Nd Thue GTGT
CHƯƠNG 4: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1. Khái niệm, đặc điểm
Trước khi thuế GTGT ra đời, một số quốc gia áp dụng thuế doanh thu. Đây là một lọai thuế bị thu trùng ở nhiều giai đọan khác nhau từ sản xuất đến tiêu dùng. Ví dụ như một xưởng cưa sau khi xả cây và bán gỗ cho thợ mộc với giá 1.000.000 đồng với thuế suất 10%. Số thuế phải nộp cho nhà nước là 100.000 đồng. Tổng cộng số tiền người thợ mộc phải trả cho xưởng cưa là 1.100.000 đồng. Từ khúc gỗ đó, người thợ mộc làm chiếc bàn và bán cho người bán lẻ với giá 5.100.000 đồng, thuế suất là 10% thì người bán lẻ phải nộp thuế 510.000 đồng. Giá bán cái bàn lúc này là 5.560.000 đồng. Người bán lẻ bán cho người tiêu dùng với giá là 10.000.000 với thuế suất là 10% thì giá của chiếc bàn sẽ là 11.000.000 đồng. Như vậy, trong ví dụ này nhà nước đã thu được thuế 1.610.000 đồng. Nếu ta so sánh thì thấy rằng từ giai đọan đầu tiên, giá trị của hàng hóa (khúc gỗ) đã được tăng lên được 10 lần. Tuy nhiên, số thuế mà nhà nước nhận được đã tăng lên 16,1 lần mặc dù thuế suất ở các giai đọan như nhau. Việc tăng số tiền thuế nộp cho nhà nước là do thuế đã thu chồng lên thuế ở mỗi giai đọan sản xuất, lưu thông.
Điều này dẫn đến việc để tránh thuế, người sản xuất tìm cách kết hợp các giai đọan sản xuất, lưu thông lại với nhau. Ở ví dụ trên, giả định là người thợ mộc sở hữu luôn xưởng cưa và sau khi đóng xong chiếc bàn thì bán trực tiếp cho khách hàng với giá 10.000.000 đồng. Với thuế suất là 10%, nhà nước thu được 1.000.000 đồng tiền thuế.
Các học giả đã phát hiện ra điểm tiêu cực của cách đánh thuế này là làm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không có khả năng kết hợp và thực hiện nhiều giai đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông gặp khó khăn vì họ phải chịu thuế nhiều hơn do bị thuế chồng thuế. Việc kết hợp nhiều giai đọan sản xuất lưu thông lại với nhau cũng dẫn đến việc thay đổi kết cấu nền kinh tế. Người tiêu dùng cũng sẽ bị thiệt thòi vì người sản xuất, người lưu thông hàng hóa sẽ tìm cách chuyển gánh nặng về thuế của họ cho người tiêu dùng làm giá cả tăng cao. Vì vậy mà các học giả như Dr. Wilhelm von Siemens (Đức), Thomas S. Adams (Mỹ), vv... đề xuất phương án đánh thuế lên giá trị tăng thêm của hàng hóa từ những năm 192046. Những ý tưởng này đã đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống thuế bán lẻ và thuế giá trị gia tăng sau này. Trong đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là lọai thuế đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người dân vào ngân sách nhà nước.
Thuế GTGT là một lọai thuế đánh lên hành vi tiêu dùng nhưng suy cho cùng thì mục đích của lọai thuế này cũng nhằm vào thu nhập của người dân. Xem xét hành vi tiêu dùng cùng với thu nhập và tài sản có thể giúp để phân định được ai là người giàu, người nghèo trong xã hội. Đánh thuế lên cả ba lĩnh vực này sẽ giúp cho nhà nước thu được ngân sách đồng thời điều tiết được thu nhập từ người giàu sang người nghèo.
Thuế GTGT được áp dụng chính thức tại Pháp năm 1954. Hiện tại có 120 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế này47. Ở Việt Nam, Luật thuế GTGT được ban hành vào năm 1997 và có hiệu lực từ 1/1/1999. Luật này đã được sửa đổi bổ sung năm 2003 và năm 2005 nhằm
46 Alan Schenk và Oliver Oldman, Value Added Tax: A Comparative Approach, with Materials and Cases, Transnational Publisher, New York 2001, tr. 5
47 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp năm 2007, tr. 61
55
đảm bảo các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và nhằm hòan thiện hơn hệ thống thuế GTGT ở Việt Nam.
Thuế GTGT có những đặc điểm sau48:
- Thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rất rộng. Theo đó, mọi đối tượng tồn tại trong xã hội, cho dù là tổ chức hay cá nhân, là người nghèo hay người giàu đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Vì vậy mà việc xác định đối tượng chịu thuế, thuế suất luôn là vấn đề cần được quan tâm khi xây dựng luật thuế GTGT nhằm thực hiện công bằng xã hội, hướng dẫn tiêu dùng và khuyến khích sản xuất phát triển.
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Việc chỉ đánh thuế trên phần giá trị tăng thêm nhằm làm giảm bớt gánh nặng về thuế đối với người sản xuất, người cung cấp, người lưu thông và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy mà việc xác định chính xác GTGT là rất quan trọng và trong thực tế là rất khó khăn.
- Nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ, số thuế phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đọan lưu thông khác nhau. Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ nhưng chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của khâu sau so với khâu trước. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Và vì người tiêu dùng là người chịu gánh nặng về thuế nên cũng giảm tình trạng trốn thuế, tránh thuế.
2. Người nộp thuế
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
48 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp năm 2007, tr. 59
56
3. Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
Tuy nhiên, đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ nhà nước khuyến khích tiêu dùng, hoặc việc xác định giá trị gia tăng là rất khó khăn, hoặc nhà nước là người sử dụng thì không phải chịu thuế. Cần lưu ý là các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định. Theo Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây sẽ không chịu thuế:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
- Chuyển quyền sử dụng đất.
- Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm.
- Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.
- Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
- Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng
57
hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền.
- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
- Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
- Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
- Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ.
- Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.
- Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
4. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
4.1.Giá tính thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
58
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.
Ví dụ: Cơ sở nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, giá tính thuế nhập khẩu là 300.000.000 đ/chiếc
- Thuế suất thuế nhập khẩu là 100%, thuế suất thuế TTĐB là 50%, thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Thuế nhập khẩu phải nộp:
300.000.000 đ x 100% = 300.000.000 đ
- Thuế TTĐB phải nộp:
(300.000.000đ+300.000.000đ) x 50% = 300.000.000 đ
- Giá tính thuế GTGT là:
(300.000.000 đ + 300.000.000đ + 300.000.000đ) = 900.000.000 đ
- Thuế GTGT phải nộp là:
900.000.000 đ x 10% = 90.000.000 đ
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;
đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
e) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần
59
công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
h) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
i) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
k) Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế
giá trị gia tăng
=
Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)
4.2. Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau:
4.2.1. Thuế suất 0%
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến theo quy định của Chính phủ.
4.2.2. Thuế suất 5%
Áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Nước sạch phục vụ sản hoạt;
b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ khi các sản phẩm này là đối tượng không chịu thuế GTGT.
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng trừ khi các sản
60
phẩm này là đối tượng không chịu thuế GTGT.
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;
k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
l) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
n) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định là đối tượng không chịu thuế GTGT.
p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
4.2.3. Thuế suất 10%
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế khác. Đây là cách quy định mới của lần sửa đổi bổ sung năm 2008. Thay vì liệt kê tất cả các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của từng mức thuế. Các nhà làm luật đã sử dụng phương pháp loại trừ để đơn giản hóa và hợp lý hóa luật thuế GTGT.
4.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:
4.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế:
4.3.1.1. Đối tượng áp dụng
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
4.3.1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
i) Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
ii) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Luật thuế GTGT quy định cụ thể về khấu trừ thuế đầu vào như sau:
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
Để được khấu trừ thuế đầu vào thì đối tượng nộp thuế phải hỏa mãn các điều kiện sau:
- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
- Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài hai điều kiện kể trên thì phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
62
4.3.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng
4.3.2.1. Đối tượng áp dụng
- Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
- Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
4.3.2.2. Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
GTGT của hàng hóa, dịch vụ
=
Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra
-
Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra
4.4. Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ
Hóa đơn chứng từ rất quan trọng trong quá trình thực hiện thuế giá trị gia tăng. Nếu nhà nước không quản lý được hóa đơn, việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và thất thoát cho ngân sách nhà nước. Các cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật vế hóa đơn chứng từ và phải:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn.
5. Hoàn thuế giá trị gia tăng
Bản chất của thuế giá trị gia tăng là chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Vì vậy mà số thuế đầu vào sẽ được khấu trừ. Tuy nhiên, không phải lúc nào số thuế đầu ra cũng đủ để khấu trừ, ví dụ như trường hợp hàng hóa chịu thuế suất đầu ra là 0%. Cho nên để giúp người nộp thuế nhanh chóng nhận lại được phần thuế đầu vào mà họ đã nộp, nhà nước ta thực hiện hòan thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp mà thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra. Ngòai ra, nếu người nộp thuế đã thực hiện việc nộp thuế đối với các đối tượng
63
không thuộc diện chịu thuế hoặc người nộp thuế đã nộp hơn số thuế lẽ ra họ phải nộp thì nhà nước cũng hòan lại số tiền thuế đã nộp hoặc nộp thừa. Việc hòan thuế phải tuân thủ theo đúng trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật.
Hoàn thuế GTGT được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ : Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng kê khai thuế
Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng
Thuế đầu ra phát sinh trong tháng
Thuế phải nộp
Luỹ kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ
Tháng 12/2008
200
100
- 100
- 100
Tháng 1/2009
300
350
+50
- 50
Tháng 2/2009
300
200
- 100
- 150
Như vậy, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
c) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này.
64
d) Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng.
đ) Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
e) Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
f). Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
g) Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro