Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

địa giữa kì 9

Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta:

- Thế mạnh:

+ Nguồn lao động nước ta dồi dào:

Năm 2005 có đến 42,53 triệu người tham gia hoạt động kinh tế chiếm 51,2% tổng dân số.

+ Mỗi năm nguồn lao động nước ta lại tăng thêm hơn 1 triệu người.

+Người lao động nước ta cần cù, năng động sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

Năm 2005: Tỉ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt: 25%

- Hạn chế:

+ Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỷ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

+ Tác phong trong công nghiệp của người lao động còn hạn chế.

2,Vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?

Vì, số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đông. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động (số liệu năm 1998). Thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội.

3,Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?1. Tài nguyên đất– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất2. Tài nguyên khí hậu– Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (bắc-năm, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau.Ví dụ: Khí hậu mùa đông lạnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thích hợp với cây vụ đông.– Khí hậu ôn đới núi cao.– Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm....3. Tài nguyên nước– Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp.– Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp.– Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô4. Tài nguyên sinh vật– Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt4,Vai trò của ngành sản xuất lương thực trong nền kinh tế nước ta? 

Vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm

Vai trò của nghành sản xuất lương thực trong nền kinh tế nước ta.

- Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và làm nguồn hang xuất khẩu, tăng thu nhập...

- Góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên (đất, khí hậu, nước, nguồn lao động...) nền nông nghiệp sản xuât hang hoá lớn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nghành và cơ cấu lãnh thổ.

- Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của chính phủ sau đổi mới đến nay...đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Những thuân lợi và khó khăn để phát triển nông nghiệp

* Thuận lợi:

a- Điều kiện tự nhiên

- Đất trồng: Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha, phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bang Duyên hải miền Trung, diện tích này còn khả năng mở rộng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng và vặt nuôi phát triển quanh năm, năng suất cao. Ngoài ra, Bắc Bộ và những vùng núi cao trong cả nước có mùa đông lạnh tạo điều kiện cho đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp.

- Nguồn nước trên mặt và nước ngầm dồi dào tạo điều kiện cho việc xây dựng mạng lưới thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu nước cho cây trồng.

- Sinh vật: Nước ta có trên 500.000 ha đồng cỏ, phân bố tập trung trên các cao nguyên ở trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là cơ sở dể chăn nuôi gia súc lớn tập trung. Tập đoàn cây trồng vật nuôi phong phú...

- Có vùng biển rộng, nhiều ngue trường lớn, nguồn lợi thuỷe hải sản phong phú...cùng với diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

b- Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Dân số đông tạo nên nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn; truyền thống kinh nghiệm...

- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Đó là hình thành và phát triển hệ thống thuỷ lợi, cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao, dịch vụ nông nghiệp phát triển mạnh.

- Đường lối chính sách: Việc coi nông nghiệp là mặt trận hành đầu cùng với các chính sách khuyến nông...

- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng...

2. Khó khăn:

- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, thiên tại thường xuyên xảy ra (hạn hán, sâu bệnh...)

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp còn chưa phát triển rộng khắp.

- Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng đủ tiêu cho toàn bộ diện tích cây lương thực, công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

- Thị trường thiếu ổn định, thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ kìm hạm sự phát triển...

5,Điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp.

- Đất badan và khí hậu cận xích đạo.

-Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

- Nguồn lao động dồi dào.

- Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến cây công nghiệp.

6,Các ngành công nghiệp trọng điểm.Công nghiệp khai thác nhiên liệu.Công nghiệp điện.Công nghiệp cơ khí, điện tử.Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm.Công nghiệp dệt may.Công nghiệp hóa chấtCông nghiệp vật liệu xây dựng7,Du lịch

- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu KT cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.

- Điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia...

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống...

- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.

8. Giao thông vận tải.

a. Ý nghĩa

- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.

b. Các loại hình giao thông vận tải

* Đường bộ:

- Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.

- Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông –Tây.

+ Hai tuyến đường Bắc - Nam quan trọng nhất là: Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.

+ Các tuyến đường Đông - Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 22..

- Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.

* Đường sắt:

- Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam – Bắc với tổng chiều dài 2632 km.

Đường sắt Thống Nhất cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.

- Các tuyến đường còn lại: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên.

* Đường sông:

- Mới được khai thác ở mức độ thấp.

- Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).

*Đường biển

- Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.

- Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

* Đường hàng không:

- Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

- Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

* Đường ống:

Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

BIỂU ĐỒ MIỀN 

1) Nhận xét

- Sự giảm tỉ trọng của nông – lâm - ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên: nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, phản ánh qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang có những biến đổi rõ rệt.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro