Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

quản trị học 2345

2. Quản trị tổ chức
2.1. Khái niệm
Quản trị tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến đổi.
2.2. Những phương diện cơ bản của quản trị tổ chức
2.2.1. Phương diện tổ chức- kĩ thuật của quản trị tổ chức
- Quá trình của làm quản trị
+ lập kế hoạch
+ tổ chức
+lãnh đạo
+ kiểm tra
- Đối tượng của quản trị
+mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức
+thông qua việc tác động lên con người quản trị tác động lên các vật chất và phi vật chất khác: vốn, vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ thông tin,
=> quản trị biến sức mạnh của nhiều người thành sức mạnh chung của tổ chức để đạt được mục tiêu.
- thời điểm tiến hành quản trị
+ Liên tục theo thời gian
- mục đích của quản trị
+ Tạo ra giá trị gia tăng tổ chức và các thành viên của nó
+ Điều kiện tạo ra giá trị gia tăng: làm đúng việc ( đúng mục tiêu) - làm việc đúng (hiệu quả cao)
2.2.2. Phương diện kinh tế- xã hội của quản trị
Dựa trên việc xác định các yếu tố
- mục đích của tổ chức
- người điều hành
- đối tượng và khách thế
- người sở hữu giá trị gia tăng từ hoạt động quản trị
=> tính kinh tế- xã hội thể hiện được đặc trưng của quản trị trong tổ chức, quản trị vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù
3. Các chức năng quản trị
- Khái niệm: các chức năng quản trị là những loại công việc quản trị khác nhau.
3.1 các chức năng theo quá trình quản trị
+ Lập kế hoạch
+ Tổ chức
+ Lãnh đạo
+ Kiểm tra
3.2. Các chức năng theo hoạt động của tổ chức
Quản trị lĩnh vực marketing
Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Quản trị sản xuất
Quản trị tài chinhd
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị chất lượng
Quản trị các dịch vụ và hỗ trợ cho tổ chức: thông tin, pháp lý, đối ngoại..
3.3. Tính thống nhất của quản trị
4. Vai trò của quản trị tổ chức
- thống nhất, phối hợp những nỗ lực cá nhân vào mục tiêu chung
- quản trị giúp chỉ rõ mục đích và hướng đi của tổ chức, đạt được nhũng thành tích ngắn hạn và dài hạn.
- những yếu tố tạo thành kết quả
Nhân lực
Vật lực
Tài lực
Thông tin
=> quản trị sẽ kết hợp các yếu tố đó lại thành 1 chỉnh thể để thực hiện mục đích của tổ chức
- quản trị giúp các tổ chức thích nghi được vs môi trường, tận dụng các cơ hội, giảm bớt nguy cơ từ điều kiện môi trường.

5. Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
- khoa học
Quản trị liên quan tới: quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội
Thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản trị.
- nghệ thuật
Bản chất của quản trị là mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức mà tác động tới con người với những nhu cầu rất đa dạng phong phú với những toan tính, tâm tư tình cảm khó có thể cân đo đong đếm được
=> nhà quản trị phải xử lý khéo kéo linh hoạt ...
- là một nghề
Đã là nghề thì phải đi học nghề vì vậy có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động quản trị

- yêu cầu của nghề quản trị
+ Phát hiện năng lực
+ Đào tạo về nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm chu đáo
+ Nhận thức chuẩn xác đầy đủ các quy luật khách quan

Biến động môi trường kinh tế:

Cạnh tranh gay gắt: Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế, buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Thay đổi luật pháp và chính sách: Việc hội nhập kinh tế dẫn đến thay đổi luật pháp và chính sách liên tục, đòi hỏi nhà quản trị phải cập nhật và tuân thủ để tránh rủi ro.

Biến động tỷ giá hối đoái, lãi suất: Gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp.

2. Nhu cầu thị trường thay đổi:

Nhu cầu đa dạng: Khách hàng ngày càng có nhu cầu đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh.

Văn hóa và sở thích tiêu dùng khác nhau: Hiểu biết về văn hóa và sở thích tiêu dùng của khách hàng ở các thị trường khác nhau là một thách thức lớn đối với nhà quản trị.

3. Quản lý nguồn nhân lực:

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao: Doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt và khả năng thích ứng với môi trường quốc tế.

Quản lý nhân viên đa quốc gia: Khó khăn trong việc giao tiếp, hòa nhập văn hóa và quản lý nhân viên từ các quốc gia khác nhau.

4. Nâng cao năng lực quản trị:

Áp dụng công nghệ tiên tiến: Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro: Hội nhập kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó nhà quản trị cần có khả năng dự đoán, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với môi trường hội nhập, khuyến khích đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế.

5. Một số khó khăn khác:

Thiếu hụt thông tin: Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và luật pháp quốc tế

Rào cản ngôn ngữ: Khó khăn trong giao tiếp và hợp tác với các đối tác quốc tế.

Chi phí hội nhập cao: Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Biện pháp

Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác với các đối tác quốc tế để chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm và thị trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Chú trọng xây dựng thương hiệu: Xây dựng thương hiệu mạnh để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro