Nghệ thuật ứng xử của nam giới
Nghệ thuật ứng xử của nam giới
Đừng tỏ vẻ dạy đời
Một số người cho là mình ghê gớm, hiểu biết hơn người luôn muốn răn dạy người khác, khoa chân múa tay nói, nên làm cái này, không nên làm cái kia. Kết quả chỉ tổ làm người ta ghét, thậm chí còn cho là "đồ gàn dở" nếu bạn không muốn bị ghét bỏ thì bạn không nên nói theo kiểu răn dạy người khác.
Vì bạn chưa thật hiểu trình độ của đối phương, đối phương sẽ cười bạn là "múa rìu qua mắt thợ".
Cho dù bạn có biết trình độ của đối phương không bằng mình, chưa từng trải, tuổi đời ít thì cũng không nên làm như vậy. Không ai muốn người khác răn dạy mình, chi phối hành động của mình. Vả lại mỗi người đều có chủ kiến riêng. Định làm gì, hay không làm gì người ta khắc biết, hà tất bạn phải can thiệp !
Điều kỳ diệu của nụ cười
Trong công việc làm ăn và giao tiếp xã hội, nụ cười mang lại nhiều hiệu quả không ngờ tới, nụ cười làm người ta trở nên hiền lành phúc hậu, nụ cười làm người ta cảm thấy sung sướng, may mắn, thân thiết, tự nhiên. Nụ cười thể hiện lòng bạn thẳng thắn vô tư. Vì thế khi bạn cười như vậy người ta mới coi bạn là bạn, mới cởi mở tấm lòng với bạn. Nhưng cười cũng phải đúng lúc và đúng chỗ, có thể còi đó là một cách ứng xử, cần vận dụng nó một cách khôn khéo.
Khi đến cơ quan tìm người quen, mỉm cười với người đầu tiên bạn gặp hoặc nhân viên phòng văn thư, bạn cười một cách khiêm tốn và nhiệt tình tỏ vẻ cảm ơn về sự giúp đỡ của họ. Sau khi gặp người cần tìm, bạn rất phấn khởi, sau đó nói với người quen về ấn tượng tốt về môi trường nơi làm việc của cơ quan. Ca ngợi sự nhiệt tình và lễ độ của những người bạn gặp Khi nghe đối phương nói bạn luôn tươi cười lắng nghe, người nói càng thích hơn.
Khi nói chuyện, dù là việc quan trọng cũng nên nói bằng giọng nhẹ nhàng, thoải mái, tươi cười.
Với vấn đề khó nói, nhạy cảm, thì nhân lúc cả hai bên đều cười phá lên có thể nêu dần từng điểm, với vấn đề đối phương, dễ khước từ thì nên nói xen lẫn trong tiếng cười giống như rót nước lạnh vào trong nước sôi. Sau khi nước sôi, rót một chút nước lạnh vào một lát nhiệt độ sẽ lên cao, sau đó lại rót, rót từng tí một, nước vẫn sôi, nếu một lúc rót nhiều nước lạnh vào, nước sôi sẽ chóng nguội. Muốn sôi trở lại phải chờ một lúc nữa. Vì vậy với vấn đề nan giải, nhất định phải nhằm lúc hai bên vui vẻ hãy nêu ra, đồng thời không được nôn nóng, nêu ra từ từ, như vậy vấn đề dễ giải quyết hơn.
Chẳng mất lòng ai
Có một cán bộ nghiệp vụ đến một xí nghiệp nọ liên hệ công tác, anh ta chỉ biết có giám đốc còn phớt lờ hết mọi người. Khi gặp một vài trắc trở thì anh ta không những phải nhờ cậy lãnh đạo mà còn phải nhờ cậy các cán bộ khác nữa. Đến làm việc với một xí nghiệp, anh không chỉ trực tiếp làm với giám đốc mà còn phải đối mặt với cả xí nghiệp, công việc của xí nghiệp đâu phải chỉ mình giám đốc nói là xong.
Ông giám đốc còn phải bàn bạc với các bộ phận có liên quan, có thể ông ta nói là xong, nhưng ông ta còn phải bàn bạc với các bộ phận có liên quan, giám đốc là người quyết định nhưng cuối cùng vẫn phải giao cho các phòng, ban giải quyết.
Nếu giám đốc phát hiện thấy mọi người đều chê anh thì ông ta cũng sẽ có thái độ khác đối với anh, vì anh đã làm mất lòng mọi người nên đã gây khó khăn cho ông ta. Người cán bộ nghiệp vụ ấy trách móc: "Mình không nói chuyện với họ, không giao thiệp với họ, sao họ lại có ác cảm với mình nhỉ? ". Anh nên biết, đối với xí nghiệp anh là khách, mỗi cử chỉ, lời nói đều bị mọi người để ý và bình phẩm, để tránh những điều tai tiếng đó, tốt nhất nên tiếp xúc với họ để hai bên hiểu nhau.
Tất nhiên không thể chuyện trò sôi nổi với tất cả mọi người, chỉ cần khi gặp ai thì nên niềm nở chào hỏi, thỉnh thoảng nói vài câu xã giao là được.
Tránh nói ra khi không cần thiết
Bạn không lên tiếng, anh ta cũng không nêu ra được vấn đề gì không có vấn đề thì không có tranh cãi.
Bệnh tật vào từ mồm, tai họa cũng từ miệng mà ra, cố gắng ít nói, không nên kiếm chuyện làm quà. Đừng nên nghĩ rằng không nói là thiếu lịch sự, trên thực tế anh ta muốn bạn như vậy.
Đối phương không thích nói thì đừng có làm phiền họ, có thể họ có chuyện không vui, hoặc không muốn nói chuyện với bạn, tóm lại khi đối phương chưa lên tiếng thì bạn hãy cố chịu đựng sự cô quạnh buồn tẻ. Làm việc với người khó tính thì không nên tùy tiện nêu ra những vấn đề mà họ khó chấp nhận. Khi yêu cầu của bạn hợp lý, thấy không tổn hại gì tới đối phương thì hãy nói ra, giữ vững ý kiến, đối phương sẽ hiểu.
Những điều cần chú ý khi chụp ảnh lưu niệm
Chụp ảnh chung với một số nhân vật quan trọng không những có thể nói lên bản thân như thế nào mà còn chứng minh khả năng công tác của mình, và trên đường đời của mình có tác dụng khích lệ, vì thế khi có dịp gặp gỡ những người có uy tín như chuyên gia, học giả, cán bộ quản lý thành đạt thì chớ quên chụp ảnh lưu niệm.
Nên đứng vào vị trí quan trọng, nếu có thể đứng ở hàng trước thì đừng đứng ở hàng sau, có thể đứng ở trong thì đừng đứng ra ngoài, có thể đứng được ở chỗ cao thì đừng đứng ở chỗ thấp, không nên khách khí khiêm nhường mà lách ra ngoài.
Khi chụp không nên quá nghiêm nghị, mắt mở to, không nói, mắt nhìn thẳng vào thợ chụp ảnh. Nếu muốn tự nhiên thì có thể nói câu nào đó với người bên cạnh, khi nói không quay mặt, mắt nhìn vào máy ảnh như vậy hình ảnh sẽ tự nhiên, có khí thế và chứng tỏ bạn rất sôi nổi, hoạt bát giữa đám đông.
Giỏi đàm phán
Một cán bộ nghiệp vụ đi đàm phán, thường là tự mình quá say sưa nói về lai lịch, kinh nghiệm, suy nghĩ của bản thân, nói thao thao bất tuyệt, càng nói càng hăng đến khi nói xong mới cảm thấy hẫng hụt, biết là mình nói nhiều mà lại quên mất chủ đề chính. Người nghe lúc đầu khâm phục rồi dần dần thấy khó hiểu, chán ngán, khinh nhờn. Đàm phán là để nhanh chóng tìm hiểu đối phương rồi giải quyết vấn đề. Bạn không nên tự mình say sưa kể lể mà phải chăm chú lắng nghe những vấn đề hấp dẫn mà đối phương kể. Để tránh cảm giác hẫng hụt sau khi đối phương phát biểu, nghe xong bạn cần tổng kết và phân tích bài phát biểu của đối phương từ đó rút ra được nhiều điều bổ ích.
Khen ngợi ai đó
Khen vắng mặt thì tốt, nhưng chỉ trích, nói xấu vắng mặt ai đó thì không nên.
Khi muốn khen ngợi người nào thì phải tìm hiểu một cách cặn kẽ: nhân phẩm, tính cách, trang phục và cả đến sự thay đổi nhỏ như chiếc cà vạt, chiếc sơ mi mới... Có như thế khen mới đúng chỗ, người ta mới tin bạn nói thật lòng, nói chung mọi người không chỉ muốn bạn khen mà còn muốn biết tại sao bạn khen, tốt, đẹp, đến mức độ nào, càng cụ thể càng tốt.
Khi nghe nói chuyện xong, nên tổng kết, nói rõ thu hoạch của mình, đó cũng là một hình thức khen.
Khi đối phương nói hợp ý mình thì nên tán thưởng bằng cử chỉ, ánh mắt, và lời nói: "Sau đó thì sao?..."
Vờ như thua kém
Đôi lúc muốn hoàn thành công việc, bạn phải làm ra vẻ như mình thấp kém, cần tỏ ra rất khiêm nhường, chất phát, đôn hậu; thậm chí như không biết gì nữa, hãy để cho đối phương cảm thấy mình được người khác tôn trọng, mình thông minh hơn người. Khi bàn công việc đối phương sẽ lơ là cảnh giác cho rằng mình không cần phải mất sức lực để đối phó với con người thua kém này. Khi công việc có lợi rõ rệt đối với bạn thì đối phương không hề để ý vẫn đối xử với bạn với kiểu kẻ cả, tựa như nhường cho bạn và không tranh giành thiệt hơn với bạn.
Kỳ thực bạn làm ra vẻ thua kém chỉ là biểu hiện bên ngoài, chỉ để đối phương cảm thấy thỏa mãn về tâm lý, để đối phương đồng ý hợp tác. Trong thực tế, người mà bề ngoài càng tỏ ra khiêm tốn lại là người càng thông minh và làm việc nghiêm túc. Thông minh nhưng làm ra vẻ ngớ ngẩn, làm cho đối phương ngây ngất với tài năng hơn người của mình là bạn đã gặt hái thắng lợi lớn. Như vậy đã làm xong một phần quan trọng nhất của công việc rồi đấy.
Lúc bạn tỏ ra khiêm nhường thì đối phương tưởng mình vĩ đại; bạn tỏ ra chất phát hiền lành đối phương cho là bạn đáng tin cậy, muốn làm việc với bạn; bạn cung kính dễ bảo; đối phương nghĩ dễ chỉ huy, cho rằng phối hợp với bạn rất ăn ý, càng muốn giúp đỡ bạn.
Ngược lại, nếu bạn tỏ ra là cao giá, luôn hơn và lấn át đối phương, tạo tâm lý căng thẳng, không yên tâm, thì cuộc đàm phán sẽ khó tiến hành.
Im lặng là vàng
Người đời thường chỉ thích nói đến khuyết tật của người khác mà không thích nói đến mặt tốt của người ta. Ngay người tốt cũng vẫn thường bị bới móc khuyết điểm. Có một loại người rất hay ghen ghét, thấy người khác sung sướng thì thấy khó chịu, tìm niềm vui bằng cách bới móc cái xấu của người khác.
Nếu bạn không muốn mất lòng người khác thì tốt nhất là đừng nói chỗ yếu kém của họ. Nhất là khi thực tế chứng minh người đó đúng là tốt thì dám nhìn thẳng vào sự thật, đàng hoàng khen người ta vài câu. Nếu bạn tốt hơn đối phương, nhưng đối phương lại không muốn thừa nhận mà lại bảo bạn xấu, thì để không mất lòng đối phương, tốt nhất là bạn nên giữ im lặng bạn không thể phụ họa theo anh ta, nếu tranh luận thì lại làm mất hòa khí, khi bạn yên lặng, không ai nói với anh ta, anh ta cảm thấy cụt hứng, nên cũng không nói thêm nữa.
Xưng hô chính xác
Lần đầu tiên đến bàn công việc, lúc bắt đầu cần gọi cả tên và chức vụ của đối phương, rõ ràng, sau đó khi hai bên đã quen nhau thì có thể bỏ tên, chỉ cần gọi chức vụ mà thôi, ví dụ: "Thưa giám đốc, ông nói rất đúng...". Nếu đối phương là phó tổng giám đốc thì có thể bỏ bớt từ phó Nếu là tổng giám đốc thì chớ có vì giản tiện mà bỏ chứ "tổng" đi. Gọi tên và chức,vụ vừa biểu thị tôn trọng vừa thân mật nhẹ nhàng, đối phương dễ nghe, nếu là người có học hàm học vị thì nên gọi cả tên và chức danh.
Trong quá trình đàm luận, khi nhắc tới tên đối phương thì cần nhấn mạnh, dừng lại một lát rồi lại nói tiếp, làm như vậy để thu hút sự chú ý của đối phương. Họ sẽ lắng nghe hơn. Nếu bạn nhắc tên quá nhẹ và nhanh có cảm giác thoáng qua, không rõ ràng sẽ không gây được hứng thú khi nghe. Tóm lại, nếu bạn không chú ý từ tên của đối phương mà chỉ nhấn mạnh nội dung đàm luận, thì sẽ phản tác dụng, đối phương sẽ không hứng thú đối với vấn đề bản đưa ra.
Sau khi đã quen nhau, thì cũng không bao giờ coi nhẹ việc xưng hô đối với đối phương. Kể cả khi có mặt người thứ ba cũng vẫn làm như vậy. Nếu quen rồi mà lại tùy tiện, suồng sã nào là "cậu" "tớ" thậm chí dùng cả từ "ừ" "này" như thế là thiếu lễ độ, đối phương khó chấp nhận, từ đó không muốn mật thiết với bạn.
Nhiệt tình đưa tiễn
Bất kể là bạn bè đến thăm hay khách đến bàn công việc, khi khách ra về, là chủ, bạn phải tiễn đưa nhiệt tình, không nên vừa ra khỏi cửa khách yêu cầu mình dừng lại, thì thôi không đi tiếp nữa, càng không nên khách vừa ra khỏi đã vội đóng cửa, làm như vậy chẳng khác nào đẩy khách ra ngoài, khách cảm thấy chán ngán, tình thân hữu trong buổi nói chuyện cũng giảm sút.
Nếu như có điều gì cần nói riêng với khách thì bạn càng nên đưa tiễn thêm một đoạn nữa, vừa bắt tay tạm biệt khách vừa nói ra điều mà trong nhà bạn không tiện nói, có khi khách cũng có điều muốn nói riêng với bạn, nếu bạn không tiễn thì có thể sẽ mất cơ hội vì khách không tiện chủ động nói: "Anh tiễn tôi ra ngoài, tôi có câu chuyện cần nói...". Nếu khách còn đi cùng với một người nữa thì càng cần phải tiễn, khách sẽ rất biết ơn vì bạn biết tôn trọng khách. Nếu bạn không tiễn thì ông khách sẽ rất ngượng ngùng với người cùng đi và cho hạn là người thiếu lịch sự kém hiểu biết, sẽ không muốn quan hệ tiếp tục.
Nếu như bạn quả thực quá bận? không thể dứt ra được thì nên cử nhân viên hoặc người khách tiễn khách giúp bạn. Tốt nhất là đích thân tiễn khách, mọi người càng thêm kính trọng cho rằng bạn biết tôn trọng bạn bè.
Nhận và trao danh thiếp
Danh thiếp là người phát ngôn thay cho mình, vì thế trong giao tiếp xã hội, trao danh thiếp của mình cho người có ý xin hoặc người chủ động tặng danh thiếp cho mình là điều cần thiết. Một người nào đó xin danh thiếp của bạn chứng tỏ người đó muốn làm quen và đặt quan hệ với bạn. Bạn trao lại danh thiếp cho đối phương để đáp lại sự nhiệt tình của họ như thế mới đúng là có đi có lại mới toại lòng nhau.
Bạn cũng cần chủ động đưa danh thiếp cho cán bộ nghiệp vụ mà bạn cần liên hệ tiếp hoặc người bạn muốn làm quen. Nhưng nếu đối phương không thích hoặc tỏ ra lạnh nhạt thì không nên gượng ép.
Khi bạn đưa danh thiếp cho đối phương thì họ cũng chủ động trao lại bạn, nếu đối phương quên thì bạn có thể chủ động xin. Nói chung bạn chỉ nên xin danh thiếp của những người chức vụ cao hơn hoặc ngang bằng với bạn. Nếu đối phương không có danh thiếp, thì cần ghi lại cẩn thận họ tên, đơn vị, địa chỉ, điện thoại biểu thị sự tôn trọng đối phương.
Sau khi tiếp nhận danh thiếp của đối phương, cần cầm lên đọc một cách trân trọng, lặp lại tên và chức vụ trên danh thiếp và tỏ ý cám ơn, sau đó cất vào kẹp danh thiếp một cách cẩn thận, đó cũng thể hiện sự tôn trọng chính mình. Không nên quẳng danh thiếp lên bàn hoặc mân mê trong tay.
Đối xử với người thân như bạn bè
Mọi người đều cho rằng chung sống với người thân của tình là việc rất đơn giản, không cần phải giữ ý và cũng không cần phải dùng cách thức cư xử, nhưng trong cuộc sống hiện nay, người ta thích bới móc cái dở của người thân, để xẩy ra mâu thuẫn và hiểu lầm từ những việc nhỏ nhặt làm cho quan hệ họ hàng trở nên xa cách và lạnh nhạt.
Nguyên nhân là vì khi người ta quá thân nhau, hy vọng quá cao đối với nhau, lại không chú ý cách ăn nói. Khi người thân có khuyết điểm, thiếu sót do sợ ảnh hưởng tới tương lai và cuộc sống của người thân nên đã chỉ trích và phê bình nghiêm khắc, buộc họ phải tiếp thu nên nảy sinh ác cảm. Còn người bị phê bình thì không chấp nhận. Vì vậy đối xử với người thân cũng cần giống như đối xử với bạn bè, cũng cần chú ý cách ăn nói, cư xử, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ, không được nói quá lời có thành tích thì cần khẳng định, có khó khăn thì giúp đỡ kịp thời.
Đối với các đối tượng khác nhau thì cư xử khác nhau
Khi người khác phản bác bạn thì chứng tỏ người đó không chấp nhận ý kiến của bạn. Bạn phản bác người khác cũng chứng tỏ bạn không chấp nhận ý kiến của họ. Nhưng bạn không nên phản bác lại lãnh đạo khi người đó đang thuyết trình hoặc bố trí công việc. Lúc đó dù ý kiến của bạn đúng, người lãnh đạo ấy độ lượng thì ông ta cũng không dễ gì chấp nhận quan điểm của hạn. Trừ người lãnh đạo sau khi nói xong và trưng cầu ý kiến của mọi người thì bạn có thể nói. Nếu người lãnh đạo lúc đó không vui thì tốt nhất là nói riêng với họ sau. Làm như vậy để giữ uy tín cho lãnh đạo trước quần chúng. Đối với người trình độ văn hóa cao lại hay tự ái thì cần tỏ ra khiêm nhường và tôn trọng họ, họ cũng sẽ tôn trọng bạn. Đối với người trình độ thấp nhưng trung thực, chất phác thì nên đối xử thân mật, ân cần, không được ra vẻ ta đây. Họ sẽ rất kính phục bạn. Đối với loại người trình độ thấp kém, nhưng không chân thật, có toan tính xấu xa, thì cần hết sức cảnh giác, không nể nang. Loại người này thường không biết tôn trọng người khác. Nếu bạn tôn trọng họ thì họ lại cho bạn là yếu kém, khinh thường bạn.
Phóng đại một cách vừa phải
Người ta ai cũng muốn học hỏi với người có trình độ cao, tài năng giỏi hơn mình mà không muốn kết bạn với loại người suốt ngày ủ rũ, buồn phiền, nếu ta tiếp xúc với người thành đạt, có bản lĩnh thì cũng cảm thấy tự tin hơn và năng lực vững vàng hơn. Vì thế khi bạn làm quen với người chưa quen biết hoặc chưa hiểu mình thì không nên nhún mình, không nên quá khiêm tốn. Bạn có thể phóng đại một cách vừa phải, giới thiệu về việc trước đây đã từng làm, năng lực, sở trường thành tích nổi bật. Đối phương được làm quen với bạn mới cảm thấy vinh hạnh, mới muốn bàn bạc công việc với bạn. Nhưng phóng đại nên ở mức độ vừa phải, không thể vượt quá giới hạn, vì mọi người đều có tiêu chuẩn đánh giá cố định. Khi giới thiệu về năng lực của mình không những giới thiệu công việc mình đang làm mà có thể giới thiệu cả công việc chuẩn bị làm ở bước tiếp theo. Nói một cách cụ thể, tỉ mỉ rõ ràng và thể hiện sự tự tin, đối phương sẽ không cho là bạn lừa họ.
Giữ chữ tín
Không ai muốn giúp không người khác, nhất là khi chưa có quan hệ thân thiết. Đối phương hy vọng bạn cũng có thể giúp họ làm một số việc, thậm chí có người còn muốn trước khi giúp đỡ bạn, bạn phải làm xong cho họ một việc, tất nhiên có khi đối phương nói thẳng ra, có khi ngại nói ra nhưng, trong bụng có ý nghĩ đó. Nếu bạn hiểu được tâm lý ấy thì nên chủ động đáp ứng yêu cầu của họ, họ sẽ vui vẻ giúp đỡ bạn.
Có lúc đối phương không yêu cầu bạn làm cho họ thì lúc đó bạn cần làm cho đối phương thỏa mãn về tinh thần như biểu thị sự ngưỡng mộ, tôn trọng họ, ca ngợi tài năng của họ.
Nếu quan hệ giữa hai người thân thiết, khi yêu cầu đối phương giúp đỡ họ sẽ không bao giờ nêu ra điều kiện nhưng bạn vẫn cần nghĩ tới họ, cố sức luôn giải quyết cho họ một số khó khăn, con người ngày nay không thích những câu hứa suông, nhiều người khi nhờ người khác thì nói rất hay, hứa điều này điều khác, nhưng xong việc của mình thì phớt lờ hết. Làm việc gì cũng cần giữ chữ tín. Nếu bạn lừa người khác một lần, thì ngay sau đó chính bạn sẽ tự chuốc lấy phiền phức.
Không bới móc điểm yếu của người khác
Ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm: Nói chung không ai thích người khác nhắc đến khuyết điểm của mình. Nhưng có người lại không hiểu điều đó, việc vạch khuyết điểm, thiếu sót của người khác làm thú vui. Đối phương có khuyết điểm, bạn cũng có khuyết điểm, không ai mười phân vẹn mười, bạn không tha họ, luôn bới móc họ thì họ cũng không ngần ngại gì mà không đáp lại. Thế là gậy ông lại đập lưng ông.
Để tránh mất lòng và làm người khác bực bội thì tốt nhất là tránh bới móc thiếu sót cũng như nỗi đau riêng của người khác, đặc biệt là trước mặt người thứ ba.
Có một số người khi thấy người khác tự phê phán, tự chế diễu mình thì cũng hùa vào, dựa vào đó công kích thêm. Trên thực tế, người dám tự chế diễu mình là người có dũng khí, rất tự tin. Sở dĩ tự chế diễu mình là họ gặp phải khó khăn tạm thời nào đó chưa gỡ ra được, nhưng họ tuyệt nhiên không phải là tự phủ định mình. Nếu bạn hùa vào thì khác nào bạn khẳng định họ là vô dụng, tất nhiên người đó không thích thú rồi. Lúc đó bạn nên biểu dương họ, ca ngợi thành tích hoặc năng lực về một mặt nào đó của họ, như vậy họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn và vui vẻ cho bạn là người hiểu họ và coi bạn như người tri kỷ.
Cách tiếp đãi khách
Mời khách ăn cơm, không chỉ để khách ăn ngon mà còn để khách được thỏa mãn về tinh thần. Ăn uống không phải là mục đích chính mà là vừa ăn vừa đàm đạo, tiện trao đổi công việc. Vì vậy cần chú ý bố trí khách ngồi vào vị trí quan trọng phía mình để hai bên tiện chuyện trò, tăng thêm sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau hoặc giải quyết một công việc cụ thể nào đó. Nếu sắp xếp không khéo thì mục đích của việc mời cơm không đạt. Khách và chủ sau khi chuyện trò thoải mái cũng cần để ý tới ý tứ của những người xung quanh, thỉnh thoảng nói với họ vài câu làm cho không khí trong bữa ăn sôi động lên.
Trong bữa ăn bao giờ cũng chúc rượu lẫn nhau. Mời rượu thể hiện sự hiếu khách của chủ nhân, nhưng nên đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ, nếu lý do chúc rượu xác đáng, đối phương uống liền mấy chén thấy thỏa lòng, chủ nhân thể hiện hết minh nhưng không nên ép. Nếu khách muốn uống mà bạn không mời thì khách lại ngại uống. Mời rượu là thói quen trong sinh hoạt nhưng uống quá nhiều cũng không nên. Trong bữa tiệc mời nhau là chính chứ không phải uống là chính.
Khi đối phương mời rượu bạn có thể từ chối, vì một khi uổng chén rượu người thứ nhất mời thì không thể từ chối ngườị thứ hai, thứ ba, như thế có thể quá chén. Người mời rượu có lý do của họ, người từ chối cũng có lý do của người từ chối. Bạn có từ chối thì mọi người cũng không trách, tham uống nhiều sẽ dễ lỡ mất việc chính.
VASC theo "Nghệ thuật ứng xử giữa nam và nữ" – NXB Phụ nữ - HN 1999
值塉䕔彌䵍彉䉅住彋〲㔰㔾9 㰀倯塉䕔彌䵍彉䉅住彋〲㔰
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro