Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nghi luan internet

Nghiện internet": Căn bệnh mới của xã hội hiện đại"Nghiện internet" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.

Quên ăn, quên ngủ vì internet

Trẻ rất ham chơi game online. Ảnh: DK

Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện internet" của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội thời hiện đại.

Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lý lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn... Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động harker phá hoại...

Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kỳ lạ, sự phát triển tâm sinh lý bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện internet".

Và kết cục...

Theo các chuyên gia tâm lý tại Trường đại học Harvard - Mỹ, chứng "nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức không thể kiểm soát được... Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh - Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một của hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kỹ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu... đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này. Không lâu sau đó, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp.

Tại Anh, chứng "nghiện internet" được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng "nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện" nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diễn ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm mộ" đủ mọi lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấu hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người "nghiện internet" thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trong nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng internet đến phát điên... và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lý học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet" cũng giống như chứng "nghiện cờ bạc", nó không phải là một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lý học có liên quan đến thái độ và hành vi xử sự của con người. Những người bị mắc chứng "nghiện internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân số mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vấn đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước này đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại dữ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet". Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, "nghiện internet" có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.

Game độc phá hoại thế hệ trẻ

(Dân trí) - 28% số học sinh được hỏi khẳng định "nướng" nhiều giờ mỗi ngày vào các trò chơi game. Trong khi đó, thị trường game Việt Nam gần như phụ thuộc vào nguồn nhập ngoại, với vô số loại độc hại.

Bắn, giết thoải mái trên game

Internet đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với khoảng 20,6% dân số thường xuyên sử dụng. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong giới trẻ. Như vậy với gần 4 triệu người thường xuyên sử dụng Internet, Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng khổng lồ.

Nhanh chóng nắm bắt được mảnh đất phát triển mầu mỡ, các game sản xuất ở nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc) ồ ạt nhảy vào chiếm lĩnh thị trường.

Hè 2009 này, làng game Việt liên tục chấn động khi các tựa game đình đám liên tục được kích hoạt, thêm nhiều game online hấp dẫn, đa dạng giữ chặt các game thủ cũ, hút thêm nhiều game thủ nhí mới.

Có đi mới thấy sự thịnh vượng của các hàng game đang mọc lên như nấm khắp thành thị, nông thôn. Tại Hà Nội, các trò chơi game xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm.

Dừng lại ở một đoạn ngắn khoảng, 300m đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, PV Dân trí đếm được không dưới 10 cửa hàng game lớn bé. Mỗi cửa hàng đặt ít nhất 40 máy, từng dãy ghế ngồi kê san sát. Tất cả đều chật kín khách hàng. Đa số game thủ đều trong độ tuổi học sinh. Các em say sưa với những trò chơi đâm, chém, bắn, giết điên cuồng, miệng không ngớt tuôn những tràng chửi thề tục tĩu.

Minh Hiếu, học sinh lớp 8, nhà ở D4- Tập thể Thanh Xuân Bắc thú nhận, em và nhiều bạn mê game đến mức từ sáng sớm đến tối khuya, ăn uống tại chỗ để có thể "chiến đấu" trên trò chơi trực tuyến với tên gọi "Độc bá giang hồ" đang nổi lên với vô số pha chặt chém, giết và sex (chém rơi quần áo của đối thủ).

Game bạo lực tràn lan, đầu độc trẻ em - ảnh MH

Hiếu thú nhận, cậu và rất nhiều bạn cùng lớp đã "nướng" phần lớn quỹ thời gian trong ngày để chơi game. Đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, cứ bố mẹ bước chân ra khỏi nhà đi làm lúc 7h sáng, thì 7h15 Hiếu đã có mặt cùng đám "chiến hữu" tiếp tục "chiến đấu". Tiền chơi game không đáng ngại, đã có khoản bố mẹ cho để tiêu vặt và khoản đáng kể khác cậu bé có được khi nói dối dùng để đóng phí học thêm.

Công ty Egame cũng đã tiến hành điều tra lấy ý kiến của gần 4.000 học sinh với câu hỏi : "Hàng ngày bạn dành thời gian nhiều nhất trong lĩnh vực nào". Kết quả thu được: 54% số em trả dành cho học tập, 28% trả lời dành thời gian để chơi game.

Theo thống kê của ngành giáo dục, mỗi năm nước ta có khoảng 9 triệu thí sinh thi đại học hàng năm; 7,3 triệu học sinh tiểu học; 6,4 triệu học sinh THCS; 3 triệu học THPT. Nếu một phần thế hệ trẻ - tương lại của đất nước - bị chi phối và đầu độc bởi những loại game độc hại đang tràn ngập thì hậu quả sẽ ra sao?

Game "chơi mà học" tuyên chiến với "bom tấn"

Theo báo cáo từ Bộ Thông tin & truyền thông, sau 6 năm phát triển, trên thị trường Việt Nam hiện có trên 40 loại game hoạt động. Phát triển đặc biệt nhanh là game online, thu hút hàng triệu người, đặc biệt là nhóm nằm trong độ tuổi học sinh

Lý giải hiện tượng vì sao có quá nhiều trẻ mê game. Các chuyên gia cho rằng, sau áp lực của bài vở từ chính quy đến các lớp học thêm, nhóm học sinh nhất là đối tượng sống ở các thành phố đông đúc, ngột ngạt đều mong muốn được thư giãn, giải trí. Nhưng đa phần chúng không tìm được sân chơi và địa điểm giải trí lành mạnh. Vì vậy, chúng tìm đến loại hình giải trí ảo là điều tất yếu.

Tại một buổi tòa đàm liên quan tới game online, đại diện của ngành giáo dục thừa nhận, hiện tình trạng học sinh đang bị sa đà quá độ vào game đến mức trở thành con nghiện, bỏ học, thậm chí phạm pháp để có tiền chơi game đang gia tăng đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng khẳng định không thể cấm game bởi bên cạnh những mặt tiêu cực thì không thể phủ nhận tác dụng tích cực do game đem lại. Nếu có thể kiểm soát về thời gian và chương trình game sử dụng là lành mạnh nó sẽ giúp người chơi, đặc biệt là các em vừa giải trí lại phát huy tư duy nhạy bén.

Mới đây, một công ty phát hành game nội địa tuyên bố sẽ đưa vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là môi trường giáo dục một loại hình game giáo dục theo hình thức "chơi mà học", nghĩa là vừa giúp trẻ giải trí lại có thể giúp các em học tập qua các trò chơi.

Dự án này đã nhận được sự đồng thuận ban đầu từ phía Bộ Giáo dục& Đào tạo. Tuy nhiên, hình thức trò chơi khá mới này có thắng nổi những game trực tuyến liên tục được quảng cáo là "bom tấn" đang ào ào phát triển trên thị trường Việt Nam hay không thì còn cần thời gian và thực tế.

Nghiện Internet-game online: Việt Nam dễ nghiện hơn

27/08/2009 - 12:46 Duy Nguyễn

Một nguyên nhân khác được đưa ra để lí giải cho việc trẻ em Việt Nam bị 'cuốn' quá mạnh vào các trò game online và gây ra những tác hại xấu là do thiếu sân chơi trầm trọng.

Bình chọn (0)

Ý kiến (0)

Chia sẻ

Bản in

Số lượng người vào mạng học tập, tìm thông tin ở Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ. Phần lớn chỉ chat và chơi game online (Duy Nguyễn)

Số liệu:

Đến năm 2011, Việt Nam sẽ có hơn 10 triệu người chơi game online. Trong số 20,2 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam thì có đến 53% chỉ chủ yếu chat và chơi game.

Cha mẹ rối bời

Người mẹ có nickname Bincuame nước mắt vắn dài cầu cứu các thành viên trên một diễn đàn mạng dành cho các bậc làm cha mẹ: "Tôi không biết vì sao con tôi lại trở nên như vậy? Tôi phải làm gì đây, làm sao đây?"

Chị kể hai vợ chồng tuy đồng lương công chức còm cõi nhưng bù lại hai đứa con (một lớp 5 và một lớp 8) rất ngoan và học giỏi. Vậy mà mới đây bất ngờ nhà trường báo về cậu con trai lớn liên tục bỏ học. Chị gặng hỏi thì biết cu cậu 'cúp cua' để... chơi game. Người cha giận, mắng thì cậu con càng phản ứng mạnh bằng những ngôn từ rất vô lễ, và vẫn cứ tiếp tục lao vào 'cúp cua' chơi game.

Chuyên viên tâm lý lâm sàng Lê Minh Công từ Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai) cho biết: "Tại Trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên của bệnh viện, chúng tôi thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nghiện game online. Khoảng 5-7% trên tổng số người đến khám và điều trị rơi vào trường hợp này".

Có trường hợp một học sinh lớp 7 đến khám, được chẩn đoán rối loạn hành vi và cảm xúc ở thanh thiếu niên, các bác sĩ cho điều trị hoá dược bởi các triệu chứng có hung tính, thờ ơ, mất cảm xúc và rối loạn mất ngủ.

Cậu học sinh tên T.H.N được ông bố lo lắng đưa đến khám và tư vấn vì liên tục bỏ học, bỏ nhà đi bụi, ăn trộm tiền của mẹ do mê chơi game quá mức. N vừa về nhà sau một tuần đi bụi với 'bang hội' (offline) theo lời kêu gọi của 'bang chủ'. 'Bang hội' của N gồm các bạn đồng lứa ở nhiều nơi, biết nhau qua game online, đã phải ăn trộm và ăn xin để có tiền sống trong những ngày cùng nhau lang thang ở thành phố.

Ông Lê Minh Công cho biết những trường hợp như thế không hiếm. Rất nhiều trường hợp trẻ được đưa đến khám với lí do mất tập trung chú ý, thờ ơ hay mệt mỏi, căng thẳng, thu mình, ít tiếp xúc với người xung quanh, gặp khó khăn trong học tập... Đa số những đứa trẻ này thuộc các gia đình mà bố mẹ thờ ơ, không có thời gian quan tâm con cái, hoặc là bố mẹ quá chiều chuộng con.

Nghiện Internet - game online

Mới đây, trên Bay Vút có đăng bài viết về chuyện trò chơi điện tử, nhất là các trò có tính hành động cao như bắn súng, giúp người chơi nâng cao thị lực, trí nhớ, phản xạ... Chắc chắn không thể phủ nhận rằng trò chơi điện tử, hiện nay phổ biến là các trò game online, đem lại những giờ phút giải trí tuyệt vời cho người chơi. Ngoài ra, đây còn là một ngành kinh doanh hái ra tiền. Năm 2009, doanh thu của ngành công nghiệp game online của Hàn Quốc được dự báo sẽ đạt con số 1,7 tỉ đô Mỹ.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng nghiện game online đang ngày một gia tăng. Việc bị lối cuốn vào các trò chơi trực tuyến đến mức nghiện có thể đem lại những hậu quả đáng tiếc cho sức khoẻ, tâm lý, công việc, học hành.

Kimberly Young, giám đốc một trung tâm cái nghiện Internet tại Mỹ, là người tiến hành những nghiên cứu đầu tiên và đưa ra khái niệm nghiện Internet (internet addiction) vào năm 1996. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương 2, tán thành với Young, cho rằng nghiện Internet (trong đó có nghiện game online) "có thể được định nghĩa là một rối loạn kiểm soát xung lực không liên quan đến chất gây nghiện, tương tự như nghiện đánh bạc, nghiện tình dục...".

Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có một nghiên cứu và thống kê đầy đủ về tình trạng nghiện Internet - game online trong nước. Tuy nhiên, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức về vấn đề này. Mới đây nhất là cuộc hội thảo 'Nghiện Internet - game online: thực trạng và giải pháp' được tổ chức đầu tháng 8/2009 ở Biên Hòa (Đồng Nai) với sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều ngành liên quan.

Việt Nam dễ nghiện hơn

Một số chuyên gia tại hội thảo này đưa ra quan điểm các xã hội Á Đông (trong đó có Việt Nam) vốn khép kín, cái tôi bị đè nén bởi các mối quan hệ xã hội, có nguy cơ nghiện Internet - game online cao hơn. Môi trường Internet, các mối quan hệ 'giấu mình' trên mạng, làm cho họ 'bung' ra, không còn ngần ngại. Như thế, họ dễ dàng bị thế giới mạng 'lôi kéo' đi.

"Không nên chỉ soi vào những mặt tiêu cực của Internet và cả game online rồi đưa ra những biện pháp cấm đoán này nọ", Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) nêu ý kiến. Bà Hậu cho rằng một xã hội đặc thù như Việt Nam, chuyện người ta háo hức, vồ vập với các thông tin phong phú trên mạng là đương nhiên, người ta cần "giải toả" qua blog hay các mạng xã hội là đương nhiên, không nên đồng nhất nó với "nghiện Internet". Internet và game online, trước hết, đang đáp ứng một nhu cầu thông tin và giải trí vô cùng to lớn.

Một nguyên nhân khác được đưa ra để lí giải cho việc trẻ em Việt Nam bị 'cuốn' quá mạnh vào các trò game online và gây ra những tác hại xấu là do thiếu sân chơi trầm trọng. Trẻ em không biết chơi đâu, chơi gì nên 'nướng' thời gian vào Internet - game online là điều dễ hiểu.

Theo một báo cáo mới đây của Công ty tư vấn, nghiên cứu về Internet và công nghệ Pearl Research (Hoa Kỳ) thì đến năm 2011, Việt Nam sẽ có hơn 10 triệu người chơi game online. Theo một thống kê khác, trong số 20,2 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam thì có đến 53% chỉ chủ yếu chat và chơi game.

Cai nghiện

Bây giờ, từ thành thị đến nông thôn Việt Nam, rất ít gặp cảnh trẻ con tụ tập chơi các trò chơi vui nhộn như bắn bi, đánh đáo, nu na nu nống... như trước.

Bọn trẻ chơi gì? Game online, dĩ nhiên rồi. Con trai thì bắn súng hay 'bôn tẩu võ lâm', con gái bỏ nhảy dây lên mạng nhảy Audition.

Tại nhiều tiệm Internet ở TP.HCM, sau giờ 'giới nghiêm' bắt buộc (0 giờ), các chủ tiệm nhanh chóng cho đóng sập cửa và tắt đèn tối om. Thế nhưng bên trong cánh cửa, trong ánh sáng lờ mờ từ màn hình máy tính, các game thủ vẫn miệt mài 'luyện' thâu đêm suốt sáng. Chuyện một game thủ ngồi lì vài chục giờ trước máy tính để 'hành tẩu giang hồ' là chuyện bình thường.

Số lượng người chơi đông và nguy cơ nghiện cũng ở mức cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm chuyên cai nghiện Internet - game online quy mô và chuyên nghiệp như ở Mỹ hay Hàn Quốc. Chỉ có một số trung tâm tư vấn, hỗ trợ điều trị, một vài lớp 'cai nghiện' được mở ra tạm thời. "Đối phó với vấn nạn nghiện Internet - game không hề đơn giản, đòi hỏi sự phối hợp nhiều ngành, nhiều phía... Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu, chương trình can thiệp với người nghiện vẫn còn quá rời rạc, lẻ tẻ, chưa bài bản", chuyên gia Lê Minh Công nhận định.

Nhịp sống số Thứ Năm, 03/04/2008, 02:10 Nghiện Internet là bệnh lý

Một thiếu niên đang được kiểm tra chứng nghiện Internet bằng thiết bị điện não đồ tại Bệnh viện Quân đội trung ương khu vực Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Getty Images

TT - 210.000 trẻ em Hàn Quốc bị nghiện Internet và cần được chữa trị. Trong số này, 80% phải dùng thuốc và 25% cần chữa trị trong bệnh viện. Trung bình mỗi học sinh trung học tại Hàn Quốc chơi game 23 giờ mỗi tuần, vì vậy có khoảng 1,2 triệu học sinh có nguy cơ bị nghiện Internet.

Tại Trung Quốc có 13,7% trẻ, tức là 10 triệu đang nghiện Internet. Số liệu từ các trung tâm cai nghiện Internet cũng cho biết hiện nay có 5-10% dân số nước Mỹ bị chứng bệnh này.

Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.

Để biết mình có đang là người nghiện Internet hay không, bạn hãy trả lời có hoặc không cho những câu hỏi dưới đây, nếu năm trong số này là "có" thì bạn đã nghiện Internet.

- Trước khi lên mạng, bạn có lên kế hoạch những việc sẽ làm trên mạng?

- Bạn có cần thêm thời gian trên mạng để cảm thấy thoải mái hơn?

- Bạn đã bao giờ cố gắng giảm thời gian sử dụng Internet chưa?

- Bạn có cảm thấy bồn chồn, lo lắng và bứt rứt khi không sử dụng Internet?

- Bạn thường lên mạng lâu hơn dự kiến không?

- Internet có làm bạn mất đi những cơ hội nghề nghiệp, công việc, học hành hay đánh mất những mối quan hệ khác?

- Bạn đã bao giờ nói dối gia đình hay chuyên gia về việc cần phải sử dụng Internet nhiều hơn?

- Bạn dùng Internet như là nơi trốn chạy những khó khăn trong cuộc sống bình thường?

Giáo sư Block cũng cho biết chứng nghiện Internet có thể xếp vào bệnh tâm lý vì nghiện kéo dài sẽ dẫn đến việc mất kiểm soát hành vi. Một thực trạng đang diễn ra trên khắp thế giới là ngày càng có nhiều người bỏ học, bỏ làm để dành nhiều thời gian bên cạnh chiếc máy tính.

Cũng giống như những chứng nghiện khác, nghiện Internet rất khó chữa trị. Giáo sư Block tiếp: "Điều bất hạnh là những người nghiện Internet đều từ chối hợp tác chữa bệnh. Trong khi đó, những hậu quả bệnh gây ra là rất lớn và quan trọng là rất dễ tái nghiện".

Ngày nay, những trại cai nghiện Internet đã bắt đầu mọc lên rất nhiều trên toàn thế giới. Trung tâm phục hồi cai nghiện Internet tại Bradford, Pennsylvania cho biết nghiện Internet đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ, ngang hàng với tội phạm hay ly dị. Hàn Quốc cũng vừa thừa nhận nghiện Internet là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm nhất hiện nay của mình.

Nhưng điều đáng lo ngại nhất là nhiều người không cho rằng nghiện Internet là một căn bệnh nguy hiểm. Đơn cử trường hợp của bé gái Zoey Zagoria, 10 tuổi, chơi game trên hai máy tính cùng lúc và thường ăn tối ngay tại bàn máy. Với trường hợp của Zagoria thì các bác sĩ đã liệt vào dạng nghiện Internet. Tuy nhiên, ba mẹ của Zagoria lại cho rằng đây là chuyện bình thường, họ nói: "Con bé làm những gì nó cần làm trong ngày. Nó vẫn làm hết bài tập, vẫn tự chăm sóc bản thân và vẫn tiến bộ. Vì vậy tôi nghĩ đây là việc con bé giải trí hay chơi đùa thôi".

Game online "cũng tốt" nếu chơi vừa đủ"

(Dân trí) - Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp vướng không ít câu hỏi khó. Quản lý internet, game online, thuê bao di động trả trước đều là những vấn đề đang rất cần Bộ giải quyết.

Quản lý Game online, cần vai trò của gia đình và nhà trường

Vấn đề nóng nhất phiên chất vấn Bộ trưởng Lê Doãn Hợp là thực trạng quản lý Internet và Game online. Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào "phản ứng" với giải pháp kêu gọi vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội... đưa ra trong báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông. Ông Đào đòi hỏi các biện pháp về mặt kỹ thuật, hành chính của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực của Game online. "Nói gia đình, xã hội vào cuộc nhưng vào cách nào khi mà kỹ thuật thì Bộ nắm?" - đại biểu đặt câu hỏi.

Ông Hợp cho rằng, những trò chơi game tại gia đình phù hợp với mọi lứa tuổi, giúp trẻ rèn phản xạ nhanh và bồi dưỡng trí não, sự sáng tạo; tiếp cận thông tin văn hóa xã hội rộng... Tuy nhiên, 2 biểu hiện tiêu cực cũng được ông Hợp thừa nhận, đó là Game online quá hấp dẫn khiến nhiều trẻ không làm chủ được thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, sa đà trong thế giới ảo. Trò chơi cũng tạo ra nhiều dịch vụ tác hại khác như khiêu dâm, bạo lực...

"Cái gì cũng có 2 mặt. Nếu mỗi ngày các cháu chơi 1-2h là rất tốt nhưng nếu quá thì là vấn đề. Gia đình phải có sự kiểm soát thời gian của con em. Nếu gia đình không làm được việc này thì rất khó" - ông Hợp nói.

Đại biểu Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đề nghị người đứng đầu ngành Thông tin - Truyền thông đưa ra các giải pháp cụ thể để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của trò chơi này. "Bộ Thông tin - Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa ban hành thông tư 60 từ năm 2006 để quản lý Game online và hiện đang soạn thảo văn bản mới để thay thế thông tư này", ông Hợp trả lời.

Ngành thông tin - truyền thông "làm ăn"... rất khá

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào nêu con số năm 2008 doanh thu của ngành viễn thông là 95.000 tỷ đồng (bằng 4% GDP), trong đó lĩnh vực thông tin di động là 60.000 tỷ. Ông Đào đặt câu hỏi: Bộ chủ quản đã chi khoản đầu tư ngân sách bao nhiêu để thu được con số 4% GPD ấy?

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tự hào "khoe", nhà nước chỉ đầu tư ban đầu thiết bị cho các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Tất cả hiệu quả tạo được là do các doanh nghiệp viễn thông làm ra. Bộ trưởng khẳng định, viễn thông là một ngành phát triển mạnh, đóng góp khá cho ngân sách nhà nước. "Năm 2008, ngành thông tin truyền thông đã đem về cho ngân sách hơn 16.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD", ông Hợp cung cấp thông tin.

Đại biểu Lê Danh Liêm thì yêu cầu cho biết tỷ lệ thu cho ngân sách từ việc kinh doanh các kênh truyền hình có trả tiền. Bộ trưởng Hợp cho biết, mỗi kênh truyền hình có thu tiền thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Các đài truyền hình, theo ông Hợp cũng "nộp ngân sách rất khá", như VTV mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng, Truyền hình TPHCM cũng gần 3.000 tỷ đồng...

Đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) băn khoăn về tính khả thi của phương án quản lý thuê bao di động trả trước đang gây tranh cãi hiện nay, đó là mỗi chứng minh thư nhân dân thì được mua tối đa 3 sim của một mạng di động.

Bộ trưởng Hợp thừa nhận quản lý thuê bao trả trước là vấn đề "đau đầu" của Bộ. "Hạn chế mua nhiều sim quả thật cũng không khả thi. Công tác quản lý so với mong muốn đúng là chưa đạt. Nếu hiệu quả chưa tốt thì chúng tôi xin nhận để khắc phục", ông Hợp nói.

Giới trẻ nghiện Internet thường tự hành mình

(Dân trí) - Theo một khảo sát liên kết giữa Australia-Trung Quốc cho thấy giới trẻ nghiện Internet thường có xu hướng tự hành hạ thân thể, như tự đánh mình, kéo tóc, đấm hay thậm chí là hơ lửa vào người mình.

Mỹ và Trung Quốc đã phải mở trại cai nghiện Internet.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 1.618 thanh niên tuổi từ 13 đến 18 sống ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và cũng tiến hành thử "độ" nghiện Internet của lớp trẻ này.

Nghiện Internet được xem như là một chứng bệnh kể từ giữa những năm 1990 với các triệu chứng tương tự như những bệnh nghiện khác.

Cuộc kiểm tra đã nhận thấy khoảng 10% học sinh, sinh viên tham gia đều bị nghiện ở mức độ vừa phải, trong khi đó, 1% bị nghiện nặng.

Theo Tiến sỹ Lawrence Lam của trường ĐH Notre Dame Australia, những "con nghiện" Internet ở độ vừa phải có xu hướng tự "hành" mình nhiều gấp 2,4 lần so với những người không nghiện. Trong 6 tháng, những người này có thể "đánh" mình từ 1 đến 5 lần.

"Trong những năm gần đây, sự phát triển của Internet ở các nước châu Á đã khiến cho "vấn nạn" nghiện Internet trở thành một chứng bệnh trong giới trẻ", các nhà nghiên cứu đã kết luận như vậy trong cuộc khảo sát in trên tập san Injury Prevention.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã nhận thấy có mối liên kết giữa nghiện Internet, các triệu chứng tâm thành và bệnh trầm cảm trong giới trẻ.

Các chuyên gia diễn giải rằng nghiện Internet mang các triệu chứng rối loạn tâm lý, lo lắng, bồn chồn khi không online. Những triệu chứng này chỉ biến mất khi các "con nghiện" được lên mạng. Cứ bị ám ảnh bởi các hoạt động online cũng là dấu hiệu của nghiện Internet.

Hiện nay, internet gần như là công cụ không thể thiếu của mọi người, đặc biệt là tầng lớp trẻ như các bạn sinh viên. Với đối tượng này, nhu cầu học tập, giải trí và khám phá công nghệ, tiếp cận thông tin là rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai trong số họ cũng đều có laptop hay máy tính có kết nối internet, đặc biệt nếu là sinh viên ngoại tỉnh thì càng khó khăn hơn. Trong khi số lượng người sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều, hầu hết mỗi sinh viên đều có một chiếc điện thoại. Hiện nay, công nghệ GPRS/EDGE đã tiếp cận đến những đối tượng này với tốc độ truy cập tối đa lên đến 236,8 Kbps, khách hàng có thể truy cập internet hay gửi nhận email trên di động qua sóng GPRS một cách dễ dàng hơn.

Bệnh "nghiện Internet" ngày càng trầm trọng

ICTnews - Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh" này.

Nghiện Internet - một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới, các chuyên gia cho biết.

Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Những kiểu bệnh chính của nghiện Internet là tình dục qua máy vi tính, chơi game online, đánh bạc trực tuyến, thậm chí nghiện vào trang đấu giá trực tuyến eBay, Young nói.

Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.

Nhưng Young lưu ý vấn đề không chỉ là mọi người ngồi bao lâu trước máy tính mà là họ làm gì trên mạng Internet. "Không có phương thuốc nào thực sự cho chứng bệnh này", bà nói, "Đó không phải là thuốc thang mà là liệu pháp chữa trị". Thời gian bình phục cũng khác nhau ở mỗi người.

Tại Viện Cai nghiện Internet Illinois, một số bệnh nhân cần từ 30-90 ngày để điều trị nội trú, sau đó phải theo một chương trình chăm sóc liên tục.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. "Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí", Robbins nói.

Nghiện Internet tưởng chừng như vô hại, song nó có thể khiến người ta bị suy nhược cơ thể, mất ngủ, khô mắt, mất dần khả năng giao tiếp xã hội, bị chấn thương về bàn tay và ngón tay...

Tin tức - Cộng đồng

Một kết luận từ tạp chí Reuters cho biết những thiếu niên dành quá nhiều thời gian để sử dụng internet sẽ trở nên nóng nảy, và bạo lực.

Kết quả một cuộc nghiên cứu với 9,4 ngàn thiếu niên Đài Loan, cho thấy tác hại của việc nghiện internet làm ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và cách cư xử các em. Và ngoài ảnh hưởng trên, internet còn có thể làm sức khỏe của các em suy giảm, tính tình nóng nảy và có khuynh hướng bạo lực cao.

Giải thích cho điều này, giáo sư Chih-Hung Ko của trường đại học về ngành y Kaohsiung cho biết:

"Nếu các em thiếu niên sử dụng internet quá nhiều, và phụ huynh không kiểm soát được nội dung của những website, phim, ảnh hoặc game... mà đứa con trong tuổi vị thành niên của họ truy cập, thì điều hiển nhiên là chúng sẽ bị tác động xấu nếu nội dung chúng truy cập mang tính chất đồi trụy và bạo lực, hoặc nhiều nội dung khác không phù hợp với lứa tuổi của chúng. Tiếp đến, quá trình hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên còn bị ảnh hưởng khi tham gia vào các diễn đàn, các cộng đồng trên mạng. Đa số thành viên ở các diễn đàn đều không biết thông tin cũng như diện mạo thật sự của nhau, vì thế, trong những cuộc tranh luận nóng, căng thẳng, trong những vấn đề nhạy cảm, mọi người sẽ không kiềm chế được ngôn ngữ và thái độ của mình. Đối với những người trưởng thành thì những vấn đề này không ảnh hưởng gì cả, nhưng đối với trẻ vị thành niên nó có thể hình thành thói quen xấu về cách ăn nói, và thiếu kiềm chế trong cách cư xử. Ngoài ra những cuộc thảo luận mở về những đề tài nhạy cảm như tình dục, scandal, chính trị... cũng ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ còn bồng bột của các em."

Tuy nhiên tổ chức sức khỏe cộng đồng Journal of Adolescent Health cho rằng chứng nghiện internet chỉ có tác xấu lên trẻ em, còn đối với thiếu niên thì không chắc chắn. Nhưng hầu hết các ý kiến trên thế giới đều cho rằng các bậc phụ huynh phải hết sức quan tâm và kiểm soát con em mình khi chúng sử dụng internet ở độ tuổi vị thành niên.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cho biết dấu hiệu cho thấy một người nghiện internet đó là online liên tục trong hàng giờ liền, trở nên dễ cáu kỉnh và mất tập trung, nếu không được nhắc nhở hoặc thúc ép, có lẽ họ sẽ đảo lộn, hoặc quên mất những sinh hoạt thường nhật như vệ sinh và ăn uống...

Quản lý Internet và game online

"Nghiện" game online, tác hại khó lường!

Thứ bảy, 28/06/2008, 21:58 (GMT+7)

Hiện nay, hoạt động của dịch vụ Internet, game online ở TPHCM vô cùng nhộn nhịp, càng gần các trường học, càng xuất hiện nhiều. Đoạn đường Trần Quang Khải, thuộc quận 1, chỉ dài hơn 2 km đã có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, game online hoạt động liên tục ngày đêm (có nhiều điểm hoạt động suốt 24/24 giờ hoặc vờ nghỉ đêm với cửa khép bên ngoài nhưng bên trong vẫn hoạt động... bình thường). Khách hàng phần lớn là thanh, thiếu niên trong tuổi cắp sách đến trường. Bằng chút vốn kiến thức tin học "vừa đủ xài" đã được học ở trường, hay ở đâu đó, các tay lướt web này đã "làm quen" khá nhanh với Internet, game online. Hiện tại, do đang là kỳ nghỉ hè nên lượng khách tại các điểm dịch vụ này (nhất là game online) xem ra càng thêm đông đảo.

Chúng tôi đã từng thử đến một điểm dịch vụ Internet ở gần chợ Gò Vấp. Với diện tích chưa đầy 25m2 trên mặt tiền đường N.K đã được chủ nhân cho lắp đặt trên 30 dàn máy vi tính. Chính những người "nghiện" game online thừa nhận, lúc đầu các em chỉ lên mạng chơi, nhưng thấy quá hấp dẫn, muốn khám phá, rồi thử... và "nghiện" lúc nào chẳng hay...

Một số phụ huynh đã gắng mua sắm những vật dụng đắt tiền để hạn chế con cái tụ tập, chơi bời với bạn bè nhưng không mấy tác dụng. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình học sinh và nhà trường.

Một số trường tại TPHCM đã áp dụng những biện pháp quản lý học sinh một cách có hiệu quả như: sử dụng sổ liên lạc ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại và chữ ký mẫu của phụ huynh học sinh, giữ mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm sâu sát học sinh, đề xuất với phụ huynh những phương pháp hướng dẫn con cái họ vừa học, vừa chơi sao cho hợp lý. Nhưng, điều quan trọng hơn hết là phụ huynh phải quan tâm nhiều hơn đến việc học, việc chơi của con em mình. Không nên quá dễ dãi về tiền bạc và theo sát con em để uốn nắn kịp thời.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà chuyên môn, các bạn trẻ, nhất là trẻ em một khi vô tình đã "nghiện" game online, khí chất các em sẽ dễ trở nên hung hăng hơn, thường tỏ ra dễ dàng xung đột với người lớn và học hành tụt hậu. Nói chung, nghiện trò chơi điện tử cũng nguy hiểm không kém thói nghiện rượu chè và nghiện ma túy.

Vẫn theo các chuyên viên y khoa và tâm lý, những đứa trẻ thích đâm chém trong những game online thường có xu hướng chọc ghẹo, quậy phá bạn bè. Chúng thường hay cáu gắt và tâm thần không ổn định, có lẽ do những trẻ này vẫn thường phải chịu đựng một cảm giác trái ngược bên trong giữa cái tôi thực tế và cái tôi ảo, do hãy còn quá nhỏ, chúng cũng chưa thể khẳng định được cái tôi thực là như thế nào.

Tiến sĩ Kevin Kieffer (Trường Đại học Saint Leo ở Florida, Mỹ), đồng tác giả của một đánh giá dựa trên 20 năm nghiên cứu vấn đề này, cũng đã đưa ra nhận xét trong một tài liệu chuyên ngành: "Các game thủ trẻ tuổi thường có xu hướng bắt chước những hành động mà chúng vừa thể hiện trong game. Riêng những triệu chứng của nghiện net, nghiện game bao gồm: Luôn bị ám ảnh bởi game; mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ bình thường hằng ngày; mất khả năng tự kiểm soát; mọi sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn; cảm thấy bồn chồn sốt ruột khi không được lên mạng, chơi game...".

Chúng ta không phủ nhận những tiện ích đem lại từ Internet nhưng những mặt trái của nó đang tác động xấu đến thế hệ trẻ. Việc quản lý chặt chẽ hơn nữa các dịch vụ Internet, game online là vấn đề cấp thiết của ngành chức năng nhằm ngăn chặn và giảm bớt những tệ nạn ảnh hưởng không tốt đến gia đình và xã hội.

Internet đang ngày càng phát triển với tốc độ như vũ bão tại Việt Nam, tuy nhiên Internet lại là "con dao 2 lưỡi" đỗi với những người sử dụng. Tôi xin mở màn với một số ý kiến về Internet như sau :

Những lợi, hại khó lường từ Internet với học đường

Hiện nay, học sinh phổ thông (đặc biệt là ở thành phố) sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau, có thể là giải trí hoặc tìm kiếm thông tin phục vụ học tập. Ban đầu, các em đến với Internet là sự tò mò rồi sau đó bị cuốn hút vì những tiện ích mà phương tiện này mang lại như: Tin tức, xu hướng thời đại, trò chơi trực tuyến, học online...

Internet - một trường học lớn

Nhờ Internet, các em có thể mở rộng "quan hệ" đến tất cả các bạn bè trên thế giới, Chat là một hình thức giao lưu kết bạn rất hay nếu như sử dụng nó đúng mục đích. Xét về mặt tích cực, Chat giúp ích rất nhiều cho HS trong cuộc sống, nhất là trong ứng xử giao tiếp, các em có cơ hội được trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn. Chia sẻ buồn vui trên blog đang là "cơn sốt" không chỉ đối với các em nhỏ nói riêng mà cả người lớn cũng đang bị hút vào các trang nhật ký online. Internet là đòn bẩy giúp phát huy sức mạnh cộng đồng, trong đó có sức mạnh của những người trẻ, góp sức xây dựng và phát triển kinh tế tri thức.

http://tuanvietnam.net/Library/Images/55/2007/11/2611internet.jpg

Tiếp xúc với máy tính và Internet cách đây hơn một năm, em Nguyễn Thu Hà, học sinh trường Trần Phú tâm sự: "Internet thật hữu ích, tiết kiệm và giúp em học hỏi được rất nhiều. Mỗi khi đọc các website hay em đều lưu lại và giới thiệu mọi người trong nhà cùng xem. Kiến thức trên mạng quả là bao la và đó là lý do khiến người ta có thể ngồi hàng giờ lướt web...". Theo số liệu của một cuộc thăm dò gần đây, có hơn 70% học sinh tìm đến các phòng Internet bất cứ lúc nào rảnh, như trước hoặc sau giờ học, buổi tối... với mục đích chính là giải trí (chat 30%, game 10%, đọc truyện 10%, tìm bạn bốn phương 20%...). Chỉ khoảng 30% HS cho rằng có học hỏi được về tin học và ngoại ngữ từ cộng đồng web. Học ngoại ngữ trực tuyến giúp các em trau dồi khả năng đọc, viết một cách hứng thú và sinh động qua rất nhiều website. Còn tin học thì thật sự rất phong phú với các diễn đàn, trao đổi, vào đây các HS tha hồ mặc sức mà thắc mắc, nhờ các chuyên gia chỉ dẫn hoặc tìm hiểu các thông tin khác trong lĩnh vực IT.

Và nhiều tác hại đối với học đường

Chúng ta đã nghe câu chuyện một bé gái đã bỏ nhà ra đi để gặp một người nào đó mà em đã nói chuyện qua Internet. Ngoài ra chúng ta còn thấy có những cám dỗ qua internet, chẳng hạn như người ta lợi dụng để buôn bán những hình ảnh cuả các em bé trên mạng. Nhiều cô bé, cậu bé quên ăn, quên ngủ, mê mệt trong các trò chơi trực tuyến và trong thế giới ảo mà quên mất nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phải học tập. Họ sống trong một thế giới ảo, hay nói cách khác là tâm hồn của họ đã lạc sang thế giới khác.

http://vietnambranding.com/news/img5/1201839525_itgatevn_0007298-_internet.jpg

Hiện nay ở ********** có 2,5 triệu người nghiện Internet, chủ yếu là nam thanh niên. Họ bị cuốn vào các trò chơi trực tuyến. Bạo lực và tình dục trong các trò chơi ảnh hưởng sâu sắc lên thế hệ trẻ và nguy hiểm hơn khi nó diễn ra trong giai đoạn hình thành nhân cách. ********** đã cho xây dựng khoảng 30 bệnh viện để điều trị các vấn đề liên quan đến nghiện Internet. Tháng 1/2007, ********* nước này ra lệnh cấm mở thêm các quán cà phê Internet trong năm 2007 để ngăn con số 14% giới trẻ nước này nghiện Internet không tiếp tục tăng, gây ra một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Theo nghiên cứu mới của ChinaNews, gần 33,5% trẻ vị thành niên phạm tội ở Bắc Kinh là do nghiện chơi các trò chơi trực tuyến.

Internet với HS có thể ví như một con dao hai lưỡi với những lợi hại khó lường, điều quan trọng là phải tạo cho các em có "sức đề kháng" với những ẩn họa trong các trang web. GS.TSKH Phan Đình Diệu, người đã cùng với các nhà khoa học khác đề nghị ********* phê chuẩn việc cần phải tiếp nhận và hòa nhập với thế giới Internet rộng mở nói: "Tôi cho rằng, nếu thanh thiếu niên có những ham thích về khoa học, văn chương, thơ ca, có những đam mê khác lành mạnh hơn, thì những trò tệ nạn hay suy đồi xuất phát từ Internet ảnh hưởng tới thanh thiếu niên sẽ giảm đi. Với những hành động phạm pháp có tính tổ chức thì phải trị bằng luật pháp. Mức độ xử phạt như thế nào thì còn phải tùy vào sự phát triển của xã hội. Không buông lỏng nhưng không khắt khe quá, để giới trẻ không phạm pháp nhưng cũng không bị hạn chế tiềm năng phát triển.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200703/original/images1249455_china-internet-cafe_web.jpg

Vậy theo bạn vì sao lại gọi Internet là "con dao 2 lưỡi", bạn biết gì về những ích lợi và tác hại từ Internet ?

Internet là gì?

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo.

Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v..; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet

Khi học sinh "nghiện" game online

H.P - học sinh lớp 12 trường B.T.X ( Đà Lạt) là con của một giáo viên và từng là học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh, nhưng vì "nghiện" game online mà bây giờ gia đình phải thuê người về "cấp cứu" kiến thức để mong P. có kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp đến.

Khi gặp chúng tôi H.P. hồn nhiên cho biết: "Trung bình mỗi tháng em "luyện" Võ lâm truyền kỳ hết 1 triệu đồng, em từng "luyện" liên tục trong 11 ngày đêm mà chỉ ăn và uống cà phê chứ không ngủ nên bị sút 6kg. Em chơi vì khoái đánh nhau, mình mạnh hơn "giết" được người ta nên người ta tức, thấy vậy thì mình khoái. Thi là chuyện của thi, còn chơi thì cứ chơi...".

Game Online là một nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhất là đối với lớp trẻ và mục đích giải trí của trò chơi điện tử này chúng ta không thể phủ nhận. Thế nhưng, nhiều HS vì quá "nghiện" game online nên học hành sa sút, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, một số em phát sinh tiêu cực như cãi lời bố mẹ, trộm cắp, lừa dối mọi người...

"Những trò chơi game online thực sự đang làm lãng phí thời gian, tiền bạc, trí tuệ và làm thay đổi quan niệm về đạo đức, đối xử xã hội của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Nhiều game thủ là những HS bỏ ăn ngủ, học hành chơi thâu đêm suốt sáng, bị lôi kéo vào thế giới ảo, sống mơ hồ quên mất cuộc sống thực tại của mình..." - một cán bộ Sở Bưu chính Viễn thông (BC-VT) Lâm Đồng tâm sự. Hậu quả do tác động của game online đang là tiếng chuông cảnh báo trước một hiện tượng xã hội mới nảy sinh ở thành phố hoa Đà Lạt.

Ông Bạch Ngọc Dũng - Chánh Thanh tra Sở BC-VT Lâm Đồng cho biết: "Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển internet ở Lâm Đồng rất lớn, đến nay toàn tỉnh có trên 524 đại lý internet, riêng tại TP Đà Lạt có 184 đại lý. Đã có nhiều quy định như hạn chế giờ mở cửa, giới hạn giờ chơi cũng như việc tăng cường hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành về internet nhằm hạn chế "gây nghiện". Nhưng một số chủ cơ sở vì chạy theo lợi nhuận đã không chấp hành, vẫn lén lút mở cửa quá giờ và trình độ người quản lý cơ sở quá "khiêm tốn" về tin học cũng như ngoại ngữ nên mặt trái của internet đã có đất "dụng võ".

H.T.H - một HS lớp 11 tại Đà Lạt cho biết: Trong suốt năm học qua em đã nghỉ học hết 30 ngày để ra tiệm internet "luyện" Võ lâm truyền kỳ, bình quân một ngày em "luyện" 10 tiếng đồng hồ mất 20 ngàn đồng. Tiền bố mẹ cho ăn sáng và chi tiêu hằng ngày cũng như mượn của bạn bè 360 ngàn đồng em đều "nướng" hết vào game. Những lần đi chơi điện tử em vẫn mặc đồng phục, mang cặp đầy đủ và nói dối là đi học. Đã có 8 đêm em đi chơi không về đều nói dối là qua nhà bạn ngủ!

Cũng vì "nghiện" game mà em Đ.H.H - lớp 8 trường B.T.X cùng một bạn khác đã biến mình thành kẻ trộm... Đau lòng hơn, bà B.T.X.Q (Phường 9, Đà Lạt) - mẹ của "con nghiện game" G.P (lớp 7, trường P.C.T) nghẹn ngào: Con tôi không ngần ngại lấy cắp máy móc của bố đem bán sắt vụn để chơi qua đêm. Đưa tiền cho cháu lên quán mua đồ thì cháu lừa quán cho mua thiếu, và cháu còn lừa bạn bè, bà con hàng xóm nói dối là mượn tiền cho bố mẹ để lấy tiền chơi. Đêm, đợi cả nhà đi ngủ, nó trèo cửa sổ đi chơi, có hôm vợ chồng phải đi tìm cháu đến 2-3h sáng. Bỏ bê học hành, mỗi một ngày đêm cháu "nướng" vào điện tử hết từ 100 - 200 ngàn đồng. Mới đây cháu lại lấy cắp điện thoại di động của tôi (mẹ P. - PV) trị giá đến gần 5 triệu đồng và đi chơi 4 ngày 4 đêm. Khi gia đình tìm được đưa về nhà thì cháu đuối sức, sốt cao, ngơ ngẩn, dù cháu có sức khỏe rất tốt (13 tuổi, cao 1,8m, nặng 65kg).

Mặc dù nhiều trường đã phối hợp với hội cha mẹ HS dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn nhưng kết quả đạt được thì rất hạn chế, bởi lương tâm của nhiều chủ cơ sở kinh doanh internet vẫn không được "đánh thức" vì HS là đối tượng "làm ăn" chủ yếu của họ. Bên cạnh đó, sự quản lý, giáo dục con em của các bậc phụ huynh chưa được tốt, thậm chí một số phụ huynh vẫn còn nuông chiều! Đã đến lúc cần có sự vào cuộc thực sự mạnh mẽ của toàn xã hội, nhất là khi mùa hè đã đến HS không còn phụ thuộc sự quản lý của nhà trường. Thiết nghĩ, nếu cơ sở internet nào hoạt động thâu đêm thì khu phố, các ngành chức năng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Trong tờ trình gửi các cấp ngành chức năng về việc ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực của dịch vụ điện tử, internet tác động xấu đến HS mới đây, một trường học có tiếng ở Đà Lạt đã khẩn thiết: "... vì sự nghiệp giáo dục và giữ gìn nhân cách cho thế hệ tương lai bằng việc ngăn chặn cụ thể các hành vi phạm tội của các em bằng những hành động cụ thể trong công tác quản lý địa bàn của chính chúng ta như tăng cường biện pháp kiểm tra, kiểm soát và đóng cửa những cơ sở kinh doanh dịch vụ điện tử đã chứa chấp HS suốt đêm...".

Là doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet từ những ngày đầu tiên triển khai tại Việt Nam, cho tới nay, công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) đã có những thành tựu lớn thể hiện được vai trò của một doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường Internet, viễn thông. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, giám đốc VDC ông Vũ Hoàng Liên cũng đã chia sẻ với phóng viên những điều còn trăn trở, đặc biệt làm sao để Internet thực sự đem lại những hiệu quả thiết thực cho người sử dụng.

Internet Việt Nam (VN) đã tròn 10 năm tuổi, bên cạnh những thành công, với góc độ là một doanh nghiệp (DN) Internet triển khai từ những ngày đầu, theo ông đâu là tồn tại mà trong thời gian tới chúng ta cần phải vượt qua?

Theo tôi, tồn tại lớn nhất hiện nay đó là những mục tiêu mà xã hội đạt được đối với việc ứng dụng Internet. Hiện nay, mục tiêu này đã rất tốt ở góc độ trao đổi thông tin đặc biệt, người dùng dịch vụ đã tiếp cận với được nhiều lượng thông tin rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, lợi ích mà xã hội chúng ta thật sự nhận được nhiều hay ít thì hiện nay vẫn còn mang tính tự phát của người dùng là chủ yếu, nó chưa được hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước.

Hiệu quả cao nhất chúng ta được hưởng mang tính tự phát đó là nó đang đáp ứng nhu cầu về viễn thông. Trước kia người ta có thể nhìn thấy nhu cầu về viễn thông và nhu cầu về Internet là có vẻ như cách biệt nhưng bây giờ với sự giao thoa của hai lĩnh vực, khả năng đáp ứng cho nhu cầu về viễn thông và trao đổi thông tin mang tính tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả về lượng thông tin đến đâu, đem lại hữu ích thực sự cho xã hội và cho người dân thì cần phải có sự đầu tư hơn nữa.

Ví dụ như lượng thông tin trên mạng hiện nay rất nhiều, rất phong phú nhưng nó vẫn mang tính tự phát, riêng lẻ và phân tán. Chưa muốn nói tới mục tiêu kinh doanh. Rất nhiều những thông tin trên mạng không có mục tiêu kinh doanh nhưng cũng có mục tiêu riêng. Còn với nhà nước, không phải là không quan tâm tới nhưng chưa được nhiều, chưa xứng đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nếu có nó vẫn mang tính hình thức nhiều hơn, chứ tồn tại đúng như sức sống với mục tiêu của nó thì chưa phải, chưa nhiều.

Tuy nhiên theo tôi, vai trò nhà nước ở đây không chỉ nói tới các Bộ, ngành mà theo tôi, cả hệ thống kinh tế xã hội của quốc gia cũng phải tham gia vào. Nếu chỉ đổ trách nhiệm cho Bộ, ngành thì lại không đúng. Bởi vấn đề này nếu như tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của quốc gia cùng thật sự quan tâm và liên kết với nhau để làm thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều.

Nếu như vậy có nghĩa hiện giờ mình vẫn chưa có những đề án hay kế hoạch để triển khai đồng bộ từ phía nhà nước trong việc truyền tải thông tin đến cho người dân?

Hiệu quả sử dụng thông tin trên mạng Internet theo tôi có hai phần. Phần thứ nhất là đẩy thông tin lên mạng và phần thứ hai là tạo điều kiện để người dùng lấy thông tin cần thiết cho họ. Việc đẩy thông tin cho người dùng mình cần phải có những dự án chủ động và những chương trình để cung cấp thông tin bằng tiếng Việt là đương nhiên nhưng cái quan trọng ở đây là làm sao phải phân tích được từng nhóm người sử dụng với đặc thù riêng của họ để xem nhu cầu của họ là gì? Chúng ta thoả mãn những nhu cầu của họ đồng thời chuyển tải thêm những thông tin có tính định hướng vào đó. Chứ nếu chỉ chăm chú vào việc tuyên truyền giáo dục thì rất dễ rơi vào tình trạng nhồi nhét.

Thứ hai đó là chiều mà người dùng chủ động lấy thông tin. Tất nhiên mỗi người sử dụng phải lo tới việc lấy thông tin của bản thân họ nhưng khi cung cấp thông tin chúng ta có sự chủ tâm hướng dẫn thì việc lấy thông tin của người dùng sẽ đem lại hiệu quả hơn. Việc tiêu dùng lượng thông tin đem lại một cách hiệu quả mới là quan trọng. Tôi cho rằng những phương pháp hay việc xác định mục tiêu để làm sao người sử dụng biết tiêu dùng thông tin hay sản phẩm, lượng thông tin được lấy về hiệu quả hiện nay còn bị ngắt quãng.

Tức là theo ông bất cập lớn nhất chính là ở khả năng tiêu dùng thông tin của người sử dụng Internet?

Hiện nay người dùng hầu hết mới chỉ được hướng dẫn lấy thông tin về, đây cũng là khâu quan trọng nhưng chưa phải là tất cả. Quan trọng hơn là tiêu dùng thông tin đó như thế nào. Hiện nay khâu này vẫn chủ yếu dừng lại ở tự phát. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức "anh" nào chủ động trong việc lấy thông tin thì việc tiêu dùng sẽ hiệu quả.

Nhưng về cơ bản tôi cho rằng năng lực tiêu dùng của người sử dụng VN hiện còn nhiều hạn chế. Chính vì năng lực tiêu dùng đem lại hiệu quả thấp cho nên nó cũng hạn chế phần nào động lực cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ. Có nhiều người chưa muốn dùng Internet vì chưa thấy hiệu quả đem lại cho họ chứ không phải xuất phát từ lý do kinh tế.

Tất nhiên điều này bao giờ cũng xuất phát từ chính bản thân sự vận động chung của xã hội. Nhưng nếu có những biện pháp tác động đúng thì sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều. Đặc biệt là các em học sinh. Theo tôi cần phải ưu tiên đội ngũ học sinh kể cả học sinh tiểu học chứ chưa nói là bậc trung học. Khi ta có phương pháp hướng dẫn tốt, những học sinh đó sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng trong tương lai, là nguồn động lực kích cầu cũng như tác động thúc đẩy sự tiêu dùng chung của toàn xã hội. Đặc biệt là ở vùng nông thôn. Bây giờ nếu như chúng ta hướng dẫn cho đồng chí Chủ tịch xã dù còn trẻ cũng chưa chắc hiệu quả bằng chính con đồng chí đó được tiếp cận và nói những thông tin trên mạng cho bố. Cách tiếp nhận này còn nhanh hơn cả tự bố tìm đọc. Mà con dùng được thì khiến ông bố cũng không thể ngồi yên.

Với những định hướng như vậy, VDC có những kế hoạch triển khai cụ thể nào?

Mình có suy nghĩ như vậy thì đương nhiên mình có mong muốn làm như vậy. Nhưng dù sao trách nhiệm chính của VDC hiện nay vẫn là tạo môi trường, hạ tầng cơ sở để triển khai Internet là chính, cho nên phần còn lại là phải phối hợp chứ VDC không thể độc lập đứng ra làm được. Thực ra trong thời gian qua và chắc chắn thời gian tới VDC cũng đã và sẽ triển khai nhiều hơn đó là chủ động phối hợp, triển khai các lớp đào tạo, các lớp học Internet cộng đồng. Mong muốn thông qua các chương trình giáo dục, hướng dẫn đó có thể định hướng cho người sử dụng Internet và VDC đã phối hợp với các Bưu điện địa phương triển khai nhiều những khoá đào tạo như vậy.

Tuy nhiên, dù sao đó mới chỉ là sự chủ động từ phía nhà cung cấp dịch vụ nên còn bị hạn chế. Quan trọng hơn cả là làm sao có thể kết nối được với bên đối tượng sử dụng, cho họ thấy và hiểu được trách nhiệm và phương pháp tốt thì mới thực sự đem lại hiệu quả. Và khi ấy, những tác động và sự tham gia của VDC mới đem lại hiệu quả. Còn nếu không vẫn sẽ bị giới hạn nhiều.

20.000 học sinh VN "hỏng người" từ Internet

® 01.12.2009 16:15 | 104 hits ®

2 vạn HS bỏ học, sống lang thang, thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản, gây ra nhiều vụ đánh nhau...

Con số này được đưa ra tại Hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh THPT" tổ chức sáng 25/11 tại Hà Nội.

Gia đình quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn tới các tội phạm vị thành niên gia tăng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, từ CNTT, nhiều HS bị ảnh hưởng từ các trang web đen, có nội dung đồi trụy. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong 3 năm, từ năm 2005 - 2008, có tới 8000 trường hợp HSSV vi phạm pháp luật hình sự, trong đó gây rối trật tự công cộng là hơn 2.000 trường hợp, 815 trường hợp là tội phạm ma túy, 83 vụ giết người do HS gây ra, cướp tài sản là 1.372 vụ, xâm hại sức khỏe, tính mạng là 1117 vụ...Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ công tác HS,SV - Bộ GD&ĐT cho biết tại Hội thảo, trong một cuộc điều tra nhỏ, trên 500 em học sinh THCS ở quận 6, TP.HCM cho thấy 32,2% HS có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo; 38 HS nói tục thường xuyên, nhiều HS chỉ chào thầy cô khi ở trong trường...

Ngoài ra, không ít HS đề cao giá trị vật chất, lối sống hưởng thụ dẫn tới có em sẵn sàng làm việc một số việc vi phạm nhân phẩm để lấy tiền.

Tại cuộc hội thảo, Thiếu tướng Đỗ Văn Rụ, Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý hành chính về Tệ nạn xã hội cho biết: "Ngoài tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, việc quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa như các tụ điểm vui chơi, quán bar, karaoke, vũ trường, Internet, sách báo, phim ảnh... của các cơ quan chức năng còn buông lỏng, thiếu sự kiểm tra, giám sát đã tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của HSSV".

Sự buông lỏng, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh, thậm chí là nuông chiều, bao che, dung túng cũng khiến các em suy nghĩ thiếu lành mạnh. Các chương trình trong nhà trường còn quá thiếu thực tế và chưa quan tâm tới việc giáo dục phát triển tâm sinh lý, đạo đức lối sống, ý thức tuân thủ và chấp hành theo pháp luật...

Nhiều giải pháp được đưa ra tại hội thảo, nhưng việc gắn kết tam giác giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội đang thực sự vô cùng cần thiết trong việc hạn chế việc trẻ em phạm tội.

Hầu hết thanh thiếu niên Thái Lan dành hàng giờ cho màn ảnh nhỏ mỗi ngày, nhưng trong tương lai gần, Internet và trò chơi điện tử trên mạng sẽ là họat động hàng đầu của họ", tiến sĩ Suriyadeo Tripathi nhấn mạnh điều này với vẻ lo ngại tại cuộc hội thảo mang tên " Chúng ta hãy bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa tội phạm" tổ chức tại Bangkok hai ngày trước.

Theo các nhà xã hội học Thái Lan, có bốn vấn đề lớn đang đặt ra cho thanh thiếu niên Thái Lan, đòi hỏi họ phải vượt qua với bản lĩnh lớn: chủ nghĩa tiêu thụ quá đà; tính hung hăng, hiếu chiến; các vấn đề về tình dục; và sự nghiện ngập bao gồm nghiện trò chơi điện tử trên mạng, nghiện rượu và nghiện thuốc lá. Ông Tripatri khẩn khỏan đề nghị các bậc phụ huynh bỏ thời giờ tìm hiểu về công nghệ thông tin để có thể hướng dẫn kịp thời con trẻ và chính phủ hãy tổ chức hội thảo về lĩnh vực này cho những người làm cha mẹ.

Trong nghiên cứu "Chân dung những người sử dụng Internet ở Thái Lan 2004", Trung tâm điện tử và máy tính quốc gia Thái Lan nêu , các họat động chủ yếu trên internet hiện nay là tìm kiếm thông tin và sử dụng thư điện tử, trong đó, trẻ em dưới 14 tuổi (chiếm 3,4% trong số 10.525 người được khảo sát) lên mạng để gửi thư, chơi game, tìm thông tin và chat. Hầu hết những người dưới 20 tuổi, sau giờ học chỉ có mê mãi với net, thường xuyên đến tận nửa đêm.

Ngay cả thanh niên nông thôn cũng lên mạng ngày càng đông hơn. Qua rồi thời kỳ người ta phải gặp nhau mới có thể nói chuyện. Bây giờ, chat trên mạng ly kỳ hơn, vì có thể nói về đủ thứ vấn đề, với đủ người lạ, "mà các bậc phụ huynh, nhất là ở nông thôn, chẳng biết tí ti gì về công nghệ mới này để góp ý, mà họ cũng chẳng dành ra thì giờ", ông Tripathi một lần nữa thúc giục.

Có mặt tại hội thảo, đại diện Ecpat International, một tổ chức chống lại việc khai thác tình dục thương mại đối với trẻ em cho biết những mối nguy liên quan đến internet đã tăng lên trong hai năm vừa rồi, đặc biệt những ca quấy rối tình dục. Có đến 92% thanh thiếu niên lên mạng đã bị những bạn chat giấu mặt dụ nói về tình dục. Trong số đó, chỉ có 25% kể kinh nghiệm khó chịu này với cha mẹ họ . Chưa hết, đại diện Ecpat còn cho biết, 71% người trẻ đã truy cập các địa chỉ khiêu dâm, trong đó 45% là "khách hàng thường xuyên".

Một đại diện thiếu niên cũng có mặt tại hội thảo: Wasin Toochinda, 12 tuổi. Em kể , có lần cùng cha em mở ra nguồn một phần mềm, em đã hết cả hồn khi thấy một trang khiêu dâm tự động nhảy lên màn hình. "Cách mắt em có một gang tấc", Wasin nói. Em cho rằng sử dụng màn lửa là một giải pháp, nhưng giải pháp tốt hơn nữa là phải giáo dục được đạo đức cho trẻ.

Việc nghiện chơi điện tử cũng là một mối quan ngại. Giám đốc điều hành BM Media, một công ty cung cấp trò chơi Ragnarok nhìn nhận "trò chơi điện tử có thể giúp các em phát triển trí tưởng tượng, nhưng nếu chúng trở thành một món nghiện ngập thì vấn đề đã được đặt ra". Ông đề nghị nên xếp lọai nội dung các game, như Hàn Quốc đã làm, và "Tốt hơn nữa là tổ chức thể thao hay các họat động ngọai khóa, để trẻ tham gia".

Theo các nhà tâm lý học, những biểu hiện của chứng "nghiện" internet bao gồm thường xuyên online hơn 6 tiếng mỗi ngày, say mê chơi game, xem các trang đồi trụy hay lướt web chứ không chú tâm vào làm việc hay học hành, bực bội và giận dữ khi không online được.

Từ tâm trạng hài lòng khi con cái mình say mê ngồi trước máy tính, cánh cổng đến với tri thức nhân loại, giờ đây giới phụ huynh ở Trung Quốc đang ngày càng lo lắng. Không ít người phải chọn giải pháp kiên quyết là gửi con đến những "trại cai nghiện" như nơi đã diễn ra cái chết của Deng Senshan.

Tại các trung tâm điều trị chứng nghiện Internet này, nhiều liệu pháp "kỳ dị" chưa qua kiểm nghiệm khoa học vẫn được dùng bừa bãi. Hồi tháng 7, Bộ Y tế Trung Quốc đã phải ra chỉ thị cấm một bệnh viện ở tỉnh Sơn Đông nước này dùng liệu pháp "sốc điện" trong điều trị chứng nghiện Internet.

Những trò chơi không có lỗi

Ai đáng bị lên án cho vấn đề ngày càng lan rộng trong giới trẻ này? Phải chăng là do các nhà sản xuất game online đang liên tục quảng bá cho những game hấp dẫn, lôi kéo thanh thiếu niên? Không phải họ. Xã hội không đơn giản lên án các công ty rượu là thủ phạm gây ra tình trạng nghiện rượu. Xã hội cũng không thuần túy chỉ trích các công ty thuốc lá khi ai đó mua một gói thuốc.

Ở đây, nạn nhân dường như chính là thủ phạm. Và không chỉ các thanh thiếu niên đang sống dán mắt vào màn hình máy tính mà cả gia đình họ cũng góp phần khiến căn bệnh nghiện internet lây lan.

Đặc biệt ở những thành phố lớn tại Trung Quốc, những "quý tử" ra đời trong chính sách dân số một con được nhận sự cưng chiều quá mức của bố mẹ, ông bà. Họ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu sách của con cái, cho phép chúng chơi game cả ngày trong khi lơ là bài vở hay các bổn phận gia đình.

Tâm lý đền bù cho trẻ một cuộc sống hưởng thụ thoải mái mà chính cha mẹ chúng đã không thể có ở thời thơ ấu đang hình thành một thế hệ "con nghiện" đáng báo động. Khi thấy trẻ ngày càng bị lôi cuốn bởi Internet, phụ huynh lại ngần ngại uốn nắn vì sợ bị cho "tàn nhẫn" với con, sợ đánh mất hình ảnh gia đình.

Và một câu hỏi lớn khác là tại sao thanh thiếu niên lại chìm đắm vào internet, vào những trò chơi ảo đến mức bị hủy hoại cả cuộc sống như thế? Đơn thuần không chỉ là vì vui vẻ. Nhiều nhà tâm lý học châu Á cũng như phương Tây chỉ ra hai nguyên nhân chính cho tâm lý ném mình vào mạng như vậy.

Thứ nhất là khát khao thể hiện ảnh hưởng và giá trị trong xã hội. Nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc học hành cả ngày, không có thời gian tụ tập với bạn bè. Ngoài trường học, một số thậm chí chưa bao giờ có quan hệ với những bạn bè cùng tuổi. Họ thường được "áp tải" đến trường rồi về nhà bởi cha, hoặc mẹ, hoặc ông bà.

Trong khi đó, ở những game online, người chơi thường mang tính đồng đội, cùng chiến đấu và phụ thuộc lẫn nhau. Họ dễ dàng tìm được các "game thủ" cùng độ tuổi để kết bạn dù chỉ là ảo.

Thứ hai là khuynh hướng trốn chạy khỏi thực tế. Nhiều con nghiện internet là những người ngoài đời phải đối mặt với nhiều sức ép từ cha mẹ, từ các giáo viên. Một số không phải là sinh viên, học sinh xuất sắc hay tài năng. Chính vì thế, họ càng bức bối hơn bởi gánh nặng tâm lý khi chịu quá nhiều kỳ vọng.

Ngược lại, trong các game online, họ có thể giành hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, luôn tràn trề cảm giác hưng phấn về tài nghệ của mình. Hoặc họ có thể thoát ly hiện tại bằng cách hóa thân vào những nhân vật thần tiên trong thế giới ảo, làm những điều họ không thể làm trong cuộc sống thật.

Phê phán những trò chơi sẽ không giúp ích gì. Thanh thiếu niên có thể chuyển sang các chứng nghiện và cách trốn chạy khác nguy hiểm hơn nhiều như rượu, ma túy, tiệc tùng...

Gửi họ đến những trung tâm cai nghiện cũng không đủ, đặc biệt khi các trung tâm này sử dụng những liệu pháp mạnh tay như...đánh đập với quan điểm đơn giản rằng các con nghiện internet chẳng qua chỉ là lũ trẻ lười biếng, vô kỷ luật cần khép vào khuôn khổ!

Thực tế, chứng nghiện này phức tạp hơn nhiều và mang cả các yếu tố xã hội, thời đại. Đa số các chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng điều trị y tế, tâm lý chỉ là một phần mà còn cần sự chăm sóc, yêu thương của phụ huynh, bạn bè và trường lớp với những "con nghiện" đặc biệt này./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #vemily