Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo

2.2 Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo

2.2.1 Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam

- Truyền thống đánh giặc của tổ tiên

+ Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của tổ tiên đã hình thành và không ngừng phát triển, trở thành những bài học quí giá cho các thế hệ sau. Những kinh nghiệm đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kế thừa, vận dụng và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

+ Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Học thuyết chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm nghệ thuật quân sự được đúc rút qua các cuộc chiến tranh do C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin tổng kết, là cơ sở để Đảng ta vận dụng, định ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng ở Việt Nam

- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

+ Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, vận dụng lí luận Mác - Lênin về quân sự, kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Hồ Chí Minh và Đảng đã đề ra phương châm chỉ đạo chiến tranh, phương thức tác chiến chiến lược, nắm bắt đúng thời cơ, đưa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi

2.2.2 Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo

- Chiến lược quân sự: Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi, là bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quan sự Việt Nam. Nội

dung chủ yếu:

+ Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến: Đây là vấn đề quan trọng của chién tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất

+ Đánh giá đúng kẻ thù: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng mạnh, yếu của kẻ thù.Từ những nhận định đúng đắn vvề kẻ thù đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Pháp, Mĩ và biết thắng Pháp, Mĩ

+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: Đây là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất những hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất

+ Phương châm tiến hành chiến tranh: Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trê tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao...trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh với tinh thần ""tự lực cách sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính

+ Phương thức tiến hành chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nước ta là chiến tranh cách mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó Đảng ta chỉ đạo: phương thức tiứn hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực , kết hợp chặt chẽ tiến công địch bằng hai lực lượng chính trị, quân sự

- Nghệ thuật chiến dịch: Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tương đương; bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, khâu nối liền giưũa chiến lược quân sự và chiến thuật. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập trung vào những vấn đề sau:

+ Loại hình chiến dịch:

• Chiến dịch tiến công (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch tiến công Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975).

• Chiến dịch phản công: Chiến dịch phản công VIệt Bắc năm 1947, chiến dịch phản công đường số 9- Nam Lào năm 1971

• Chiến dịch phòng ngự: chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972

• Chiến dịch phòng không: chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972

• Chiến dịch tiến công tổng hợp: chiến dịch tiến công tổng hợp khu 8

+ Qui mô chiến dịch: trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, qui mô chiến dịch được phát triển cả về số lượng và chất lượng

+ Nghệ thuật chiến dịch là cách đánh chiến dịch:

• Thời kì đầu, chúng ta có nghệ thuật chon khu vực tác chiến chủ yếu, nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ưu thế lực lượng bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nghệ thuật xử trí chính xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch

• Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc"; Xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập ĐBP với các chiến trường khác; Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng các binh chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt; Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu. tạo thế chia cắt địch

• Trong kháng chiến chống Mĩ: Nghệ thuật chiến dịch đã nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, Nguỵ và chư hầu. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, nghệ thuật chiến dịch có buớc nhảy vọt, được thể hiện: nghệ thuật tạo ưu thế lực lượng, bảo đảm đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức manhj áp đảo địch trong chiến dịch; Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đấnh chiến dịch (lần lượt và đồng loạt); Nghệ thuật kết hợp tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến 3 thứ quân....

- Chiến thuật: Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nội dung của chiến thuật được thể hiện:

+ Vận dụng các hình thức chiến thuật vào trong các trận chiến đấu

• Giai đoạn đầu của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, chiến thuật thường vận dụng là tập kích, phục kích, vận động tiến công trong đó, phục kích có lợi hơn tập kích

• Các giai đoạn sau của 2 cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành, không những giỏi vận động chiến (đánh địch ngoài công sự) mà còn từng bước vận dụng công kiên chiến (đánh địch trong công sự)

• Giai đoạn cuối của 2 cuộc kháng chiến, do yêu cầu của chiến lược, chiến dịch, chiến thuật phòng ngự xuất hiện, ngoài ra còn có các hình thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đường không

+ Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu: Giai đoạn đầu của 2 cuộc kháng chiến, lực lượng tham gia chủ yếu trong biên chế và được tăng cường một số hoả lực như súng cối 82mm, DKZ...Các giai đoạn sau, quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu ngày càng lớn, có sự hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, phòng không... Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ngày càng nhiều

+ Cách đánh: Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi binh chủng, mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tượng và địa hình. Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực, chủ động tiến công, bám thắt lưng địch, chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự của 3 thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro