Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thành tựu kinh tế xã hội

1.1/Những thành tựu mà đảng đạt được trong đường lối về kinh tế thị trường:

 --Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến.

Cụ thể:

Về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

- Tốc độ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992-1997 tăng bình quân 8,75%/năm. Thời kỳ 2000-2007: 7,55%/năm. Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%.

--Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa.

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế .

- - Tiếp tục thực hiện có kết quả chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, có tiến bộ đáng kể trong việc phát huy các nguồn nội lực của đất nước, của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; đồng thời tiếp tục mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thể chế kinh tế tiếp tục được đổi mới, đang tiếp tục hình thành và phát triển các loại thị trường.

1.2.Những thành tựu mà đảng đạt được trong đường lối về văn hóa – xã hội:

Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích vực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong toả, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

-Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

- Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có bước phát triển mới. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

- Phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được chú trọng hơn. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt. Phong trào toàn dân rèn luyện tập thể dục thể thao được đẩy mạnh.

- Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả quan trọng, giải quyết việc làm có tiến bộ, mức sống của các tầng lớp dân cư ở các vùng, miền trong cả nước tiếp tục được cải thiện. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tiêu cực, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, kiên quyết có hiệu quả hơn

-Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

1.3. Những thành tựu đạt được trong đường lối đối ngoại

Đề tài “ngoại giao trong thời kỳ đổi mới” đã được đề cập nhiều lần và khá cặn kẽ; những thành tựu của nó đem lại cũng thật rõ ràng: chính sách bao vây cô lập Việt Nam bị đẩy lùi, nước ta có quan hệ đối ngoại rộng rãi chưa từng có; nhờ tăng cường sự hợp tác quốc tế thị trường được mở rộng, thu hút được nguồn vốn đầu tư và công nghệ đáng kể từ bên ngoài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội; vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao. Nhân tố đem lại những thành tựu ấy cũng được khẳng định; đó là “đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở; chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”...cụ thể là:

-Từ một quốc gia bị phong tỏa, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO

- Đã củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng có chung biên giới; góp phần tích cực củng cố sự gắn kết, giữ vững nguyên tắc cơ bản của ASEAN, thúc đẩy quan hệ hợp tác nội khối và với bên ngoài.

- Tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển ổn định, lâu dài với nhiều nước khác trên thế giới.

- Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như xóa đói, giảm nghèo, phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo, chống khủng bố, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ủng hộ và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh.

- Quan hệ đối ngoại của Đảng, hoạt động đối ngoại nhân dân sống động hơn. Xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quan hệ đối ngoại với các nước.

1.3. Những thành tựu đạt được trong đường lối CNH-HDH

      Qua 10 năm thục hiện đến nay đã đạt được những két quả quan trọng sau

             - Công nghiệp phát triển liên tục với tốc độ khá cao (trên 10% mỗi năm) kể cả công nghiệp khai thác chế biến và chế tác

             - Nông nghiệp phát triển theo hướng CNH-HDH.Vấn đề CNH-HDH nông nghệp và nông thôn đã được đề cập nhiều lần và đang tiếp tục nghiên cứu giải pháp

             - Chính sách khoa học và công nghệ : đã tì hướng đổi mới quản lí khoa học ,công nghệ và tìm hiểu kinh tế tri thức,dọn đường đưa khoa học công nghệ và giáp dục đào tạo đóng vai trò nền tảng và đọng lực của CNH-HDH

             - Các mặt hoạt động khác (cải cách hành chính ,cải cách thể chế kinh tế ,xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vv …) đang được triển khai và có  những kết quả rõ rệt

Đánh giá những thành tự đạt được :

Nhìn lại những thành công to lớn của công cuộc đổi mới , với những phát triển mới trong đường lối đối ngoại  , chúng ta vững tin vào trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta và càng tin tưởng chắc chắn rằng, sự sự nghiệp đối ngoại dưới lãnh đạo của Đảng sẽ tiếp tục thu được những thắng lợi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta sẽ vững bước tiến lên, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.

những thành tựu quan trọng và những kinh nghiệm quý báu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong hơn 20 năm qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng tương lai phát triển xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm sắp tới là sáng sủa và Việt Nam sẽ ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010, tiến tới trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, sánh vai với các nước bè bạn khắp năm châu, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của cả nhân loại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: