Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

biện phâp

Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách có nhược điểm lớn là chứa đựng

nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế , xã

hội.Thực tế đã cho chúng ta những bài quý giá về việc phát hành tiền quá dễ dãi để

bù đắp bội chi ngân sách gây ra lạm phát cao trong thập niên 80.Từ 1-4-1990 chúng

ta đã thành lập hệ thống kho bac Nhà nước trực thuộc bộ tài chính (người chịu trách

nhiệm về bội chi ngân sách Nhà nước) độc lập với ngân hàng Nhà nước (người

chịu trách nhiệm về việc phát hành tiền vào trong lưu thông) được xem là một cuộc

cách mạng cơ cấu nhằm tách chức năng quản lí quỹ ngân sách Nhà nước ra khỏi

chức năng phát hành tiền, tranh được tình trạng" mang tiền túi nọ bỏ vào tui kia".Cơ

chế đò đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế bội chi và lạm phát trong những

năm qua.

Lạm phát: Việc phát hành tiền giấy không kiểm soát có thể gây ra lạm phát khi lượng tiền trong nền kinh tế tăng một cách quá mức. Điều này có thể làm giảm giá trị của tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khả năng mua hàng và tiết kiệm của người dân.

Mất giá trị: Với việc phát hành tiền giấy quá mức, giá trị của tiền tệ có thể giảm. Điều này có thể gây ra sự thiếu niên của tiền giấy và làm mất đi lòng tin của công chúng vào tiền tệ và chính phủ.

Chi phí in ấn: Phát hành tiền giấy yêu cầu các hoạt động in ấn và phân phối, và điều này đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể. Các chi phí này chịu trách nhiệm cho việc sản xuất và quản lý tiền giấy có thể là một gánh nặng tài chính đối với nhà nước.

Rủi ro an ninh: Tiền giấy dễ bị làm giả, và việc phát hành tiền giấy quá mức có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động làm giả tiền tệ. Điều này có thể gây ra vấn đề an ninh và mất trật tự trong nền kinh tế.

Khó khăn trong quản lý tài chính: Việc phát hành tiền giấy để bù đắp chi ngân sách nhà nước có thể tạo ra các thách thức trong việc quản lý tài chính. Sự gia tăng trong nguồn cung tiền có thể làm tăng sự không ổn định và khó khăn trong việc dự đoán và điều chỉnh các yếu tố kinh tế khác trong quốc gia.

Do đó, việc phát hành tiền giấy để bù đắp chi ngân sách nhà nước cần được thực hiện một cách cân nhắc và cẩn trọng để tránh các tác động tiêu cực đến kinh tế và người dân.


Thực tế thì trong những năm qua thì Nhà nước ta đã không phát hành tiền

để trang trai thâm hụt ngân sách nữa mà thay vào đó là việc phát hành tín phiếu, trái

phiếu kho bạc Nhà nước và vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi, những việc làm

này cũng gốp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ở vào trạng thái suy thoái, mức độ lạm

phát không cao, vật giá không leo thang, thì khi đó việc phát hành tiền cần phải

được chủ động tiến hành nhằm mục tiêu trước mắt là có tiền để trang trải các

chương trình đầu tư phát triển, có tiền để tăng lương theo đúng kế hoạch, bù đặp bội

chi ngân sách.Sau nữa việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lí sẽ tạo ra

mức lạm phát nhẹ, từ đó kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ của Nhà

nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.Nhất là nếu chủ động một phần(15-20%) nguồn

vốn phát hành cho đầu tư hạ tầng sẽ có tác dụng rất tốt đối với nền kinh tế, đẩy

nhanh tốc độ phát triển kinh tế đang bị suy giảm.

Như vậy thì biện pháp phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách luôn có 2

mặt của nó, nếu như ta biết áp dụng khéo léo, linh hoạt sao cho thật sự phù hợp

trong từng tình huống cụ thể của nền kinh tế thì sẽ làm giảm bớt những ảnh hưởng

của bội chi ngân sách, kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn nữa.Nhưng ngược lại nêu như chúng ta quá lạm dụng vào biện pháp này để bù đắp thâm hụt
n

gân sách thì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế cũng như làm nguy hại đến những giá trị mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua.

3.2.2: Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách bao gồm có vay trong nước và vay nước
n

goài.

Lãi suất thường thấp hơn: So với việc vay nợ ngoại tệ, lãi suất cho vay trong nước thường thấp hơn. Điều này giúp giảm chi phí trả lãi hàng tháng và góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Tăng cường độc lập tài chính: Vay nợ trong nước giúp tăng cường độc lập tài chính của quốc gia. Không phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài chính từ nước ngoài giúp quốc gia có khả năng tự điều chỉnh nguồn lực tài chính của mình.

Giảm rủi ro tỷ giá: Khi vay nợ trong nước, không có rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá ngoại tệ. Việc tránh được rủi ro này có thể giúp ổn định ngân sách nhà nước và tránh tác động tiêu cực đến kinh tế.

Phát triển thị trường tài chính trong nước: Việc vay nợ trong nước có thể tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường tài chính trong nước, bằng cách tăng cường hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Tăng cường quan hệ giữa chính phủ và ngân hàng trong nước: Việc vay nợ trong nước có thể góp phần tạo sự liên kết mạnh mẽ hơn giữa chính phủ và các ngân hàng trong nước. Điều này có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên, từ việc xây dựng mối quan hệ cùng nhau phát triển và ổn định ngân sách.

.Để vay được tiền thì Chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay (tín phiếu, trái phiếu, công trái..), đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập... Tuy nhiên tổng lượng tiền mà nhân dân có thể có để cho Chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiền tiết kiệm của xã hội.Nếu Chính phủ huy động được nhiều thì đương

nhiên phần tiền còn lại giành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở ngoài khu

vực quốc doanh sẽ bị giảm đi.Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của Chính phủ và

các ngân hàng càng có lãi suất hấp dẫn thì càng tạo ra luồn tiền vốn dịch chuyển từ

các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không

chảy vào sản xuất kinh doanh.Do đó vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách

luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.Mục

tiêu chấn hưng nền kinh tế của Chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu,

tín phiếu bị chính giải pháp nay cản trở. Nhưng cũng phải nên thấy một điều rằng vay

t rong nước lại dễ triển khai tránh bị ảnh hưởng hoặc o ép từ bên ngoài, do đó mà tình

tuy nghi khi đi vay và sử dụng vốn vay là một điều khó trámnh khỏi cần phải có những

biện pháp khắc phục.

Đối với vay nước ngoài thì lại phụ thuộc vào đối tác cho vay thường được

thực hiện dưới các hình thức kể cả ODA và vay trên thị trường tài chính quốc tê.Dù

vay dưới hinhg thức nào đi chăng nữa thì việc đi vay nước ngoài luôn phải chịu

những ràng buộc, áp đặt bằng điều kiện từ nước cho vay.Hiện tại nước ta chủ yếu

đang vay nước ngoài để bù đắp bội chi bằng các nguồn vay ưu đãi, lãi suất thấp,

thời gian dài.Gắn vào đó là phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc của người cho

vay.ví dụ: quỹ Miyazawa của Nhật quy định trong tổng số vốn được cho vay tài trợ

thì phải có ít nhất 50% được dùng để mua hàng hoá của Nhật hoặc của các công ty

Nhật Bản đóng tại nước sở tại.Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện thủ tục không

thành văn khác như phải qua ngân hàng trung gian xuất nhập khẩu Nhật Bản.Vay

nước ngoài tuy còn phụ thuộc vào rất nhiều vào uy tín và khả năng trả nợ của nền

kinh tế nhưng không xâm hại đến nguồn vốn trong nước giành cho đầu tư, lại

thường có khối lượng đáng kể, có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ kỹ thuật và quản

lý, có thời hạn đủ dài để vốn vay phát huy hiệu quả.Do đó cũng cần quan tâm đúng

mức đến biện pháp vay nước ngoài để bù đắp bội chi.

Thêm vào đó càng tăng cường đi vay Chính phủ càng chất thêm gánh nặng

nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình.Thật vậy nghĩa vụ nợ đến hạn

bắt buộc phải trả hàng năm đương nhiên được trích từ ngân sách Nhà nước

mà khi đến hạn trả nợ thì vô hình chung các khoản chi trả của Chính phủ tăng lên

một cách trông thấy.Như vậy một chính phủ đi vay quá nhiều cả ở trong và ngoài

nước sẽ gây ra nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế, làm giảm uy tín cũng như

khả năng tự chủ về tài chính của Nhà nước đó.Do vậy chúng ta cần phải cân đối,

tính toán cho thật chính xác thời điểm đi vay, vay ở đâu, và vay của những đối

tượng nào là tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

3.2.3: Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế

Tăng thuế bằng biện pháp trực tiếp tăng thúê suất là giải pháp khó triển khai

và tốn kém.Mặc dù Nhà nước hoàn toàn có quyền tăng thuế hoặc ban hành thêm

thuế mới để tạo nguồn bù đắp bội chi ngân sách.Tuy nhiên cần tính đến tác động

nhiều chiều của giải pháp này.

Theo La-phe nhà kinh tế học người Mỹ, hồi thập niên 70 đã đồ thị hoá 2 tác

động trái ngược nhau của việc tăng thuế tuỳ theo mức thuế suất áp dụng.Khi còn ở

trong vùng có thể chịu đựng được thì tăng sẽ thuế suất sẽ làm tăng nguồn thu cho

ngân sách Nhà nước, đồng thời còn kích thích các đối tượng nộp thuế phát triển

kinh doanh, mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời có một phần

nộp cho ngân sách Nhà nước còn một phần làm thặng dư cho mình.Trong trường

hợp này tăng thuế có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế, nhưng khi vượt quá

giới hạn chịu đựng của nền kinh tế thì khi tăng thuế lại làm giảm nguồn thu từ ngân

sách, mặt khác nó còn thúc đẩy tình trạng trốn lậu thuế, kìm hãm hoặc không kích

thích được nền kinh tế phát triển.

Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không mấy dễ áp dụng và tốn kém.Tăng

thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng cuả nền kinh tế, sự hiệu

quả của hệ thống thu, phụ thuộc vào hiếu suất của từng sắc thuế.Trong thời kì nền

kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì việc tăng thuế không những không

khả thi mà còn làm cản trở của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng số lượng nợ

đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính

không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách

Nếu tăng thuế chỉ nhằm vào các giải pháp tăng thuế suất và ban hành thêm

các sắc thuế mới, nhất là tăng thuế trực thu thì về mặt lý thuyết là có thể tăng thu

ngay nhưng trên thực tế rất khó được áp dụng đúng đắn và khó có thể đạt được ngay

kết quả.Hơn nữa nếu thuế suất quá cao còn dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế, tác

động xấu đến môi trường kinh tế.

Tình hình thực tiễn ở nước ta cho thấy muốn tăng thu từ thuế cho ngân sách

Nhà nước, cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm làm hợp lí hoá và nâng cao

hiệu quả của hệ thống thuế, mở rộng diện thu thuế sẽ phù hợp với thực tế và có tính

khả thi cao hơn các giải pháp nhằm vào tăng thuế hoặc ban hành thêm các sắc thuế

mới.Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế bao gồm cải cách hành

chính thuế(bộ máy, quy trình, phương thức tổ chức thu thuế và hoàn thiện các sắc

thuế).

3.2.4: Cắt giảm chi tiêu nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước

Cắt giảm chi tiêu với hi vọng làm giảm tổng chi nhằm giảm bội chi ngân

sách là biện pháp "tiêu cực" xét dưới góc độ kinh tế học bởi vì Chính phủ sẽ cắt

giảm chi tiêu thường xuyên (chi lương, chi mua sắm trang thiết bị) thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm chi đầu tư phát triển, như vậy sẽ thu hẹp khả năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ thì sản phẩm sẽ tồn đọng, kinh tế sẽ gặp khó khăn, sản xuất đình đốn.Trong thực tế cần xuất phát từ bối cảnh kinh tế-xã hội từng năm, căn cứ mục tiêu các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn...cũng như căn cứ tình hình tài chính, tiền tệ, tình hình nợ nước ngoài...để xác định các giải pháp khai thác nguồn tài chính bù đắp bội chi thích hợp.Ngoài ra Nhà nước cần tích cực triển khai các chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện mạng lưới giao thông, kích thích tiêu dùng nhằm tăng cường khả năng phát triển của nền kinh tế.Tuy nhiên cần tách bạch phạm trù kích cầu với phạm trù kích cầu với phạm trù tiết kiệm chống lãng phí.Trong điều kiện tiềm lực ngân sách Nhà nước có hạn, thì kích cầu không để xảy ra tình trạng vung tiền bừa bãi, bỏ qua các quy định, quy phạm tài chính về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiến hành đầu tư có trọng điểm, cải thiện thực chất chế độ tiện theo hướng tăng thu nhập cho người hưởng lương nhưng không tăng biên chế để làm tăng tổng quỹ lương.

Tóm lại mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm nhất định, cần tuỳ thuộc và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước để lựa chọn những giải pháp thích hợp.Tuy nhiên nhìn một cách toàn diện thì thực hiện tốt công tác quản lí và điều hành ngân sách Nhà nước vẫn là biện pháp

biện pháp tốt nhất cho các quốc gia để hạn chế, khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước
Y

êu cầu của hệ thống thông tin quản lý:
- Hệ thống thông tin xây dựng phù hợp với mô hình tổ chức quản lý cũng như tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Dựa trên những bộ phận chức năng
trong mô hình tổ chức để xây dựng hệ thống thu thập thông tin và các kênh thông tin,
- Hệ thống thông tin phải phản ánh đúng tình hình thực tế và phải được Thu thập từ các nguồn thông tin xác đáng, có căn cứ và có sức thuyết phục. Hệ thống thông tin được xây dựng không chính xác thì khó có thể giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định và sách lược đúng đắn.
- Hệ thống thông tin phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết:như vậy cần phải xác định rõ nhà quản lý cần những thông tin gì phục vụ cho công
việc của mình. Mức độ đầy đủ của hệ thống thông tin được xác định bằng cách những
thông tin có đáp ứng được các yêu cầu của nhà quản lý không.
- Hệ thống thông tin cần phải được cung cấp cho các nhà quản lý một cách kịp thời phục vụ cho công việc: Tức là hệ thống thông tin phải phản ánh tình hình
đang hay sắp diễn ra, rất cần thiết cho công tác ra quyết định nhằm giải quyết những mâu thuẫn bức xúc hiện tại hoặc tương lai. Nếu hệ thống thông tin cung cấp không kịp thời cho công tác quản lý sẽ đưa lại những thiếu hụt, yếu kém, lỡ thời cơ, dẫn đến những hậu quả không lường trước trong công tác quản lý
- Tính đầy đủ, tính hiện đại, tính hệ thống của thông tin:
+ Tính đầy đủ của thông tin tức là phải đủ về dung lượng tin và nêu rõ được bản
chất của hiện tượng phản ánh đầy đủ các khía cạnh của sự vật, của vấn đề, giúp cho
lãnh đạo thấy được toàn cảnh vấn đề và đưa ra quyết định chính xác.
+ Tính hiện đại của thông tin là thông tin phải mới và cập nhật, phải được thu
thập theo phương pháp hiện đại nhất và được chế biến theo những yêu cầu cần thiết và
bằng những phương tiện hiện đại nhất.
- Tính logic và tính ổn định của hệ thống thông tin: Thông tin trong quản lý
không đảm bảo tính logic và tính ổn định thì không thể tạo ra môi trường kinh tế để
các cấp lãnh đạo có quyết định hiệu
+ Tính logic của thông tin đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xử lý, truyền
đạt, lưu trữ theo một trình tự và phương pháp khoa học hợp lý giúp cho các cán bộ
quản lý thấy rõ công việc cần làm của mình, vừa giúp cho tính kế thừa trong quản lý
được liên tục. Mặc khác, tính logic của thông tin là một điều kiện làm cho ý nghĩa và
vai trò, hiệu quả của thông tin được nâng cao.
+ Tính logic thể hiện ở chỗ các quyết định của các cấp quản lý khác nhau về
cùng một hành vi hoạt động kinh tế của cơ sở phải thống nhất và nhất quán, tránh mâu
thuẫn và loại bỏ lẫn nhau, khiến cho các cấp thực hiện không biết phải ra quyết định
như thế nào và phải thi hành quyết định là ai.
+ Tính logic của thông tin còn đòi hỏi việc ra quyết định cho các cấp thực hiện
phải tuân thủ sự đồng bộ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích.
- Tính kinh tế: Thông tin quản lý phải đảm bảo yêu cầu về mặt kinh tế, bảo
đảm hiệu quản kinh tế xã hội của hoạt động quản lý, tránh sự phô trường hình thức,
nhập và trang bị nhiều phương tiện hiện đại, nhưng không có người đủ trình độ sử
dụng, hoặc không sử dụng được triệt để công suất của thiết bị máy móc.
- Hệ thống thông tin được xây dựng phải phù hợp với từng cấp quản lý, dễ
sử dụng. Mỗi cấp quản lý khác nhau sẽ cần những thông tin khác nhau. Do đó, tùy vào
yêu cầu của các cấp, hệ thống thông tin sẽ thu thập, xử lý và truyền cho các cấp những
thông tin khác nhau. Những kết quả phải được thể hiện một cách rõ ràng, đơn giản, dễ
hiểu để các cấp quản lý có thể dễ dàng sử dụng phục vụ cho công việc của mình.
- Hệ thống thông tin phải đảm bảo tính bảo mật. Thông tin cũng là một
nguồn lực sản xuất. Xây dựng hệ thống thông tin để thu thập, xử lý và phân phát thông
tin trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến việc bảo mật
thông tin vì những thông tin quan trọng của cấp trên nếu lộ ra có thể gây tổn thất cho
doanh nghiệp. Chỉ có những người có đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm mới được phép
tiếp cận thông tin.
- Hệ thống thông tin phải có kết cấu mềm dẻo và có khả năng phát triển.
Trong điều kiện vận động không ngừng của xã hội, hệ thống thông tin được xây
dựng phải có kết cấu mềm dẻo và khả năng phát triển để phù hợp với các điều kiện của
doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển nhanh chóng trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro