
#8: Ngôn ngữ
Việc sử dụng ngôn ngữ trong lúc hành văn rất quan trọng. Trước đây đã có một chương mình nói về việc sử dụng teencode, tuy nhiên thì việc sử dụng teencode là theo thói quen, còn việc sử dụng ngôn ngữ, thì có thể là do hoàn cảnh, vùng miền, hoặc là do sử dụng theo quán tính mà không chú ý tới sự hợp lý cũng như chính xác của ngôn từ.
Việc sử dụng ngôn từ không chính xác và phù hợp, có thể dẫn đến việc khuếch trương quá cho câu văn, nhân vật và chi tiết truyện. Nhất là khi bạn đang chú ý khắc họa nét mặt hoặc nội tâm, nhưng việc sử dụng từ ngữ sai ở những chỗ đó, sẽ khiến nhân vật có một trạng thái khác biệt so với sự tưởng tượng của bạn. Để mình lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu:
Ví dụ: Bạn đang muốn miêu tả sự đau lòng của nữ chính mà ở cấp độ nhẹ, thì hãy ghi như thế này "Cô ấy ánh mắt lấp lánh lệ, mặt mũi đỏ ửng, môi nhỏ mấp máy, giống như đang kìm nén một điều gì đó...". Thay vì nói rằng: "Cô ấy đau khổ nhìn, nước mắt rơi đầy mặt,.."
Kiểu là như thế, tức là bạn phải tưởng tượng ra được biểu cảm mà bạn mong muốn vẽ lên nữ chính là như thế nào, nếu không bạn sẽ viết sự khuếch trương quá so với hoàn cảnh sự việc: buồn lòng < đau lòng < đau khổ,... Và việc sử dụng sai ngôn từ có thể gây khó hiểu đối với người đọc, tất cả các tác giả, cần phải đáp ứng một điều cực kỳ cơ bản nhất, đó là tất cả ngôn ngữ đều phải là tiếng phổ thông, đều phải là những từ trong từ điển, và đừng phạm lỗi chính tả. Nếu như bạn sử dụng tiếng theo vùng miền của bạn hoặc là tiếng địa phương, thì sẽ gây khó hiểu đối với những độc giả ở các thành phố, vùng miền khác chỗ bạn, đương nhiên ngoại trừ những bạn ở miền Bắc như Hà Nội,.. vì ở miền Bắc thì có một số thành phố sử dụng tiếng phổ thông, còn riêng ở miền Nam và miền Trung, nhất là ở miền Trung, sẽ có sự khác biệt rõ rệt trong cách giao tiếp, sử dụng âm điệu cũng như ngôn ngữ khác tiếng phổ thông, có một số tác giả bị cách nói hằng ngày của mình ăn sâu, dẫn đến việc khi viết cũng theo quán tính như cách mình giao tiếp hằng ngày, điều này là hãy hạn chế xảy ra.
Để có được những câu văn hợp lý với hoàn cảnh và chính xác về ngôn ngữ, bạn cần:
1. Hãy sử dụng tiếng phổ thông
- Hãy sử dụng từ điển nếu không biết, sử dụng google để làm rõ, hoặc có thể hỏi thầy cô bạn bè, để thay thế cách sử dụng tiếng địa phương thường ngày của mình bằng tiếng và ngôn ngữ phổ thông.
2. Hãy tưởng tượng trong đầu óc mình những hành động, biểu cảm của nhân vật mà mình mong muốn, rồi hãy tìm cho mình những từ ngữ phù hợp nhất để khắc họa rõ nét.
- Ở đây, điều đầu tiên trước hết mà bạn cần là gì, đó là một đầu óc tưởng tượng phong phú, phong phú nhưng mà phải có logic và tính hợp lí. Để rèn cho mình được sự tưởng tượng, hãy đọc nhiều, xem nhiều, xem rằng các tác giả có danh tiếng khắc họa nội tâm, hành động, biểu cảm cho nhân vật trong các hoàn cảnh như thế nào, xem rằng các diễn viên lí giải cách họ sẽ diễn để lột tả được cảm xúc của nhân vật như thế nào, rồi từ đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình
3. Đừng bị sai chính tả (dấu, ng - ngh, c - k, d - gi,...)
- Bạn đừng có suy nghĩ rằng dấu chấm hay dấu phẩy nó không có ảnh hưởng gì quá lớn đối với câu từ. Thực ra, một trong những điều quyết định sắc thái của câu từ, chính là dấu chấm, dấu phẩy. Để mình lấy một ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu nhé:
Ví dụ: Vậy, cậu đừng tiếp tục dõi theo tớ nữa. Thực ra, năm đó, tớ biết rằng, tớ không nên thích cậu nhiều như thế.
Vậy cậu đừng tiếp tục dõi theo tớ nữa. Thực ra, năm đó tớ biết rằng, tớ không nên thích cậu nhiều như thế.
Dù đó là hai câu giống nhau, nhưng chỉ vì sự khác biệt nhỏ nhặt là câu thứ nhất có thêm 2 dấu phẩy, thì đã có sắc thái khác với câu thứ 2. Nếu như đọc theo đúng như cách ngắt nghỉ của câu, thì rõ ràng, câu thứ nhất nhiều cảm xúc hơn. Ở những dấu phẩy được thêm vào đó, nó đã tăng thêm cảm xúc của nhân vật, giống như là ngập ngừng, nghẹn ngào khi nói ra câu ấy. Còn ở câu thứ hai, cơ bản thì cấu trúc câu cũng giống như câu thứ nhất, nhưng lại thiếu mất 2 dấu phẩy, ngược lại sẽ không tạo ra được điểm nhấn nơi cảm xúc của nhân vật, mà lại tạo ra được một sắc thái hờ hững hơn.
- Còn về việc sự dụng chính xác chính tả như ng - ngh, k - c, d - gi thì các bạn có thể search google để sử dụng chính xác. Còn về dấu, thì cũng giống như mình nói ở phía trên, dấu câu cũng có thể quyết định được đó là tiếng phổ thông hay địa phương.
Ví dụ nhé: Cũng - Củng
Nếu như bạn là người miền Trung (như mình) thì có thể bạn sẽ hiểu được rằng hai từ này nó thường được sử dụng giống nhau, vì người miền Trung đọc âm nặng hơn, nên dấu ngã sẽ thành dấu hỏi. Một số tác giả bị nhiễm cách nói thường ngày nên cũng có khi theo quán tính mà sử dụng nhầm lẫn như vậy. Nếu bạn đang mắc thì hãy sửa lại nhé!
Trên đây là một số điều cân nhắc cho mọi người trong việc sử dụng ngôn ngữ hợp lý và chính xác khi hành văn, vậy nếu bạn cảm thấy có ích, thì hãy vote và follow cho mình nhé!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro