Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nd tthcm ve dao duc van hoa

Câu 4: ND TTHCM về đạo đức, văn hóa.

I. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM về đạo đức:

Khái niệm đạo đức:

ĐĐ là một phạm trù ý thức gồm những chuẩn mực, nguyên tắc định hướng giá trị xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội.

a, Truyền thống đạo đức của dân tộc VN

- Đạo đức luôn luôn khuyên con ng sống phải có tình nghĩa, thuỷ chung, biết trung biết hiếu.

- Dân tộc VN là dân tộc đề cao đạo lý làm ng, trg đó yêu nước giữ vị trí trung tâm, đứng đầu bảng giá trị đạo đức, đó chính là tình yêu và lòng trung thành đối với tổ quốc và ND

- Thông qua lối hành xử của nhg người thân trg gia đình Bác.

b, TT đạo đức phg Đông và phg Tây

- HCM chú trọng, chắt lọc nhg tinh hoa đạo đức nhân loại: Nho giáo, Phật giáo…và tinh thần của CM DCTS (nhân nghĩa, tương thân của Nho giáo; từ bi của Phật giáo; nhân đạo, bác ái của Thiên chúa giáo).

c, Quan điểm của Mác, Angghen, Lênin về đạo đức

- HCM ko chỉ tiếp thu nhg quan điểm, TT chính trị của các nhà sáng lập CNXHKH mà còn học tập nhg tấm gương cao đẹp của họ để lại.

- HCM cho rằng: Với ng phg Đông, 1 tấm gương sáng còn giá trị hơn 100 bài diễn thuyết.

d, Thực tiễn hoạt động CM của HCM

- HCM trải qua 1 quá trình hoạt động đầy bão táp, rất sôi nổi. Người đã chứng kiến sự tàn bạo, vô đạo đức của chủ nghĩa thực dân trg việc nô dịch các dân tộc thuộc địa.

- Người đã tìm đến 1 học thuyết nhân đạo nhằm giải phóng và phát triển con ng, tạo ra mqh tốt đẹp giữa ng với ng, 1 học thuyết đấu tranh cho sự tự do, ấm no, hạnh phúc với

NDLĐ. Đó là CN M-L.

Nội dung

a.Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng

-HCM là lãnh tụ quan tâm đến đạo đức, xây dựng đạo đức mới ngay từ rất sớm, được thể hiện trong bài giảng tập huấn ở Quảng Châu 1927 “Đường cách mệnh”, nêu lên 23 điều về tư cách của người chiến sĩ cách mạng.

-Nâng cao đặc điểm CM, quyết sach chủ nghĩa cá nhân.

-Mỗi chiến sĩ CM phải có đạo đức CM. Để có được phẩm chất đặc điểm tốt đẹp ấy cần trang bị cho họ lý luận thực tiễn thực hành đạo đức . Người quan tâm đến cả 2 phương diện.

-HCM đã xây đựng được quan điểm, chuẩn mực đạo đức đúng đắn phù hợp mang tính chiến đấu cao.

-HCM đã để lại 1 tấm gương đạo đức sáng ngời, tiếp thu đạo đức từ nhiều yếu tố, học thuyết nhất là tấm gương của LNin.

-HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người CM. Đạo đức là lòng cao thượng của con người. Đạo đức là động lực giúp chúng ta vượt lên khó khăn.

-Người quan niệm nước là nước của dân, dân là chủ của nước vì vậy trung với nước, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm dựng nước và giữ nước.

-Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới: Nói đi đôi với lám; phải neo gương đạo đức; Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Tu dưỡng rèn luyện đạo đức thường xuyên.

b. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có 4 chuẩn mực đạo đức cách cơ bản.

- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cộng đồng. Trung, hiếu là các khái niệm đạo đức truyền thống, nhưng được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào những nội dung mới.

+ Trung với nước: yêu nước, gắn liền với yêu Chủ nghĩa xã hội; trung thành với lý tưởng, con đường cách mạng mà đất nước, dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

+ Hiếu với dân: Thương dân, quý dân, lấy dân làm gốc; chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân một cách tự giác; đấu tranh giải phóng quần chúng nhân dân để dân trở thành người chủ và làm chủ.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

Phân tích nội hàm các khái niệm:

Cần: Cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, biết phân công, tổ chức hoạt động hợp lý, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Kiệm: Tiết kiệm, không hoang phí, tiêu dùng hợp lý; không chỉ tiết kiệm của cá nhân mà còn tiết kiệm của công; tiết kiệm toàn diện: tiền của, nguyên vật liệu, thời gian, sức lao động.

Liêm: Liêm khiết, trong sạch, không tham tiền tài, địa vị, danh vọng.

Chính: Chính trực, ngay thẳng, thật thà đối với mình, đối với người, đối với việc.

Chí công vô tư: Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Mối quan hệ giữa các khái niệm: Các tiêu chuẩn đạo đức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Hồ Chí Minh xác định cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết của một con người, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc.

- Yêu thương con người: Yêu thương tất cả mọi người, trước hết là người lao động nghèo khổ, bị bóc lột, áp bức, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội: trẻ em, người già, phụ nữ; yêu thương con người trên lập trường của giai cấp công nhân; chăm lo mọi mặt đời sống con người để con người được thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung: Chuẩn mực đạo đức này điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc; nó có cơ sở từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Về nội dung, chuẩn mực đạo đức này bao gồm: Tôn trọng, thương yêu các dân tộc; ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng; xây dựng khối đoàn kết quốc tế trên cơ sở cùng có lợi, có lý, có tình.

c. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

* Nói phải đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức:

- Để xây dựng đạo đức mới cho con người, HCM nhấn mạnh phương pháp nêu gương. Người ta coi đó là phương pháp thiết thực nhất, có sức mạnh thuyết phục to lớn trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi người.

- Đối với HCM, tấm gương đạo đức có thể hiểu theo nghĩa rộng phải có những tấm gương chung, riêng, lớn, nhỏ, xa gần chẳng hạn như trong gia đình đó là tấm gương cha mẹ đối với con cái; trong tổ chức đoàn thể, trong XH .....

- Người coi một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cái nền rộng lớn vững chắc khi có những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành thói quen hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn XH mà tấm gương đạo đức có ý nghĩa và thúc đảy qúa trình ấy.

Xây dựng đi đôi với chống phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.

- Theo Người, việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình, nhà trường và ngoài XH.

- Theo Người để xây và chống có hiệu qủa phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi nhằm thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân để với mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Người đặc biệt nhấn mạnh phải quýet sạc chủ nghĩa cá nhân vì nó nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm như tham ô, lãng phí....

Phải tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời

- HCM chỉ rõ, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời xa xuống mà nó do đáu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng, vậy càng luyện cang trong.

- Theo HCM việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ XH và mối quan hệ qtế.

۞ Kết luận: TTHCM về đạo đức cách mạng là những quan niệm, tư tưởng về 1 nền đạo đức mới (cách mạng và tiến bộ). Cùng với tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM mãi soi sáng cho nhân dân VN học tập và noi theo đặc biệt là trong xây dựng dân tộc VN ngày càng văn minh như mong ước của Người.

II. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM về văn hóa:

1.Quan điểm HCM về văn hóa

*Khái niệm văn hóa:

Vì lẽ sinh tồn và mục đích cuộc sống mà con người sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, tôn giáo, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ nhứng sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa chính là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

*Vai trò của văn hóa:

+  Văn hóa là nền tanngr tinh thần của xã hội

+ Văn hóa có quan hệ chặt chẽ với chính trị, văn hóa nằm trong chính trị, thúc đấy chính trị phát triển

+ Văn hóa có quan hệ chặt chẽ tới kinh kế, văn hóa nằm trong kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển

*Chức năng của văn hóa

+ Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp

-         Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho nhân dân

-         Bồi dưỡng tấm lòng nhân ái, cao thượng

+ Nâng cao dân trí:

-         Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu

-         Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi

-         Văn hóa là chìa khóa mở cửa cho dân tộc ta đi tới tương lai

+ Bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, lối sống lành mạng, hướng con người tới chân thiện, mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

-         Văn hóa góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cách mạng cần- kiệm- liêm- chính.

-         Văn hóa phải giúp cho nhân dân sửa được lối sống lười biếng, xa hoa, lãng phí.

*Tính chất văn hóa

+ Tính dân tộc

+ Tính khoa học

+ Tính đại chúng

2. Tư tưởng HCM về một số lĩnh vực văn hóa

+ Văn hóa giáo dục

-         Xác định mục tiêu giáo dục

-         Xác định nội dung giáo dục

-         Chương trình, phương pháp, phương châm giáo dục

-         Học mọi lúc mọi nơi, học suốt đời, đào tạo, tự đào tạo, đào tạo lại

-         Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục

-         Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục có đạo đức và năng lực

+ Văn hóa văn nghệ

-         Coi văn nghệ là một mặt trận

-         Văn nghệ sĩ là chiến sĩ

-          Các tác phẩm là vũ khí

-         HCM yêu cầu các văn nghệ sĩ phải sâu sát với thực tiễn

-         Phải có những tác phẩn tương xứng tầm vóc dân tộc

+ Văn hóa đời sống

-         Xây dựng đạo đức cần kiệm liêm chính

-         Xây dựng lối sống mới, đời đống, nếp sống mới

Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng".

Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trò là nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồi dào nếu nền văn hóa được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm của mọi hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ánh những cơ tầng đa diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: