Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nghệ thuật nói chuyện

Bí quyết nói chuyện hay

Bí quyết nói chuyện là có nghệ thuật làm thinh, có nghệ thuật chất vấn, có nghệ thuật nghe và nhất là khi nói phải nói có văn chất, văn sắc, văn vị, văn khí và văn phong. Nói cách chuyên môn hơn, bí quyết nói chuyện chia ra 2 thứ : tiêu cực và tích cực.

Bí quyết tiêu cực :

1 - Đừng già hàm: đa ngôn đa quá đã đành mà còn làm cho con người mất dũng khí, bị bọng, bị khinh.

2 - Đừng chỉ nói về mình : trong câu chuyện thường cái tôi thực đáng ghét

3 - Đừng nói mãi 1 đề tài : của ăn ngon đến đâu, ăn quá cũng ngán.

4 - Đừng chỉ trích : muốn hạ bệ người ta mà muốn người ta có thiện cảm với mình à

5 - Đừng cãi lộn : khó có cuộc cãi lộn nào mỗi bên cho mình có lỗi

6 - Đừng hấp tấp : thiếu trầm tỉnh làm sao có nhiều ý hay và cách nói hấp dẫn để thuyết phục đối phương

7 - Đừng ưa bàn tâm sự : Coi chừng có những lỗ hở mà gia đình hay xã hội bí mật bị vạch lưng, bại lộ cách tai hại

8 - Đừng có giọng sách vở : Ai cũng ham hiểu biết mà không phải mỗi người chịu kẻ khác lên mặt dạy mình

9 - Đừng làm đòn xóc : định nộp người ta mà người ta không trốn mình sao được

10 - Đừng nói sai tiếng mẹ đẻ : coi chừng người ta đánh giá vốn học ta xuyên qua cách ta sử dụng tiếng Mẹ đẻ

Bí quyết tích cực :

1 - Phải thành thật : không cần nói hết các chân lý mà hễ nói thì phải nói sự thật

2 - Phải vị tha : lo cho quyền lợi kẻ khác thì ai mà không quan tâm đến mình

3 - Phải vui vẻ : người ta thích đám cưới hơn đám ma phải không bạn

4 - Phải tế nhị : lời nói thọc sâu trong tâm hồn, gây ấn tượng là lời nói chinh phục

5 - Phải biểu lộ nhân cách : lời cao nhã nói lên tâm hồn đã được trui luyện già dặn

6 - Phải biết nghe và khen : Ai không thích bộc bạch tâm sự. Ai không thấy mình quan trọng ? Hãy đáp ứng các đòi hỏi đó.

7 - Phải nói ít : Nói ít không có nghĩa là câm như hến mà chỉ nói khi cần nói cho người cần nghe vào lúc cần nói

8 - Phải tự nhiên : Nói chuyện mà kiểu cách quá như trợn nhướng, bẻ môi, uốn éo làm cho người ta ngượng

9 - Phải khiêm tốn : người ta sợ hố hơn sợ núi

10 - Phải biết nhịn : khi tiếp chuyện có biết bao điều ta nghe bất mãn. Phải cho thông quạ Ta đang gieo thiện cảm mà.

Ở đây xin bạn lưu ý nói chuyện có mục đích là gây thiện cảm, truyền ý, truyền cảm. Mà các công việc này cho đặng thành công phải có nồng cốt vị tha . Vậy tỏ ra bác ái khi nói chuyện là hy vọng thành công.

(sưu tầm)

Nghệ thuật nói chuyện hấp dẫn

Đảo ngược tình thế

Là phương pháp căn cứ vào logic của đối phương để lý luận giải thích, từ đó lấy ngay những gì của đối phương trả lại cho đối phương theo kiểu "gậy ông đập lưng ông"

Nắm lấy câu nói của đối phương đưa đẩy rào đón một hồi rồi châm lại chính đối phuơng khiến cho câu nói vô duyên của anh ta sẽ nhắm vào chính bản thân anh ta

...

Trong một tiệm ăn, một khách hàng nói với ông chủ :"Ông chủ, miếng thịt bò này dai quá làm sao ăn nổi đây!"

"Việc đó liên quan gì đến tôi? Anh nên phàn nàn với con bò thì đúng hơn."

"Đúng vậy, thế nên tối đã phàn nàn với ông đó"

...

Xe điện ở Thượng Hải thường chật người, có 1 hành khách ốm và 1 hành khách mập cùng lên xe, hành khách ốm nói "Lẽ ra nên bán vé theo trọng lượng của mỗi người mới phải."

Hành khách mập nghe vậy liền nói "Cảm ơn trời đất, nếu như lời ông nói linh nghiệm thì ông sẽ chả có phúc được ngồi xe điện đâu"

"Tại sao vậy?"

"Thử nghĩ xem,thân người của anh ốm như thế thì có thể thu được bao nhiêu tiền, do đó anh sẽ chẳng được lên xe đâu."

Dẫn người vào bẫy

Là phương pháp mà khiến cho lới nói và việc làm của mình có nhiều hàm ý. Sau đó làm cho sức chú ý của đối phương chỉ vào một vấn đề nào đó làm cho họ ngộ nhận, cuối cùng lật ngược tình thế để đối phuơng phát hiện ra mình sai lầm để từ đó đạt được kết quả đầy kịch tính.

Trên thao trường, một tớp chiến sĩ đang chăm chỉ tập trong hang ngũ.

“Ai thích âm nhạc, mới bước lên trước 3 bước” Đại đội trưởng ra lệnh xong có 6 anh chiến sĩ bước lên

“Rất tốt, mới các anh khiêng cây đàn dương cầm này lên lầu 3”.

So sánh khập khiễng

Là phương pháp lấy 2 sự vật hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau về mọi mặt để so sánh, hai sự vật hiện tượng này không lien hệ với nhau cũng không hẹn ước với nhau. Nhưng như vậy lại tạo nên sự hài hòa.

Một ông chủ keo kiệt sai người đầy tớ đi mua rượu nhưng không đưa cho nó tiền nó hỏi “Thưa ông, không có tiền làm sao mua được rượu?”

Ông chủ nói “Có tiền mà mua được rượu điều đó ai cũng làm được. Nhưng không có tiền mà vẫn mua được rượu thì đúng là người tài giỏi”.

Một lát sau tên đầy tớ mang hủ không về nhà đưa cho ông chủ. Ông ta tức giận quát “ Mày cho tao uống cái gì?”

Tên đầy tớ bình tĩnh trả lời “Uống rượu trong bình có rượu thì ai cũng uống được, bây giờ không có rượu mà vẫn uống được mới hay”.

Ngữ điệu

Một người ăn nói thô lỗ, cộc lốc sẽ không được ai ưa. Ngược lại, ăn nói lịch sự, từ tốn, tôn trọng người khác sẽ dễ gần và được người khác quý mến.

Âm giọng phát ra rõ ràng, rành mạch không nên nói quá to (khiến người khác nhức đầu và căng thẳng), nếu nói quá nhỏ chứng tỏ bạn là con người nhút nhát, tự ti, không biết thể hiện mình.

Tuyệt đối không phát ngôn khi giận dữ bực tức vì như vậy lời nói của bạn sẽ rất khó nghe và làm tổn thương người nghe.

Ngôn ngữ cơ thể

Không nên đứng ẻo lả dựa vào tường hoặc vào bàn ghế. Hãy đứng thẳng, giữ tư thế đàng hoàng. Khi ngồi, không rung đùi, rung chân nghiêng ngả trên ghế. Những cử chỉ này khiến người đối diện nghĩ là bạn không tôn trọng họ.

Khi nói chuyện hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện, không nên nhìn tứ phía hoặc nhìn xa xăm với cặp mắt vô hồn. Thể hiện sự quan tâm đến câu chuyện họ nói bạn sẽ được coi là người biết cách lắng nghe.

Tuyệt đối tránh những cử chỉ như gãi đầu gãi tai, ngoáy mũi, ngoáy tai… những cử chỉ này phản cảm vô cùng, bạn sẽ bị người ta quy cho là “ở bẩn” đấy.

Nhận lời khen

Con người ai cũng muốn được khen ngợi, được tán dương thế nhưng nhiều người không biết phải nhận lời khen như thế nào. Có đôi khi, phản ứng của họ khiến người khen cũng bối rối, xấu hổ. Đơn giản thôi, ban chỉ cần nói một câu cám ơn, thay vì cứ chối đây đẩy phủ nhận lời khen của họ dù trong thâm tâm biết rõ là mình rất xứng đáng được nhận lời khen đó.

Khiêm tốn đôi khi cũng tốt nhưng nếu bạn quá lạm dụng nó thì tự bạn đã làm mất giá trị của mình. Hãy nhận lấy những gì bạn đáng được hưởng và cũng phải biết khen người khác nữa đấy nhé.

Đề tài nên xoay quanh chủ đề gì?

Tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp như giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác mà bạn “gợi chuyện” để gây hứng thú cho người tiếp chuyện với bạn.

Tỉ dụ như với con gái, bạn không thể đem chủ đề “chính trị, chính em” đao to búa lớn ra mà nói, vì phần lớn con gái không quan tâm lắm đến chuyện đó. Với bạn trai, bạn không thể bàn về thời trang, mua sắm hay những thứ “hầm bà lằng” của cuộc sống riêng tư được rồi.

Bạn cũng nên tinh ý và biết cách thăm dò, khai thác “sở thích” cũng như “sở ghét” của họ để hướng câu chuyện sang chủ đề cả hai bên cùng quan tâm.

Nếu bạn có khiếu hài hước thì cực ổn vì ai cũng muốn được thoải mái vui cười, tuy nhiên không nên đùa dai hoặc quá tếu táo đến mức bất lịch sự. Bạn có thể kể những câu chuyện cười hóm hỉnh nhưng ý nghĩa chứ không nên tập trung vào chuyện sex, phân biệt giới tính, đưa chuyện về người tàn tật… ra để làm trò cười.

Tôn trọng câu trả lời của người khác

Đôi khi, bạn không hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của người khác nhưng tuyệt đối không nên “độp” ngay lại. Vì như vậy người vừa đưa ra ý kiến sẽ cảm thấy hẫng vì bị tạt một gáo nước lạnh. Thay vào đó bạn có thể dùng ngôn từ mềm mỏng hơn để đưa ra ý kiến riêng của mình.

Khi bạn bắt đầu một cuộc nói chuyện, hãy hỏi một câu hỏi khơi mào thật thân thiện và thú vị chứ đừng bắt đầu một cuộc tranh luận gay gắt không đáng có.

Nghe nhiều hơn nói

Tán gẫu và buôn chuyện của người khác là điều tối kỵ. Nói qua nói lại rồi cũng đến tai khổ chủ, bạn sẽ bị coi là xấu tính và rỗi hơi. Học cách giữ bí mật, không nên để lại ấn tượng xấu trong lòng người khác. Bạn có tới 2 cái tai nhưng chỉ có một cái miệng mà thôi, nên nghe nhiều và nói ít đi.

Khi nhận thấy người khác không hứng thú với câu chuyện của mình thì nên ngừng ngay, chuyển chủ đề khác đại loại như hỏi họ về sở thích đặc biệt nào đó hoặc dự định sắp tới của họ. Giao tiếp là một nghệ thuật, đòi hỏi ở bạn nhiều kỹ năng. Tuy nhiên các “kỹ năng” của bạn có giỏi đến mấy nhưng không có cái tâm sáng thì mọi lời nói hay, những cử chỉ đẹp mắt chỉ là giả tạo, giống như một bông hoa đẹp mà không hương sắc. Sống chân thành và suy nghĩ tích cực, bạn sẽ được đánh giá là dễ mến và văn minh!

Biết rõ về địa điểm.

Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói chuyện.

Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng microphone và những giáo cự trực quan khác.

Tìm hiểu về khán giả.

Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.

Nói chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ, vì vậy nên tạo cảm giác thân thiện.

Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.

Luyện tập bài nói và chỉnh sửa nếu cần thiết.

Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.

Thư giãn.

Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục.

Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói

Thử hình dung cách bạn nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.

Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.

Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.

Họ không muốn bạn thất bại.

Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.

Đừng xin lỗi với khán giả.

Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình, hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất là hãy giữ im lặng.

Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.

Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội dung buổi nói chuyện và khán giả.

Sự sợ hãi sẽ tan biến!

Chuyển sợ hãi thành năng lượng tích cực.

Tận dụng năng lượng đó để tăng sự nhiệt tình, hứng khởi!

Rút kinh nghiệm.

Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.

Tham gia vào một câu lạc bộ Toastmasters (luyện về nói trước đám đông) sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn.

12 mẹo trong nghệ thuật giao tiếp

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé!

1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn đã từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.

2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…? "Bạn đã bao giờ nghe…" …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!"

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

H.T (CareerBuilder/VTV

Trả Lời Với Trích Dẫn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tung