Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

News in Feb

Kiểm toán các “ông lớn”: Biết dư luận quan tâm, nhưng...

Kế hoạch kiểm toán năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố đã khiến không ít người bất ngờ, vì sự vắng mặt của hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn.

Không những thế, với một số tập đoàn đang có “tai tiếng” trong hoạt động, quản lý như EVN, Petrolimex, các ngân hàng... dù đến thời điểm này đã hoàn tất kiểm toán năm 2011, song kết quả thì vẫn chưa thể công khai, dù luật không cho phép như vậy.

 Trao đổi với VnEconomy và báo giới tại buổi họp báo ngày 9/2, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái đã lý giải những “bất thường” trên.

Thưa ông, tại sao Kiểm toán Nhà nước tổ chức công bố kế hoạch kiểm toán năm 2012 nhưng vẫn chưa công bố kết quả kiểm toán cụ thể đối với một số tập đoàn lớn trong năm 2011?

 Trong năm 2011, chúng tôi đã tiến hành kiểm toán 151 đầu mối, trong đó có 34 tỉnh, thành phố, 20 bộ, ngành, 27 tập đoàn, tổng công ty, 39 dự án đầu tư... Đến thời điểm 10/12/2012, toàn bộ các cuộc kiểm toán đã được hoàn tất.

 Tuy nhiên, do số lượng đầu mối được kiểm toán quá nhiều nên chúng tôi không thể tổ chức công bố với báo giới được. Còn thực tế, ngay sau khi kết thúc kiểm toán, chúng tôi đã gửi lại cho đơn vị được kiểm toán, một số đơn vị liên quan để đối chiếu.

 Còn đối với kết quả kiểm toán tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chúng tôi cũng đã gửi tới các đơn vị liên qua, đã sử dụng kết quả kiểm toán để kiến nghị, tham vấn cho các bộ, ngành, Thủ tướng trong việc quản lý, điều hành đối với tập đoàn này. Với báo chí, có thể sẽ tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán EVN vào giữa năm nay.

Vậy còn kết quả kiểm toán tại các ngân hàng thương mại lớn thì sao, thưa ông?

 Trong năm 2011, Kiểm toán Nhà nước có kiểm toán một số ngân hàng thương mai, trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Công Thương (Viettinbank).

 Với VDB, đây là một tổ chức kinh tế thực hiện chính sách có điều kiện. Vốn của ngân hàng này do nhà nước cấp hoặc huy động từ các tổ chức, trong đó nhà nước có hỗ trợ về chi phí huy động.

 Đối với ngân hàng Viettinbank thì theo một số thông tin chúng tôi biết được, đây là ngân hàng có mức lãi nhất hiện nay, khoảng trên 8.000 tỷ đồng. Còn qua kiểm toán vừa qua, tình hình thanh khoản bình thường, không có vấn đề gì đáng ngại như một số cơ quan truyền thông đưa tin.

 Còn các ngân hàng thương mại khác mà nhà nước không chiếm cổ phần chi phối thì theo quy định, chúng tôi không tiến hành kiểm toán.

Thưa ông, tại sao trong kế hoạch kiểm toán năm nay lại vắng mặt hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn?

 Năm nay chúng tôi chỉ chọn kiểm toán hai tập đoàn là Hóa chất và Xăng dầu. Thực tế thì hiện nay, tập đoàn, tổng công ty hiện khá nhiều, lên tới hàng chục đơn vị,  trong khi năng lực kiểm toán Nhà nước lại có hạn. Chúng tôi chỉ lựa chọn những đơn vị ưu tiên để kiểm toán, trong đó phần lớn là các đơn vị, dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn ODA.

Như vậy liệu kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước có quá cứng nhắc không, làm theo kiểu tuần tự, bởi trong năm 2011 các vấn đề về quản lý, sử dụng vốn, đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn là khá nóng và dư luận hiện cũng rất quan tâm?

 Kiểm toán chuyên đề năm nay mới bắt đầu làm, nếu chúng ta làm nhiều quá có khi sẽ không thành công. Tuy nhiên, dù không kiểm toán chuyên đề nhưng tất cả các tập đoàn, tổng công ty trong những năm vừa qua chúng tôi đều có đánh giá hết, đặc biệt là trong vấn đề đầu tư ngoài ngành, từ đó có những cảnh báo, kiến nghị rõ ràng.

 Vẫn biết rằng, đó là những vấn đề dư luận đang rất quan tâm, trông chờ vào kết quả kiểm toán nhưng chúng ta không thể đòi hỏi làm ngay được mà cần phải có kế hoạch, có thời gian, có lộ trình xây dựng cụ thể.

 Còn kế hoạch trong những năm tới, vấn đề đầu tư, quản lý vốn của các tập đoàn kinh tế sẽ là một trong những nội dung chúng tôi sẽ xem xét để có thể làm một chuyên đề bao quát.

Tại sao Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa được kiểm toán trong năm 2011, năm nay lại tiếp tục có mặt trong danh sách. Liệu tập đoàn này đang có “vấn đề”?

 Trong năm 2011, chúng tôi không kiểm toán báo cáo tài chính của Petrolimex, mà đó là kiểm toán chuyên đề về quỹ bình ổn giá xăng dầu tại 10 đầu mối, trong đó có Petrolimex. Thông thường với kiểm toán báo cáo tài chính thì phải 2 -3 năm mới quay lại, song nếu xét thấy cần thiết thì chúng tôi vẫn có thể kiểm toán trong 2 năm liên tiếp đối với bất kỳ một đơn vị nào.

Vậy năm nay sẽ kiểm toán Petrolimex ở những nội dung nào, thưa ông?

 Chúng tôi sẽ tập trung vào kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn này có hiệu quả không hay có bất thường, rủi ro gì không...

 Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ tập trung kiểm toán việc bù lỗ giá xăng dầu, bình ổn giá xăng dầu... đối với Petrolimex. Đối với nội dung này, chúng tôi không chỉ triển khai tại Petrolimex mà sẽ kiểm toán cả Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Saigon Petro.

 Hơn nữa, trong khi năm ngoái chỉ kiểm toán quỹ bình ổn giá, thì năm nay sẽ đi sâu kiểm toán về vấn đề giá mua, bán để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.

Trong quá trình lên kế hoạch kiểm toán năm nay, Kiểm toán Nhà nước có nhận được đề nghị xin trì hoãn kiểm toán nào không, có tình trạng chạy chọt từ các đơn vị không, thưa ông?

 Tôi cũng xin nói thật là có một đơn vị xin trì hoãn, đó là Tổng công ty Cụm Cảng hàng không miền Bắc. Tuy nhiên, việc xin trì hoãn kiểm toán của đơn vị này là do đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. Lý do là vì đơn vị này đang tiến hành sáp nhập, cổ phần hóa, đầu tư các dự án dở dang...

 Hiện các đơn vị liên quan đang tổng hợp xem xét để trình Tổng kiểm toán Nhà nước có ý kiến chính thức về cuộc kiểm toán này.

He mo loi nhuan cua Techcombank

Kết quả kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) vừa được công bố với sự trở lại của khả năng tạo lợi nhuận hàng đầu trong khối.

Trong nhóm các ngân hàng thương mại lớn, Techcombank là thành viên công bố kết quả kinh doanh năm 2011 khá muộn. Thông tin cơ bản vừa được Tập đoàn Masan, tổ chức đang nắm tới 31% cổ phần Techcombank, công bố, sớm hơn dự kiến là ngày 20/2 tới.

Theo đó, trong năm 2011, Techcombank đã đạt tăng trưởng thu nhâp lãi thuần ở mức cao với 58,9%, chủ yếu đến từ mảng hoạt động cho vay truyền thống; tăng trưởng dư nợ đạt 20,8% so với mức 10,9% của toàn ngành; tăng trưởng tiền gửi đạt 10,1% so với mức 9,9% của toàn ngành; thị phần cho vay tăng thêm 0,2%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2011 của Techcombank cũng tăng trưởng khá mạnh với 51,5%, đạt mức 3.141 tỷ đồng so với mức 2.073 tỷ đồng trong cùng kì năm ngoái.

Như vậy, sau năm 2010 khó khăn về lợi nhuận (không hoàn thành chỉ tiêu cả năm dù đã có điều chỉnh), năm 2011 Techcombank đã có sự trở lại ấn tượng với vị thế là một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trong hệ thống (xét ở quy mô vốn, tổng tài sản và lợi nhuận, không tính khối quốc doanh đã cổ phần), bên cạnh Ngân hàng Á châu (ACB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Với kết quả trên, Techcombank đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng cho năm 2011 đề ra hồi đầu năm. Đáng chú ý là trong suốt năm 2011 ngân hàng này luôn thận trọng ở hoạt động cho vay, khi tỷ lệ cho vay trên huy động chỉ ở mức 71,3%, có thời điểm chỉ trên dưới 64%, trong khi nhiều ngân hàng khác phổ biến trên 90%.

Trong năm 2011, Techcombank tiếp tục có bước tăng vốn điều lệ từ 6.932 tỷ đồng lên 8.788 tỷ đồng.

 Kiem toan Niem Yet

Một năm làm việc chăm chỉ đã sắp kết thúc. Khi mọi người chuẩn bị đón chào một năm mới thì là lúc các kiểm toán viên bắt đầu một mùa kiểm toán bận rộn mới.

Đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết, thậm chí “mùa bận” của họ diễn ra quanh năm khi mà cuộc kiểm toán cuối năm chưa kịp “đóng sổ” thì bắt đầu chuẩn bị cho cuộc kiểm toán soát xét bán niên, rồi kiểm toán 9 tháng. Có lẽ ít có nghề nào căng thẳng và bận rộn như nghề kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán, mà chúng tôi chỉ gọi ngắn gọn là “kiểm toán niêm yết”. Hàng ngày kiểm toán viên làm việc với khách hàng đến khi trời không còn sáng, trở về văn phòng tiếp tục với thảo luận nhóm, hoàn thiện hồ sơ, xử lý các vấn đề phát sinh và chuẩn bị cho sáng sớm ngày hôm sau lại “trên từng cây số”.

Làm thế nào để được kiểm toán niêm yết

Để được kiểm toán niêm yết, công ty kiểm toán và các kiểm toán viên phải trải qua một quá trình xét duyệt dài hơi mà năm nào cũng phải có. Tiêu chuẩn để được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép cho một công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán niêm yết được quy định trong Quyết định 89 do Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, thường niên các công ty kiểm toán có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ và đệ trình cho UBCK trước hạn cuối cùng ngày 30 tháng 10. Công ty kiểm toán muốn được chấp thuận cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe về quy mô vốn, số lượng kiểm toán viên đăng ký (trên 7 kiểm toán viên), số lượng khách hàng,... Kiểm toán viên đăng ký cần phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm kể từ ngày được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ. Với những tiêu chí đó, hàng năm chỉ có khoảng hơn 30 trong số hơn 170 công ty kiểm toán tại Việt Nam được UBCK chấp thuận thực hiện kiểm toán niêm yết.

Sau khi “vượt rào” trong khâu cấp phép của UBCK, công ty kiểm toán cần phải qua một thủ tục xét duyệt của Đại hội cổ đông khi tiếp cận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một doanh nghiệp niêm yết. Thông thường, hội đồng quản trị của doanh nghiệp niêm yết sẽ đệ trình danh sách các công ty kiểm toán cho đại hội cổ đông phê duyệt. Và thông thường, đại hội cổ đông sẽ chấp thuận và ủy quyền lại cho hội đồng quản trị lựa chọn công ty kiểm toán trong danh sách đã phê duyệt. Có thể thấy rằng, “rào cản” lần thứ hai này chỉ là thủ tục cần phải có, bởi vì có lẽ chưa có trường hợp nào đại hội cổ đông phủ quyết danh sách công ty kiểm toán do hội đồng quản trị đề xuất.

Sức ép lớn từ rủi ro

2011 là một năm thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp khi lạm phát kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công cũng như cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh trong khi doanh thu sụt giảm. Sức ép đối với các doanh nghiệp niêm yết để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch là rất lớn. Theo các kiểm toán viên có kinh nghiệm, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “đánh bóng” báo cáo tài chính và lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu nhằm tránh những hệ lụy từ sức ép của cổ đông, khả năng bị thâu tóm hoặc không thể huy động thêm vốn.

Kiểm toán viên không phải là điều tra viên, không có các kỹ năng và công cụ để thực hiện điều tra. Điều đó có nghĩa là khi doanh nghiệp đã cố tình gian lận thì rất khó cho kiểm toán viên có thể phát hiện ra. Vì vậy trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp có nhiều lợi ích và động lực để “chế biến” số liệu kế toán thì sức ép của công việc kiểm toán đối với các kiểm toán viên là rất lớn. Trong thời gian vừa qua, sự đổ vỡ hay mất thanh khoản của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Dược Viễn Đông hay CTCK SME đã kéo theo những vụ “lùm xùm” trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Những nhà đầu tư bị thiệt hại trong vụ DVD phá sản quy trách nhiệm cho công ty kiểm toán vì họ quá tin tưởng vào số liệu báo cáo tài chính sáng láng đã được kiểm toán xác nhận. Hoặc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu SME khi CTCK này mất thanh khoản đã vỡ lở ra việc SME che dấu thông tin nhiều khoản phải thu các bên liên quan trong khi báo cáo tài chính vẫn được kiểm toán viên đưa ý kiến chấp nhận toàn phần. Có thể nói rằng những sai sót không thể hoàn toàn quy kết cho các kiểm toán viên một khi doanh nghiệp đã cố tình gian lận, nhưng kiểm toán viên cũng không thể hoàn toàn vô can?

Vì thế, trong giai đoạn này chính sách quản lý rủi ro, đặc biệt từ khâu chấp nhận khách hàng được rất nhiều công ty kiểm toán chú trọng. Một số công ty kiểm toán lớn, khi chấp nhận một khách hàng niêm yết đã xây dựng một quy trình đánh giá rủi ro rất chặt chẽ trong đó việc đánh giá tính chính trực của ban lãnh đạo doanh nghiệp là một khâu đặc biệt quan trọng. Và việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng còn được tính vào hiệu quả hoạt động của trưởng nhóm kiểm toán. Trong điều kiện môi trường kinh doanh có rủi ro nghề nghiệp rất cao cộng với sức ép về tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, tăng phí kiểm toán, giữ chân khách hàng, công việc kiểm toán niêm yết thực sự vô cùng nặng nề đối với các kiểm toán viên.

Một rủi ro khác đến từ các cơ quan quản lý. Khi một công ty kiểm toán gặp vấn đề về báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết. Chưa có phương pháp và tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý như Bộ Tài chính và UBCK đánh giá mức độ vi phạm của công ty kiểm toán, từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp. Do đó, các công ty kiểm toán vẫn “nơm nớp” sợ rủi ro khi thực hiện kiểm toán niêm yết, và đặt mức thận trọng cao hơn rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện thị trường sụt giảm hiện nay.

Thị trường kiểm toán phát triển không theo kịp yêu cầu

Qua những sự kiện trên, có rất nhiều lời phản ánh và phàn nàn về chất lượng kiểm toán, đặc biệt kiểm toán niêm yết từ phía nhà đầu tư, những người không có cách nào khác là tin tưởng vào thông tin trên BCTC được kiểm toán cung cấp. Đồng thời nhiều ý kiến cũng cho rằng phí kiểm toán hiện tại khá thấp so với công sức bỏ ra thì chất lượng kiểm toán liệu có bị ảnh hưởng?

Kiểm toán là một ngành nghề mà đầu ra có ảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính trong nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Tuy nhiên, không giống như ngành ngân hàng hay chứng khoán với hàng loạt các hội thảo và giải pháp tái cấu trúc hoặc chiến lược để phát triển, trong ngành kiểm toán dường như có quá ít giải pháp để phát triển và lành mạnh hóa thị trường kiểm toán. Các công ty mặc sức cạnh tranh “xuống đáy” khiến cho phí kiểm toán ngày càng giảm. Để đảm bảo doanh thu, các công ty phải giành giật khách hàng khiến cho tính độc lập và chất lượng kiểm toán ngày càng bị ảnh hưởng và phí kiểm toán ngày càng giảm sâu hơn. Và khi giá phí giảm, số lượng khách hàng tăng, công việc mà một kiểm toán viên phải đảm nhiệm sẽ tăng lên khiến cho rủi ro kiểm toán ngày càng cao. Một vòng luẩn quẩn không dễ thoát ra được.

Phí giảm, chất lượng giảm, nguyên nhân tại đâu?

Cạnh tranh khốc liệt về giá phí kiểm toán giữa các công ty kiểm toán nhằm giành khách hàng và thị phần, nguyên nhân có phải do chính bản thân các công ty kiểm toán?

Trong các cuộc họp lãnh đạo các công ty kiểm toán do Bộ Tài chính tổ chức, vấn đề cạnh tranh về giá phí dường như bị “tránh né”. Đã từng có đề xuất Bộ Tài chính quy định khung giá phí kiểm toán nhưng vì yếu tố thị trường cạnh tranh nên đã không thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi phỏng vấn các lãnh đạo các công ty kiểm toán thì phần lớn đều thừa nhận mong muốn giảm cạnh tranh bằng giá thấp tạo động lực tăng hiệu quả hoạt động và chất lượng kiểm toán trong khi thực tế họ lại làm ngược lại.

Nếu nhìn nhận và đánh giá sâu về vấn đề này, ta có thể thấy rằng, trên nguyên tắc thị trường, để có thể tăng giá phí đối với khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty cung cấp phải có sự khác biệt. Đặc thù sản phẩm kiểm toán cho thấy rất khó cho một công ty kiểm toán có thể tạo sự khác biệt đối với sản phẩm kiểm toán của mình so với sản phẩm cung cấp bởi các công ty khác. Hiện tại, đối với thị trường kiểm toán niêm yết, chúng ta có thể tạm chia thị trường kiểm toán thành hai phần, doanh nghiệp được kiểm toán bởi bốn công ty kiểm toán lớn, hay còn gọi là Big4, và doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán nhỏ hơn còn lại. Đối với các doanh nghiệp niêm yết lớn, có nhu cầu hoặc đã huy động vốn từ các tổ chức quốc tế, việc BCTC của họ được kiểm toán bởi Big4 với mức phí rất cao gần như là bắt buộc. Như vậy, sản phẩm kiểm toán có thể có khác biệt giữa kiểm toán bởi Big4 và không kiểm toán bởi Big4. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các Big4 dường như là không đáng kể và cạnh tranh giữa các Big4 cũng rất gay gắt cũng là nguyên nhân khiến khối lượng công việc kiểm toán tăng mạnh đi kèm với chất lượng giảm sút.

Gần đây UBCK đã phát hiện ra trường hợp doanh nghiệp niêm yết thực hiện thuê công ty kiểm toán khác thuộc Big4 để có được ý kiến kiểm toán “sạch” do công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán trước đó đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với cùng một báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thị trường khó khăn, hiện tượng này diễn ra tương đối phổ biến mặc dù trên thế giới hiện tượng này được coi là một phần tất yếu của thị trường chứng khoán, và thường được gọi là “mua bán ý kiến” (Opinion shopping). Công chúng tại Việt Nam, hoặc tại các thị trường chứng khoán mới nổi, thường không có ý kiến gì khi doanh nghiệp đổi công ty kiểm toán. Và đồng thời đối với doanh nghiệp niêm yết, BCTC tài chính được kiểm toán bởi công ty kiểm toán nào thì cũng không khác nhau đáng kể.

Do nguyên nhân khó có thể tạo sự khác biệt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng, nên các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán thường lựa chọn công ty kiểm toán chào phí thấp nhất, và dễ dàng chuyển sang công ty kiểm toán khác với mức phí thấp hơn mà không gặp trở ngại đáng kể. Hơn nữa, trong tiềm thức, các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thường cho rằng kiểm toán là chi phí bắt buộc phải bỏ ra thay vì mang lại giá trị hay lợi ích nào đó. Và như thế, các doanh nghiệp niêm yết cần giảm thiểu phí kiểm toán, nhất là trong điều kiện thị trường khó khăn. Mặt khác, khái niệm “khách hàng trung thành” và “có vấn đề khi đổi công ty kiểm toán” dường như không tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này càng tạo sức ép lớn hơn cho các công ty kiểm toán niêm yết, và có thể có những hành động thỏa hiệp với doanh nghiệp niêm yết, tạo rủi ro kiểm toán rất cao.

Phát triển thị trường kiểm toán góp phần minh bạch thông tin tài chính doanh nghiệp niêm yết

Nếu câu hỏi đặt ra đối với các công ty kiểm toán là làm thế nào giữ và mở rộng khách hàng đi kèm với chất lượng kiểm toán cao, giảm thiểu rủi ro kiểm toán? thì câu hỏi lớn mà các cơ quan quản lý cần quan tâm là làm thế nào phát triển thị trường kiểm toán và phát triển theo hướng nào?

Để trả lời câu hỏi của mình, công ty kiểm toán cần phải đánh giá lại vai trò và chất lượng sản phẩm cung cấp. Liệu sản phẩm kiểm toán có thực sự mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng hay không? hay chỉ là chi phí bắt buộc phải có. Liệu chất lượng báo cáo kiểm toán có thực sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng và góp phần tạo sự khác biệt với cùng một báo cáo kiểm toán do một công ty kiểm toán khác cung cấp? vấn đề nằm trong “ý thức chất lượng” của lãnh đạo các công ty kiểm toán và nằm trong đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi kiểm toán viên. Dường như, ở Việt Nam các kiểm toán viên chú trọng nhiều hơn đến tính “chuẩn tắc” trong công việc, có nghĩa là dường như hướng tới tính tuân thủ các quy định nhiều hơn. Trong khi, công việc kiểm toán chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng khi kiểm toán viên phải là nhà tư vấn độc lập đích thực. Để đạt được như vậy kiểm toán viên cần có sự am hiểu thị trường tài chính và đặc biệt tác động của các thông tin tài chính đã được kiểm toán đến thị trường.

Để trả lời câu hỏi của các cơ quan quản lý, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia có thị trường phát triển hơn. Tại Mỹ, trước khi một thông tin tài chính ảnh hưởng trọng yếu đến thị trường được công bố, thông tin đó phải được soát xét và có ý kiến của kiểm toán. Ví dụ như, trước khi công bố BCTC dự báo, kiểm toán viên cần thực hiện soát xét và đánh giá tính hợp lý của các giả định mà doanh nghiệp áp dụng khi dự báo các chỉ tiêu tài chính và đưa ý kiến về các giả định này. Nếu các quy định hoặc thông lệ tương tự được áp dụng tại Việt Nam, mức độ minh bạch và chất lượng của các thông tin tài chính sẽ được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, sẽ có thể có nhiều ý kiến cho rằng, việc đó sẽ tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng với mức độ “bát nháo” và tình trạng vi phạm công bố thông tin phổ biến hiện nay, đây cũng có thể là một công cụ để UBCK thanh lọc và nâng cao chất lượng hàng hóa trên hai sàn chứng khoán. Ngoài ra, quy định như thế này hi vọng cũng sẽ giúp các kiểm toán viên giỏi có thể giữ được khách hàng thông qua đa dạng hóa và tạo khác biệt về số lượng và chất lượng dịch vụ, nâng cao phí kiểm toán, giảm cạnh tranh về phí và giảm thiểu rủi ro kiểm toán và rủi ro về thông tin cho tất cả các đối tượng tham gia thị trường tài chính. ./.

Góc khuất chất lượng báo cáo kiểm toán doanh nghiệp Đăng ngày: 25.11.2011 16:45

Những khoản ngoại trừ “to đùng”Báo cáo kiểm toán được coi là một công cụ để các NĐT, cơ quan quản lý xác minh mức độ trung thực, đáng tin cậy của BCTC các doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, không phải mọi báo cáo kiểm toán “sạch” đều đồng nghĩa với việc không có nguy cơ có sai sót trọng yếu trong BCTC.

Phát biểu tại buổi tọa đàm về sai sót thường gặp qua kiểm soát chất lượng kiểm toán thường niên năm 2011, ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cho biết, trong quá trình kiểm tra, ông đã phát hiện có trường hợp một Báo cáo kiểm toán tại một công ty đóng tàu thuộc Vinashin đã ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho. Theo ông Mai, chỉ dùng phép cộng trừ đơn thuần, ước tính giá trị hàng tồn kho bao gồm cả tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang… của công ty này đã chiếm 70- 80% tổng tài sản. “Một khoản ngoại trừ hàng tồn kho lên tới 80% giá trị tài sản thì phần 20-30% giá trị còn lại, cho dù có là trung thực, hợp lý đi nữa thì làm sao có thể đảm bảo chất lượng báo cáo kiểm toán được?” ông Mai nhận xét.

Lý giải tình trạng này, ông Mai cho rằng, có hai nguyên nhân chủ yếu: một là, thời điểm ký hợp đồng kiểm toán diễn ra sau ngày kiểm kê hàng tồn kho của DN; hai là, DN có nhiều kho ở nhiều nơi, giá trị hàng tồn kho lớn mà yêu cầu kiểm kê trong vòng 1, 2 ngày. Và đây thực sự là thách thức lớn đối với CTKT.

“Làm sạch” nợ xấu

Không chỉ hàng tồn kho là đối tượng dễ bị ngoại trừ, các khoản cho vay, khoản phải thu đôi khi cũng được kiểm toán chấp nhận dù còn thiếu căn cứ. “Bình thường, quy trình xác định khả năng thu hồi của khoản phải thu của DN phải rất cẩn trọng. Ví dụ, kiểm toán chọn ngẫu nhiên 30/100 đối tượng để gửi thư xác nhận nợ. Nếu cả 30 đối tượng trên đều có thông tin phản hồi là đúng thì kiểm toán có thể chấp nhận được. Nhưng giả thiết có 3 trong số 30 đối tượng trên cho phản hồi là sai, thì kiểm toán viên lại phải chọn tiếp ngẫu nhiên 30 đối tượng khác để lấy ý kiến và làm lại quy trình trên, để xác định đúng nợ phải thu của DN”, ông Mai cho biết. Theo ông Mai, tình trạng các kiểm toán  viên không gửi thư xác nhận hoặc gửi nhưng không tổng hợp kết quả xác nhận mà dễ dàng chấp nhận nợ phải thu theo sổ sách của doanh nghiệp là có.

Điều này khiến cho chúng ta liên tưởng đến các khoản nợ phải thu của nhóm CTCK có thể tồn đọng nhiều năm, thậm chí lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn không có khoản trích lập dự phòng nào (dù thực tế là khó thu hồi). Rồi, nợ phải thu của người có liên quan như: cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, lãnh đạo DN… nhưng không được kiểm toán lưu ý. Chính việc vô tình hoặc cố tình bỏ qua khâu xác nhận nợ phải thu và khả năng thu hồi nợ đã khiến người sử dụng BCTC có cái nhìn không chính xác về thực trạng tài chính của DN. Và, việc này chỉ có thể hy vọng vào chính đạo đức của người làm kiểm toán, đơn vị độc lập duy nhất được tiếp cận chính xác tới giấy tờ của DN, chứ không phải là ai khác.

Báo cáo kiểm toán… “thế mạng”

Dùng từ “thế mạng” ở đây có thể không chuẩn lắm, nhưng có lẽ sẽ giúp người đọc hình dung ra những báo cáo kiểm toán đang được lập nhằm mục đích làm đẹp và thay thế báo cáo kiểm toán “xấu xí” với nhiều khoản ngoại trừ của DN đã được lập bởi một CTKT khác. Bà Lê Thị Hòa, Vụ phó Vụ Quản lý Phát hành, Uy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết: UBCK đã phát hiện được trường hợp một CTKT thuộc nhóm big 4, big 5 (nhóm 4, 5 CTKT lớn nhất) tham gia vào hoạt động trên.

 “Có trường hợp DN kiểm toán ra báo cáo lần đầu có nhiều điểm ngoại trừ, đã thuê một CTKT khác làm lại, với báo cáo chấp nhận toàn phần. Điều này là không thể chấp nhận được. Các bạn nghĩ rằng, nếu DN ỉm đi báo cáo kiểm toán lần đầu và làm kiểm toán lại thì sẽ không ai biết, nhưng nếu trong quá trình rà soát lại, chuyện đó lộ ra thì uy tín của các bạn sẽ như thế nào?” bà Hòa đặt câu hỏi với đại diện các CTKT. Theo bà Hòa, thời gian tới, UBCK sẽ xem xét lại toàn bộ và có biện pháp xử lý nghiêm những CTKT đưa ra ý kiến kiểm toán không trung thực.

“Không có khái niệm nhanh, nhiều, tốt, rẻ trong kiểm toán”, ông Mai nhận xét trong nhiều sai sót hiện nay có phần do mức phí kiểm toán quá thấp, không đủ bù đắp chi phí nếu tuân thủ 100% thủ tục kiểm toán (chỉ từ 30 – 70 triệu đồng/ DN). Để ra được một báo cáo kiểm toán của DN lớn hay nhỏ, kiểm toán viên đều phải tuân theo một quy trình chuẩn – một khối lượng công việc rất lớn. Theo nhiều ý kiến, trong bối cảnh báo cáo kiểm toán vẫn có sự mập mờ về chất lượng mà chưa có sự xử lý thật nghiêm minh từ cơ quan quản lý, người sử dụng BCTC không thể đặt cả niềm tin vào những BCTC đã được kiểm toán mà phải tìm hiểu thật kỹ về tình hình thực tế của doanh nghiệp.

“Người khổng lồ” Kodak chính thức xin phá sản

Đăng ngày: 19.01.2012 21:24

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Kodak, ông Antonio M. Perez, cho biết, "ban lãnh đạo cùng các quan chức quản lý cấp cao trong công ty đều nhất trí rằng, đây là bước đi cần thiết và đó là điều cần làm cho tương lai của Kodak".Hôm nay (19/1), Tập đoàn Eastman Kodak, người hùng một thời trong lĩnh vực sản xuất phim chụp ảnh, đã chính thức đệ đơn xin phá sản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều năm do doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.

Tập đoàn Eastman Kodak được thành lập vào năm 1880. 4 năm sau, Kodak đã trở thành cái tên quen thuộc với các hộ gia đình, sau khi nó thay thế các tấm ảnh kính bằng phim cuộn, một sản phẩm thân thiện với người sử dụng.

Những khó khăn bắt đầu đến với Kodak kể từ giai đoạn thập niên 1980, khi thị phần của công ty rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Sau đó, Kodak lại phải đương đầu với làn sóng ảnh kỹ thuật số và điện thoại thông minh.

Kể từ cuối những năm 1990, Kodak đã phải vật lộn về tài chính do sự sụt giảm doanh số bán hàng của phim ảnh. Kodak bật trở lại vào những năm 2000 bằng việc cam kết trở thành người đứng đầu về máy ảnh kỹ thuật số.

Niềm vui ngắn tày gang, khi các lãnh đạo Kodak quyết định chuyển tập trung vào mảng in ấn và chia sẻ ảnh số. Kodak bắt đầu thua lỗ và tuột dốc không phanh. Sau nhiều thất bại, đến năm 2012 Kodak đứng trước bờ vực phá sản.

Theo Kodak, tập đoàn cũng như các chi nhánh tại Mỹ đã đệ đơn lên tòa án New York, xin được bảo hộ tái cấu trúc doanh nghiệp theo Chương 11 Luật Phá sản. Các chi nhánh bên ngoài Mỹ không thuộc phạm vi đơn đề cập tới.

Ngoài ra, "người khổng lồ" một thời còn cho biết thêm, đại gia ngân hàng Citigroup đã đồng ý cấp cho Eastman Kodak một khoản tín dụng trị giá 950 triệu USD trong thời hạn 18 tháng để tập đoàn này có thể tiếp tục tồn tại. 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới có thể "'biến mất  Dăng ngày: 01.12.2011 19:29

Ông Michel Barnier, ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu, đã khiến ngành kiểm toán thế giới choáng váng. Ông cảnh báo dự thảo luật mới của công sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán và hoạt động cạnh tranh trong dài hạn.Các đại gia của ngành kiểm toán như Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers đang đứng trước khả năng bị xẻ làm đôi theo đề xuất mới của Ủy ban châu Âu (EC).

Dự thảo này đã được trình lên Nghị viện châu Âu. Theo đó, các công ty kiểm toán sẽ phải chia tách độc lập hoàn toàn bộ phận kiểm toán và phi kiểm toán, hiện đang đóng góp khoảng 1/3 lợi nhuận.

Dự thảo của ông đã được đưa ra sau nhiều tháng vận động và dự kiến tác động lớn nhất đến 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới bao gồm PwC, KPMG, Deloitte và Ernst & Young.

Nhóm công ty kiểm toán nhỏ, được cho là sẽ hưởng lợi từ dự thảo mới của ông, cũng cho rằng dự thảo này hoàn toàn không có lợi.

Các công ty kiểm toán lớn phản đối kịch liệt dự thảo luật của ông Barnier bởi nếu được chấp thuận, chắc chắn lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Dự thảo sẽ cần phải được chính phủ và nghị viện châu Âu chấp thuận trước khi được áp dụng thực.

Thông thường, một công ty kiểm toán không được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và hậu kiểm cho cùng một doanh nghiệp. Thị trường lo ngại về khả năng các công ty kiểm toán thông đồng để cùng giữ lợi ích. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản dù từng được kiểm toán xác nhận có khả năng tài chính tốt.

Ông David Sproul, CEO tại Deloitte, khẳng định quy định mới nếu được áp dụng sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn và tác động đến chất lượng kiểm toán đối với tất cả các công ty nhiều ngành, đặc biệt các tổ chức tài chính.

PwC (Anh) gặp rắc rối sau cuộc kiểm toán Công ty Cattles

Đã đọc: 2108 lượt.Đăng ngày: 11.11.2011 09:43

Hành động pháp lý này có thể dẫn đến “những thiệt hại đáng kể” và ngay sau đó, PwC đã thừa nhận rằng Hãng này đã không đáp ứng được mức tiêu chuẩn cao trong kỳ kiểm toán cho bộ phận chứng khoán của JP Morgan.Công ty cho vay tín dụng thứ cấp Cattles đã tuyên bố trong phiên tòa rằng cuộc kiểm toán của PwC cho Công ty từ năm 2005 đến năm 2007 đã dẫn đến một “sai phạm trọng yếu” đối với tình hình tài chính của Công ty này.

Là một trong bốn hãng kiểm toán lớn, Hãng này hiện nay đang phải đối mặt với hành động pháp lý từ phía Cattles sau khi bị cáo buộc sai phạm trọng yếu dẫn đến nhiều cảnh báo về lợi nhuận và khiến Công ty này gần như phá sản.

Năm 2009, Cattles không lường trước được sự sụt giảm cổ phiếu, điều đó đã đẩy Công ty này vướng vào nhiều điều khoản với ngân hàng, và dẫn đến việc cổ phiếu của Công ty này bị treo. Đầu năm nay, các cổ phiếu treo này đã được bán cho các chủ nợ, bao gồm Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS).

Theo như Thời báo Telegraph, trong một phiên tòa sơ thẩm hợp pháp tại Tòa án tối cao vào tháng 10, thẩm phán Henry Bernard Eder đã cho phép Công ty Cattles có quyền được yêu cầu hãng PwC đưa ra những tài liệu bí mật liên quan đến những cuộc kiểm toán trước đó.

Công ty Cattles cáo buộc rằng hãng PwC đã có sai sót khi phân loại các khoản vay trong dài hạn “các khoản vay này phải được xử lý giảm giá trị”.  Ông Eder cho biết tại phiên tòa, nhà cho vay thứ cấp này quả quyết rằng, trong thực tế, các khoản vay “bề ngoài” được dự phòng để thu hồi nợ nhưng lại được cho vào mục nợ xấu.

Một khi những sai sót trọng yếu này trở nên rõ ràng, Công ty Cattles sẽ không thể tiếp tục kinh doanh và giá trị cổ phiếu mất hoàn toàn giá trị. Năm 2008, Công ty này buộc phải báo cáo một khoản lỗ là 745 triệu Bảng và cũng điều chỉnh lại lợi nhuận từ năm trước một khoản lỗ là 98,5 triệu Bảng.

Quay trở lại tháng 7 năm 2009, Ban Kiểm toán và Thống kê Kỷ luật Bảo hiểm (AADB) đã tiến hành điều tra đạo đức nghề nghiệp của hãng PwC liên quan đến Công ty Cattles sau khi những vấn đề trên được phanh phui vào tháng 2 năm đó. Sự việc này kéo theo hàng loạt những sự kiện, theo như một nhận xét độc lập bởi hãng Deloitte và một số nhân viên bị sa thải khỏi hãng này.

Khi khiếu nại chính thức vẫn chưa được nộp, Công ty Cattles được cho rằng sẽ được triệu tập đến một buổi điều trần chính thức vào năm 2012.

Ảnh hưởng của tính trọng yếu vào thực hành kế toáN  Đăng ngày: 06.02.2012 16:03

Giới thiệuTrọng yếu là một khái niệm rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Trong thực hành kế toán, kế toán viên cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về tính trọng yếu để tránh đưa ra quyết định theo ý tưởng chủ quan. Dường như thực hành kế toán và phán đoán chủ quan có ảnh hưởng lớn trong việc xem xét mức trọng yếu về các sự kiện và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.

Áp dụng khái niệm trọng yếu không phải là vấn đề mới. Tính trọng yếu được áp dụng cho hầu hết các quyết định liên quan đến các hoạt động kinh tế. Từ những năm 1800, Tòa án Vương Quốc Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trình bày các thông tin cho những người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC). Tại Hoa Kỳ, tầm quan trọng và ảnh hưởng của tính trọng yếu được tranh luận gay gắt sau khi Luật An ninh năm 1933 ban hành. Khái niệm trọng yếu là rất quan trọng cho mọi quyết định kinh tế. Ảnh hưởng của trọng yếu là điểm mấu chốt để hiểu và áp dụng Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính Quốc tế (International Financial Reporting Standards – IFRS), và lập và phân tích các thông tin trên BCTC.

Khái niệm trọng yếu giữ vai trò quan trọng trong việc ra quyết định liên quan đến lĩnh vực quản lý nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng. Các chỉ tiêu, nghiệp vụ, sự kiện được coi là không trọng yếu thì không cần trình bày tách biệt trên BCTC và bởi vậy những thông tin được coi là không trọng yếu thì không cần báo cáo cho những người sử dụng BCTC. Kỳ vọng của những người sử dụng BCTC là biết hết tất cả những thông tin được công bố (bao gồm thông tin bắt buộc và thông tin không bắt buộc). Theo Watts và Zimmerman (1986), trong một vài trường hợp cụ thể các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến những thông tin không bắt buộc phải công bố. Theo Bernstein (2001), rất đơn giản để hiểu về khái niệm trọng yếu nhưng việc áp dụng nó trong thực hành kế toán lại là vấn đề khó khăn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #von