Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lịch sử giữa kì 9

BÀI 1I. Liên Xô

1.1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh

- Sau Chiến tranh tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chịu những tổn thất nặng nề về người và của, làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

Những thiệt hại nặng nề Liên Xô phải gánh chịu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Năm 1946, Liên Xô bước vào khôi phục và phát triển đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).

- Thành tựu

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+ Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định.

+ Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, so với mức trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

1.2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạc 5 năm lần thứ năm (1951 – 1955), lần thứ 6 (1956 – 1960), lần thứ 7 (1959 – 1966),..

- Phương hướng chính:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Thực hiện thâm canh trong phát triển nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Thành tựu:

+ Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.

+ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ... + Về khoa học – kĩ thuật: gặt hái được những thành công vang dội.

• Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.

• Năm 1961, phóng con tàu "Phương Đông" đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất,...

Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (1934 – 1968)

+ Về đối ngoại:

• Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

• Ủng hộ các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.

• Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.

II. ĐÔNG ÂU

1.1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

* Hoàn cảnh:

- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch.

- Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai

* Diễn biến:Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Từ cuối năm 1944 đến năm 1946, một loạt các nước dân chủ nhân được thành lập.

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Tiến hành cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn.

+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.

1.2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nhiệm vụ:

+ Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.

+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thực hợp tác xã, tiến hành công nghiệp hóa.

+ Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Thành tựu:

+ Tới đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công – nông nghiệp.

+ Bộ mặt đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc.

II. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

* Nguyên nhân:

- Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn với Liên Xô.

* Quá trình hình thành:

- Ngày 8 – 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập, nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN, đạt được nhiều thành tích.

=> Đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN.

- Tháng 5 – 1955, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu.

BÀI 2I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT

- Trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973, Ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành cải tổ về kinh tế xã hội làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Cuộc biểu tình đòi li khai ở Litva

- Công cuộc cải tổ:

+ Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và đề ra đường lối cải tổ, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Do chưa có sự chuẩn bị và thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đây khó khăn.

+ Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn.

+ Ngày 19 – 8 – 1991, một số lãnh đạo đảng và nhà nước tiến hành đảo chỉnh lật đổ Goóc-ba-chốp nhưng thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi tách khỏi liên bang.

- Ngày 21 – 12 – 1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết họp và kí quyết định giải tán Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

- Ngày 25 – 12 – 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của Liên bang Xô viết.

II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

- Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc.

- Biểu hiện:

+ Cuối năm 1988, khủng hoảng ở Đông Âu lên tới đỉnh cao, các cuộc mít tinh, biểu tình ở các nước diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị,...

+ Bên ngoài các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức chống phá.

+ Ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do.

- Kết quả: các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử, giành chính quyền nhà nước, các Đảng Cộng sản thất bại không còn nắm quyền.

=> Cuối năm 1989, chế độ XHCN bị sụp đổ ở hầu hết các nướ Đông Âu.

- Ngày 28 – 6 – 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.

- Ngày 1 – 7 – 1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.

=> Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống XHCN trên thế giới.

BÀI 3I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 60 CỦA THẾ KỈ XX

- Được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, tiêu biểu là: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

- Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước nổi dậy giành độc lập như: Ấn Độ (1946 – 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 – 1962),...

- Năm 1960, 17 nước châu phi tuyên bố độc lập.

- Ngày 1 – 1 – 1959, các mạng Cu-ba thắng lợi.

=> Những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản bị sụp đổ.

II. GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 60 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX


- Những năm 60 của thế kỉ XX nổ ra phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich và Ghi-nê Bit-xao lật đổ thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.

- Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bit-xao (9 – 1974), Mô-dăm-bich (6 – 1975) và Ăng-gô-la (11 – 1975).

=> Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

III. GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập chung ở Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.

- Chính quyền của người da đen lần lượt được thành lập ở Rô-đê-đi-a năm 1980 (nay là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hòa Nam-mi-bi-a).

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi.

=> Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.

BÀI 4I. TÌNH HÌNH CHUNG

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á.

- Cuối những năm 50, phần lớn các quốc gia châu Á giành được độc lập.

- Nửa sau thế kỉ XX, nhiều quốc gia châu Á nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á bị thực dân phương Tây xâm lược.

- Sau Chiến tranh lạnh , một số nước châu Á diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai, khủng bố.

- Một số nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,..thế kỉ XXI được dự đoán sẽ là thế kỉ của châu Á.

- Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

II. TRUNG QUỐC

1.1 Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

- Từ 1946 – 1949, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc với sự thất bại của Đảng Quốc dân.

- Ngày 1- 10 – 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

- Ý nghĩa:

+ Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.

+ Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

+ Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

1.2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

- Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế.

- Biện pháp:

+ Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.

+ Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

+ Xây dựng nền công nghiệp dân tộc.

+ Phát triển văn hóa giáo dục.

- Kết quả: Công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi.

 - Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt.

- Về đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới, địa vị quốc tế được khẳng định.

1.3. Đất nước trong thời kì biến động

- Những năm 1959 – 1978 Trung Quốc trải qua nhiều biến động.

- Đề ra đường lối "Ba ngọn cờ hồng" với mục tiêu nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Phong trào "Đại nhảy vọt" làm cho nền kinh tế trở nên hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng.

- Nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt, đỉnh cao là cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" gây nên tình trạng hỗn loạn trong nước và để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

1.4. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978 đến nay)

- Tháng 12/1978, Trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối mở cửa.

- Chủ trương:

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

+ Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

+ Thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh dân chủ, văn minh.

- Thành tựu:

+ Kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Giai đoạn 1979 – 2000, GDP tăng trung bình hàng năm 9,6%.

+ Thu nhập bình quân tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện.

 - Đối ngoại:

+ Bình thường hóa mối quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Ấn Độ, Việt Nam, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao.

+ Mở rộng quan hệ hữu nghị hớp tác với hầu hết các nước trên thế giới.

+ Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7 – 1977) và Ma Cao (12 – 1999).

BÀI 5I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

 - Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

- Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

- Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

+ Cùng nhau hợp tác phát triển.

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

b. Mục tiêu:

- Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả.

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

- Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

- Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

- Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

III. TỪ "ASEAN 6" PHÁT TRIỂN THÀNH "ASEAN 10"


- Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

- Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .

- Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.

- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

- Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

- Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

I. TỔNG HỢP ĐỀ SƯU TẦM





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro