳn là đã tìm cơ hội tất để trả thù, cho chàng phải chịu đựng số phận hẩm hiu. Nhưng dù em có không yêu chàng tới mức như hiện nay em yêu, thì bản tính tốt và dễ xúc động trước bất hạnh của những người chẳng liên quan gì tới mình cũng không cho phép em không báo trước cho chàng hay là phụ vương em vô cùng giận dữ về cách thức xử sự của chàng. Người chỉ chờ đến ngày mai là trút lên đầu chàng cơn thịnh nộ cần phảỉ có nếu chàng cứ tiếp tục như thế. Xin chàng hãy suy nghĩ để đừng đưa một công chúa như em đây phải lâm vào tình trạng tuyệt vọng, một công chúa không sao có thể tự ngăn mình lại là không yêu chàng. Những lời trên đây làm công chúa Badoure vô cùng bối rối. Nàng không một chút nghi ngờ sự thành thực của Haiatalnefous. Thái độ lạnh nhạt của quốc vương Armanos hôm đó đối với nàng đã nói lên rất rõ sự bất như ý của Người. Cách duy nhất để biện minh tư cách của nàng là tâm sự cùng Halatalnefous nói rõ giới tính của mình. Mặc dù đã dự kiến sớm hay muộn cũng bắt buộc phải nói ra điều này, nhưng rồi đây công chúa sẽ đánh giá ra sao, tốt hay xấu, nàng lại thấy run sợ. Khi nàng đã cân nhắc kỹ, trường hợp mà hoàng tử Camaralzaman còn sống thì thể nào cũng phải tới đảo Gỗ Mun trước khi về vương quốc của nhà vua Schahzaman, nàng phải tụ giữ mình nguyên vẹn cho chàng. Nàng chỉ có thể làm được việc đó bằng cách nói thật tất cả sự tình với công chúa Haiatalnefous mà thôi. Và nàng đánh liều đi theo con đường đó.

Vì công chúa còn đang mải suy nghĩ chưa nói gì cả, Haiatalnefous sốt ruột vừa định nói nữa thì Badouré ngăn lại:

 - Thưa công chúa đáng yêu và vô cùng xinh đẹp - nàng nói

 - Xin thú thực là tôi đã sai và tôi phải tự lên án mình, nhưng hi vọng là nàng sẽ tha thứ và hãy giữ kín cho về chuyện tôi sẽ tiết lộ với nàng để thanh minh về thái độ của mình. Cùng lúc, công chúa Badoure mở ngực áo: Công chúa hãy trông đây - Nàng nói tiếp - Nếu một công chúa, cũng là đàn bà như nàng mà không xứng đáng được nàng tha thứ thì sẽ ra sao đây? Tôi chắc chắn là nàng sẽ vui lòng làm việc đó sau khi nghe hết câu chuyện của tôi và nhất là thấy được sự rủi ro hết sức phiền não đã bắt buộc tôi phải sắm vai mà nàng thấy đó.

 Khi công chúa Badoure đã kể cho công chúa quốc đảo Gỗ Mun nghe hết cả tình tiết câu chuyện của mình và một lần nữa xin nàng giữ kín và làm như Badoure đích thực là một người chồng biết giữ và làm tròn bổn phận của mình cho đến ngày trở về của hoàng tử Camaralzaman mà nàng hi vọng là sớm được gặp lại.

- Công chúa ạ - Công chúa quốc đảo Gỗ Mun nói - Đúng là số mệnh thật kỳ lạ. Một cuộc hôn nhân tuyệt vời như thế mà sao lại ngắn ngủi, sau một cuộc tình đầy chuyện thần kỳ! Tôi chúc chị là ông trời sẽ sớm cho hai người sum họp. Chị hãy tin là tôi sẽ giữ kín một cách cẩn trọng điều bí mật chị trao. Tôi sẽ có một niềm vui lớn nhất thế gian vì là người duy nhất được biết chị là ai trong một vương quốc rộng lớn của đảo Gỗ Mun này, trong khi chị trị vì cũng xuất sắc như lúc khởi đầu. Tôi đã đòi ở chị tình yêu, và lúc này thì tôi có thể tuyên bố mình là người hài lòng nhất thế gian nếu được chị hạ cố ban cho tình bạn của chị.

Sau những câu nói đó, hai nàng công chúa ôm lấy nhau vô cùng âu yếm và sau hàng nghìn biểu hiện tình cảm bạn bè qua lại, họ cùng nhau đi ngủ. Theo phong tục của xứ sở thì dấu hiệu của một cuộc hôn nhân vui vẻ phải được bày tỏ công khai. Hai nàng công chúa đã tìm cách vượt qua được thử thách đó. Vì vậy những nữ tì hầu cận của công chúa Haiatalnefous cũng bị lừa vào sáng hôm sau, kể cả vua Armanos, hoàng hậu và toàn thể triều thần. Cứ như thế, công chúa Badoure tiếp tục trị vì yên ổn với sự hài lòng của nhà vua và toàn vương quốc Hoàng hậu scheherazade đêm nay không kể thêm nữa vì mặt trời đã nhô lên. Nàng kể tiếp vào đêm sau và nói với hoàng Đế Ấn Độ thế này:

 HOÀNG TỬ CAMARALZAMAN TỪ NGÀY XA CÁCH CÔNG CHÚA BADOURE

 “- Tâu bệ hạ, trong lúc ở quốc đảo Gỗ Mun, sự thể giữa công chúa Badoure, công chúa Haiatalnefous và quốc vương Armanos cùng với hoàng hậu, triều đình và các thần dân của vương quốc trong tình trạng như thế thì hoàng tử Camaralzaman vẫn sống ở thành phố của những người theo tà đạo, tại nhà ông già làm vườn đã cho chàng trú ngụ. Một hôm vào buổi sáng sớm, hoàng tử sắp sửa đi ra vườn làm việc theo thói quen thì ông già làm vườn tốt bụng ngăn chàng lại bảo:

- Những người theo tà giáo hôm nay có lễ hội lớn và tất cả đều nghỉ việc để họp hội và vui chơi nơi công cộng. Họ cũng không muốn những người Hồi giáo làm việc trong ngày này. Để giữ hoà khí với họ, những người theo đạo HồI cũng nên tham gia trong những cuộc vui chơi với họ, kể cũng đáng xem đấy. Vậy anh cũng nên nghỉ ngày hôm nay. Còn tôi, tôi sẽ đến thăm một vài người bạn và hỏi tin tức cho anh xem ngày nào thì chuyến tàu buôn đi đảo Gỗ Mun giương buồm vì cũng đã gần tới hạn rồi đấy. Và đồng thời tôi cũng sửa soạn cho anh đáp tàu cho kịp.

Ông gìa làm vườn thay y phục mặc vào bộ thật đẹp rồi đi ra.

 Khi hoàng tử Camaralzaman còn lại một mình. Chàng cũng chẳng buồn đÌ ra ngoài tham gia vào các cuộc vui chơi công cộng đang vang dội khắp thành phố. Sự nhàn nhã lúc này làm chàng càng nhớ một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết tới kỷ niệm buồn về nàng công chúa thân yêu của mình. Tĩnh tâm lại, chàng thở dài rên rỉ và đứng lên đi dạo trong vườn, bỗng trên cây có tiếng động khá bất thường do hai con chim gây ra làm chàng dừng bước, ngẩng đầu lên quan sát. chiến từ xa, đã từ một ngả khác bay lại, đỗ xuống, một con phía đầu, một con phía chân của con chim bị chết, nhìn nó một lát lắc lắc đầu tỏ vẻ đau xót. Rồi chúng dùng chân có móng bới đất làm thành một cái hố, đẩy xác con chim xuống và lấp đất lên.

 Xong việc chúng bay vù đi và chỉ một thoáng sau chúng quay về cặp ở mỏ, con này cái cánh, con kia cái chân con chim hung thủ đang kêu lên những tiếng thảm thiết và cố sức vùng vẫy mong cố thoát. Hai con chim lớn mổ toạc bụng, lôi gan ruột ra, rồi để xác nó tại chỗ và bay đi. Camaralzaman đứng lặng người xem, đầy vẻ thán phục cái cảnh tượng lạ lùng đó. Chàng tới gần gốc cây mà cảnh vừa rồi diễn ra, nhìn đống gan ruột chim bầy ra bừa bãi, chàng nhận thấy có một vật gì đo đỏ trồi ra từ cái mề con chim bị hai con chim báo thù kia mổ rách. Chàng lượm cái mề đó lên, đưa tay kéo cái vật màu đo đỏ ấy ra và nhận thấy đó là tấm bùa của công chúa Badoure người yêu dấu của chàng mà chàng đã phải trả giá bằng bao nhiêu niềm tiếc nuối, bao nhiêu sầu tủi, bao nhiêu tiếng thở dài não một từ ngày con chim đó cướp đi của chàng.

 - Quân độc ác? - Chàng nhìn con chim thốt kêu lên - Mày thích làm điều ác thì phải gặp điều ác. Cái chết của mày cũng làm dịu đi phần nào nỗi tức bực về tai hoạ mày đã gây cho ta. Ta chúc điều tốt lành cho những kẻ đã báo thù cho cái chết của đồng loại đồng thời cũng trả thù cả cho ta nữa.

Không sao có thể tả được nỗi vui mừng của hoàng tử Camaralzaman:

 Công chúa thương yêu - Chàng kêu lên - Cái thời điểm may mắn này đã trả lại cho ta vật quý của em phải chăng đó cũng là điềm báo trước ta sẽ gặp lại em sớm hơn là ta tưởng. Tạ ơn trời đã ban cho tôi cái may mắn này đồng thời cũng cho tôi niềm hi vọng lớn hơn cả điều tôi mong đợi.

Nói đoạn, Camaralzaman hôn tấm bùa, bọc nó lại và buộc chặt vào cánh tay mình. Trong nỗi buồn chán cùng cực, hầu hết các đêm, bị đằn vặt khổ sở, chàng không hề nhắm mắt. Sau cái sự cố vui vẻ bất ngờ này, chàng ngủ một giấc ngon lành và hôm sau, chàng mặc quần áo lao động vào rồi, từ tờ mờ sáng, đến gặp ông già làm vườn để nhận việc. Ông trao cho chàng việc đốn hạ và đánh bật rễ một cây cổ thụ không còn ra hoa quả nữa.

 Camaralzaman ngạc nhiên thấy chúng hung hăng mổ nhau rất dữ và chỉ một lát sau một trong hai con chim lăn xuống chết bên gốc cây. Con kia thắng trận bay vù đi mất. Ngay lúc đó, hai con chim khác lớn hơn, nhìn thấy trận Camaralzaman cầm theo một lưỡi rìu và bắt đầu vào việc. Lúc chặt một khúc rễ cây, chàng cảm thấy đụng vào một vật gì cứng rắn và kêu xoang xoảng, gạt đất vụn sang một bên chàng phát hiện thấy một tấm đồng to. Lật lên thì thấy một cầu thang có tất cả mười bậc. Chàng bèn bước xuống và khi đã ở dưới cùng chàng thấy một cái hầm vuông rộng khoảng hai, ba thước, ở đó chàng đếm thấy năm chục chiếc vại bằng đồng xếp xung quanh hầm, vại nào cũng có nắp đậy kín. Chàng lần lượt mở nắp từng cái một và thấy cái nào cũng đầy bột vàng. Chàng lên khỏi hầm, cực kỳ sung sướng đã phát hiện ra một kho vàng giàu có. Chàng đặt cái tấm đồng vào chỗ cũ, đào nốt rễ cây và chờ ông già làm vườn trở về. Ông già làm vườn hôm trước được biết là con tàu hằng năm, đi tới đảo Gỗ Mun sẽ nhổ neo vào vài ngày tới nhưng chưa biết chính xác ngày nào và họ bảo sẽ trả lời ông vào ngày hôm sau. Ông trở về và vui mừng báo cho Camaralzaman:

 - Con trai ạ - Ông thân mật bảo chàng - Hãy vui đi và chuẩn bị sẵn sàng ba ngày nữa tàu sẽ giương buồm, ta đã thoả thuận với thuyền trưởng cho con lên tàu và quá giang rôi.

- Với tình cảnh của con hiện nay - Camaralzaman nói - Không có gì dễ chịu hơn là tin bác vừa cho biết đấy. Và đổi lại, con cũng có một tin chắc sẽ làm bác vui. Bác hãy chịu khó đi ra đây với con và bác sẽ thấy ông trời vừa ban cho bác một tài sản khổng lồ.

Camaralzaman dẫn ông già làm vườn tới chỗ chàng đào rễ cây, đưa ông xuống hầm và chỉ cho ông thấy năm chục cái vại chứa đầy bột vàng và vui vẻ bảo đó là Thượng đế đã thưởng công cho đức hạnh và bao năm khó nhọc của ông chăm sóc khu vườn.

 - Anh bảo sao? - Ông già nói - Vậy là anh tưởng là ta tự cho mình được sở hữu cái kho báu này ư? Tất cả là của anh, ta chẳng có chút gì ở đó cả. Tám chục năm rồi, từ ngày cha ta mất, hàng ngày ta đào xới khu vườn này mà nào có thấy gì đâu. Đúng là số phận đã định trước cho anh bởi vì Thượng đế đã cho phép anh tìm thấy kho báu đó. Nó thích hợp với một hoàng tử như anh hơn là cho ta đã gần kề miệng lỗ, chẳng còn nhu cầu gì nữa. Thượng đế đã ban cho anh đúng lúc anh trở về cố quốc. Nó phải thuộc về anh và anh sẽ sử dụng nó thật hữu ích.

Hoàng tử Camaralzaman không nhượng bộ trước một ông già vô tư và hào hiệp nên tranh cãi quyết liệt. CuốI cùng chàng bảo sẽ không lấy một tí gì nếu ông già không nhận cho phần mình một nửa kho báu. Ông già làm vườn dành chịu nghe và họ chia nhau: Mỗi người hai mươi lăm vại. Chia xong, ông già bảo Camaralzaman:

 - Con trai ạ, thế cũng chưa xong đâu. Bây giờ phải mang tất cả xuống tàu và phải chuyển đi bí,mật để không ai biết, nếu không sẽ bị mất như chơi đấy. Ở đảo Gỗ Mun không có quả ô liu, nếu mang từ đây về đấy thì rất có giá. Anh biết đấy, tôi có một kho dự trữ những quả ô liu hái ngay trong vườn nhà. Bây giờ anh phải kiếm năm chục chiếc bình, chứa một nửa bình bột vàng, còn lại nửa trên thì chứa quả ô liu. Cả năm chục bình đều làm như thế và tôi sẽ cho chuyển lên tàu, hôm nào anh đi.

 Camaralzaman làm theo lời khuyên đó và đùng nửa ngày còn lại để thu xếp năm chục chiếc bình và anh sợ là tấm bùa đeo ở cánh tay mình có thể vô tình đánh rơi nên đã cẩn thận nhét nó vào một chiếc bình mà anh đánh đấu để cho dễ nhận thấy. Khi đã chuẩn bị xong xuôi cho tất cả các bình rồi, vì trời cũng đã tối nên anh cùng ông già làm vườn trở về, anh kể cho ông già nghe chuyện hai con chim đánh nhau vì thế anh tìm lại được tấm bùa của công chúa Bađoure. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên và cũng rất mừng cho anh. Có thể vì tuổi cao, cũng có thể vì ông đã hoạt động quá sức ngày hôm đó nên ông già làm vườn đêm ấy thấy khó thở và không ngủ được. Khó chịu trong người kéo dài đến cả ngày hôm sau và sang đến ngày thứ ba thì bệnh càng nặng thêm. Trời vừa sáng thì tự thân người thuyền trưởng và nhiều thuỷ thủ tới gõ cửa khu vườn. Camaralzaman ra mở cửa, họ hỏi ai là người khách sẽ đáp tàu của họ. Chàng đáp:

- Chính là tôi đây. Ông già làm vườn, người đã xin cho tôi quá giang, lúc này đang bị ốm không gặp ngài được. Dù vậy xin mời cứ vào nhà và nhờ các vị mang hộ tôi những bình chứa ô liu kia và cả áo quần của tôi nữa. Tôi sẽ theo chân các vị ngay sau khi đã cáo biệt ông già làm vườn. Các thuỷ thủ bê các bình ô liu và mang quần áo đi. Chia tay Camaralzaman, viên thuyền trưởng bảo:

- Xin ông ra bến ngay cho, trời đã thuận gió và tôi chỉ chờ có ông thôi là giương buồm đó.

Ngay khi người thuyền trưởng và các thuỷ thủ vừa đi khuất, Camaralzaman trở vào nhà để cáo biệt và cảm tạ sự giúp đỡ tận tình của ông. Nhưng thấy ông đang hấp hối, chẳng kịp xưng tội, theo tập quán của những tín đồ Hồi giáo trung thành, ông đã thở hơi thồ cuối cùng.

Trong hoàn cảnh phải xuống tàu gấp, hoàng tử Camaralzaman khẩn trương làm đầy đủ bổn phận đối với người quá cố. Chàng lau rửa thân thể, khâm liệm cho ông và sau khi đào một hố sâu trong vườn (vì những người theo đạo Hồi chỉ là số ít trong thành phố của những người theo tà giáo nên không có nghĩa địa chung) Chàng một mình chôn cất ông và chỉ hoàn tất khi trời đã ngả về chiều. Chàng không để mất thì giờ, vội vàng đi ngay để xuống tàu. Nhưng tới bến cảng, chàng được biết là tàu đã nhổ neo từ lâu và lúc này cũng đã mết hút rồi. Người ta còn cho hay là tàu chỉ giương buồm đi sau khi chờ anh tròn ba tiếng đồng hồ.

 Scheherazade muốn kể tiếp nhưng nhìn thấy mặt trời đã nhô lên nên nàng ngừng lại. Nàng kể tiếp chuyện của Camaralzaman vào đêm sau và nói với hoàng đế đất nước Ấn Độ:

- Tâu bệ hạ, hoàng tử Camaralzaman, cũng dễ hiểu thôi, cực kỳ buồn nản thấy buộc phải nán ở lại trong một xứ sở không quen ai và cũng chẳng muốn làm quen với một ai suốt một năm trường nữa chỉ vì đê lỡ cơ hội vừa qua. Điều làm cho chàng lo âu hơn nữa là đã tuột khỏi tay mình tấm bùa của công chúa Badoure và ehàng cho thế là đã mất hẳn. Không còn cách nào hơn là quay trở lại khu vườn cũ, tiếp tục trồng trọt và than thở cho số phận hẩm hiu. Để đỡ nhọc mệt trong công việc, chàng mướn thêm một thanh niên để đỡ chân tay. Và để khỏi mất hết nửa phần kia của kho báu lúc này cũng thuộc về chàng vì ông già làm vườn mất đi không có người thừa tự. Chàng cho bột vàng vào năm chục chiếc bình khác, đặt lên trên đầy những quả ô liu mỗi bình như lần trước và sẽ cho chuyển lên tàu cùng với mình khi có chuyến đi tới đảo Gỗ Mun.

Trong khi hoàng tử Camaralzaman bắt đầu lại một năm khác đầy vất vả, đau thương và sốt ruột thì con tàu tlếp tục cuộc hành trình với làn gió rất thuận và cặp bến an toàn ở Kinh đô đảo quốc Gỗ Mun.

 Vì hoàng cung được xây dựng ngay trên bờ biển và tân vương, rõ hơn là công chúa Badoure nhìn thấy con tàu giữa lúc nó đi vào bến với tất cả các cờ xí gió thổi phần phật, bèn hỏi là tàu gì và được trả lời đó là một chiếc tàu buôn chở nhiều hàng hoá quý cứ đến cữ này là từ thành phố của những người theo tà giáo tới. Công chúa, dù được sống giữa những cảnh tráng lệ huy hoàng nhưng không lúc nào không nhớ tới Camaralzaman vì vậy cho rằng chàng có thể có mặt trên tàu này nên nảy ra ý muốn là đi ra đón không phải muốn cho chàng nhận ra mình (vì nàng tin là chàng chẳng thể nhận ra) mà để xem đúng là có chàng không ngõ hầu có những blện pháp đúng lúc để cùng nhận ra nhau. Dưới cái cớ là tự mình muốn tìm hiểu về hàng hoá, được thấy trước mọi người để chọn được những thứ hàng quý thích hợp, nàng sai mang ngựa đến. Nàng đi ra bến, có nhiều quan chức đứng cạnh nàng lúc đó tháp tùng. Ra tới bến cảng giữa lúc người thuyền trưởng bước lên bờ, nàng gọi y đến, và hỏi y từ đâu tới, hết bao nhiêu thời gian thì đến đây, trong cuộc hành trình gặp những điều gì tốt xấu, có đưa theo người khách nào sang trọng và nhất là tàu chở hàng gì. Người thuyền trưởng trả lời tất cả câu hỏi của nàng, còn về những khách quá giang, y quả quyết chỉ có những nhà buôn vẫn quen tới đây và họ mang theo rất nhiều loại vải quý của nhiều nước khác nhau, những tấm vải đẹp nhất, có nhuộm màu hoặc để mộc, rồi ngọc ngà xạ hương, long não, hàng tạp hoá, thuốc chữa bệnh, quả ô liu và nhiều thứ khác. Công chúa Badoure rất thích quả ô liu. Nghe nói có quả đó, lập tức nàng bảo thuyền trưởng:

- Hãy cho rỡ tất cả quả ô liu lên đây ngay, ta sẽ mua hết. Còn những thứ hàng hoá khác, ngươi báo cho các thương nhân mang lên cho ta những hàng đẹp nhất trước khi để cho những người khác xem.

 Tâu bệ hạ - Thuyền trưởng cho nàng là vua quốc đảo Gỗ Mun vì quả thật là nàng đang mặc hoàng bào – Có tất cả năm chục bình lớn chứa quả ô liu nhưng lại thuộc về một nhà buôn còn lại ở trên đất liền. Chính tôi đã đến báo cho ông ta giờ nhổ neo và đã chờ rất lâu. Thấy ông ta không tới và nếu chậm trễ thì không lợi dụng được cơn gió thuận, không kiên nhẫn được nữa, tôi đành phải cho giương buồm. đảo Gỗ Mun này.

 Tâu bệ hạ - Thuyền trưởng đáp- Thương nhân đó nhà rất nghèo. Người sẽ ban ơn lớn cho ông ta, nếu trả cho ông ta một nghìn đồng tiền bạc.

Để cho ông ta hài lòng và theo nhà ngươi nói thì nhà ông ta nghèo vậy ta sẽ cho chi ra một nghìn đồng tiền vàng, nhà ngươi có trách nhiệm trao lại cho ông ta. Nàng ra lệnh trả tiền rồi cho mang đi tất cả những chiếc bình về cung, và nàng cũng quay gót.

Đêm tới gần, công chúa Badoure trước hết lui về hậu cung đến thẳng phòng của công chúa Haiatalnefous và sai mang tới năm chục chiếc bình ô liu vừa mua. Mở ra một bình để nếm thử, nàng đổ một ít ra đia và rất ngạc nhiên thấy các quả ô liu đều dính bụi vàng.

 - Sao lạ thế này! Thật là kỳ diệu! - Nàng kêu lên. Nàng cho: các thị nữ của Haiatalnefous mở hết các bình và dốc tất cả ra trước mặt mình và sự thán phục của nàng càng tăng khi thấy dưới đáy mỗi bình chứa toàn bột vàng. Nhưng khi mở tới chiếc bình mà Camaralzaman giấu tấm bùa vào đó, khi dốc ra, nàng nhìn thấy thì vô cùng sửng sốt và lăn ra bất tỉnh.

 - Mặc dù vậy, ngươi cũng cứ cho bốc lên - Công chúa bảo

 - Cái đó cũng chẳng trở ngại gì cho việc múa bán cả. Viên thuyền trưởng cho xuồng bơi ra con tàu và chẳng mấy chốc đã quay về chở đầy xuồng các bình chứa quả ô liu. Công chúa hỏi năm chục bình đó đáng giá bao nhiêu ởđảo Gỗ Mun này.

 Tâu bệ hạ - Thuyền trưởng đáp- Thương nhân đó nhà rất nghèo. Người sẽ ban ơn lớn cho ông ta, nếu trả cho ông ta một nghìn đồng tiền bạc. Để cho ông ta hài lòng và theo nhà ngươi nói thì nhà ông ta nghèo vậy ta sẽ cho chi ra một nghìn đồng tiền vàng, nhà ngươi có trách nhiệm trao lại cho ông ta. Nàng ra lệnh trả tiền rồi cho mang đi tất cả những chiếc bình về cung, và nàng cũng quay gót.

Đêm tới gần, công chúa Badoure trước hết lui về hậu cung đến thẳng phòng của công chúa Haiatalnefous và sai mang tới năm chục chiếc bình ô liu vừa mua. Mở ra một bình để nếm thử, nàng đổ một ít ra đia và rất ngạc nhiên thấy các quả ô liu đều dính bụi vàng.

 - Sao lạ thế này! Thật là kỳ diệu! - Nàng kêu lên. Nàng cho: các thị nữ của Haiatalnefous mở hết các bình và dốc tất cả ra trước mặt mình và sự thán phục của nàng càng tăng khi thấy dưới đáy mỗi bình chứa toàn bột vàng. Nhưng khi mở tới chiếc bình mà Camaralzaman giấu tấm bùa vào đó, khi dốc ra, nàng nhìn thấy thì vô cùng sửng sốt và lăn ra bất tỉnh.

Công chúa Haiatalnefous cùng các thị nữ vội vàng ra sức cấp cứu, vỗ nước lạnh vào mặt. Nàng từ từ tỉnh dậy, cầm lấy tấm bùa và hôn lấy hôn để. Nhưng vì nàng không muốn nói gì cả trước mặt các thị nữ của công chúa Haiatalnefòus vẫn chưa biết nàng cải trang vả lại cũng đã đến giờ đi ngủ, nàng liền cho họ lui.

 - Công chúa ạ - Nàng bảo Haiatalnefous khi thấy chỉ còn hai người - Sau khi đã được nghe chuyện của chị rồi, chắc là em cũng thấy sở dĩ chị quá xúc động ngất đi là vì tấm bùa này đây. Nó là nguyên nhân của sự chia ly đau khổ giữa chị và chàng, hoàng tử Camaralzaman. Nó sẽ là, chị chắc thế, điềm báo cuộc sum họp của chúng mình sắp tới.

Hôm sau mới tang tảng sáng, công chúa Badoure đã đòi viên thuyền trưởng tới. Khi ông đến, công chúa bảo:

- Nhà ngươi hãy nói thêm về người thương nhân chủ những bình quả ô liu mà ta mua hôm qua. Ngươi đã nói, hình như thế, là nhà ngươi đã để ông ta ở lại trên đất liền trong thành phố của những người theo tà giáo.

Nhà ngươi có thể cho biết ông ta làm gì ở đó không? - Tâu bệ hạ - Thuyền trưởng đáp- Tôi có thể khẳng định với bệ hạ một điều mà tôi biết rõ. Tôi đã thoả thuận về việc quá giang của ông ta với một người làm vườn rất già. Ông cụ già bảo là tôi đến tìm ông ta tại vườn của cụ mà cụ cho tôi địa điểm cũng là nơi ông ta làm thuê cho ông cụ. Cũng biết như vậy nên tôi đã nói với Người là ông ta rất aghèo. Tôi đã tự mình đến tìm ông ta tại khu vườn đỡ nói chuyện với ông ta và bảo ông xuống tàu ngay.

 - Nếu đúng như vậy - Công chúa Badoure nói – Thì nhà ngươi ngay ngày hôm nay phải giương buồm quay về thành phố của những người theo tà giáo, dẫn tới đây cho ta chàng trai làm vườn đó. Y là người mắc nợ ta. Nếu không thì ta tuyên bố tịch thu không những hàng hoá thuộc về ngươi và những nhà buôn trên tàu của ngươi mà cả tính mạng của ngươi và cả những nhà buôn trên tàu nhà ngươi nữa cũng do ta định đoạt. Ngay từ bây giờ, theo lệnh ta, tất cả các kho chứa hàng sẽ bị niêm phong và chỉ bỏ dấu niêm khi nào nhà ngươi trao cho ta người mà ta đòi hỏi. Đó là những gì ta muốn nói với ngươi. Đi đi, hãy làm những gì ta ra lệnh.

Viên thuyền trưởng không còn biết nói sao được nữa. Nếu không thực hiện thì sẽ rước tai hoạ lớn cho công việc làm ăn của mình và của các thương gia. Ông nói cho họ biết điều đó và cũng như ông, họ vội vàng lấy thêm thức ăn nước uống cần thiết cho chuyến đi đưa ngay xuống tàu. Tất cả được làm khẩn trương nên tàu đã nhổ neo ngay ngày hôm đó.

Cuộc hành trình có nhiều thuận lợi, viên thuyền trưởng tính toán lộ trình rất sát nên ngay trong đẽm đã tới thành phố của những người theo tà giáo. Khi lái vào bờ xét thấy là thuận tiện, ông không cho thả neo, nhưng trong khi con tàu đứng yên tại chỗ không xa bến mấy, từ chỗ đó ông đi thẳng tới khu vườn của Camaralzaman cùng vớI sáu thuỷ thủ lực lưỡng nhất.

 Lúc đó Camaralzaman vẫn chưa ngủ. Cuộc chia ly với công chúa Trung Quốc xinh đẹp vợ của chàng, vẫn làm chàng buồn rầu như mọi ngày, chàng căm ghét cái lúc để cho tính tò mò thúc đẩy mà đụng đến cái thắt lưng của nàng. Chàng đang thao thức tư lư trong những lúc đáng lẽ để nghỉ ngơi thư giãn như thế thì nghe thấy tiếng gõ cửa ngoài vườn. Chàng vội chạy ra, chưa kịp mặc áo, vừa mở hé cửa thì không nói một tiếng nào, thuyền trưởng và sáu thuỷ thủ túm ngay lấy chàng, dùng sức mạnh đẩy chàng xuống xuồng, đưa lên tàu và giương buồm ngay tức khắc. Camaralzaman im tlếng tới tận lúc đó cũng như thuyền trưởng và các thuỷ thủ, bấy giờ mới hỏi thuyền trưởng mà chàng đã nhận ra, vì sao mà lại dùng bạo lực như vậy để bắt cóc chàng.

 - Ông chẳng phải là con nợ của quốc vương đảo Gỗ Mun sao? - Thuyền trưởng hỏi lại chàng.

 - Tôi, con nợ của quốc vương đảo Gỗ Mun? - Camaralzaman kinh ngạc nói - Tôi đâu có biết nhà vua này, chưa bao giờ tôi giao thiệp và chưa bao giờ tôi đặt chân lên đất nước ông ấy.

 - Đó là điều ông phải biết hơn tôi - Thuyền trưởng nói - Ông sẽ tự nói với Người. Tuy vậy lúc này ông hãy cứ kiên nhẫn ở yên đây đã.

 Scheherazade ngừng lại ở chỗ này để cho hoàng đế Ấn Độ đi thiết triều. Nàng kể tiếp vào đêm sau và nói với ông:  

“- Tâu bệ hạ, hoàng tử Camaralzaman thế là bị bắt đi từ khu vườn của chàng như thiếp đã kể cho Người nghe hôm qua. Con tàu đi cũng chẳng kém thuận buồm xuôi gió như chuyến về để bắt cóc chàng trong thành phố tà đạo. Dù tới bến đã là ban đêm, nhưng viên thuyền trưởng cững lên ngay trên bờ đưa hoàng tử Camalalzaman tới hoàng cung và xin được bệ kiến.

 Công chúa Badoure, đã rút về hậu cung, vừa nghe thấy báo là viên thuyền trưởng đã về và có cả Camaralzaman tới, vội ra gặp y ngay. Trước hết, nàng liếc nhìn sang hoàng tử Camaralzaman, người mà nàng đã rỏ biết bao nhiêu nước mắt từ ngày xa cách, và nàng nhận ra ngay dù chàng đang ăn mặc thật tồi tàn. Còn về hoàng tử, chàng run sợ trước một quốc vương, chàng tưởng vậy, và với ông -này chàng là một con nợ theo ông ta tưởng tượng. Chàng không có một chút ý nghĩ nào đó là người mà chàng thiết tha mong được thấy lại. Nếu công chúa buông theo tình cảm của mình thì nàng đã chạy bổ tới chàng, để lộ hình tích của mình và ôm hôn ehàng. Nhưng nàng tự kiềm chế và thấy rằng cần phải giữ vai trò quốc vương một thời glan nữa trước khi tự mình lộ diện vì lợi ích của cả hai người. Nàng phải tạm bằng lòng trao phó chàng cho một viên quan lúc đó có mặt bắt phải chăm sóc và đối xử tốt với chàng cho đến hôm sau.

Khi công chúa Badoure đã thấy được nghiêm chỉnh tuân lệnh và đã có hoàng tử Camaralzaman rồi, nàng quay về phía viên thuyền trưởng xác nhận công lao của ông ta và phái một viên quan khác lập tức đi rỡ hết dấu niêm đóng trên các hàng hoá của ông ta và của cả các nhà buôn khác. Rồi nàng cho ông ta về với một viên kim cương làm tặng phẩm. Phần thưởng này đã vượt quá cả chi phí cho chuyến đi của ông vừa rồi. Nàng còn bảo thêm là ông cứ giữ lại cả một nghìn đồng tiền vàng đã trả cho khoản mua các bình ô liu và nàng đã có cách thoả thuận với nhà buôn mà ông vừa đưa tới.

Cuối cùng nàng trở về hậu cung nơi ở của công chúa đảo quốc Gỗ Mun chia sẻ với công chúa niềm vui của mình và yêu cầu nàng vẫn phải giữ kín - Nàng cũng trao đổI tâm sự với công chúa những biện pháp cần thiết phải thực hiện trước khi tự để lộ mình ( ra với hoàng tử Camaralzaman và để cho hoàng tử tự nói cho mọi ngườI biết mình là ai.

 - Có một sự cách biệt lớn giữa một người làm vườn và một hoàng tử - Nàng nói thêm . Nên sẽ có thể nguy hiểm vì chỉ trong chốc lát mà đưa một người đang ở địa vị quá thấp kém lên một địa vị quá cao sang, dù có công bằng tới đâu đi nữa.

Công chúa đảo quốc Gỗ Mun dễ dàng có sự đồng tình ngay vì nàng rất yêu mến và khâm phục nàng Badoure. Công chúa còn cho biết nàng sẽ rất vui sướng được tham gia vào việc này, công chúa Badoure chỉ cần cho biết nàng cần phải làm gì.

Ngày hôm sau, công chúa Trung Hoa, trong bộ long cổn và uy quyền quốc vương đảo Gỗ Mun, sau khi đã chú ý cho đưa Camaralzaman đi tắm rửa từ sáng sớm, mặc cho chàng bộ phẩm phục quan đại thần và đứa chàng vào triều. Vẻ mặt khôi ngô tuấn tú và dáng diệu đường bệ của chàng khiến tất cả triều thần chú ý. Công chúa Badoure cũng thấy hoan hỉ trông thấy chàng cũng vẫn đáng yêu như thấy bao lần trước kia và điều này càng làm nàng thêm phấn hứng khi ca ngợI chàng trước triều đình. Sau khi chàng ngồi xuống ở hàng các đại thần theo lệnh nàng, nàng nói với cả triều thần:

- Thưa các ngài, ngài Camaralzalnan mà tôi đưa hôm nay vào hàng ngũ đồng liêu của các ngài, không phải là không xứng đáng với cương vị ấy. Trong các chuyến du hành tôi biết khá rõ về ông ta và có thể chịu phần trách nhiệm. Tôi có thể đoan chắc vôi các vị là rồi đây ông ta sẽ tự bộc lộ cho các ngài rõ khả năng, đức hạnh yà thiên tài, của ông ta. Camaralzaman cực kỳ ngạc nhiên khi thấy vua đảo Gỗ Mun mà chàng không sao có thể ngờ được đó là một phụ nũ, càng không ngờ được đó lại là nàng công chúa thương yêu của mình, gọi đích danh mình và quả quyết là biết rõ mình. Còn chàng thì chắc chắn là chưa từng gặp ông ta ở bất cứ đâu. Chàng càng ngạc nhiên hơn nữa khi phải tiếp nhận biết bao lời khen tụng quá đáng. Tuy nhiên những lời khen đó thốt ra từ miệng một người đầy vẻ oai vệ không làm cho chàng sửng sốt. Chàng đón nhận với vẻ khiêm nhường tỏ ra là mình xứng đáng nhưng không do đó mà kiêu ngạo chàng quỳ xuống bên ngai vua và khi đứng lên, chàng nói:

- Tâu bệ hạ, tôi không đủ lời để nói lên tấm lòng biết ơn Người đã ban cho vinh dự lớn như Người đã làm với bao mối từ tâm. Tôi nguyện sẽ làm tất cả những gì trong quyền hạn và khả năng của mình để xứng đáng với ân huệ đó

Ra khỏi triều đình, hoàng tử được một viên quan dẫn tới một toà dinh thự mà công chúa Badoure đã sắm sửa đủ thứ dành riêng cho chàng. Chàng thấy ở đó nhiều quan hầu và đầy tô sẵn sàng tuân lệnh chàng và một chuồng ngựa có rất nhiều con ngựa tuyệt đẹp, tất cả những cái đó đều xứng đáng với tước vị đại thần chàng vừa được phong. Khi bước vào căn phòng, người quản gia đưa tới cho chàng một rương chứa đầy vàng để dùng vào việc chi tiêu. Càng không rõ từ đâu mà hạnh phúc lớn lao này đến với mình, chàng càng ngất ngây thán phục, nhưng không một chút nào chàng nghĩ chính là công chúa Trung Quốc đã bày ra tất cả. Sau hai hoặc ba hôm, công chúa Badoure, muốn tạo cho hoàng tử Camaralzaman có điều kiện gần gũi mình hơn và đồng thời cũng để cho chàng được trọng thị hơn, đã cử chàng làm tổng quản ngân khố quốc gia vừa khuyết. Chàng đảm đương công việc này một cách thật thông minh chính trực khiến tất cả mọi người đều hàm ơn, tranh thủ được tình cảm không những của các triều thần mà được lòng tất cả toàn dân vì đức tính cương trực và rộng rãi của mình. Camaralzaman lẽ ra là người hạnh phúc nhất trong tất cả mọi người với sự ưu ái hiếm có cạnh một ông vua xa lạ như chàng tưởng thế, và trong sự kính nể mỗi ngày mỗi ngày một tăng của mọi người, nếu chàng có công chúa thân thương của mình bên cạnh. Giữa cảnh vàng son đó, chàng không lúc nào thôi buồn rầu về việc không có một tin tức gì của nàng ở một xứ sở mà đáng ra nàng đã phảI đi qua từ ngày xa cách nhau một cách nẫu ruột với cả hai người. Chàng có thể đặt vấn đề nghi ngờ đôi chút nếu công chúa Bàdoure còn giữ cái tên Camaralzaman cùng với bộ quần áo của chàng mà nàng lấy mặc. Nhưng nàng đã đổi tất cả khi lên ngôi, cả áo quần và tên họ. Tên của nàng lúc này là Ármanos để nhô ơn cựu vương, bố vợ nàng. Vì vậy, mọi người chỉ biết nàng dưới cái tên là Armanos trẻ, chỉ có một vài đại thần là còn nhớ đến cái tên Camaralzaman mà nàng tự đặt cho mình khi bước chân tới triều đinh quốc đảo Gỗ Mun mà thôi. Camaralzaman chưa thân mật nhiều với những vị đại thần này để dò hỏì, nhưng rồi chàng cũng sẽ hiểu thôi.

 Vì công chúa Badoure cũng e ngại là việc này có thể xảy rà và nàng thấy là sẽ vui thích hơn nếu chỉ nhờ riêng có mình thôi mà làm cho Camaralzaman nhận ra người vợ thương yêu của mình. Nàng quyết định chấm dứt những dằn vặt của chính mình và cả của chàng mà nàng biết cũng đang đau khổ. Quả vậy, nàng nhận thấy là trong tất cả những lần mà nàng trao đổi về công việc chàng đang phụ trách, chàng thường có những cái thở đài não nuột chắc , chỉ là hướng về nàng. Chính nàng cũng đang sống trong một tình trạng ép buộc mà quyết định phải tự thoát ra không thể chần chừ được nữa. Vả lại tình thân mật của các đại thần, nhiệt tình và lòng yêu mến của dân chúng, tất cả đều dọn đường cho việc đặt vương miện của đảo quốc Gỗ Mun lên đầu chàng không còn trở ngại. Công chúa Badoure vừa cùng với công chứa Haiatalnefous đồng tình với quyết định đó thì cũng cùng ngày hôm đó nàng gặp riêng hoàng tử Camaralzaman:

- Camaralzaman - Nàng bảo chàng - Ta cần trao đổi với ông một công việc cần phải bàn bạc lâu, rất cần ý kiến của ông. Vì ta thấy chỉ có thể làm việc đó thuận tiện vào ban đêm, -vậy chiều này ông tới đây, báo cho người nhà không phải chờ, ta sẽ kiếm cho ông một chỗ để nghỉ lại.

 Camaralzaman.không quên có mặt ở hoàng cung vào giờ đã hẹn. Nàng đưa chàng cùng vớI mình vào hậu cung. Sau khi bảo cho người tổng quản các hoạn nô đang chuẩn bị đi theo là không cần tới sự trực hầu của y đêm nay mà chỉ cần y đóng chặt cửa lại, nàng đưa chàng tới một phòng khác chứ không phải phòng của Haiatalnefous mà nàng thường quen ngủ tại đó. Khi hai người đã vào trong phòng, ở đây có kê một cái giường và khi cửa đã đóng chặt lại, công chùa lấy tấm bùa từ trong một cái hộp nhở ra và giơ cho Camaralzaman:

 - Cách đây chưa lâu.- Nàng nói- Một nhà chlêm tinh tặng cho ta tấm bùa này. Vì thấy ông là người hiểu biết nhiều, ông có thể nói cho ta biết tác dụng của nó như thế nào không.

Camaralzaman cầm lấy tấm bùa đưa gần tới một ngọn nến ngắm kỹ. Khi nhận ra, chàng sửng sốt kinh ngạc làm công chúa cố che cái mỉm cười.

 - Tâu bệ hạ - Chàng kêu lên - Người có hỏi tôi tác dụng của tấm bùa này. Chao ôi! Tác dụng của nó là làm cho tôi chết vì đau đớn buồn khổ nếu tôi không mau chóng tìm lại được nàng công chúa yêu kiều diễm lệ nhất ở dưới bầu trời này. Vật đó là của nàng mà nó đã làm tôi điêu đứng, phải xa cách nàng. Một sự kiện lạ lùng đã gây ra cuộc phân ly đó. Câu chuyện chắc sẽ làm cho bệ hạ phải xúc động và thương cảm một người chồng, một ngườỉ si tình bất hạnh như tôi đây, nếu người vui lòng muốn nghe.

- Ông sẽ kể cho tôi nghe chuyện đó vào một lần khác - Công chúa bảo - Nhưng tôi rất vui - Nàng thêm- để nói với ông là chuyện đó tôi cũng biết ít nhiều. Ông hãy chờ tôi một lát nhé, tôi sẽ trở lại mau thôi.

Nói xong, công chúa Badoure bước vào một phòng làm việc, ở đó nàng bỏ vương miện ra và chỉ một loáng, nàng mặc vào mình bộ áo quần phụ nữ với chiếc thắt lưng nàng đã mang hôm bị chia ly, rồi trở lại buồng. Hoàng tử Camaralzaman nhận ra ngay nàng công chúa yêu thương của mình, chạy tới và ôm hôn nàng thật dịu dàng âu yếm.

 - Ôi! - Chàng kêu lên - Vô vàn đội ơn đức vua đã cho tôi giây phút ngạc nhiên dễ chịu biết bao?

- Chớ có chờ đợi để thấy lại nhà vua - Công chúa vừa nói vừa cũng đến lượt mình ôm hôn chàng, đôi mắt rớm lệ. Nhìn em tức là chàng đã thấy nhà vua rồi. Chúng ta hãy ngồi xuống đi, thiếp sẽ nói rõ cho chàng rõ bí ẩn đó. Họ ngồi xuống và công chúa nói cho chàng biết quyết định của mình, sau khi chờ đợi không thấy chàng về lúc cùng nhau hạ trại trên bãi cỏ lần cuối nàng đã hành động như thế nào cho đến khi tới đảo Gỗ Mun và ở đó nàng phải cưới công chúa Haiatalnefous và nhận ngôi báu của quốc vương Armanos trao cho sau hôn lễ; nàng công chúa mà nàng ca ngợi hết lời đã có thái độ như thế nào khi được blết chính nàng cũng là gái; và cuối cùng là chuyện về tấm bùa tìm thấy trong chiếc bình chứa quả ô liu lẫn với bột vàng mà nàng đã cho mua tất cả. Chính vì vậy mà nàng đã cho tàu quay trở lại thành phố của những người theo tà giáo đón chảng.

Khi công chúa Badoure nói xong, nàng yêu cầu hoàng tử cho nàng biết vì sao tấm bùa lại là nguyên nhân của sự phân ly giữa hai người. Chàng nói hết cho nàng rõ và nhẹ nhàng trách nàng để chàng phải phiền não quá lâu. Nàng giãi bày những lý do mà chúng ta đã nói tới, sau đó vì đã quá khuya nên hai người đi ngủ.

Scheherazade thấy trời đã sáng nên dừng lại ở đoạn này. Nàng kể tiếp vào đêm sau, và nói với hoàng Đế Ấn Độ:

“- Tâu bệ hạ, công chúa . Badoure và hoàng tử Camaralzaman thức dậy lúc sáng sớm. Nhưng công chúa không mặc triều phục hoàng gia nữa mà mặc lại áo quần nữ giới. Sau khi đã tề chỉnh, nàng phái viên trưởng hoạn nô tới thỉnh nhà vua Armanos, nhạc phụ của mình xin hãy hạ cố đến phòng riêng của nàng.

Quốc vương Ar.manos tới và vô cùng ngạc nhiên thấy một người phụ nữ lạ mặt và ông tổng quản ngân khố trong phòng ngủ ở hậu cung mà theo lệ luật thì cấm không được vào đây kể cả bất cứ một đại quan nào của triều đình. Vừa ngồi xuống ông vừa hỏi nhà vua đâu

. - Tâu bệ hạ - Công chúa nói - Hôm qua tôi là quốc vương, và bây giờ tôi chỉ là công chúa Trung Quốc, vợ của hoàng tử Camaralzaman đích thực, con trai đích thực của quốc vương Schahzaman. Nếu bệ hạ vui lòng và chịu khó nghe tôi trình bày tất cả chuyện trên đây, tôi hi vọng là Người sẽ không kết tội là đã lừa ngài một cách thật ngây thơ vô tội.

Quốc vương Armanoscho phép kể và lắng nghe một cách vô cùng kinh ngạc từ đầu đến cuối chuyện. Để kết thúc, công chúa nói thêm:

 - Tâu bệ hạ, dù trong tôn giáo của chúng ta, đàn bà ít khi đồng tình cho người chồng của mình lấy nhiều vợ, tuy nhiên nếu bệ hạ bằng lòng cho công chúa Haiatalnefous, lệnh ái của Người, kết hôn với hoàng tử, tôi xin tự nguyện nhường ngôi chính cung hoàng hậu cho nàng, vì nàng có quyền như thế. Còn tôi xin lui xuống hàng thứ phi. Dù công chúa không muốn vậy, tôi cũng vẫn cứ xin nhường để cảm tạ nàng đã trọn lời hứa giữ bí mật cho tôi một cách thật là khảng khái. Nếu được bệ hạ phê chuẩn, tôi chắc chắn là nàng rất hài lòng, vì tôi cũng đã bàn trước với nàng rồi. Quốc vương Armanos thực thà lấy làm khâm phục khi nghe công chúa Badoure trình bày. Nghe xong ông quay sang hoàng tử Camaralzaman nói:

 - Con ạ, vì công chúa Badoure, vợ con mà từ bấy đến nay ta đã coi như con rể bởi một sự lừa dối mà ta chẳng thể phàn nàn, khẳng định với ta là nàng muốn chia sẻ chuyện gối chăn với con gái ta, ta muốn biết là con có thật bằng lòng lấy nó và nhận chiếc vương miện mà công chúa Badoure xứng đáng được mang trọn đời nếu nàng không vì yêu con mà nhường lại.

Camaralzaman được tôn lên làm vua và làm lễ cưới hết sức huy hoàng cùng một ngày. Chàng rất hài lòng vớI vẻ kiều diễm, trí thông minh sắc sảo và tình yêu đậm đà của công chúa Haiatalnefous. Từ đó, hai bà hoàng hậu tiếp tục sống chung trong tình thương yêu và hoà thuận chẳng khác gì trước kia và rất vui vẻ hài lòng vì quốc vương Camaralzaman đối xử với họ thật bình đẳng trong việc gối chăn. Cùng trong một năm, các bà cùng sinh con, mỗi bà một con trai, hầu như cùng một thời gian. Sự ra đời của các hoàng tử nhỏ đã được đón mừng bằng những cuộc vui chơi hội hè lớn. Camaralzaman đặt tên cho con của hoàng hậu Badoure là Amgiad và con của hoàng hậu Haiatalnefous là Assad.

- Tâu bệ hạ - Hoàng tử Camaralzaman đáp - Dù là có nóng lòng sốt ruột đến đâu để gặp lại phụ vương cha tối, thì ân đức vô cùng sâu nặng của bệ hạ và của công chúa Haiatalnefous cũng bắt tôi phải dẹp xuống để không dám khước từ một điều gì.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro