nghi luan xa hoi
I. HISTORY
1,
Dư luận xã hội xôn xao, có cả bất bình, khi được biết điểm môn Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay quá thấp, thấp đến mức không thể hiểu nổi. Những người trong ngành coi đó như một sự bộc lộ đau đớn của căn bệnh “ung thư” đã tiềm ẩn từ lâu, đã có nhiều tiếng nói báo động. Năm 2008, Hội Khoa học Lịch sử đã tổ chức một hội thảo lớn với nhiều bản tham luận tâm huyết, phân tích sâu sắc những nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế của việc dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông. Để hiểu rõ vấn đề này, cần điểm lại từng khâu, bắt mạch cho đúng bệnh.
1. Các thầy cô giáo cùng các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn trăn trở về thực trạng không vui của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Hằng năm, số thí sinh đạt điểm thi cao không nhiều nhưng số không đạt điểm nào cũng không tệ hại như năm nay. Vậy đâu là nguyên nhân của sự đột biến đó?
Hầu hết các thầy cô giáo đều bị bất ngờ về đề thi và đáp án năm nay. Đề thi nhằm hướng cho học sinh thay đổi cách học, từ học thuộc lòng máy móc sang cách học có suy luận, phân tích. Ý tưởng đó là đúng song năm nay, các câu đều có đòi hỏi cao, trong đó ẩn chứa nhiều chỗ không rõ ràng và đáp án thiếu chuẩn xác. Nhiều nhà sư phạm đã lên tiếng về điều này, thiết nghĩ bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức rút kinh nghiệm cho những năm sau. Thông thường, một đề thi có 4 hoặc 5 câu thì 2 câu đầu hỏi về những kiến thức cơ bản mà một học sinh trung bình phải biết. Đến câu 3, câu 4 mới nâng dần yêu cầu, đòi hỏi nhận xét, so sánh, bình luận để qua đó có thể phân loại, tuyển chọn thí sinh khá và giỏi.
2. Vấn đề thi chỉ là một khâu trong quá trình đào tạo, cho nên cần tìm hiểu ở những khía cạnh khác quan trọng hơn mà trước hết phải đặt đúng vị trí của môn Lịch sử. Đây là một trong những môn khoa học cơ bản có sứ mệnh giáo dục đào tạo những người công dân tốt, những người lao động giỏi, có ý thức đối với đất nước và có trách nhiệm đối với xã hội. Dù rằng sau này họ làm công việc gì, ở cương vị nào thì những hiểu biết cơ bản về lịch sử dân tộc vẫn là nguồn tri thức cần thiết cho tư duy và hành động của mỗi người.
Tiếc rằng trong nhiều năm qua, môn Lịch sử được Bộ Giáo dục và Đào tạo coi như môn học phụ với quy định năm nay thi Lịch sử thì sang năm thi Địa lý và cứ luân phiên như vậy. Những vùng nào không có điều kiện học ngoại ngữ thì lấy môn Lịch sử làm môn thay thế. Quy định đó làm cho các trường, các phòng giáo dục và cả cấp Sở tìm cách cắt xén giờ, dạy dồn giờ để tập trung thời gian cho các “môn quan trọng hơn” như Văn, Toán, Ngoại ngữ.
Cách đối xử với môn Lịch sử như vậy chứng tỏ rằng các nhà quản lý giáo dục nhận thức không đầy đủ về vị trí của môn học này trong việc giáo dục và đào tạo những người công dân có lòng yêu nước sâu sắc, những người lao động có trách nhiệm đối với xã hội.
Môn Lịch sử bị đối xử như vây, người giáo viên dạy Lịch sử cảm thấy vị trí của mình thấp kém thì làm sao có thể đòi hỏi một kết quả khả quan đươc? Chúng ta luôn nhấn mạnh truyền thống dân tộc nhưng quan niệm về môn Lịch sử với cách tổ chức dạy, học và thi như vậy thì rõ ràng là khoảng cách giữa nói và làm còn quá xa vời, hậu quả đã rõ rệt.
Nếu như trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hằng năm đều có quy định thi cả Lịch sử và Địa lý vào cùng một buổi trong 120 hoặc 180 phút, với những câu hỏi giản đơn nhưng cơ bản thì việc dạy và học sẽ đi vào nền nếp, quy củ và có hiệu quả hơn.
3. Chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử ở trung học cơ sở và trung học phổ thông mặc dầu đã có nhiều sửa đổi nhưng vẫn chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, mới chớm thanh niên. Về lý thuyết, yêu cầu đặt ra quá cao, nội dung quá nhiều.
Lấy ví dụ chương trình lịch sử hiện đại, hầu như không bỏ sót một giai đoạn nào, liên miên từ chiến dịch này đến trận đánh khác, nhiều đoạn trích dẫn nguyên văn nghị quyết, đối với học sinh là rất khô khan, khó hiểu. Phần xây dựng kinh tế xã hội lại … như tóm tắt báo cáo tổng kết với những con số nối tiếp con số. Do vậy, học sinh học dễ chán, không nhớ, lẫn lộn các sự kiện và nhân vật. Và điều quan trọng là không tạo ra được cảm xúc trước những trang sử của dân tộc. Lịch sử thế giới lại càng khó, tên nước ngoài khó đọc, địa lý nước ngoài không rành, nhân vật nước ngoài chẳng rõ, nhầm lẫn lung tung.
Cho nên cần xây dựng lại chương trình và sách giáo khoa một cách mạnh dạn trên tinh thần cơ bản, tinh giản và phù hợp với lứa tuổi thì mới có thể tạo nên bước chuyển biến thực sự. Yêu cầu đặt ra không phải là làm cho học sinh biết thật nhiều các sự kiện lịch sử mà là biết nhìn nhận, đánh giá, phân tích các sự kiện quan trọng, các nhân vật nổi bật trong lịch sử, gợi mở phát huy suy nghĩ cá nhân, tranh luận tập thể. Muốn vậy phải thật sự tôn trọng sự thực lịch sử, làm cho môn Lịch sử phải là một khoa học đích thực như nó vốn có. Có lẽ nên nhắc lại phương châm 'Thà ít mà tốt', làm cho học sinh học ít nhưng hiểu và nhớ được những điều căn bản còn hơn là học nhiều mà chẳng hiểu bao nhiêu, thậm chí còn hiểu sai, viết sai thì phản tác dụng, rất tai hại.
Trên cơ sở chương trình đã thay đổi và được ổn định, việc viết sách giáo khoa chỉ còn là vấn đề kỹ thuật mà mỗi tác giả có thể phát huy sự sáng tạo của mình với những kiến thức được chọn lọc, những gợi mở gây hứng thú và kinh nghiệm sư phạm trong việc chuyển tải nội dung lịch sử đến thế hệ trẻ đang trong độ tuổi quàng khăn đỏ và mới bước vào Đoàn.
Có thể có nhiều cuốn sách giáo khoa lịch sử do các tác giả tự tổ chức biên soạn. Nhưng rất cần một đội ngũ phản biện, góp ý kiến có trình độ khoa học, có kinh nghiệm sư phạm và có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh các nhà sử đầu ngành rất cần có sự góp ý của giáo viên giỏi ở bậc trung học phổ thông. Họ là những người gần gũi học sinh có thể nhận biết khả năng tiếp thu của học sinh đối với từng trang sách, có thể góp nhiều ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Và các vị phụ huynh học sinh cũng là một lực lượng phản biện đáng quan tâm bởi vì qua cách học của con em, họ có thể có nhận xét, có ý kiến. Đương nhiên từ những ý kiến đóng góp, các tác giả phải sàng lọc, chọn lựa để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho cuốn sách giáo khoa của mình.
4. Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác các phương tiện phụ trợ cho việc học tập chính khóa. Đã có nhiều truyện tranh, băng hình về lịch sử; đã có đều đặn các buổi truyền hình “Theo dòng lịch sử”, đã có nhiều kỳ thi tìm hiểu các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử và cũng đã xuất hiện một số ít cuốn phim lịch sử. Ngay sách giáo khoa cũng được cải tiến nhiều về nội dung và hình thức, sách in đẹp hơn, tăng thêm kênh hình với nhiều sơ đồ và ảnh tư liệu… Nhiều thầy cô giáo đã sử dụng những kết quả đó vào bài giảng làm cho giờ học thêm sinh động. Song tất cả sự cố gắng đó vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của việc giáo dục lịch sử mà rất cần tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tuy vậy, không nên quên rằng nước ta còn nghèo, không dễ gì tổ chức cho học sinh nhiều buổi tham quan di tích lịch sử ở xa địa phương, không thể đòi hỏi có được ngay những cuốn phim lịch sử hoành tráng như nước ngoài.
Cuối cùng, cũng nên nhắc đến một yếu tố mang tính xã hội mà cụ thể là các vị phụ huynh học sinh. Sử học cũng như nhiều môn học khác có sứ mệnh trước hết là giáo dục toàn thể thanh thiếu niên trở thành những người công dân tốt, người lao động giỏi, có tinh thần và năng lực phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Trên cái nền thuộc về phẩm chất và tư cách ấy, mỗi người sẽ phát huy trí tuệ và tài năng vào những công việc chuyên môn cụ thể được chọn lựa từ khi thi vào đại học. Nếu như chỉ chăm chú vào các môn thi tuyển đại học, chỉ bắt con em tập trung vào các môn đó, bỏ qua các môn Lịch sử, Địa lý thì sự nỗ lực của nhà trường sẽ bị hạn chế và sự phát triển toàn diện của mỗi con người cũng gặp khó khăn.
Có rất nhiều việc phải làm song cần bắt đầu từ việc chấn chỉnh cách nhìn nhận đúng về vị trí môn lịch sử trong chức năng giáo dục con người, đồng thời nâng cao chất lượng chương trình và sách giáo khoa, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên thì mới có thể thay đổi một cách cơ bản tình hình, góp phần cùng các môn học khác đào tạo thế hệ trẻ nước nhà. Đó không chỉ là công việc của riêng giới sử học mà phải là công việc của toàn ngành giáo dục và sự quan tâm của toàn xã hội.
2,
Nào ngờ khi đọc bài “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: hàng ngàn điểm 0 là bình thường” (Tuổi Trẻngày 30-7), người viết không thể hiểu nổi và càng không thể lý giải được vì sao lại có cách lý giải “bình thản” và đánh giá lạnh lùng đến như vậy.
Báo động từ rất lâu
Có lẽ không nói ra thì ai cũng biết chất lượng dạy và học môn sử trong nhà trường đã được dư luận xã hội, giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa và cả cơ quan quản lý báo động từ rất lâu. Nói chính xác là cách đây gần 20 năm thông qua kết quả điều tra xã hội học, kết quả kỳ thi đại học - cao đẳng. Tuy nhiên dường như có một sự thật phũ phàng là dư luận báo chí càng báo động, giới nghiên cứu càng bày tỏ quan ngại thì thực trạng đau lòng đó càng bị khoét sâu, và nói theo cách của PGS.TS Võ Văn Sen, hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, thì đấy là một “sự thật khủng khiếp”.
Và như một cỗ xe xuống dốc không phanh, kết quả thi môn lịch sử của kỳ thi đại học vừa qua lại dấy lên gấp bội về sự quan ngại sâu sắc trong xã hội. Ấy thế mà, trước tình trạng không thể không lo lắng đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận lại đưa ra đánh giá không thể lý giải được: “Theo tôi, trong kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 (môn sử - NV) là bình thường”.
Tin chắc rằng sẽ có rất nhiều người không hiểu, có hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử là bình thường ở chỗ nào nữa. Còn nhớ cách đây gần 20 năm trong một cuộc điều tra ở một địa phương lớn thì trong số 1.800 thanh niên được hỏi có 39% không biết Hùng Vương là ai, 65% không biết về Trương Định, 49% nói sai về Trần Quốc Toản. 54% trong số 468 sinh viên của 9 trường đại học không biết gì về Lương Thế Vinh, 83% không biết gì về lai lịch tên đường phố mà họ đang sống. Trong khi đó, 86% lại biết rất rõ về Maradona, 85% biết rõ về Michael Jachson…
Cũng vào thời gian đó, trong cuộc thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống do Sở GD-ĐT Hà Nội và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tổ chức, nhiều học sinh thảo luận sổi nổi xem Lý Thường Kiệt có phải là một trong 8 thanh niên yêu nước họ Lý được Bác Hồ tập hợp đào tạo ở Quảng Châu! Chẳng lẽ những thông tin hoàn toàn nghiêm túc trên cũng là bình thường sao?
Không thể trì hoãn thêm
Gần đây hơn một chút, trong các kỳ thi đại học năm 2007, 2008 dư luận báo chí lại một lần nữa đưa ra những cảnh báo, đồng thời mổ xẻ nguyên nhân điểm thi môn lịch sử thấp nhất trong thập kỷ qua. Kèm theo đó còn trưng ra nhiều bài thi có nội dung ngô nghê, nhầm lẫn một cách kỳ lạ mà ở đây không nhất thiết phải nêu ra nữa. Bởi càng trích dẫn những bài thi đó lại càng thấy buồn thêm mà thôi.
Không thể trì hoãn thêm được và nhận thấy mình cũng là người trong cuộc về vấn đề nhức nhối này, tháng 3-2008, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bộ GD-ĐT, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) và Trường ĐH Hồng Bàng TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông: nguyên nhân và giải pháp”, nhằm “bắt bệnh” cho được căn bệnh trầm kha đang gặm nhấm dần ở nhiều trường phổ thông.
Rất đáng tiếc, tại cuộc hội thảo quan trọng và lần đầu tiên bàn về vấn đề dạy, học môn sử trong nhà trường phổ thông này lại không có sự tham gia của đại diện Bộ GD-ĐT. Đây mới là điều bình thường!?
Mặc dù tuổi đã cao và không đến dự được nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vẫn gửi một bức thư đầy tâm huyết đến hội thảo. Bức thư có đoạn viết: “Tôi đã nhiều lần phát biểu sử học là một ngành khoa học rất quan trọng trong nền khoa học xã hội và nhân văn, và môn lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong hệ thống giáo dục phổ thông. Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”.
Cạnh đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ sự lo lắng: “Thế mà kết quả học tập môn lịch sử trong nhà trưởng phổ thông đang xuống cấp một cách rất đáng lo ngại, thể hiện trong điểm thi tú tài, thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng cũng như phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt trong mùa thi năm 2007, điểm thi môn lịch sử là thấp nhất và số điểm dưới trung bình cũng như điểm 0/10 là cao nhất so với tất cả các môn thi khác. Phải coi đấy là dấu hiệu của “báo động đỏ” và cứ trượt dốc theo đà này thì chúng ta chưa thể lường hết những hậu quả đối với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ”.
Trong bài phát biểu đề dẫn hội thảo, sau khi nêu ra “những con số gây lo âu cho cả xã hội”, GS.NGND Phan Huy Lê, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, đã đưa ra nhận định: nếu không sớm cải cách môn lịch sử cấp phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong giữ gìn bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam, nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa thế giới.
“Chỉ có đứng vững trên nền tảng hiểu biết cần thiết về đất nước, lịch sử và văn hóa Việt Nam cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa mà các thế hệ tổ tiên để lại, thế hệ trẻ mới phát huy hết năng lực sáng tạo của tuổi trẻ, ý thức sâu sắc trách nhiệm góp phần xây dựng đất nước, tiếp nhận những thành tựu văn minh, khoa học, công nghệ thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc”, GS Phan Huy Lê nhìn nhận.
Không biết bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ nghĩ gì về những ý kiến vừa đề cập ở trên, và liệu có ý định rút lại cách đánh giá của mình hay không?
Bàng hoàng và thất vọng!
Sau cuộc hội thảo này, theo lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có văn bản kiến nghị về việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông gửi Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ GD-ĐT, trong đó nhấn mạnh đến 5 điểm: Trước hết cần có nhận thức đầy đủ và đặt đúng vị trí của môn lịch sử trong chương trình giáo dục là môn học cơ bản và môn thi bắt buộc trong các kỳ thi hết cấp cũng như thi tốt nghiệp phổ thông; Cần thành lập hội đồng biên soạn chương trình môn lịch sử; Trên cơ sở chương trình mới, tổ chức lại việc biên soạn sách giáo khoa theo đúng tinh thần tinh giản, chọn lọc…; Giáo viên là lực lượng quyết định kết quả và dạy học.
Cuối cùng, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm tổ chức phản biện góp ý về chương trình, về sách giáo khoa lịch sử trong các trường phổ thông, thứ nữa sẽ tổ chức biên soạn cuốn Lịch sử nước nhà (sơ giản) nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Những kiến nghị này chưa được bộ, ngành tiếp thu chỉnh lý. Không những vậy, năm 2009 Bộ GD-ĐT “đáp từ” một trong những kiến nghị của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam bằng cách: kỳ thi tốt nghiệp năm đó không có môn lịch sử. Lúc đó, nói với chúng tôi về quyết định này, GS Đinh Xuân Lâm phải thốt lên: “Tôi bàng hoàng và thất vọng”.
Có lẽ vì chưa kịp nghiên cứu, xem xét những kiến nghị trên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nên hàng ngàn điểm 0 môn sử là bình thường chăng? Nếu quả đúng như thế thì chẳng có gì phải bàn nữa, và cứ để điều bình thường này diễn ra trong những năm tiếp theo để rồi chúng ta phải nhận lấy những hậu quả đối với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp cảnh báo.
3,
Môn lịch sử ở trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung, đáp ứng nhu cầu của học sinh trong việc tìm hiểu quá khứ, nhận thức về xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật. Những hiểu biết về quá khứ sẽ giúp học sinh hiểu hiện tại hơn, hành động đúng đắn và có hiệu quả hơn. Là " thầy giáo của cuộc sống", là " tấm gương soi của muôn đời, bộ môn lịch sử định hướng hành động, giáo dục học sinh bằng những kinh nghiệm của quá khứ, cung cấp cho học sinh những bài học về thành công, thất bại, về cái tốt cái xấu, về tiến bộ và lạc hậu.
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm công dân, càng phải được đề cao hơn bao giờ hết. Bộ môn lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ấy, trong mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác.
Học tập lịch sử, học sinh sẽ được bồi dưỡng những phương pháp tìm hiểu lịch sử, rèn luyện các thao tác tiếp cận với các loại sử liệu, các nguồn thông tin cần thiết, vừa sức như phân tích, tổng hợp, khái quát đánh giá. Qua đó học sinh hiểu những vấn đề về xã hội, vận dụng các kiến thức xã hội vào cuộc sống.
Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, biết trân trọng nền văn hóa và tinh thần quốc tế chân chính, vì hòa bình tiến bộ xã hội, niềm tin vào sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc, giúp học sinh có những phẩm chất cần thiết của người công dân như yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Môn lịch sử ở trường phổ thông góp phần vào việc giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trên cơ sở nhận thức khoa học, khách quan về quá khứ để xây dựng tình cảm, thái độ đối với hiện tại và trách nhiệm với tương lai.
Là hội viên hội Khoa học Lịch sử đang trực tiếp đứng trên bục giảng, giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy trách nhiệm lớn lao mà mình phải đảm nhiệm. Học sinh học sử là để làm gì? Học sử là để trang bị vốn văn hóa của mình, xây dựng nhân cách của mình, sống như thế nào, yêu nước như thế nào? Giáo viên dạy sử nhằm mục đích gì? Dạy môn Lịch sử để giáo dục lòng yêu nước, trang bị cho học sinh những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng ở nước ta được Đảng ta mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, từ năm 1942 Bác Hồ đã viết bài kêu gọi: "Nên biết sử ta" và bài diễn ca "Lịch sử nước ta". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến trường kì và giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước. "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" là câu thơ mà Bác Hồ đã kêu gọi, răn dạy cho muôn thế hệ con cháu nước ta, thế nhưng lớp trẻ của chúng ta hiện nay đã "không còn mấy quan tâm đến Lịch sử dân tộc" như lời của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định tại một diễn đàn sử học. Và kết quả tuyển sinh đại học những năm gần đây đã chứng minh nhận định đó. Vậy việc dạy, học môn Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay đặc biệt là THPT như thế nào?
Trên thực tế, môn lịch sử chưa được coi trọng trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, được coi là môn học phụ, môn ít giờ. Học sinh và các nhà quản lý giáo dục chỉ tập trung vào các môn: văn, toán, lý, hóa, ngoại ngữ. Vì vậy khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn lịch sử, học sử chỉ để kiểm tra, để thi cử. Cho nên thế hệ trẻ sau khi học hết THPT còn hiểu mờ nhạt về Lịch sử dân tộc, không hiểu hết quá khứ dân tộc và các giá trị mà cha ông đã phải đổ máu để giành và giữ được.
Đặc biệt sau bậc học phổ thông, rất ít học sinh đi thi khối C và càng ít hơn nữa số học sinh thi vào các ngành khoa học lịch sử. Vì vậy phải lấy lại sự công bằng cho môn lịch sử ở trường phổ thông, cần phải có quan niệm đúng về môn lịch sử từ các cấp quản lý giáo dục đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Không có quan niệm đúng về môn học thì tất cả những đổi mới về nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn đều không thể thực hiện được.
Để khắc phục tình trạng trên, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng. Vì vậy hè hằng năm, ngành giáo dục nên tổ chức nhiêu loại hình học tập linh hoạt, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên môn lịch sử.
Trong số cán bộ, hội viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy môn Lịch sử ở các trường THPT, nhiều thầy cô giáo đã nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tiếp thu kiến thức mới, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc dạy và học môn lịch sử. Tuy nhiên trong số hội viên của hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định đang trực tiếp đứng lớp, một số các đồng chí còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, còn dạy "chạy", chưa khai thác, tận dụng hết những đồ đùng dạy học đã được trang bị. Đặc biệt việc tổ chức ngoại khóa cho học sinh, đưa học sinh đi tham quan các bảo tàng, các di tích lịch sử chưa được quan tâm. Học sinh mới chỉ được học lịch sử qua sách giáo khoa và sự giảng dạy của thầy cô, mang tính cảm thụ trực tiếp. Ngay cả phần lịch sử địa phương đã quy định trong chương trình cũng chưa được mấy trường quan tâm.
Để Hội khoa học lịch sử đạt nhiều kết quả trong công tác đào tạo, phổ biến kiến thức, chúng tôi kiến nghị: Đề nghị Hội KHLS Việt Nam và hội Sử học tỉnh Nam Định nên chú ý lôi cuốn đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử gia nhập hội và có nhiều phong trào nhằm giáo dục họ nâng cao trình độ học thuật và giảng dạy bộ môn Lịch sử; Đề nghị các cấp giáo dục quan tâm hơn nữa đến môn Lịch sử ở trường phổ thông, nếu không sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa và gìn giữ các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa thế giới.
3,
Danh Ngôn Lịch Sử
" Cái nhìn đầu tiên vào Lịch sử cho chúng ta thấy rằng hành động của con người xuất phát từ nhu cầu, lòng nhiệt huyết, tính cách và tài năng; và khiến chúng ta tin rằng những nhu cầu, lòng nhiệt huyết và mối quan tâm đó là nguồn động cơ duy nhất của hành động. "Hegel
II. TIEU CUC
1,
Đề chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"
Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Trong bối cảnh chung của một kỷ nguyên mới, của thế giới và của đất nước sau 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam cũng đang đứng trước những xu thế mới và những thách thức mới. Nói đến nền giáo dục ở Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy rõ một điều rằng: Trong xu thế lớn hiện nay là sự toàn cầu hóa, công nghệ cao, đặt biệt là công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội học tập… Những xu thế mới này đặt ra những vận hội và thách thức mới cho giáo dục ở nước ta. Có thế thấy những xu thế mới này mang tính khách quan, chúng vừa có mặt tích cực và vừa có mặt tiêu cực. Một tồn tại nghiêm trọng nhất của ngành giáo dục Việt Nam hiện nay là tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đây là một vấn đề mà dư luận hiện nay đều rất bức xúc và quan tâm lên án.
Cứ nhìn vào những con số thành tích mà ngành giáo dục đạt được qua báo cáo hàng năm của các vị lãnh đạo ngành, ta có quyền tự hào không chút hổ thẹn rằng: Người Việt Nam mình hiếu học, học giỏi không nhất cũng nhì thế giới. Xóa nạn mù chữ với thời gian ngắn kỷ lục, học sinh cứ đến trường là được đến lớp, đã học là từ tiên tiến, giỏi trở lên, thi tốt nghiệp cáp II, cấp III đỗ hơn 90%, càng vùng sâu vùng xa đỗ càng cao, trường tiên tiến, trường chuẩn Quốc gia nhiều vô kể… Ngành giáo dục đã làm được điều mà cha ông ta trong quá khứ có nằm mơ cũng chẳng thấy, các nước tiên tiến trên thế giới cũng phải chào thua.
Sẽ là tuyệt vời nếu những con số tỉ lệ kia nói thật. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng ta phải nhìn nhận một thực trạng đáng buồn của nền giáo dục nước ta. Gian dối, không trung thực trong thi cử và chất lượng đang sa sút là hai hiện tượng song hành, tiếp tay, che đậy nuôi dưỡng nhau làm xuống cấp nền giáo dục hiện tại. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông qua các kỳ thi đại học, cao đẳng hàng năm đã không phản ánh đúng chất lượng thật của học sinh. Vì chất lượng thấp mà lại muốn có thành tích cao nên phải gian dối trong thi cử. Gian dối để đạt tỷ lệ từ 95% trở lên và tình trạng này diễn ra đều đều, kéo dài thì trò không cần miệt mài học, thầy không cần đầu tư suy nghĩ trong giảng dạy, quản lý chỉ đạo không cần sát sao, giáo dục vẫn được khen ngợi về thành tích tốt nghiệp.
Rõ ràng chất lượng sa sút và hiện tượng gian dối trong thi cử đã che đậy, tiếp tay và nuôi dưỡng nhau để cùng tồn tại. Cả hai bệnh này cũng tìm cách luồn lách đồng tiền vào quan hệ thầy, trò tạo ra một góc chợ đen mua bán kiến thức (thậm chí có khi là kiến thức giả) mua bán điểm, mua bán bằng cấp làm cho tính thiêng liêng, trong sáng trong quan hệ thầy trò bị lu mờ dần, không ít hình ảnh người thầy không còn “oai” và “hiền” trong nhân dân như trước. Vậy thì bệnh thành tích có chữa được không? Nếu bạn là những người thầy, những người cô có lòng tự trọng, có tâm huyết với nghề thì không thể không đau đớn, xót xa trước thực trạng học sinh ngày một lười biếng trong học tập, sa sút về đạo đức, trơ lỳ trong xúc cảm. Nếu chạy theo thành tích ảo, người giáo viên sẽ bị mất mát nhiều vì mất đi vị thế của người thầy, mất đi đối tượng học trò ham học, mất đi sự tôn trọng của phụ huynh và giờ đây cả xã hội đang nhìn vào giáo dục với cái nhìn phê phán…
Trong lịch sử giáo dục trước kia, hiện tượng tiêu cực trong thi cử chỉ xuất hiện khi triều đại cầm quyền suy thoái, cũng không trở thành hiện tượng xã hội vì số người đi thi ít và cũng dễ bị loại trừ. Ngày nay, tuy là một hiện tượng bức xúc nặng nề của giáo dục, của xã hội nhưng nếu lương tâm được thắp sáng, cả xã hội đồng thuận bài trừ tốt phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử” sẽ khắc phục được. Nhưng để kết quả này được lâu dài và có nền móng vững chắc thì phải giải được bài toán nâng cao chất lượng. Nếu chất lượng giáo dục vẫn tiếp tục sa sút thì sớm muộn hiện tượng gian dối trong thi cử sẽ quay trở lại. Việc chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là một việc không dễ dàng, nhanh chóng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội, nó phải được giải quyết bằng tinh thần quyết tâm, ý chí vươn lên của thầy và trò. Đó là dạy thật, học thật, thi thật, đánh giá kết quả thật. Hơn bao giờ hết, người giáo viên phải nêu cao đạo đức nghề nghiệp, không bị lung lạc trước cám dỗ vật chất tầm thường làm sai lệch kết quả đánh giá học sinh. Dạy học với tất cả niềm đam mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, công bằng trong cách cho điểm, đánh giá, cô thầy sẽ khiến học sinh tâm phục khẩu phục, dẫu có bị đúp lớp các em cũng sẽ thấy như vậy là đúng, không có sự không công bằng trong cách đối xử.
Nếu mạnh dạn đánh giá kết quả thật, chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chăm ngoan, học hỏi, có ý thức học tập tốt, ý thức kỷ luật tốt, sau này khi lớn lên có ý thức tuân theo pháp luật. Như vậy, giáo viên cũng dễ dàng tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới. Lúc bấy giờ, việc dạy học theo lối đọc chép sẽ không một giáo viên nào áp dụng nữa. “Cải cách giáo dục nhất thiết phải được xây dựng từ móng nhà trung thực…”
Giáo dục hay nói rõ hơn là chất lượng giáo dục là mục tiêu phấn đấu lâu dài của ngành và là sự nghiệp của toàn dân. Chống tiêu cực trong giáo dục không chỉ riêng ngành giáo dục làm là được. Thực hiện cuộc vận động lớn của ngành giáo dục “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” phải đồng bộ từ trên xuống dưới, quán triệt trước hết là từ lãnh đạo ngành ở địa phương, rồi đến các cơ quan liên quan, đến giáo viên, học sinh… Nên mạnh dạn xóa bỏ các chỉ tiêu thi đua hình thức, vì điều đó sẽ dẫn đến bệnh thành tích… Cuộc vận động này phải biến thành pháp lệnh, thành hành động cụ thể chứ không chỉ là “nói”, như vậy mới có hy vọng chấn hưng nền giáo dục nước nhà. “Cũng có khi con người phải lắng lòng để suy nghĩ về cái được cái thua, cái còn cái mất… bạn sẽ thấy mình vượt ra khỏi những ý nghĩ bon chen tầm thường để chọn một quyết định ý nghĩa hơn cho mình và cho đất nước”. Hy vọng cuộc vận động lớn này sẽ thổi vào trong các trường học một luồng sinh khí mới.
Để có một nguồn nhân lực mới đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì chất lượng giáo dục phổ thông phải được đặt ra cao hơn, toàn diện hơn và gay gắt hơn. Vì nguồn nhân lực lúc này đã trở thành hàng hóa sức lao động để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, vì nguồn nhân lực này có trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nối tiếp thế hệ cha anh đã giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Từ đó, các điều kiện xã hội để giải quyết chất lượng giáo dục cũng phải được đặt ra đầy đủ, kịp thời và ngày càng cao hơn. Trong đó, đặc biệt là yếu tố đội ngũ người thầy - một nhân tố quyết định đến chất lượng. Đành rằng, việc nâng cao chất lượng giáo dục còn do nhiều yếu tố ràng buộc, nhưng suy cho cùng thì yếu tố giảng dạy của người thầy vẫn rất quyết định. Chỉ có nâng cao chất lượng giáo dục mới bảo đảm lâu dài, vững chắc cho sự trong sạch trường quy thời hiện đại.
Dẫu sao, khi Nhà nước có nhiều quan tâm và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, chúng ta luôn tin rằng ngành giáo dục nước ta đang có những biến chuyển theo chiều hướng tích cực dần lên và cũng vì một lẽ, một đất nước đã có truyền thống hiếu học đến độ có một “ngày Nhà giáo Việt Nam” thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội thì chắc chắn nền giáo dục và chính trị của nước ta sẽ trở nên hưng thịnh trong một tương lai không xa..
2,
ịch sử còn ghi danh những vị Vua coi trọng việc tuyển chọn nhân tài qua thi cử, đã trực tiếp ra đề thi, trực tiếp chấm bài thi của thí sinh để chọn ra những người ưu tú, bổ nhiệm làm quan chăm lo việc nước, việc dân.
Có thể nói, đi học thi đỗ để ra làm quan là mơ ước và tâm nguyện của nhiều người đương thời. Muốn thi đỗ, các sĩ tử phải miệt mài trau dồi kiến thức, khi đủ độ chín muồi có thể đem thực tài ra thi thố. Bên cạnh đó cũng có những kẻ dốt ná , lười biếng vẫn mong thi đỗ, đó là những kẻ ỷ lại vào quyền lực hay tiền bạc để mua chuộc, luồn lụy quan giám khảo, giở trò gian lận trong thi cử.
Ông cha ta đã nhận thức được tác hại của việc gian lận trong trường thi và đã có những biện pháp tức thời hoặc lâu dài để đấu tranh. Xin giới thiệu về lệ Khảo khóa của Vua Lê Thánh Tông và một số vụ án trường thi dưới thời Lê Trịnh.
Lệ khảo khóa dưới Triều Lê Thánh Tông gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn Sơ khảo và Thông khảo. Tức là các sĩ tử sau khi đã thi đỗ thì được bổ nhiệm làm quan bình thường, đến kỳ hạn 3 năm thì chịu một lần khảo khóa đầu tiên, nếu có thực tài thì được phép tiếp tục công việc, chờ 3 năm sau lại qua một lần nữa, những ai chịu 3 lần khảo khóa liên tiếp (bằng 9 năm) thì phải qua lần thứ 4 gọi là thông khảo (khảo suốt cả lại). Trong kỳ thi thông khảo này, quan khảo hạch khảo sát tất cả công việc trong nhiệm kỳ của người chịu sự thông khảo để quyết định sự thăng giáng chức quan.
Tác dụng của Khảo khóa để chọn ra những người có thực tài , đủ tiêu chuẩn để làm quan, còn những kẻ “mua quan” hay gian lận trong trường thi để đỗ làm quan cũng khó tồn tại lâu trong chốn quan trường.
Sử sách không ghi rõ lệ khảo khóa tồn tại bao lâu, nhưng có ghi lại một số vụ án liên quan đến trường thi dưới thời Lê Trịnh như sau:
Vụ gian lận trường thi đầu tiên sử cũ còn ghi lại có lẽ xảy ra vào năm Quí Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673). Bấy giờ, tại kỳ thi Hương, Tham chính xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay) là Vũ Vĩnh Hồi cùng chú là Vũ Bật Hài “ăn tiền bạc, gửi gắm sĩ tử trong bốn kỳ thi”. Ngô Sách Dụ là Phủ Doãn Phụng Thiên coi việc trường thi, ngầm đem sách vở văn cũ vào trường, cho người nhà viết thay quyển thi, trà trộn đưa vào chấm lấy đỗ để chiếu theo giá đã định trước. Việc bị phát giác cả Vũ Vĩnh Hồi và Ngô Sách Dụ đều bị tội đồ. Cùng khóa thi đó , Lê Chí Đạo làm tham chính xứ Sơn Tây làm sai lệch trong việc thi khảo, việc bị lộ Chí Đạo bị luận tội phải bãi chức.
Năm Giáp Dần 1674, Tham chính xứ Nghệ An, Lương Khoái ức hiếp sĩ tử để lấy tiền bạc bị phát giác và bị giáng chức xuống làm Đông Các Hiệu thư (cơ quan văn phòng giúp việc choVua)
Tháng 12 năm Bính Tý, niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696) Ngô Sách Tuân là Hội Khoa đô cấp sự Trung được sai đi làm giám thị ở trường Thanh Hoa. Vì muốn nâng đỡ cho con quan đồng triều đã làm sai lệch kết quả bài thi mà khi bị phát giác, đưa ra đình thần bàn xét. Ngô Sách Tuân bị khép vào tội giảo (thắt cổ) Ngô Hải khi ấy là Đề điệu (như chức chánh chủ khảo về sau) biết việc gian của Sách Tuân nhưng hứa giữ kín bị bãi chức vì không thẳng thắn giữ phép nước .
Tròn 30 năm sau, năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Thái (1726) vào tháng 11 triều đình buộc phải tổ chức thi lại cho các cống sĩ, tức những nho sĩ đỗ Hương Cống ở các xứ tại kinh đô. Vì hồi đó, phần nhiều Hương Cống nhờ người “gà” văn nên được đỗ một cách quá lạm: phần lớn con em những nhà quyền thế được đỗ khoa hương đều không có thực tài. Do vậy, Ngôi Quận Công Nguyễn Công Cơ tâu việc đó lên Chúa Trịnh khi đó là Trịnh Cương đã bắt phải thi lại. Kết quả là có 28 người đều trượt và bị giao xuống cho đình thần xét hỏi và trị tội nặng.
Các tân khoa đồng cảm tạ Tổng Đốc Nam Nam Định (1897)
Đầu thế kỷ 20, có tên Lê Tấn đã thuê người thi hộ mà đỗ cử nhân. Tuy nhiên, chuyện gian lận thi cử của y đã không qua được mắt ông viện trưởng Đô sát chính trực Hồ Lệ và học vị cử nhân của Lê Tấn bị tước bỏ.
Lê Tấn là con nhà giàu ở Nghệ An, hạch thi ở tỉnh không đậu nên không được đi thi Hương. Y vào Huế, chạy chọt được vào học chữ Pháp tại trường Quốc học và nhờ trường Quốc học làm hồ sơ đi thi Hương khoa Quý Mão (1903) tại trường Thừa Thiên. Đến ngày thi, y thuê một ông tú tài ở Nghệ An lấy tên Lê Tấn đi thi thế và đậu cả bốn trường. Khoa ấy lấy đỗ 32 người, ông Võ Hành người Quảng Nam đỗ đầu, ông Nguyễn Thúc Khẩn - người Quảng Bình, đỗ thứ 32.
Đến ngày xướng danh Cử nhân, đích thân Lê Tấn đi lãnh áo mão. Các sĩ tử, nhất là những người quê ở Nghệ An, biết rõ Lê Tấn không thi mà đỗ, mà lại đỗ cao (thứ 11/32) thật là chuyện lạ xưa nay chưa từng có.
Dư luận ấy đã đến tai ông Hồ Lệ - người Quảng Nam, lúc đó đang làm Viện trưởng viện Đô sát. Ông cho điều tra để biết dư luận thực hư như thế nào. Khi ấy Lê Tấn đã về quê vinh quy bái tổ, được đón tiếp linh đình, tiệc tùng thả cửa. Nhân danh Viện trưởng Đô sát, ông tâu lên vua, xin đòi Lê Tấn vào Kinh để hội đồng sát hạch lại.
Lê Tấn nghe tin, rất hoảng sợ. Một mặt y lẩn trốn theo ông tú đã đi thi hộ để tập bài, tập chữ cho giống với nét chữ của ông đã viết trong bài thi, một mặt thân nhân của y vào Huế chạy chọt lo lót. Và thân nhân của y đã đến được khắp các cửa trừ có chỗ ông thượng thư bộ Binh kiêm viện trưởng viện Đô sát là vô không lọt. Họ bèn nhờ đến Nguyễn Thúc Dinh đang dạy học cho các con ông Hồ Lệ tại chái Tây bộ Binh, bẩm với ông Hồ Lệ cho họ vô tạ lễ, nếu được họ sẽ biếu riêng ông Dinh một nghìn đồng (thời ấy giá trị một nghìn đồng bạc là to lắm).
Nhưng ông Dinh nhất định từ khước vì ông Dinh không dám nói chuyện ấy với ông "Viện trưởng viện Đô sát". Sáu tháng sau, Tỉnh Nghệ An bắt được Lê Tấn đưa vào Huế. Khi đó ông Hồ Lệ tâu xin vua lập một hội đồng sát hạch có đủ thượng thư sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công).
Hội đồng sát hạch ngồi tại công đường bộ Binh. Ngoài sân có cắm cờ và lính gác nghiêm trang, các viên ngự sử lại qua kiểm soát đàng hoàng. Sáu ông Thượng họp ở giữa bộ đường để ra đề. Còn Lê Tấn thì ngồi trên chiếc chiếu trải ở góc trong bộ đường, có đủ dụng cụ để làm bài.
Đề hạch là bài Kinh nghĩa "Văn lý mật sát". Sau khi hội đồng chấm bài, thì thấy nét chữ trong bài có hơi giống nét chữ trong quyển thi, mà văn lý trong bài thì quá kém.
Ông Hồ Lệ bèn tâu Vua xin tước bỏ học vị cử nhân của Lê Tấn. Trong tờ phiến có câu:
"Bài hạch so với bài thi tuy tự hoạch có hơi giống nhau, mà văn lý thì cách xa một trời một vực. Thời tên Lê Tấn này, đáng tước bỏ tên trong danh sách cử nhân".
Khi vừa được phiến ông tâu lên, vua Thành Thái phê sau tờ phiến rằng: "Tên Lê Tấn này, đem vào mạt hạng cử nhân cũng được".
Sở dĩ có lời châu phê như vậy, vì lúc ấy gia đình Lê Tấn đã tìm đủ cách lo lót với các bà thần thế ở Nội cung để tâu vua tha thứ cho y.
Tiếp được lời phê của vua, ông Hồ Lệ rất phân vân suy nghĩ rồi dâng sớ can vua. Trong sớ có những câu:
"Tên Lê Tấn quả làm được cử nhân thì thần không mặt mũi nào còn đứng giữa triều đình. Như thế công luận thiên hạ sẽ ra sao? Và phép thi tương lai sẽ sinh tệ hại ra sao".
Trước những lời lẽ chính trực ấy, vua Thành Thái phải nghe theo, mà tước bỏ tên Lê Tấn trong danh sách cử nhân năm ấy. Vì thế danh sách cử nhân năm Quý Mão (1903) chỉ còn 31 người.
Giới học thức đất kinh kỳ lúc ấy rất hài lòng, bọn quan lại ăn hối lộ một phen sởn gáy.
Như vậy, việc gian lận trong thi cử đã có từ xa xưa, người xưa cũng nhìn nhận tác hại và đấu tranh với nó rất nghiêm khắc. Gian lận trong thi cử được coi là trọng tội, nghiêm trọng sẽ chịu đến tội chết.
Phạm Ngọc Cường
(sưu tầm & biên soạn)
LTS Dân trí - Bài viết trên đây là tư liệu lịch sử được ghi lại trong sử sách cho thấy ông cha ta rất nghiêm minh trong thi cử, không để lọt lưới những tên bất tài con nhà giầu dùng tiền đút lót và thuê người thi hộ, hoặc con cháu những người có thần thế dùng những thủ đoạn gian lận trong trường thi.
Sự việc diễn ra từ nhiều thế kỷ trước nhưng xem ra đến nay vẫn còn có tính thời sự, là tấm gương sáng cho cách ứng xử thời nay, nhất là vận dụng tinh thần nghiêm minh đó trong việc coi thi và chấm thi cũng như tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức sao cho chọn đúng những người có thực tài.
p/s:Sự kiện giám thị Đỗ Việt Khoa lên tiếng tố cáo tiêu cực thi cử ở Hà Tây đang trở thành tâm điểm thời sự trong lẫn ngoài ngành giáo dục, mặc dù chuyện đã không mới và tương đối phổ biến ở nhiều nơi.
3,
“Đông Ky Sốt made in Bắc Giang”
Những tiêu cực trong ngành giáo dục nói riêng và trong nhiều lĩnh vực nói chung ở nước ta hiện nay, có thể nói hầu như ai cũng biết kể cả giới chức và người dân. Nhưng vì sao các nỗ lực "phòng" của chúng ta nhiều mà xem ra vẫn chẳng "chống" được bao nhiêu. Ngược lại các “tệ” này “bệnh” kia vẫn ngày càng gia tăng với nhiều biến tướng phức tạp và khó "trị" hơn?
Ấy là bởi hiện tượng thì có mà chứng cứ thường là không, mà muốn có được những chứng cứ xác thực thì theo như nhận định của nhiều độc giả: không vào hàng cọp sao bắt được cọp? Thậm chí còn phải dùng cách "dĩ độc trị độc"... Để có được dũng khí dám làm những việc "chẳng ai muốn làm" đã chẳng dễ dàng gì trong thời buổi ngày nay, rồi còn lo sao “đấu tranh rồi tránh đâu” và sẽ đối phó với búa rìu dư luận ra sao khi có người tin thì cũng có người ngờ vực…
Nhiều nước trên thế giới có cả một chương trình cùng bộ máy mạnh mẽ nhằm bảo vệ các nhân chứng quan trọng trong cuộc đấu sinh tử phòng chống tội phạm. Nhưng đấy là trong những vụ án lớn ở... xa lắm. Còn ở ta mà cụ thể là trong vụ việc có học sinh ở Bắc Giang liều mình quay clip tố giác những hành vi tiêu cực trong thi cử ngay ở chính ngôi trường của mình, thì dù chuyện đó chẳng có gì mới song có lẽ vì nó đã quá quen thuộc đến độ nhiều người coi “là thường”, thậm chí còn bênh vực thì đúng là… coi chừng!!!
4, Danh ngon
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng địnnh (unesco)
Học mà đạo hạnh không cầm. Khác chi cỏ dại nảy mầm đồi hoang
Người thực sự có giáo dục là người tự biết giáo dục mình. – NGẠN NGỮ ANH
Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào.
A.Lincoln
Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí.
Uông Cách
Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp
A schwarzenegger
Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời trung thực và can đảm. Đây là cách tính cách hình thành.
People grow through experience if they meet life honestly and courageously. This is how character is built.
Eleanor Roosevelt
Dối trá là lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực.
Tricks and treachery are the practice of fools, that don't have brains enough to be honest.
Benjamin Franklin
Chỉ có sự trải nghiệm bằng dằn vặt lo âu, sự lao động hết mình, nếm mùi những thất bại, bạn mới cảm nhận được niềm vui sướng của sự thành công
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro