Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
4. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
a. Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc.
- Tư tưởng xuyên suốt là: Tích cực chủ động tiến công.
Đây là một quy luật để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Cách tiến công là: tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn
bộ.
- Mục đích tiến công: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh
lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành thắng lợi.
- Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công:
Trong tác chiến, cha ông ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực chủ động
tiến công, nên đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, ngay khi buộc phải chiến đấu
phòng ngự cũng phải là: phòng ngự thế công.
Các trận đánh tiêu biểu thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công là:
+ Thời Trần: Tư tưởng tích cực chủ động tiến công càng thể hiện rõ nét. Khi
nhà Nguyên cử sứ giả sang đưa yêu sách buộc ta phải đầu hàng, nhà Trần đã bắt
giam sứ giả, đồng thời chẩn bị vật chất và xây dựng lực lượng quyết tâm đánh giặc.
Tổ chức Hội nghị Diên Hồng thể hiện tinh thần “quyết đánh”, tinh thần “sát thát”,
đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, một thế lực hung hãn (vào các năm 1258, 1285,
1288).
b. Về mưu kế đánh giặc.
- Khái niệm:
Mưu kế đánh giặc là mưu mẹo của dân cha ông đã được tính toán kỹ khi
đánh giặc, để giành giành thắng lợi.
- Đặc điểm của mưu kế đánh giặc của dân tộc ta:
Mưu kế đánh giặc của dân tộc ta là rất mềm dẻo, khôn khéo, đó là biết
tiến, biết thoái, biết công, biết thủ. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự
với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, trong đó
tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
- Những mưu kế đánh giặc được vận dụng linh hoạt trong từng cuộc chiến
tranh tiêu biểu như:
+ Thực hiện mưu kế: “Tránh lúc ban mai, đánh lúc chiều tà” ,(tránh chỗ
mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù).
+ Thực hiện mưu kế: “mưu phạt tâm công” (binh vận).
+ Thực hiện mưu kế: Nghi binh lừa địch.
Kết luận: Kế sách đánh giặc mềm dẻo, khôn khéo của dân tộc ta được các
triều đại vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo, đã trở thành truyền thống đánh giặc của
dân tộc, với truyền thống đó quân dân ta đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ
vững độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
c. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là truyền thống, là nghệ thuật đánh
giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa vũ trang và
trong chiến tranh giải phóng.
- Cơ sở hình thành nghệ thuật CTND, toàn dân đánh giặc.
+ Các cuộc chiến tranh nhân dân ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến
tranh chính nghĩa, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường
bạo”, thể hiện khát vọng, ý chí của nhân dân, do đó nhân dân sẽ hăng hái tham gia.
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước thương nòi, có tinh thần đoàn kết
cộng đồng, chung lưng đấu cật trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, có tinh
thần bất khuất chống quân xâm lược.
+ Các triều đại phong kiến Việt Nam phần lớn có tư tưởng “trọng dân”, “an
dân”, “lấy dân làm gốc” luôn “khoan thư sức dân” để “ vua tôi đồng lòng, anh em
hoà mục, cả nước chung sức” , do đó nhân dân tin tưởng trung thành với các nhà
nước phong kiến, nên “Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà
nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.
- Nội dung cơ bản của chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc được
thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta là:
+ Về lực lượng đánh giặc:
Lực lượng đánh giặc là toàn dân tộc, thực hiện “tận dân vi binh” (trăm họ là
binh), “bách tính giai binh”, (mỗi người dân là một chiến sĩ).
+ Thế trận đánh giặc:
Tổ chức thế trận là “Cử quốc nghênh địch” (cả nước là một chiến trường),
mỗi xóm bản làng là một pháo đài giết giặc. Thế trận đánh của ta không chỉ đơn
thuần là thế bố trí các lực lượng vũ trang và nhân dân, mà còn là vị thế của đất
nước và dân tộc sau khi đã làm chủ đất nước; còn là tư thế đối mặt với kẻ thù; còn
là uy thế đối với các thế lực xâm lược. Thế trận đó làm cho địch bị động, lúng túng,
chúng đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Ta lực nhỏ nhờ có thế tốt mà thắng lớn.
+ Phương pháp đánh giặc:
Tổ tiên ta đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều cách đánh, áp dụng linh hoạt
các mưu kế như: “tiêu thổ”, “thanh dã”, lẩn trốn vào rừng núi, cất giấu lương thực,
triệt hạ các điều kiện đảm bảo của giặc trong chiến đấu, thực hiện: “Lấy đoản binh
chế trường trận”, đưa giặc vào thế tiến không được mà thoái không xong. Tổ chức
LLVT thành nhiều thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Tổ tiên ta cũng thực hiện nhiều hình thức chiến thuật như: phục kích, tập
kích, công thành, thủy chiến, tiêu hao sinh lực địch đồng thời đánh các trận quyết
chiến chiến lược như: Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng, Rạch Gầm, Xoài Mút,
Ngọc Hồi làm thay đổi cục diện chiến trường, đi tới thắng lợi hoàn toàn.
Kết luận: Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, là nét độc
đáo trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó, dân tộc ta đã
đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giữ gìn giang sơn gấm vóc. Đúng như nhà thiên
tài quân sự Trần Quốc Tuấn nhận xét “Sở dĩ ta thắng được giặc ngoại xâm qua
nhiều thời đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức”.
d. Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
- cơ sở của nghệ thuật này là:
+ Do điều kiện thực tiễn nước ta, một đất nước không rộng, người không
đông, lại luôn phải đối mặt với những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều
lần, để giành chiến thắng buộc ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Xuất phát từ quy luật giải quyết mối quan hệ thế và lực. Mặc dù lực của ta
có thể nhỏ nhưng biết tạo thế tốt thì vẫn tạo được sức mạnh to lớn để đánh địch.
Ngược lại lực của địch mạnh nhưng ta đưa chúng vào thế yếu, thì lực đó khó được
phát huy.
Nguyễn Trãi nói: “Sức dùng một nửa mà công được gấp đôi”.
+ Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh có thể chuyển hóa, phát triển chứ
không đơn thuần là so sánh về quân số, trang bị của các bên tham chiến, do đó luôn
tin tưởng vào sức mình, từ đó dám đánh và đánh thắng.
Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành
nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam.
e- Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận,
ngoại giao.
- Cơ sở hình thành.
+ Do chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với xã hội, do đó phải kết hợp
chặt chẽ các mặt trận, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến
tranh.
+ Kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng cũng đánh ta trên
nhiều lĩnh vực, vì vậy ta phải đánh địch trên các mặt trận.
- Vị trí, nội dung, mối quan hệ giữa các mặt trận.
+ Mặt trận quân sự:
Có tính chất quyết định trực tiếp tới thắng lợi của chiến tranh, là quá trình tổ
chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng, các hình thức, biện
pháp chiến đấu, nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo thế cho các mặt trận khác.
+ Mặt trận chính trị:
Là cơ sở tạo thành sức mạnh của mặt trận quân sự, ngoại giao, binh vận. Ông
cha ta đã tập trung tuyên truyền cho tính chính nghĩa ở cuộc kháng chiến của ta,
tính phi nghĩa, xâm lược ở cuộc kháng chiến của ta do kẻ thù gây ra. Tăng cường
củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền để đủ sức lãnh đạo kháng
chiến.
+ Mặt trận ngoại giao:
Kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, đánh vào ý chí xâm lược
của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Tư tưởng xuyên suốt trong
đấu tranh ngoại giao là giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc. Ngoại giao kết hợp
với quân sự chính trị để giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
+ Mặt trận binh vận:
Cùng với phát huy thế mạnh của lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, tổ
tiên ta đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
để đánh vào kẻ thù xâm lược, vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, làm
cho chúng phân tán tư tưởng, giao động, chủ quan kiêu ngạo, tạo cơ sở cho mặt
trận quân sự giành thắng lợi.
Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận trong chiến tranh
là nét độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta.
g. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.
Để đánh tam mưu đồ xâm lược của kẻ thù, trong các triều đại phong kiến cha
ông ta đã tổ chức và tiến hành các trận đánh lớn, có tính quyết định, làm thay đổi
cục diện trên chiến trường, buộc địch phải thất bại rút quân về nước. Các trận đánh
lớn như : Bạch Đằng (3 lần), Như Nguyệt, Chi Lăng, Đông Quan, Đống Đa, Rạch
Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi, Thăng Long…
Từ các trận đánh lớn trên có thể rút ra những nét độc đáo trong nghệ thuật
thực hành các trân đánh lớn là:
+ Về lựa chọn địa điểm (không gian) tác chiến: Cha ông ta luôn chọn địa
điển có lợi cho ta, bất lợi cho địch, ta luôn làm chủ được không gian, địa hình, thời
tiết,
+ Về thời gian ta luôn chủ động chọn thời điểm phù hợp, khi quân địch chủ
quan, mệt mỏi suy yếu (thường đánh vào mùa Xuân lúc này ta mạnh, địch yếu).
+ Về chuẩn bị, tổ chức lực lượng: ở các trận đánh lớn cha ông ta đã tiến hành
tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo chắc thắng, từ lực lượng nghi binh lừa địch, lực
lượng trên các hướng mũi tiến công, lực lượng toàn dân giam chân, dàn mỏng lực
lượng địch; công tác bảo đảm hậu cần.
+ Về cách đánh: Chủ động đánh theo cách đánh của ta, đánh vào tư tưởng
đánh nhanh thắng nhanh của địch bằng cách đánh chắc tiến chắc (theo binh pháp
Tôn Tử khi đi xâm lược nước khác phải đánh nhanh tháng nhanh), đánh vào lương
thảo của địch băng cách “tiêu thổ”, “thanh dã” thực hiện “vườn không, nhà trống”,
đánh vào đội quân tiếp viện của địch (trận Vân Đồn), (theo binh pháp Tôn Tử khi
đi xâm lược nước khác lương thảo thường cướp ở những nơi đã chiếm); Lừa dụ
địch vào thế bất lợi, bí mật tiến công, vào nơi sơ hở, mỏng yếu làm địch trở tay
không kịp.
Những trận đánh lớn được cha ông ta tiến hành trong lịch sử vẫn còn vang
vọng mãi ngàn đời, đó là những mốc son chói lọi trong lịch sử đan tộc ta.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro