Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nghệ thuật tạo hình Việt Nam và thế giới

Chúng ta đang đứng trước một ngã ba...

(Người thực hiện:TƯỜNG VâN)

http://mythuatvietnam.info

Bạn đọc đã có dịp gặp Trần Hải Minh cách đây 3 năm trong một bài báo có tên "Hội hoạ thật sự là cái gì đó rất ê chề!" trên tuần báo Thể thao-Văn hoá xuất bản tại Việt Nam năm 2000. Trần Hải Minh là người được học hội hoạ từ nhỏ, được đi du học và sống 13 năm tại châu Âu (CHLB Đức) rồi trở về sống tại Sài Gòn, hiện đang chuẩn bị khai mạc một gallery riêng của mình, gallery "M". Nhưng câu chuyện của chúng tôi hầu hết lại đề cập tới những vấn đề thời sự của nghệ thuật tạo hình Việt Nam và thế giới.

1. Nếu có thể coi nghệ thuật như một hành trình

nhận thức thì hội hoạ Việt Nam hiện tại đang ở đâu trên bản đồ nghệ

thuật thế giới?

Có thể hình dung hội hoạ Việt Nam ở thời điểm này như

trên một con đường và đang đứng trước một ngã ba. Rẽ phải sẽ là con

đường dẫn đến những đô thị nghệ thuật (nhưng đó là con đường dài xa lắc

với không ít trắc trở, rủi ro) còn rẽ trái sẽ đến ngay một thị tứ sầm

uất bán mua -"thị tứ gia công và xuất khẩu tranh vẽ". Đường đến đó an

toàn, ngắn và ít rủi ro. Ngày hôm nay, phần đông hoạ sỹ Việt Nam đã ồ

ạt rẽ trái theo bản năng, họ không cần tiếng gọi của lương tâm nghề

nghiệp vang lên từ phía bên phải. Hơn bao giờ hết, "củ cà rốt" đã kêu

gọi họ một cách thiết tha!Họ có quyền và đầy đủ lý do để làm như vậy -

và mặc dù cũng biết được đó là cái ngõ cụt nghệ thuật - không có đường

ra- nhưng đó là cuộc sống! Chẳng ai trách họ cả vì tất nhiên người ta

ai cũng phải sống.

Còn chúng ta đang nói về nghệ thuật. Con đường bên phải

vắng bóng người, ai đi trên đó đều đáng được tôn trọng vì đã dám dấn

thân (và họ cũng có những vấn đề của họ, sau đây chúng ta sẽ bàn đến -

đặc biệt là những người trẻ).

Con đường rẽ phải hôm nay không còn rào chắn nhưng tiếc

thay lại ít người đi. Và ngày hôm nay một đám đông hoạ sỹ trẻ, trước

khi khởi hành, họ tự nhiên nhìn sang bên trái theo bản năng. Chỉ có một

số ít hướng sang bên phải, đó là những người mong muốn đến với nghệ

thuật thực sự.

2. Chúng ta cũng phải nhắc đến một thế hệ họa sỹ

thời chiến tranh. Họ cũng là những người đầy lý tưởng và được đào tạo

kỹ, giờ đây họ đang ở đâu? Họ dừng lại ở chỗ rẽ của hai con đường Rẽ phải xưa kia

có rào cản - còn rẽ trái thì lúc trước là con đường đầy cỏ dại - họ

dừng lại theo mệnh lệnh. Họ có thể vẽ theo phong trào, họ có những đề

tài của họ nhưng họ đã có những đóng góp nhất định không thể phủ nhận.

3. Có một số đã can đảm vượt qua nhưng bị "ngắt

ngọn" quá sớm, thành quả mới ở mức thể nghiệm. Và thật nghiệt ngã, họ

chỉ tồn tại như những huyền thoại và vì những lý do ít nhiều mang tính

lịch sử và xã hội hơn vì là nghệ thuật của họ. Anh nghĩ sao về điều

này?

Chị muốn nhắc đến các họa sĩ như: Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi

Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên...? Không, họ không bị "ngắt

ngọn". Trong một ý nghĩa nào đó, họ đã tỏ ra kiên cường và đã phát

triển thành những cây đại thụ của nền hội họa Việt Nam. Họ đã làm xong

phần việc của mình, cống hiến của họ trong lịch sử hội hoạ Việt Nam cận

đại là không nhỏ.Và chúng ta thử nhìn lại mà xem. Họ đã rẽ phải, vượt

qua bariere và tiến lên, tuy rằng chưa đến đích nhưng tên tuổi của họ

ngày hôm nay xứng đáng được nhắc đến một cách trân trọng. Ngày hôm nay

chẳng còn rào cản, nhưng thế hệ của tôi và những người trẻ hơn thì đang

chen lấn nhau để rẽ trái, đó là lý do để thế hệ tiền bối càng đáng trân

trọng. Họ là những tấm gương cho tất cả chúng ta, những họa sỹ (hay

những người hy vọng trở thành họa sỹ) và đặc biệt cho những ai muốn

dùng nghệ thuật để mưu danh cầu lợi.

4. Gần đây Việt Nam xuất hiện một số thể loại nghệ

thuật mới như performence, installation hay media-art cùng với một thế

hệ hoạ sĩ - nghệ sĩ "tiên phong" cho trào lưu này. Theo quan điểm của

anh, nó "rẽ phải" hay "rẽ trái"?

Vâng, đó là những khuynh hướng sáng tác mới ở Việt Nam

hay châu á- nhưng nó đã có ở châu âu từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước.

Joseph Beuys tiếp thu những ý tưởng cách tân của M.Duchamp đã đẩy những

loại hình nghệ thuật này đến đỉnh điểm. Installation có thể coi như đứa

con của hội hoạ và điêu khắc. Sau đó còn được các học trò của Beuys như

Kiefer hoàn thiện và làm thành sáng chói. Installation là nghệ thuật

của các nghệ sĩ đã thành thục về kỹ năng hội họa và có kiến thức vững

vàng về điêu khắc, bởi vậy là thể loại nghệ thuật khó khăn dành cho

những nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Còn performance là một thể loại khác hẳn, không dính

dáng gì đến hội hoạ hay điêu khắc. Khi Beuys hoàn thiện nó, nhằm mục

đích bàn giao cho công chúng yêu nghệ thuật, ông đã xác định 2 hình

thức trình diễn:

1- Trình diễn không có lời thoại (hình thức này phải rất ấn tượng, súc tích và ngắn).

2- Trình diễn có lời thoại (hình thức này có thể dài

nhưng lời thoại phải cuốn hút người xem và phải chuyển tải những tư

tưởng cụ thể hay những ẩn dụ nhất định).

Ngày hôm nay ở châu âu, công chúng đã tiếp thu và đảm

nhiệm thể loại nghệ thuật này. Performance dễ thực hiện: chỉ cần có một

ý tưởng nào đó về nội dung, sau đó luyện tập một chút là có thể trình

diễn, không nhất thiết phải là nghệ sỹ chuyên nghiệp mới làm được (đó

cũng là một trong những thành tựu của performance). Nó làm cho những

ngày nghỉ cuối tuần hay những kỳ nghỉ dài của công chúng yêu nghệ thuật

trở nên phong phú và có văn hoá hơn. Bởi vậy có thể gọi perfomance là

"nghệ thuật ngày Chủ nhật". Như vậy, ý tưởng ban đầu của Beuys: "Mang

nghệ thuật đến thẳng công chúng" đã được thực hiện và duy trì. Ngày hôm

nay, bên cạnh những nghệ sỹ nghiệp dư hay chuyên nghiệp vẫn trung thành

với những ý tưởng trong sáng và đầy tính nhân bản của Beuys, đã xuất

hiện nhiều cá nhân lợi dụng thể loại nghệ thuật này để mưu cầu danh

vọng. Họ có lẽ là những con người ít nhiều bệnh hoạn, mạo danh nghệ

thuật để thực hiện những hành vi đôi khi đồi bại, điên khùng, thậm chí

là ngu ngốc : ăn đất cát, nằm trong tảng nước đóng băng, nhảy từ nhà

cao tầng, đeo cột thu lôi đi dưới trời giông, tụ tập trong phòng kín để

khỏa thân và vẽ lên thân thể những hình ve thô tục, hoặc ngang nhiên

giễu cợt tín ngưỡng của người khác. Họ hành động chỉ vì bế tắc, bất tài

và ham hố danh vọng. Nhưng kết quả là họ chỉ đưa ra những thông điệp

của sự dốt nát mà thôi. Lẽ ra họ nên hiểu rằng sự tôn trọng của công

chúng chỉ dành cho những nghệ sỹ chân chính, những lao động nghệ thuật

nghiêm túc nhằm cống hiến cho sự khai mở tri thức và sự tiến bộ của

nhân loại.

Còn media-art là tổng hợp những thể loại kể trên cộng

thêm phần hình ảnh của video và phần âm thanh - audio. Cũng khó có thể

làm tốt nếu như không vững vàng về kỹ năng ngôn ngữ và thể hiện. Nếu

không đủ tầm, những "tác giả" này thường được xem là "hoạ nhất trường

nhạc, nhạc nhất trường hoạ"!

Đó tạm gọi là những trào lưu "mới mẻ" hiện tại ở châu á

chúng ta, nhưng rõ ràng chẳng còn mới với châu âu. Chúng ta hãy tiếp

nhận nó một cách điềm tĩnh - đừng ồn ào về những "cách tân" đã lỗi thời

này!

5. Anh nhận xét gì về các cuộc triển lãm installation, performance và những đại diện tiên phong của nó ở Việt Nam?

Ở châu âu, trước khi đến với installation thì người nghệ

sỹ đã rất vững vàng về kỹ năng hội hoạ hay thậm chí đã là những danh

hoạ như A.Tapies. Ở Việt Nam thì dường như ngược lại: không vẽ được thì

"sắp đặt" và bao giờ cũng có lời biện minh rất giống nhau: "Không gian

hai chiều không đủ cho tôi...". Nhưng như tôi đã nói, installation dường

như là đứa con được sinh ra từ hội họa và điêu khắc. Nếu chưa vẽ được

đàng hoàng, không hiểu biết kỹ càng về điêu khắc mà định làm "sắp đặt"

thì sẽ ra sao nhỉ? Họ nói sao thì nói, nhưng tôi biết chắc chắn họ chưa

bao giờ là họa sĩ theo ý nghĩa đích thực của từ này. "Sản phẩm" của họ,

bởi vậy tùy tiện và thiếu khả năng tạo hình -không có ngôn ngữ của điêu

khắc, yếu về hội họa, lờ mờ về ý tưởng - đôi khi nhầm lẫn giữa

décoration (trưng bày sản phẩm hàng hóa) và installation. Điều đó là

hiển nhiên, vì với thực trạng của hội họa Việt Nam hiện tại sẽ rất khó

có thể có những phẩm installation có giá trị.

Tôi đã nhận xét về installation của Việt Nam. Còn

performance ở Việt Nam thì khác hẳn với những gì mà tôi đã xem và được

học ở châu âu (tuy không phải là tất cả nhưng phần lớn). Ở ta, các cuộc

"trình diễn" đã diễn ra một cách ngẫu hứng, không có một ý tưởng, một

thông điệp cụ thể hay ẩn dụ nào. Người trình diễn tuỳ tiện đi lại, nói

hát, khóc i ô... Có khi họ diễn rất lâu (mà cũng chẳng có lời thoại),

cuộc trình diễn dài hay ngắn là tuỳ vào sức khoẻ của người diễn!(?)

Cuối cùng, người xem ra về và chẳng hiểu người diễn định

nói gì với mình, vì thực ra người diễn cũng có ý tưởng nào đâu! Có

chăng là một ý tường mù mờ, lẫn lộn giữa sân khấu kịch và vũ đạo (mà

lại toàn những động tác tồi), hay có thể nhầm là một màn múa nền cho

một bài hát (mà thiếu ban nhạc) hoặc một tiết mục tạp kỹ- ảo thuật nào

đó.Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải tôn trọng công

chúng. Nghệ thuật tự cổ kim là để phụng sự con người. Ngày hôm nay, có

thể họ (công chúng ở Việt Nam) chưa có thời gian, điều kiện để nghiệm

trải nghệ thuật như ở các quốc gia tiên tiến, nhưng sau đây thì họ sẽ

biết - khi đó họ sẽ coi thường những nghệ sĩ đã đưa ra cho họ những món

ăn tinh thần dỏm. Tôi rất ngỡ ngàng khi nói chuyện cùng các hoạ sĩ trẻ. Họ

hiểu mù mờ về lịch sử mỹ thuật, thiếu kiến thức về văn học và càng

không có chút kiến thức nào về triết học Tất nhiên họ còn trẻ, không

thể đòi hỏi những nghiệm trải sâu sắc từ cuộc sống, tài năng thì đuối

nhưng nhiệt tình thì lại dư thừa!...Cuộc đời của người hoạ sỹ thường phải

trải qua 3 giai đoạn: tuổi 20 rèn luyện kỹ năng, tuổi 30 tập sáng tạo,

tuổi 40 sáng tạo (nếu như có thể), nhưng các nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam thì

một phần lớn do quá sốt ruột, đã bỏ qua hầu hết quá trình tập luyện mà

chỉ muốn có ngay cái mà họ muốn. Họ rất khác nhau nhưng lại giống nhau

ở một điểm: dường như hầu hết các hoạ sĩ trẻ không sao bình tĩnh được

trước cám dỗ của danh vọng và tiền bạc. Hầu như ai cũng muốn nổi tiếng

và giàu có tức khắc. Họ phải biết rằng đó chính là những rào cản trên

con đường tiến đến những giá trị đích thực của nghệ thuật. Ở đây tất

nhiên phải nói đến cái lỗi của những giáo trình đào tạo trong các

trường đại học, cao đẳng mỹ thuật Việt Nam đã bỏ qua những kiến thức

cần thiết về các trào lưu nghệ thuật hiện đại (vốn dĩ đã tồn tại cả 40

- 50 năm).

6. Về cơ bản, tôi không đồng ý với anh. Danh vọng

là một nhu cầu chính đáng. Trong số những người mà anh nói tới, có

những người rất hồn nhiên, hồn nhiên đến tội nghiệp. Điều đáng ghi nhận

là họ vừa học vừa làm (và có thể làm sai, đúng không?). Nếu có thể ví

von : nghệ thuật thể nghiệm của chúng ta hiện nay giống như một lán

trại nhỏ dưới tán rừng rậm rạp âm u thì tôi thích những người hành động

theo câu châm ngôn: "Thà đốt lên một que diêm còn hơn là ngồi mãi trong

bóng tối". Anh không thấy sự xét nét, đa nghi, sự so đo, mặc cảm và

những kinh nghiệm vẻ vang của quá khứ vào lúc này chính là những rào

cản lớn nhất hay sao? Tất nhiên cần phải cổ vũ, khích lệ, ủng hộ những nghệ sĩ

theo huynh hướng này (đặc biệt là những nghệ sĩ trẻ) nhưng cần phải nói

thẳng những mặt trái của vấn đề (đó cũng là điều mang lại lợi ích cho

họ). Ngược lại, những người muốn theo đuổi khuynh hướng này cũng phải

học hỏi nhiều hơn nữa, Không được học thì không có lỗi. Được học mà

không học không đến nơi đến chốn thì là một cái lỗi. Còn học không đến

nơi đến chốn mà mang ra "trưng diễn" thì lại là lỗi lớn hơn. Lý thuyết

" một que diêm" có ý nghĩa gì khi cả một cánh rừng chưa sáng? Phải là

cả một bó củi hay rất, rất nhiều bó củi thì mới có thể làm sáng cánh

rừng. Tất nhiên, không phải dễ dàng gì để có thể tập hợp được "những bó

củi".

7. Theo tôi, lúc này điều chúng ta muốn chống lại

nhất là sự giả dối. Sự ngây ngô không đáng ghét bằng sự giả vờ tinh

thông. Dường như phê bình nghệ thuật bây giờ rất dễ có một nhận xét

chung, vĩnh viễn đúng trong mọi trường hợp: " Cái trò này Tây nó làm từ

đời nào rồi!". Những nhà phê bình thường chạy sau những nghệ sỹ và kêu

lên như vậy hoặc hô hoán là "bị đô hộ"hoặc "lai căng","thiếu bản sắc"

v.v... Tôi dám chắc ít nhất là một nửa số người đã từng nói những câu đó

chưa bao giờ bước chân ra nước ngoài, hoặc nếu có ra nước ngoài thì

cũng chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa" chưa đủ ngoại ngữ lẫn tâm thức để xem

đến nơi đến chốn một "trò" nào do "Tây" thực sự làm chứ chưa nói đến

chuyện hoà nhập và nghiệm trải nền văn hoá của phương Tây. Anh nghĩ gì

về điều này?

Ai nói như vậy thì đừng vẽ bằng sơn dầu, đừng nghe nhạc

giao hưởng, đừng xem phim, đừng mặc âu phục, đừng đi máy bay,đi ôtô...

nữa. Sao họ không chỉ mặc áo the, mang khăn đóng và đi bộ? Có lẽ họ là

những người thụ hưởng thì muốn nhưng đổ mồ hôi sôi nước mắt thì không.

Một số học giả bảo thủ khi nói đến sự tiếp thu những tinh hoa của

phương Tây đã vội vã dùng từ "bị đô hộ" đầy tự ti. Tôi tự hỏi, tại sao

không dùng từ "tiếp thu" đầy tự tin? Có biết bao giá trị phương Đông mà

người châu âu đã nồng nhiệt tiếp nhận (hay tiếp thu): Albert Einstein,

cha đẻ của thuyết tương đối đã rất say mê Kinh Dịch, Van Gogh thán phục

tranh khắc bản của phương Đông xa xôi, G. Klim đã khai thác triệt để

những motiv và cách xử lý mảng dẹt của hội hoạ Nhật Bản ( hội hoạ mặt

phẳng, không cần đến những khái niệm của không gian ba chiều) hay

Tapies đã say mê, áp dụng và khai thác triệt để thuật thư pháp của

những nước theo truyền thống Nho giáo phương Đông. Theo tôi, không nên

hạn hẹp và giáo điều. Chủ nghĩa "dân tộc hẹp hòi" không thể tồn tại

trong đời sống nghệ thuật. Cái gì hay, tốt, mang lại nhữntg ý nghĩa nhân bản thì

chúng ta hãy cố gắng tiếp thu một cách có chọn lọc và kỹ lưỡng như có

thể. Tiếp thu được thì hãy cố gắng làm theo cho tốt. Đó gọi là kế thừa

chứ không phải "lai căng" hay "bị đô hộ". Tôi cũng có một nỗi lo sợ mơ hồ rằng: Biết đâu khi châu

á đã cường thịnh thì chính những người thích dùng từ "bị đô hộ" kia sẽ

vùng lên trả thù? Khi đó, biết đâu ï những người này sẽ trở thành những

cai ngục đáng sợ của những người châu âu đến lượt mình "bị đô hộ"! Bởi

vậy theo tôi, hãy dùng từ "tiếp thu","kế thừa" thay cho từ "bị đô

hộ","lai căng" thì có hậu hơn. Chúng ta hãy tiếp thu cái hay của người

khác để khắc phục cái dở của mình, học hỏi cái đẹp của người khác để

điều chỉnh cái xấu, cái chưa hoàn thiện của mình, khi đó sẽ có tiến bộ.Tôi nhớ câu chuyện ngụ ngôn phương Đông "Lữ khách và

người chỉ đường". Người lữ khách hỏi một cụ già: "Thưa cụ, đường đi ở

đâu?". Cụ già trả lời: "Cứ đi rồi sẽ có đường". Nhưng câu chuyện ngụ

ngôn này đáng tiếc lại không phù hợp với nghệ thuật tạo hình châu á

hiện nay. Châu á chúng ta chưa thể đi tiên phong về nghệ thuật tạo hình

hiện đại. Đó là đương nhiên.... Nhưng nếu không phải là những người tiên

phong, mở đường thì hãy đi vững buớc, thẳng thắn, đúng hướng trên con

đường mà người khác đã khơi mở. Nếu có điều kiện sánh vai cùng với họ

thì tốt, nhưng nếu đi sau một chút thì cũng có sao đâu, miễn là đàng

hoàng khi đi trên con đường đã được khai phá kia.

8. Nhân tiện xin hỏi. Anh là một trong những người

được Nhà nước chọn đi du học ở nước ngoài về nghệ thuật tạo hình. Sau

hơn 13 năm học tập và làm việc như một hoạ sĩ chuyên nghiệp tại một

trong những kinh đô lớn của nghệ thuật, đâu là con đường mà anh chọn?

Việc lớn nhất anh và bạn bè có thể làm để thúc đẩy nhanh quá trình phát

triển và hội nhập nghệ thuật Việt Nam ngay lúc này là gì? Tôi đã tự chọn con đường của mình từ trước đây 17 năm

tại Berlin (lúc đó còn là Đông Đức) khi lần đầu tiên tôi được xem triển

lãm hội hoạ của các họa sỹ theo trường phái "Hậu hiện đại"

(Postmodernism). Khi đó, tôi đã thật sự bàng hoàng. Và đó đã là một cú

sốc mạnh mẽ cho hành trình nghệ thuật của tôi.

Từ đó đến nay, tôi làm việc theo đường hướng của trào

lưu này. Đó là một đường hướng hoàn toàn mới mẻ trong nghệ thuật tạo

hình. Người nghệ sỹ đã vươn tới bầu trời tự do trong sáng tạo, không

gian ba chiều liền mạch, những đối tượng và hình ảnh cụ thể đã không bị

sao chép lại một cách máy móc lệ thuộc. Hoàn toàn tự do nhưng những tác

phẩm vẫn làm người ta nhớ đến những phương pháp biểu đạt mãnh liệt của

những họa sỹ theo khuynh hướng Biểu hiện hay đến tính nghiêm cẩn của

hội hoạ Paul Klee. Về xử lý không gian hai chiều cũng như chất liệu hội

hoạ, những bức tranh theo khuynh hướng này đã có những bước tiến đáng

kể, mặt phẳng (hay không gian hai chiều) đã không còn tuân theo các

quan niệm cố hữu. Trên bề mặt để vẽ (không nhất thiết phải là vải mà có

thể là gỗ, gỗ láng xi măng, sắt hay những chất liệu tương tự ), họa sỹ

có thể cào rạch, đốt thủng, đắp dày, treo những đồ vật, v.v... Tóm lại,

tất cả đều tuỳ thuộc vào xúc cảm và quan niệm của từng cá nhân. Bức

tranh có thể có hình ảnh hoặc không có hình ảnh, có thể có tên hoặc

không có tên... Tác phẩm tất nhiên không sao chép lại những hình ảnh cụ

thể nào đó, mà được vẽ ra từ ký ức, trí tưởng tượng của cá nhân người

họa sĩ. Nhưng cũng như mọi thể loại nghệ thuật khác, cuối cùng nó vẫn

phải mang đến một thông điệp tinh thần cho người thưởng thức. Tôi đã

trở về sống trên mảnh đất này và đã tiếp xúc với nhiều họa sỹ Việt Nam

nhưng rất tiếc là có rất ít người biết đến postmodernism (chủ nghĩa hậu

hiện đại). Bởi vậy, tôi không muốn những thành tựu của postmodernism

cũng đến với chúng ta muộn mằn như installation và performance. Từ

nhiều năm nay, tôi đã cố gắng giới thiệu với giới sáng tác cũng như

công chúng thưởng ngoạn về các khuynh hướng hiện đại và hậu hiện đại

trong nghệ thuật tạo hình bằng các bài dịch, bài viết, các hình ảnh từ

sách báo... và sắp tới đây sẽ là hội hoạ của tôi.

9. Và tôi cũng được biết trong vài ngày tới anh sẽ

khai trương gallery cá nhân, Gallery "M". Vậy cụ thể anh chỉ bầy tranh

của anh hay anh cũng sẽ tổ chức triển lãm với các họa sỹ khác? Và anh

cũng sẽ giới thiệu gallery của anh ở nước ngoài chứ?

Vâng, đúng như vậy. Gallery "M" sẽ được khai trương

trong một vài ngày tới. Trước hết, tôi sẽ chỉ triển lãm những tác phẩm

của tôi, bao gồm: hội họa, Installation, điêu khắc gốm, đồ họa (in đá,

khắc kẽm, khắc gỗ, in lưới..vv..) Nhưng sau đó, tôi sẽ tổ chức triển

lãm những hoạ sĩ mà tôi đánh giá cao tác phẩm của họ. Sẽ có bẩy người

(5 hoạ sỹ và 2 nhà điêu khắc) sẽ thường xuyên triển lãm ở gallery của

tôi, cũng như khi có điều kiện thì các họa sỹ đương đại Đức (trước hết

sẽ là những người bạn Đức của tôi ở Berlin) cũng sẽ triển lãm ở đây.

Tôi nghĩ lúc này cần phải trình bày cho công chúng những tác phẩm có

giá trị nghệ thuật (hoặc hướng đến nhừng giá trị nghệ thuật) thực sự ø

cần thiết, còn mới mẻ và hiện đại đến đâu chúng ta sẽ bàn sau. Mục đích

là để công chúng có thể phân biệt nghệ thuật thật sự và nghệ thuật giả

mạo, cũng như thế nào là hiện đại thật sự và hiện đại giả mạo. Điều đó

có thể cũng chỉ là hy vọng, nhưng chúng ta có quyền hy vọng chứ?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #duymithuat