Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương II : Argonaut


  Vũ Khôi Duy, vài tiếng trước còn là học sinh lớp chín và ba tháng rưỡi, hiện giờ đang là học sinh lớp mười. Đúng vậy, hôm nay chính là ngày bắt đầu năm học mới của cậu, Duy đã chính thức bước lên Trung Học Phổ Thông.

Sáng sớm, Mặt Trời từ từ nhô lên soi rọi từng nhánh cây ngọn cỏ. Duy đạp xe vào trường trong bộ đồng phục mới, trên tay đeo chiếc đồng hồ mới (chắc chắn là xịn hơn cái của Thắng, đứa bạn mà nó vô tình gặp được hôm vào trường nghe tư vấn), trong cặp là đống sách vở mới (đem cho có chứ nó không chắc hôm nay có học gì không), và tuy ngôi trường này với nó không còn mới lắm nhưng những con người trong đấy thì có (nếu nó chịu tham gia buổi lễ khai giảng vào sáng thứ hai ngày hôm qua thì chắc cũng biết được vài đứa, nhưng nó lại không tham dự).

Khi tới trước cổng trường Duy phải nhảy xuống dẫn chiếc xe đạp của nó vì số người ở đây quá đông, mà một nửa trong số đó là các bậc anh chị tụ tập lại để chào đón những “chú lính mới tò te” như một truyền thống lâu đời. Duy thì không khoái cái bầu không khí này lắm, cơ mà nhập gia thì tùy tục thôi. Giữ chặt chiếc xe đạp trong khi bước qua vô số con người đang tấp nập, Duy cảm thấy nó như đang thực hiện một “nghi lễ” quan trọng, bởi vì từ giây phút này cuộc đời học sinh của nó sẽ bước sang một chương mới, chương mà được hầu hết các bậc tiền bối cho rằng là đẹp nhất đời học sinh. Duy cũng mong điều đó. Và dù không quá hy vọng, nhưng Duy vẫn mong có những người bạn mới...cùng đẳng cấp với nó...quan trọng phải là bạn mới. 

Sau cái lần tuôn một tràn 'văn vở' trên sân khấu hội trường thì Duy đã ăn không ngon ngủ không yên trong suốt một tuần liền. Nó thấy bản thân lúc đó thật ngu ngốc, và chắc mẩm rằng rồi ai cũng nghĩ là nó ham thể hiện trước đám đông, và màn thể hiện ấy đã biến nó thành một thằng hề. Nhưng rồi nó lại cố phản bác lại, "Như thế thì có làm sao?" ; "Ham thể hiện thì chả phải tốt à?" ; "Có mấy ai có thể can đảm như mình trong tình huống đó chứ?" ; "Ít nhất thì lúc mình đã không chịu khuất phục!" ; “Và mình cũng đã nói lên ‘nỗi khổ’ của bọn họ còn gì?” Tuy chưa nghe ai thật sự nói gì và hoàn toàn là tự nó nghĩ ra, nhưng hai mặt cảm xúc đó cứ đấu đá nhau bên trong Duy suốt từ tận bữa đó đến nay, và vẫn chưa chấm dứt.

Theo một phiên bản khác của Thần Thoại Hy Lạp, Narcissus chết do kiệt sức vì mãi đắm đuối ngắm nhìn bản thân dưới nước, đau khổ vì tình yêu ấy mãi mãi không bao giờ được đáp lại. Nơi chàng gục xuống mọc lên một loài hoa trắng trong như tuyết với nhụy vàng. Loài hoa vẫn thường cúi đầu để ngắm nhìn ảnh phản chiếu của bản thân dưới mặt nước, chính là Hoa Thủy Tiên. Và kẻ tự phong mình là "Narcissus" bây giờ cũng phải cúi đầu, nhưng không phải để chiêm ngưỡng nhan sắc của bản thân, mà là do nó cảm thấy xấu hổ khi đi qua từng đám học sinh đồng trang lứa mà chốc chốc lại ngó nó mà chỉ trỏ. Duy cố gắng tự trấn an bản thân rằng "cúi đầu" là đặc điểm thường thấy ở người thông minh, kẻ đặc biệt, với Duy là Narcissus. Và nó cứ ngó xuống đất cho đỡ mỏi cổ mỏi mắt chứ không phải vì...quê. Còn việc người ta xì xào về Duy thì chỉ đơn giản là do nó đẹp trai và nhìn khác biệt thôi, "Narcissus vốn là một trong những người đẹp trai nhất Thần Thoại Hy Lạp mà!" 

Nhưng rồi một mặt khác của cảm xúc, mặt trưởng thành hơn lại mách bảo nó bớt ảo tưởng đi.

Tạm gác "đấu tranh nội tâm" sang một bên, bây giờ Duy đang cố tìm ra phòng học của nó. Đáng lẽ sẽ không có gì đáng nói nếu tuần trước nó chịu tham gia buổi tựu trường cũng như nhận lớp, và hôm qua chịu đi lễ khai giảng. Nhưng vì "bận" ở nhà tạo mật mã nên nó nghỉ...thật ra là do lười, bên cạnh đó nó nghĩ tìm lớp có gì mà khó khăn.

Và bây giờ Duy đang gặp khó khăn. Trường gì mà rộng thế? Ừ thì nhìn vào là biết rộng lớn rồi. Nhưng những lối đi ẩn bên trong đó phức tạp hơn Duy nghĩ nhiều. Đã thế còn chia ra nhiều dãy nhà với cách với cách sắp xếp đảo lộn hết cả lên khiến nó lạc mấy lần. Lần trước khi “chạy trốn” con Ngọc thì Duy cũng đã có dịp đi vòng vòng trường, nhưng lúc đó nó không có tâm trạng để ý ngõ ngách hay biển tên. Nên nhờ “cuộc phiêu lưu” khắp trường lần này này mà Duy cũng biết thêm được nhiều địa điểm và lối đi mới mẻ khác.

Cuối cùng, sau khi leo ba tầng lầu ở cái dãy lớn nhất, trễ hơn hai phút từ khi chuông reo thì Duy mới tìm ra phòng học với tấm biển "10C6".

“Không ngờ khối mười lại được học trên tầng cao nhất…” 

Bước qua cánh cửa màu bạch kim đã mở sẵn, Duy nhẹ cả người khi thấy giáo viên chưa vào lớp. Và bằng một cách nào đó thì số lượng học sinh có mặt trong phòng học cũng không nhiều, có lẽ mấy đứa còn lại cũng bị lạc giống như Duy, cũng đều là những đứa lười đi nhận lớp với đầy những ý nghĩ chủ quan trong đầu.

“Thế này thì tốt rồi.”

Nhiều đứa chưa có mặt nên chỗ trống cũng còn nhiều, vô tình khiến việc chọn chỗ ngồi yêu thích dễ dàng hơn với Duy.

“Ngồi gần đầu thì toàn bọn mọt sách học vẹt, ngồi gần cuối thì dễ gặp bọn ham chơi lười học quậy phá, nhưng mà…” Duy biết nó muốn chọn chỗ nào, hí hửng chạy lại cái dãy thứ tư từ ngoài cửa đếm vô, cũng là dãy cuối cùng, sát tường, gần cửa sổ. Đi đến ngồi ngay vào chỗ trước mặt bộ bàn ghế cuối, tức là cái bàn thứ hai từ cuối lớp đếm lên.

Chỗ này thật thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi đứa có một cái ghế riêng, chứ Duy ghét cay ghét đắng cái ghế dài mà hai đứa cùng bàn phải ngồi chung với nhau hồi cấp một và cấp hai. Và nó cũng ghét kiểu sắp xếp những bàn ghế gần sát nhau, nên nó vô cùng hài lòng với những khoảng cách khá xa giữa những cái bàn ở đây.

Quăng cặp sách lên bàn, Duy đứng dậy, kéo rèm rồi mở tung cửa sổ ra cho nắng sớm vào phòng, khiến cả lớp học sáng sủa hơn thấy rõ. Từng làn gió cũng theo đó mà ùa vào theo, mơn man khắp da mặt Duy từng cơn lạnh buốt khiến nó tỉnh cả ngủ. Từ chỗ này có thể thấy cả sân bóng đá lẫn bóng chuyền, hai cái sân ấy đặt cạnh nhau, cực kỳ rộng lớn. Thấy cả dãy phòng học (không cao bằng dãy lớp Duy) phía bên kia sân bóng chuyền và sau một khoảng sân với vài cái cây cùng ghế đá rải rác. Thậm chí có thể thấy cả hàng cây xanh xanh nếu phóng tầm mắt xa hơn nữa. Với Duy thì đây là góc nhìn triệu đô mà hơn mười lăm năm cuộc đời đến giờ nó mới được chiêm ngưỡng. Cũng khó mà tin được sau khi tu sửa, trường cấp ba này lại đẹp và rộng lớn như vậy, điều mà chỉ thường thấy ở thành thị. Quả không phụ lòng mong mỏi một năm học mới với những thứ mới mẻ của Duy.

Khi đã ngồi yên vị trong lớp như này, Duy không còn thấy khó chịu nữa, nó cảm thấy ở đây không ai ngó nghiêng hay chỉ trỏ bàn tán nó, điều đó khiến nó khỏe hơn nhiều lúc bước trong sân trường đông đúc. Duy ngồi đó quan sát quanh lớp, nó thấy một cô gái nhìn thì lạ nhưng có cảm giác khá quen thuộc, nhưng khi người ta ngó lại thì nó lại lia mắt lên bàn giáo viên, trên bức tường đằng sau có treo một bảng chữ cái tiếng Anh. Duy còn đặc biệt chú ý chiếc ti vi khá to treo lơ lửng phía trên cái bảng đen mà ngồi đây nó có thể thấy rất rõ.

Ngay sau đấy học sinh kéo nhau ùa vào lớp, Duy nghĩ thầm : “Đừng có đứa bạn cũ nào hết. Đừng có đứa bạn cũ nào hết!” do nó muốn “thử vận may” nên chưa hề kiểm tra danh sách những cái tên sẽ học chung với mình. Cuối cùng Duy hô “Tốt!” một tiếng khi nhận ra tất cả học sinh ở đây đều là người lạ. Chợt một ngón tay chọt lên vai Duy, nó quay sang.

“Chào!” 

Thì ra là thằng Thắng. Duy hơi bất ngờ, nhưng vẫn không thay đổi sắc mặt, hỏi :

“Ông đâu ra vậy?”

“Học ở đây! Cho ngồi với, hết chỗ mất tiêu.” Thắng ngồi xuống bên cạnh, Duy biết được sự “vô hại” của Thắng nên cũng không vấn đề gì. Nó nói :

“Nãy giờ tôi có thấy ông đi vô đâu?”

Thắng đưa ngón trỏ của tay phải vòng qua cổ chỉ ra đằng sau :

“Mình đi cửa sau mà.”

Sau đó Thắng gợi lại chuyện ở hội trường với thái độ có một chút hối lỗi, trong khi Duy chỉ ậm ừ một cách bất đắc dĩ. Sau một lúc thì hình như Thắng đã nhận ra sự khó chịu của Duy nên nó thôi nói, đó cũng là lúc cô giáo chủ nhiệm bước vào.

“Một bà cô nữa à?” Duy thì thầm trong miệng. Thắng nhìn thấy biểu cảm chán nản của Duy thì hỏi :

“Sao vậy?”

Duy đáp qua loa :

“Chín năm ròng chủ nhiệm là phụ nữ rồi…”

Cả lớp xì xào bàn tán về giáo viên chủ nhiệm mới này. Đó là một cô gái trẻ. Nếu để so sánh thì không cao hơn Duy là mấy nên có vẻ là mới ra trường không bao lâu. Cô mặc một chiếc áo sơ mi xắn tay và quần tây đen. Duy đoán đây là một giáo viên mới vào nghề, và hiển nhiên là nó trúng phóc khi nghe cô giáo giới thiệu :

“Chào các bạn. Cô sẽ là chủ nhiệm lớp này suốt ba năm tiếp theo, đây cũng là lần đầu tiên đi dạy nên cô mong chúng ta sẽ cùng hợp tác phát triển!”

“Và xin giới thiệu, tên cô là Phương, Nguyễn Ái Phương, là một giáo viên dạy môn Ngoại Ngữ, chủ yếu là Tiếng Anh.”

Đám học trò ngồi im. Ánh mắt cô Phương quét một vòng cả lớp…

Lác đác vài tiếng vỗ tay vang lên, rồi dường như cả lớp bắt đầu hiểu ý cô, ai cũng vỗ tay như để mừng năm học mới và giáo viên chủ nhiệm mới. Cô Phương có vẻ hài lòng, sau khi đợi tràn vỗ tay tắt hẳn cô mới nói :

“Báo trước cho các anh chị rằng cô thích bày trò lắm đó!” Nói rồi cô cười.

Duy nhìn cô mà trong đầu hoài nghi. Nó cảm thấy bà cô này sẽ không chỉ đơn giản là giảng dạy, rồi đi mất vào giờ ra chơi. Cũng sẽ không ngồi yên trong văn phòng của mình mà mặc kệ đám học sinh có làm gì. Nó cảm giác năng lượng tuổi trẻ trong người cô ấy vẫn cực kỳ tràn trề. Và nếu đúng như những gì cô vừa nói, thì suốt ba năm học tiếp theo đám học sinh sẽ không được yên thân, mà đối với Duy đó là khổ thân.

Sau khi điểm danh đông đủ, cô Phương bắt đầu phân chia chức vụ trong lớp.

“Thay vì dựa vào học lực của các bạn trong những năm trước để chọn ra cán bộ lớp thì cô muốn những sự tự giác, bằng không cô sẽ phải ‘check’ lại nếu không ai tự giác. Đầu tiên, ai nghĩ mình phù hợp với chức lớp trưởng nào?”

Duy, với chứng suy diễn của mình thì nó đã tưởng cô Phương sẽ bày ra những bài kiểm tra, những cuộc bầu cử hoặc làm cách gì đó để “bẫy” học trò rơi vào chức vị cô mong muốn, có vẻ hơi không liên quan nhưng mà điều này cũng không còn lạ nữa. Bản thân Duy đã từng làm lớp trưởng hồi lớp sáu, và sau lần đó nó đã thề sẽ không bao giờ chủ động bổ nhiệm chính mình vào “cái ghế” đó nữa. Đúng vậy, hồi đó nó tự giác giơ tay khi được cô giáo hỏi ai sẽ nhậm chức lớp trưởng.

Mọi chuyện sau đó diễn ra êm đẹp đối với Duy, nó và Thắng chỉ ngồi yên đó mà theo dõi những cái tên được chọn làm ban cán sự lớp.

Duy cũng cảm thấy quyết định không tham gia buổi nhận lớp của tuần trước và lễ khai giảng của hôm qua là đúng đắn. Vì dường như mọi kiến thức cần và đủ cho một học sinh mới đều được phổ biến vào ngày hôm nay, chứ tuần trước ngoài để biết lớp nằm ở đâu ra thì có làm gì nữa đâu? Điều này cũng đã được Thắng khẳng định là đúng vì nó có tham dự buổi nhận lớp và nói bữa đó chán phèo, giáo viên thì chả thấy đâu dù đáng ra cổ phải xuất hiện lần đầu tiên vào ngày ấy, còn lễ khai giảng thì Thắng cũng chẳng đi nên cũng chả biết mặt giáo viên cho đến hiện tại. Nhưng nhìn vào thái độ của cô Phương và đám học trò với nhau thì Duy đoán chắc hôm qua cổ cũng “trốn” nốt. Và nó đã đúng khi nghe cô Phương nói :

“Đáng ra các bạn đã được sinh hoạt và bầu chọn sớm hơn vào buổi tựu trường cũng như khai giảng, nhưng do cô quá bận nên nay ta sẽ dồn nó vào một ngày, chứ không thì các bạn sẽ được về sớm.”

Nói xong cô tiếp tục sinh hoạt, phổ biến và khẳng định lại những nội quy nhà trường cũng như những gì mà bọn học trò sẽ được học và trải qua trong tương lai sau khi bầu cán bộ lớp.

“Cái gì? Hôm nay không học gì mà cũng có giờ nghỉ giải lao hả cô? Em tưởng giờ này là cho về luôn chứ? Người ta về hết từ nãy rồi!”

Giọng nói của thằng ngồi ngay sau lưng Duy và Thắng- tức bàn cuối, cất lên khi tiếng chuông reo báo hiệu giờ ra chơi mà đúng hơn vào hôm nay là tiếng chuông kết thúc. Cô Phương đáp gọn :

“Có chứ!”

Trước khi có đứa nào kịp ra khỏi lớp, cô Phương nói tiếp :

“Các bạn sẽ được ra về không lâu sau khi vào giờ, nhưng nhớ phải ở lại đó. Cô có ‘bày trò’ cho các bạn!”

Suốt buổi ra chơi ấy cô Phương chỉ chăm chú vào cái máy tính xách tay của cô để trên bàn. Còn Duy thì chăm chú vào cô. Thắng chưa hiểu lắm, hỏi :

“Bạn theo dõi cô ấy hả?”

“Ừ! Để xem cổ bày trò gì…”

“Đừng lộ liễu thế chứ! Mình có mang cờ vua theo nè chơi không?”

Duy thua ba ván liên tục vì cứ mãi ngó cô Phương thay vì quan sát thế trận trên ván cờ, mà đấy lại là điều cấm kỵ khi chơi cờ vua. Vốn dĩ Duy không chơi giỏi môn này, nhưng nó cũng chẳng để tâm lắm vì đã có thứ khác để ý. Chẳng hiểu sao mà Duy cảm thấy cách cô Phương úp mở về “trò” mà cô sắp “bày” cực kỳ thú vị, nó thì khá khoái tìm hiểu những sự bí ẩn này nọ nên cũng bị cuốn hút, từ tận lúc cô Phương giới thiệu về mình.

Lúc chuông reo vào giờ thì Thắng cũng cất bàn cờ vào cặp sau khi Thắng thắng Duy mười một ván siêu chóng vánh. 

Khi học sinh đã vào lớp đầy đủ, trông cô Phương hí hửng ra mặt. Cô bật ti vi lên, trên màn hình đã kết nối với chiếc máy tính xách tay của cô. Sau một vài thao tác, sơ đồ lớp hiện ra trên PowerPoint. Cô Phương liếc nhìn đám học sinh, nói :

“Chúng ta sẽ sắp xếp lại chỗ ngồi.” Nói xong nhìn cô có vẻ phấn khích hơn còn thằng Duy thì đờ người ra. Nó không muốn xa chỗ ngồi “triệu đô” này. Nhưng không để học sinh kịp bàn tán gì, cô nói tiếp :

“Phòng học này có hai mươi cái bàn chia làm bốn dãy và mỗi bàn có hai ghế tương ứng với bốn mươi học sinh tổng cộng. Nhưng lớp 10C6 này chỉ có ba mươi chín bạn thôi, tức là sẽ có một người phải ngồi một mình.”

Cả Duy và Thắng đều ước mình là kẻ đó. Tuy Thắng có vẻ mến Duy, nhưng ngồi một mình với nó vẫn hơn.

“Như thế này…” 

Trên ti vi đang hiển thị sơ đồ lớp, mỗi ô hình chữ nhật được đánh số thứ tự phía trên, bắt đầu từ cái bàn đầu của dãy đầu tiên từ ngoài cửa chính đếm vào. Nhưng cách sắp xếp thứ tự trải dài từ bé đến lớn theo hàng ngang chứ không phải dọc của từng dãy. Trong mỗi hình chữ nhật có đường kẻ ở giữa tách nó thành hai hình vuông nhỏ tượng trưng với một cái bàn có hai người ngồi. Trong mỗi ô vuông ấy hiện lên một dãy ký tự chữ cái, nhiều cái có thêm cả dấu gạch nối còn nhiều cái không. Bên cạnh đó, có cái thì ngắn chỉ vài chữ, có cái thì dài nên phải xuống dòng lấp đầy cả ô vuông, nhưng nó nhỏ quá khó nhìn thấy, khiến tổng thể nhìn cực kỳ rối mắt. Cả lớp không ai nói năng gì, có đứa còn há hốc mồm nhìn cô. Cô Phương, với vẻ hào hứng, nói to rõ từng lời một :

“Cô sẽ cho các bạn lựa chọn vị trí ngồi cho bản thân dựa trên sơ đồ những ô vuông TỪ PHẢI SANG TRÁI THEO SỐ THỨ TỰ, phải sang trái trong góc nhìn của các bạn nhé! Nhưng báo trước, vị trí trên sơ đồ sẽ không tương ứng với thực tế đâu đó. Các bạn phải tìm ra lời giải để tìm ra vị trí mình muốn chọn. Các KÝ TỰ CHỮ CÁI ẤY CHÍNH LÀ MẤU CHỐT, cô sẽ cho các bạn thấy rõ từng cái ngay đây. Người đầu tiên sẽ bước lên đây (cô Phương chỉ vào vị trí phía dưới và cách cái ti vi một khoảng), chọn một con số mà em nghĩ là vị trí em muốn, khi có kết quả là con số được ẩn giấu bằng các ký tự chữ cái mà em vừa chọn rồi thì phải di chuyển ngay đến vị trí ấy, rồi bạn ngồi ở bàn mà em vừa đến sẽ phải đứng ra chọn, cứ thế tiếp diễn, trường hợp chọn trúng ô bỏ trống ban đầu hoặc chỗ hiện tại của bản thân thì cô sẽ gọi ngẫu nhiên người khác. Trong lúc chọn, nếu ai có nhu cầu phóng to các ký tự lên xem cho rõ, hoặc để lần lựa thì cứ việc.” Nói xong cô Phương thao tác khiến từng ô chữ nhật trên màn hình phóng to ra rõ hơn, mỗi lần như thế nó hiển thị rõ được hai số trên cùng một bàn, chừng ba giây rồi lại đến ô của cái số bàn tiếp theo. Cứ thế cho đến ô thứ ba chín và bốn mươi, tức là cái bàn ngay sau lưng Duy.

“Rồi, hãy chú ý lại chỗ này (cô Phương vỗ bàn một cái) và trong năm phút hãy tìm ra chỗ mình muốn đến đi nhé! Sau đó cô sẽ gọi bạn ở vị trí bàn số một…” (con nhỏ ngồi chỗ đó làm động tác giật bắn mình) “...hoặc người nào xung phong, nếu có. Sau khi phân chia sắp xếp xong cô sẽ cùng lớp trưởng chốt lại sơ đồ lớp, bạn nào có hành vi tự ý đổi chỗ không xin phép thì mời phụ huynh.”

Nói xong cô phất tay ý gọi bọn học sinh hãy tập trung suy nghĩ.

Cả lớp xôn xao bàn tán, đứa thì bàn để tìm ra quy luật, đứa thì bàn về sự kỳ lạ cũng như rảnh rỗi mất thời gian này, trừ Thắng và Duy là không nói gì. Duy chưa hiểu ý cô Phương lắm, nhưng nó cảm giác quen quen. Loáng thoáng một vài tiếng nói “Chơi gì kỳ vậy cô?” hay “Này đơn giản á mà!” lọt vào tai Duy, nó quay sang và thấy người nói câu đó là một cậu trai to con để mái chéo nhìn mặt cực kỳ đáng ghét. Tiện Duy quay sang, Thắng hỏi :

“Là sao ta?”

Duy kéo ghế lại gần Thắng một chút, thì thầm :

“Chắc là có quy luật…”

Thắng đáp :

“Mình thấy mấy dòng chữ đó quen lắm…”

“Hả? Quen ra làm sao?” Duy hỏi lại ngay.

“Ừ thì hôm bữa lúc ăn mỳ trong quán nét… mình có đánh đổ một chút lên bàn phím, lúc lấy khăn lau chùi thì nó ra như thế đó…”

“Đùa chắc…” Duy thầm thì.

Được một lúc, Thắng bảo :

“Mình có nghe thoáng vài đứa nói rằng…có thể độ dài ngắn của những ký tự kỳ quặc đó có thể ờ…sắp xếp lại hay gì đó…theo trình tự từ ngắn đến dài…hoặc ngược lại…”

“Suỵt! Tôi thấy cái này quen lắm!”

“Nhưng cứ nghe mọi người đặt giả thuyết đi…”

“Kệ bọn nó.”

“Bạn nghĩ cái g-”

“Lời cô nói có thể là “manh mối’, cổ cứ chốc chốc nhấn mạnh…”

“Hả?”

Trong lúc Duy cố suy nghĩ, cố nhớ lại cái gì làm nó có cảm giác thân thuộc cũng như xâu chuỗi những lời có thể làm ‘chìa khóa’ của cô Phương thì Thắng nhìn chằm chằm vào trán của Duy. Duy nói với vẻ hơi bực bội :

“Nhìn gì? Trên trán tôi có manh mối à?” 

Thắng mở to mắt, đáp :

“Mình nhớ ban nãy cô vỗ bàn và kêu chú ý lại chỗ cô, lúc đó…mình cũng nghĩ y chang bạn… Ủa có gì vậy?”

Duy xoay cổ nhìn lên phía cô Phương nhanh đến mức kêu cái rắc. Nhưng nó không quan tâm, vì có vẻ nó hiểu ra gì đó. Nó nói với Thắng :

“Suýt thì tôi quên điều đó!”

“Nhìn trán cô hả?”

Duy không trả lời, chỉ vừa nhìn chằm chằm phía cô Phương vừa thì thầm với bản thân :

“Mình muốn ngồi ở đây…mình sẽ tìm ra dãy ký tự thể hiện số thứ tự của chỗ này…”

Thắng tiếp cận gần hơn, hỏi :

“Ủa thể hiện là sao?”

Duy không có vẻ gì là quan tâm đến Thắng, nó nhìn lên tivi một lúc, rồi lại nhìn chằm chằm hướng cô Phương :

“...thứ tự theo chiều ngang tính từ ngoài cửa vào của chỗ mình đang ngồi là ‘ba mươi hai’... Không có…không đúng…à dấu gạch nối, vậy là tiếng Anh rồi…’thirty-two’...ờ…khá dài đấy…để xem ở đâu…” Duy nheo mắt dò trên ti vi, rồi nó giơ tay lên :

“Cô! Em chọn trước được không cô?”

Cả lớp, cả Thắng đều quay sang nhìn Duy đang đứng thẳng lên, ai cũng ngó nó với ánh mắt kinh ngạc, cũng có vài tiếng xì xào rằng “thằng này quen quá”. Thắng nói lắp ba lắp bắp :

“L…l..làm…chuột…b…bạch hả?”

Cô Phương với vẻ mặt hơi bất ngờ một chút, hỏi :

“Cậu tên gì?”

“Vũ Khôi Duy.”

Cô Phương lại hỏi :

“Cậu muốn ngồi chỗ nào mà mạnh dạn thế?”

“Dạ, ngay đây ạ!” Duy chỉ xuống cái bàn của mình. Cô Phương kêu :

“Rồi lên đây. Chọn đại đi.”

“Phiền cô phóng to cái bàn trước mặt bàn giáo viên giúp em ạ…”

Duy bước ra khỏi ghế, đi dọc giữa hai dãy bàn rồi tiến đến gần cái ti vi trong lúc Cô Phương tiến hành phóng to vào vị trí nó yêu cầu. Ở chỗ này có thể thấy rõ từng chữ hơn bao giờ hết. Và tuy vẻ mặt không biểu lộ cảm xúc gì đặc biệt nhưng trong lòng Duy tràn đầy sự tự tin, và nó tin lựa chọn của mình là đúng. Nói :

“Thưa cô, em chọn vị trí số tám ạ!”

Trên sơ đồ, ô vuông của vị trí số tám và số bảy nằm cùng một bàn trước mặt bàn giáo viên. Trong đó là dòng chữ “Znoxze-zcu”, và nó là lựa chọn của Duy. Cô Phương trợn mắt lên thấy rõ. Cô nhìn Duy với vẻ mặt còn bất ngờ hơn nãy :

“Em…cậu chọn bừa à?”

Duy đáp gọn :

“Em đợi kết quả cuối cùng.”

Cô Phương nhấp chuột vào vị trí số tám mà Duy đã chọn. Và ngay lập tức dòng chữ lộn xộn kia biến mất, và nó hiện lên con số 32 màu đỏ chót, chính là vị trí “triệu đô” mà Duy yêu thích, sau đó cả ô vuông lẫn con số đều biến mất. Cô Phương nói to, vẻ mặt vẫn còn hơi bất ngờ :

“Bạn Vũ Khôi Duy sẽ ngồi ở vị trí số ba mươi hai!”

Duy về chỗ và ngồi xuống trong khi dường như cả lớp đều ồ lên một cách ồn ào phá tan sự yên lặng nãy giờ. Thắng, vẫn với ánh mắt thán phục, hỏi :

“Làm sao mà….”

Từ đó cho đến cuối cuộc sắp xếp chỗ ngồi Duy không nói với Thắng lời nào mặc cậu bạn cứ chốc lát lại hỏi. Nó chỉ ngồi đó và cố dóng tai lên mà tìm nghe những câu xuýt xoa, những lời bàn tán của đám học sinh dành cho nó. Phần của nó đã xong và giờ nó chỉ muốn nhìn những người còn lại ‘thử vận may’, còn việc có ai ngộ ra cái gì sau câu trả lời của nó thì Duy cũng không biết. Nhưng có lẽ là không, vì có rất nhiều đứa đứng lên suy nghĩ cực lâu hoặc nhắm mắt chọn bừa, rồi khi biết kết quả thì ồ lên thất vọng. Nhìn bọn ấy bối rối chọn lựa trong sự vô định làm Duy thấy tức cười. Nhưng cũng vì vậy mà có vẻ nó đã hiểu được phần nào bà cô chủ nhiệm mới. “Có vẻ cô khoái nhìn người khác lúng túng hoặc chịu thất bại trong những việc họ không biết còn cô thì rõ, thậm chí là cả những việc dường như không liên quan… vì nhìn cô hớn hở thế mà… Ồ gió mát quá!”

Một cơn gió lùa qua cửa sổ, Duy cũng cảm nhận được sự mát mẻ ấy và nhìn ra ngoài trời, giờ này cũng gần trưa rồi. Duy nghĩ thầm :

“Thế mà ban nãy cổ nói bọn này sẽ được về sau khi kết thúc giờ ra chơi không lâu…”

Nó mê mẩn ngắm nhìn những đám mây trắng khổng lồ thành từng khối trên bầu trời trong xanh. Rồi lại nhóng lên, ngó xuống mặt đất, thấy một ông thầy đầu hói đang rảo bước băng ngang sân bóng đá. Những chiếc lá nhỏ xíu nương theo làn gió bay là là dưới mặt đất một cách êm ái. Một con bồ câu xám bay ngang trên tầm mắt Duy, nó lượn một vòng như chim én rồi đậu trên mái trường dãy nhà đối diện, sau đó hai con đồng loại khác cũng nhập hội. “Ồ, thảnh thơi nhỉ?”

“Cảm thấy thoải mái như vậy nghĩa là cậu cũng hiểu hả?”

Duy quay người lại ngay.

“M…Bạn là ai?”

Hiện diện ở chỗ Thắng ngồi bây giờ là một cô gái, chính là con bé tuy xa lạ nhưng lại có cảm giác quen thuộc mà hồi đầu giờ Duy vô tình nhìn thấy. Một cô gái xinh đẹp với mái tóc xoăn sóng dài đen loe hoe vàng, có đôi mắt mơ màng nhưng lại có cảm giác cô ấy hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu tận trái tim Duy. Nhưng Duy vẫn còn chưa hết bất ngờ về sự hiện diện cũng như vẻ đẹp của cô gái lạ thì con bé nói :

“Hồi nãy cảm thấy tự tin như vậy nghĩa là cậu đã hiểu hả?”

Duy đơ mất vài giây, từ nãy tới giờ nó chưa hề thay đổi biểu cảm gì đáng để trên gương mặt, kể cả lúc bất ngờ như bây giờ thì làm sao nhỏ này lại biết nó tự tin?

“Ừ chắc nãy mình giơ tay hơi dứt khoát…” Nghĩ thế xong Duy mới hết đơ. Nó lại hỏi :

“Bạn là ai?”

“Mình là mình.”

Thấy Duy hơi nhíu mày, cô gái nói tiếp :

“Mình vừa đổi chỗ tới đây…Nhìn kìa!”

Nhỏ hất đầu về bên phải, Duy nhìn theo cũng là lúc Thắng chạy về với vẻ hớn hở ra mặt, khi dừng lại, nó vui mừng nói với Duy :

“Mình chọn đại và được ngồi ở đây nè!” Vừa nói Thắng vừa vỗ tay lên mặt bàn sau lưng Duy.

Duy đáp :

“Thế thì có gì mà vui vậy?”

Thắng ngồi ịch xuống đáp :

“Mình là người chọn cuối cùng, và coi nè, MÌNH ĐƯỢC NGỒI MỘT MÌNH!” 

Cô gái bên cạnh nói tiếp :

“Cậu chưa trả lời câu hỏi của mình.”

Duy đến phát ganh tỵ với Thắng, trong khi cậu ta được ngồi một mình ở bàn cuối thì Duy lại phải ngồi chung với một đứa con gái hoàn toàn xa lạ…lại còn gặng hỏi miết ngay từ lần đầu gặp mặt.

“Bạn…cũng thế mà, bạn là ai? Ý mình là…bạn tên gì?”

Cô gái đáp :

“Nếu vừa rồi cậu chịu chú ý thì cậu đã biết tên mình rồi…”

Duy quay xuống :

“Ê Thắng, nó tên gì?”

Thắng đáp :

“Mình có nghe đâu, mà hình như đâu có nói. Cả lớp có mình bạn là được cô hỏi tên.”

Nhìn sang thấy cô gái cười khúc khích thì Duy mới biết mình bị lừa. Nó gợi lại câu hỏi ban nãy :

“Ừ thì tôi biết rõ câu trả lời, sao đấy?”

Chợt lúc đó có một thằng tóc mullet đeo kính cận phi từ dãy bàn cạnh bên qua, xuất hiện sau lưng con nhỏ cùng bàn với Duy, nó hỏi :

“Vũ Khôi Duy đúng không? Biết là biết ra làm sao? Nói đi!”

“Tai thính thế? Ông là ai nữa vậy?”

“Tao là Hoàng đẹp trai. Ban nãy mày chọn trúng phóc chỗ mày muốn, ăn may hay thực sự là mày hiểu đống bùi nhùi trên kia vậy?”

Duy ngó lên theo câu nói của Hoàng, nó thấy bà cô Phương đang vẫy tay chào và bước ra khỏi lớp còn lũ học sinh cũng hùa nhau đứng dậy ra về. Nó đánh trống lảng :

“Thôi về nha!”

Lúc quay lưng định bước ra khỏi ghế thì con nhỏ cùng bàn nắm chặt cái cặp của Duy kéo nó lại, thằng Hoàng thì cũng vòng ra bên hông chặn luôn lối ra duy nhất của Duy. Hai đứa nó cùng đồng loạt nói :

“Giải thích đi mà!”

Duy đáp :

“Để làm gì?”

Nhìn sang, Thắng bối rối ngồi im, nhưng rồi nó cũng cất giọng :

“Cứ nói đi mà!”

Duy hơi quạu, đáp :

“Dài dòng lắm, tôi không rảnh! Ui da!”

Đó là cái cốc đầu từ thằng Hoàng, cảm thấy nó hơi đau hơn mức cần thiết nên Duy hiểu là nó không thể trốn rồi. Nó nói :

“Đi theo tôi lên bàn giáo viên.”

Vẻ mặt của cô bé vô danh kia vui mừng thấy rõ. Cả bọn kéo nhau lên bàn giáo viên còn cả lớp đã về hết, trong lúc bước đi thằng Hoàng có nhướng mày với Thắng một cái, nhưng Duy không quan tâm, khi đến nơi nó ngồi vào cái ghế cô Phương để lại. Nói :

“Mấy người biết mật mã Caesar không?”

“Mình không.”

“Biết!” Cô gái vô danh đáp.

“Viết ra coi.” Hoàng đáp.

Cô gái vô danh nói :

“Để mình!”

Rồi nhỏ cầm phấn chạy lại tấm bảng đen viết ra dòng chữ “Caesar”, và Hoàng cũng xác nhận là nó không biết ngay sau đó.

“Cái đống ký tự trong ô vuông ban nãy chính là một mật mã Caesar.”

Tằng hắng một cái, Duy nói tiếp :

“Mã Caesar là một trong những loại mật mã phổ biến và đơn giản nhất thế giới, bản thân nó là một dạng mã thay thế.”

Duy xoay người trên ghế, chỉ tay ra đằng sau vị trí ngồi giáo viên hơi hướng lên cao, nói :

“Cách hoạt động cơ bản của nó là thay thế một con chữ bằng một chữ cái khác cách nhau một khoảng và theo một hướng nhất định trên bảng chữ cái, khoảng cách và phương hướng này tạm gọi là ‘chuyển vị’, hoặc ‘độ dịch chuyển’.”

Duy lấy một viên phấn trên bàn, đứng dậy đi lại tấm bảng, vừa viết vừa nói trong khi ba đứa kia vẫn chăm chú lắng nghe :

“Ví dụ với độ dịch chuyển sang trái là ‘ba’ thì chữ ‘N’ sẽ trở thành chữ ‘K’ còn chữ ‘S’ thì thành ‘P’. Trong đa số trường hợp thì độ dịch chuyển cũng như hướng dịch chuyển sẽ không thay đổi trong cùng một đoạn văn hay cả văn bản…”

Hoàng hỏi Duy với vẻ nghiêm túc thái quá :

“Làm sao mày biết nó là mã Ca…C..cái mật mã này?”

Duy đáp thản nhiên, không có ý che giấu gì :

“Tôi nghiên cứu mật mã học mỗi ngày rồi, mà cái này nó thuộc vào dạng mã đơn giản nhất…”

Thắng và cô gái vô danh tỏ vẻ khá bất ngờ, nhưng cũng không nói gì thêm. Nhưng thằng Hoàng thì vẫn hỏi :

“Thế cái này được bà cô bê ra để trêu ngươi bọn không biết gì à?”

Duy cười khẩy, vì theo nó rõ ràng ý cô Phương muốn đúng là như vậy. Nhưng để có tính thuyết phục, nó vẫn đáp :

“Bỏ qua các yếu tố hiển nhiên mà dân chuyên nhìn phát biết luôn thì cô Phương cũng có gợi ý phương pháp giải cho những ai không biết đấy, tuy cũng không nhiều. Trước đó cổ có nhấn mạnh rằng những chữ cái nhìn thì vớ vẩn kia chính là mấu chốt. Bên cạnh đó, mấy người có nhớ lúc cô đập bàn kêu chúng ta chú ý lại vị trí của cổ và trong năm phút tìm ra chỗ ngồi mong muốn của bản thân không?”

Cô gái vô danh và Thắng gật đầu còn Hoàng bắt bẻ :

“Vỗ thôi chứ không phải đập.”

Duy nói tiếp :

“Cô Phương chỉ gọi chúng ta chú ý đến ‘vị trí’ đó chứ không phải chú ý cổ, và nhìn xem, bảng chữ cái này cũng nằm trong tầm mắt những ai chịu chú ý đến vị trí này, đó cũng là một gợi ý, dù rất nhỏ thôi. Và ừ, việc nó là bảng chữ cái Tiếng Anh chắc cũng được cô ấy sắp xếp trước, chứ không hẳn vì cổ là một giáo viên Ngoại Ngữ...hoặc ngược lại.” Vừa nói Duy vừa chỉ tay vào bảng chữ cái trên bức tường sau cái ghế của giáo viên.

Thắng hỏi :

“Sắp xếp trước để làm gì nhỉ?”

“Ông biết những ký tự bị mã hóa ban nãy rồi chứ? Khi áp dụng phương thức giải mật mã Caesar, giải ra nó sẽ có nghĩa, đương nhiên, và cái từ có nghĩa ấy chính là chỉ điểm thứ tự vị trí mà người chọn sẽ phải ngồi. Ví dụ ban nãy dòng chữ trong ô số tám của tôi giải ra là “thirty-two” có nghĩa là “ba mươi hai”, ừ, có lẽ cổ dùng cả tiếng Anh như một bức tường thử thách nữa…”

Thắng trầm trồ :

“Ồ thì ra nãy mình nghe bạn lẩm nhẩm ‘chu’ ‘chu’ gì đó là…”

Hoàng ngắt lời :

“Khoan từ từ… Bảng chữ cái tiếng Anh có…(Hoàng đếm nhẩm một lúc)...tận hai mươi sáu chữ cái thì làm thế nào để mày biết được độ dịch chuyển cụ thể vậy? Nếu không đúng phương hướng và khoảng cách thì từ được giải mã ra sẽ vô nghĩa đúng không?”

Thắng cũng nhận ra gì đó và nó hỏi :

“Duy này. Ví dụ như mình có một chữ ‘Y’ dài đang bị mã hóa và cần di chuyển sang phải bốn chữ cái để dịch…thì sao được? Vì bảng chữ cái đến đó là hết rồi mà ta?”

Duy trả lời ngay :

“Thì quay lại đầu bảng, đếm tiếp bắt đầu từ ‘A’ thôi!”

Thằng Hoàng mở miệng định nói thì Duy cắt ngang :

“Thật ra dân chuyên nhìn phát sẽ gần như dịch được luôn với tốc độ chuyển vị ngẫu nhiên siêu nhanh trong đầu. Nhưng ở đây cô Phương cũng cho manh mối. Những ‘manh mối’ đó được ẩn trong lời cổ nói, có vẻ cổ đã chuẩn bị cái vụ này khá kỳ công. Nhớ lại đi. Lúc nói rằng sẽ cho học sinh tự chọn chỗ ngồi thì cổ đã nhấn mạnh hai lần…”

Tằng hắng để lấy giọng điệu giống cô Phương lúc đó, Duy nói :

“Các bạn phải tìm ra lời giải để tìm ra vị trí mình muốn chọn. Các KÝ TỰ CHỮ CÁI ẤY CHÍNH LÀ MẤU CHỐT!”

Rồi nó đổi giọng :

“Cái này nãy nói rồi…” Rồi lại giả giọng điệu của cô Phương lần nữa :

“Cô sẽ cho các bạn lựa chọn vị trí ngồi cho bản thân dựa trên sơ đồ những ô vuông TỪ PHẢI SANG TRÁI THEO SỐ THỨ TỰ, phải sang trái trong góc nhìn của các bạn…”

Khi thấy nhỏ kia quay mặt đi có vẻ là để giấu tiếng cười thì Duy ngừng lại, vờ ho một cái và nói bình thường :

“Đấy, nhớ chưa? Cổ nhắc tận hai lần. ‘Từ phải sang trái theo số thứ tự’, tức là để giải thì ta chỉ cần dịch chuyển qua bên trái, với khoảng cách ký tự chính là số thứ tự của bàn mà ta muốn ngồi. Ví dụ để giải cái ban nãy tôi đã phải dịch chuyển nó sang trái ba mươi hai lần để ra cụm ‘thirty-two’ kia… ”

Thắng có vẻ hơi đơ, nhưng miệng vẫn trầm trồ :

“Bạn…đúng thật là đã tiếp xúc với nó hằng ngày nhỉ…xin lỗi vì hồi nãy cứ hỏi làm phiền bạn…”

Con nhỏ cùng bàn cũng xen vào :

“Cũng chưa chắc là quen, chưa chắc là nhìn vào biết ngay đâu đúng không? Nãy mình thấy cậu cũng căng thẳng dữ thần à…”

Duy cố gắng bỏ qua những gì nó vừa nghe rằng con nhỏ hoàn toàn xa lạ đó có nhìn nó ban nãy, mà hẳn phải là “quan sát” Duy để biết nó có căng thẳng hay không …Duy bèn đáp một điều mà cực kỳ trái với lương tâm của nó :

“Ừ thì…tôi cũng hơi may mắn…”

Hoàng lại ngắt lời :

“Mày không loại trừ trường hợp ‘số thứ tự’ là số của ô chứa dòng ký tự đó chứ không phải số bàn mày muốn đến à?”

Đúng thật, Duy đã không tính tới trường hợp đó vì ban nãy trong đầu nó chỉ có ước muốn được ngồi tại bàn số ba mươi hai, và “ba mươi hai” đã in sâu vào tâm trí nó lúc đó. Nên kể ra nó cũng ăn may thật, nhưng mà Duy mặc định kiểu gì thì nó cũng sẽ nghĩ đến trường hợp đó nếu lựa chọn cũ là sai nên nó đáp rằng :

“Tôi có nghĩ đến trường hợp đó chứ! Lúc mới thử áp dụng phương thức giải thì tôi bắt đầu từ những con số nhỏ trước, đồng nghĩa với ký tự dịch chuyển nó ngắn hơn nên…tóm lại là tôi tính cả rồi.”

Thấy đã đủ cho ngày hôm nay, Duy nhặt viên phấn viết “Ywtqq” lên bảng, rồi vừa chạy ra cửa vừa nói :

“Đếm số ký tự từ phải sang đi nhá!”

Rồi nó chạy mất tiêu.

 Sáng hôm sau Duy vào lớp khá trễ do đêm qua tới ba giờ sáng nó mới đi ngủ. Đi đến cửa thấy cả lớp dường như đã đông đủ nên Duy đi bằng cửa sau, đến chỗ nhưng không thấy cô gái cùng bàn đâu, con nhỏ mà nó vẫn chưa biết tên. Duy mừng thầm trong bụng vì nếu nhỏ kia nghỉ học thì nó sẽ được độc chiếm cái bàn rộng rãi hơn, cũng như có thể “bay qua bay lại” hai cái ghế. Sau lưng Duy là thằng Thắng, nó đang nằm dài trên bàn như đang cố gắng ngủ thêm một chút nữa và Duy cũng không muốn làm phiền, chỉ lẳng lặng lấy vở học, dụng cụ cùng cuốn sách Ngữ Văn ra vì hai tiết học đầu là hai tiết Văn liền tù tì. Trong lúc chờ giáo viên vào, Duy lại ngó ra cửa sổ nhưng mà rèm đã mở đâu? Nó bèn đứng dậy kéo rèm rồi mở tung cửa sổ. “Ôi cái cảm giác này…”

Vừa ngồi xuống ghế thì nó nghe được tiếng bước chân vội vã của ai đó đang ngày càng tiến dần về phía phòng học này, chắc mẩm là giáo viên dạy Văn rồi và Duy đang thử đoán xem là thầy hay cô. Nhưng mà không, xuất hiện ở cửa sau của lớp học là một dáng người nhỏ nhắn, chính là con nhỏ cùng bàn, Duy thất vọng hết chỗ nói. Nó lại ngó ra cửa sổ.

Hai cô cậu tuy ngồi cùng bàn nhưng không nói với nhau câu nào.

Hai tiết Văn đầu tiên của năm học cực kỳ chán, không phải do ông thầy trung niên dạy nản, ổng cũng tâm huyết phết đấy chứ! Nhưng lũ học trò cứ um sùm hết cả lên khiến sự nhiệt huyết của thầy Văn bị đè bẹp. Duy hiểu rằng bọn kia nghĩ những tiết học đầu năm thì cần gì nghiêm túc nên mới mặc sức mà “quẩy” như vậy. Dường như cả lớp luôn, chỉ trừ có Duy, con bé cùng bàn và Thắng vẫn còn nằm dài.

Duy ghi chép mọi thứ trên bảng vào vở một cách tập trung hết sức, nó cực kỳ bái phục ông thầy mới này, vì dù thái độ của học sinh có cợt nhả như thế nào thì thầy vẫn giảng như bình thường, cùng lắm là vài lời nhắc nhở chứ không hề quát tháo hay động tay động chân gì hết.

Nhưng ngay sau đó, một giọt nước làm tràn cái ly nhẫn nhịn của thầy khi thằng bàn bét dãy bên cù lét cho một thằng bé tẹo khác cười lớn lên, kéo theo nhiều giọng cười hùa theo khác khiến cái lớp giờ không khác gì khán đài của chương trình Thách Thức Danh Hài. Duy để ý thấy thầy bỏ giảng giữa chừng, đi lại bàn, bỏ viên phấn xuống, sau đó vài giây tay phải của thầy giơ lên rồi đập bàn một tiếng thật lớn, cả lớp im bặt. Cứ tưởng sau đó sẽ là một trận lôi đình nhưng không, thầy vẫn điềm tĩnh, chỉ nói :

“Hôm nay tới đây thôi. Nếu các anh chị ‘đoàn kết’ như thế này thì được, tôi sẽ cho bài tập nhóm, đúng vậy, ngay buổi dạy đầu tiên của học kỳ.”

Cả lớp im phăng phắc, và đứa này trao cho đứa nọ những cái nhìn hoài nghi, rồi tất thảy cùng nhìn thầy với ánh mắt khó hiểu không kém phần khó chịu.

“Cả lớp sẽ chia nhóm, tối đa năm người và tối thiểu là hai, thuyết trình về sự đoàn kết của học sinh thế hệ mới, hạn chót cho đến thứ ba của hai tuần sau.”

Cả lớp lại nhao nhao trong khi thầy Văn đứng dậy đi ra khỏi lớp, ra hiệu kết thúc tiết học và cho bọn học trò ra chơi sớm. Duy nghe tiếng oang oang của một con nhỏ nào đó :

“Rồi liên quan dữ chưa? Cái gì? ‘Mục đích răn dạy’ hả? Ổng nghĩ tao sẽ rảnh như thế à?”

Nhiều đứa tán thành ý kiến của con nhỏ mồm to ấy, một đứa con gái khác tán thành :

“Mày nói đúng á My, tao thấy ổng bực lắm rồi đấy nhưng chắc sĩ diện ha ha!”

“Qua bà cô dở chứng lại đến ông thầy dở hơi!”

Một vài đứa cười theo câu nói đó, còn Duy thì lại thấy bọn này đáng ghét vô cùng luôn, đơn giản vì nó ghét cách nói chuyện cũng như thái độ của bọn ấy, lại giống một vài đứa bạn cũ của Duy mà nó không muốn gặp lại chút nào. Còn về thầy dạy Văn, Duy vốn khâm phục những người điềm tĩnh và luôn lấy đó làm tấm gương để noi theo, nên dĩ nhiên là nó không phàn nàn gì hết về mọi quyết định của ông thầy. Chỉ là…

Giờ ra chơi gần như ai cũng túa ra khỏi lớp, còn thằng Duy thì đang đi tìm lại đôi bàn ghế đá khuất sau mấy cái cây mà bữa đi nghe tư vấn nó phát hiện ra, và bây giờ Duy quyết định chỗ này sẽ là “căn cứ” của riêng nó.

Đáng lẽ đây sẽ là khoảng thời gian, khoảng không gian cực kỳ thoải mái và hạnh phúc với Duy, nhưng không. Bây giờ nó đang có một mối lo ngại, là liệu nó có thể - có được gia nhập một nhóm nào đó để làm bài thuyết trình Văn học kia không? Phần bài làm với Duy thì không hề khó, nhưng khó ở chỗ rằng đây là bài tập nhóm, một thứ mà nó ghét cực kỳ cũng như sợ cực kỳ. Duy có thể làm một mình, thậm chí là làm tốt, nhưng nãy thầy cũng đã nói số lượng thành viên tối thiểu phải là hai. Nó cũng nghĩ đến việc viết bừa vào tờ giấy thông báo một cái tên nào đó, nhưng…biết tìm ai bây giờ? Nó có thân quen với ai trong cái lớp này đâu? Mà nếu có biết thì nhỡ cái tên đó đã nằm ở một nhóm khác thì sao? Ngẫm lại thì…hơi quen biết một chút thì có thằng Thắng, dù nó cũng không quá muốn làm thân với cậu bạn này…nhưng không còn ai khác nữa. Nghĩ lại, Duy hoàn toàn có thể ‘mời’ Thắng vào nhóm với vị trí bù nhìn và phần còn lại nó làm hết, thế là nó không cần phải “giao du” với những người không cùng đẳng cấp với mình… “Ừ, quyết định thế đi!”

Thế là năm phút sau, Duy trở lại lớp.

Vì cửa sau đang bị một đám con trai khác chen chúc cản đường nên Duy đi vào bằng cửa trước, len lỏi qua mấy đứa con gái trong đó có con My, chả hiểu sao nó lườm Duy, lườm bằng một ánh mắt khiến Duy cảm thấy kinh tởm. Nó phóng ngay về bàn của mình, không băng ngang được vì nhỏ vô danh đang ngồi đó nên Duy bèn vòng ra sau lưng Thắng (vẫn nằm dài) rồi ngồi xuống ghế của mình, lúc mở miệng định nói thì Thắng ngồi dậy, giọng nghe rất uể oải, cậu ta nói :

“Bạn có nhóm chưa? Cả lớp này người ta chia ra lập nhóm hết rồi đó, mình cũng…cố thử xin vào nhóm nào đó…nhưng tất cả đều đủ năm người hết rồi, nghe hơi kỳ nhưng mà…mình đã cố hỏi thăm và tìm ra bảy nhóm trưởng khác nhau để xin xỏ…và bị từ chối hết thảy bảy lần…thế là hết người…ôi quê chết đi được.” Nói xong nó úp mặt xuống bàn.

Duy nói :

“Tôi đang định lập nhóm nè…”

Cô gái vô danh bất chợt quay sang, đây là lần đầu tiên trong ngày Duy nghe giọng nhỏ :

“Mình cũng y chang cậu kia vậy… mình đã cố tình tìm hỏi sớm ngay khi vừa ra chơi phòng khi hết chỗ nhưng mà…vài đứa rõ ràng là nói dối để đuổi mình ra. Cho mình vào nhóm của cậu nha?”

Duy khá bất ngờ khi nghe điều đó. Nó cứ tưởng nhỏ này luôn có bạn có bè chia phe chia phái như hầu hết đứa con gái khác mà nó từng biết, bất giác nó hỏi :

“Bạn từ nơi xa chuyển đến à?”

Nhỏ khẽ gật đầu, rồi đáp :

“Quê hương mình ở Thanh Hóa lận.”

“TRỜI XA DỮ!?”

Thằng Hoàng thốt lên, từ bao giờ mà nó đã ngồi ở cái bàn trước mặt Duy, bên cạnh một cô gái tóc ngắn. Chưa ai kịp hỏi gì thằng Hoàng trả lời ngay lập tức :

“Tao biết chúng mày định hỏi gì! Hôm qua tao xin cô chuyển qua đây rồi!”

Duy nói :

“Bị cận sao không xin lên vị trí nào gần bảng ấy?”

Hoàng lấy tay đẩy nhẹ gọng kính, đáp :

“Tao cận nhẹ mà, không sao.”

Quay lại với cô gái, Duy đáp hơi ngập ngừng :

“Ờ…tôi e là không nhá…tôi ‘đủ’ thành viên rồi…”

Nói xong nó lập tức quay ra sau, vào thẳng vấn đề, Duy lay Thắng dậy, rồi nói :

“Tôi chiêu mộ ông vào nhóm, sao?”

Thắng vẫn nằm úp mặt mà đáp :

“Hai đứa thì sao mà làm nổi…mình thực sự không đủ năng lực lẫn năng suất làm việc đâu…”

Duy nói giọng tự tin :

“Yên tâm, ông vào cho có thôi, còn lại để tôi.”

Thắng bật dậy ngay :

“Ok ok…” Xong cậu ta lại đổi giọng ngay lập tức :

“Cơ mà làm thế sao được chứ? Mình…”

Duy đáp bằng giọng chắc chắn :

“Không sao. Tôi không trách ông thì ai có quyền đó? Ổn thôi.”

“M…mong vậy…cảm ơn b-”

“Cho tao vô với nào!”

Bỗng nhiên Thằng Hoàng kề bên tai Duy mà nói khiến nó sởn cả gáy, nhưng chưa kịp đáp gì thì sau lưng một chất giọng chua chát cất lên, thì ra là con nhỏ tóc ngắn ngồi cạnh thằng Hoàng :

“Êêêê quen nhau hả?”

“Mày nín!” Thằng Hoàng không thèm nhìn nhỏ kia một cái mà đáp.

“Mất dạy vậy mày.” Nhỏ tóc ngắn lằng nhằng rồi quay mặt đi.

Thằng Hoàng nói :

“Nó tên Hương, nhưng mà kệ bà nó đi. Cho tao vô nhóm nha?”

“Ủa mày chưa có nhóm à?”

“Ừ chưa.”

“Lại mà tìm đám bạn mày ấy, nhóm tao đủ người rồi.”

Duy nói dứt khoát với ý muốn kết thúc nhanh cuộc trò chuyện này, nhưng thằng Hoàng đã trả lời một câu mà khiến Duy phải giật mình :

“Nghe thì ái kỷ nhưng mà tao không muốn chơi với bọn không cùng đẳng cấp, nhá!”

Lần đầu tiên thấy vẻ mặt (hơi) ngạc nhiên của Duy, Hoàng hỏi :

“Sao? Bất ngờ à?”

Duy bất ngờ thật vì bản thân nó cũng luôn có suy nghĩ như vậy : “Không giao du với những kẻ không cùng đẳng cấp”, đôi khi cứ ngỡ đó là phương châm sống luôn ấy chứ. Nhưng mà nó lại càng bất ngờ hơn khi thằng Hoàng cho rằng Duy cùng đẳng cấp với nó, và nó cùng đẳng cấp với Duy.

Tận dụng mấy giây ít ỏi Duy bị “khựng”, cô gái cùng bàn đề nghị :

“Nãy bạn Thắng đã xin hỏi bảy nhóm trưởng khác nhau và ai cũng bảo nhóm họ đã đủ năm thành viên, tức là cả lớp này giờ chỉ còn bốn người chúng ta là chưa tham gia nhóm nào cả…Thôi thì tụi mình tụ lại thành lập thành nhóm thuyết trình Văn học nhé Vũ Khôi Duy?”

Cơn rùng mình khi bị gọi đầy đủ họ tên khiến Duy tỉnh táo lại một tí, đúng vậy, “tỉnh táo”, nên nó đáp ngang :

“Không. Bốn người chia làm hai nhóm là đẹp rồi còn gì? Thằng Hoàng lập nhóm với nhỏ này đi!”

Tự nhiên cả ba thằng con trai cùng nhìn vào một cô gái, khiến con bé ngượng chín cả mặt, rồi nhíu mày lại một cách vô cùng dễ thương, đáp :

“Thôi không dá- à nhầm không đâu! Chẳng phải bốn người thì sẽ hiệu quả hơn sao? Hỏi cậu ấy đi chắc gì cậu ấy chịu lập nhóm với mình, mình làm gì đủ…đủ đẳng cấp chứ?”

Hoàng nói, tỏ vẻ đồng ý :

“Chia đôi chi cho cồng kềnh nữa vậy? Mày mà không tán thành thì tao tán mày đó Duy ạ!”

Duy chợt nhớ ra gì đó, rồi nó nói nhanh :

“Nếu mày nghĩ tao ‘cùng đẳng cấp’ với mày thì việc gì phải lôi kéo cả hai đứa này vào?”

Không để ai trả lời, Duy thêm vào :

“Nếu như ý mày là vậy thì chẳng phải lập nhóm với một mình tao là đủ à?”

Hoàng nhìn Duy chằm chằm, im lặng. Rồi tự dưng nó vỗ bàn cười khằng khặc, vừa cười thằng Hoàng vừa nói :

“Tao có bảo chỉ mình mày cùng đẳng cấp với tao à?” Nói xong nó quay mặt ra cửa sổ mà ho, nghe cũng chả khác tiếng cười là mấy. Sau đó Hoàng quay lại, chỉ thẳng mặt Thắng và nói :

“Có lẽ mày không biết, Lý Anh Thắng vẫn luôn là một trong những học sinh xuất sắc nhất bậc Tiểu học cũng như Trung học cơ sở ở tỉnh Hậu Giang quê tao, và nếu nó không trốn tránh, thì chắc ba năm Trung học phổ thông vẫn thế thôi.”

Duy hơi sốc với tin này nhưng tuyệt nhiên nó vẫn không thể hiện cảm xúc gì ra ngoài còn nhỏ cùng bàn thì có với đôi mắt mở to. Cũng đúng thôi, dù là người đã biết hay không biết Thắng thì khi nghe “danh hiệu” đó của cậu ta cũng sẽ phải bất ngờ dù ít dù nhiều, nhất là đối với kẻ từng xem Thắng là “nhút nhát”, “vô hại” và có phần xem thường cậu ta như Duy, dù thực sự thì học sinh giỏi không có nghĩa là không được nhát cấy.

Trong lúc Thắng đang lúng túng lắp ba lắp bắp né tránh ánh mắt của cô gái vô danh thì Duy hỏi :

“Thế hai người cùng trường à? Mày cũng từ xa tới?”

Hoàng gật đầu, còn nhỏ cùng bàn Duy thì nói, đầy vẻ ngưỡng mộ :

“Thế mà ban nãy cậu ấy cứ cho rằng bản thân không đủ năng lực…trong khi theo những gì mình vừa nghe thì cậu hoàn toàn có thể làm nó một mình!”

Thắng chối bay chối biến :

“Không! Không có đâu! Sao mà nổi chứ! M-Mình làm được thật…nhưng phải có người giúp đỡ chứ!”

Hoàng đâm chọc :

“Nhát thì nói mẹ đê. Cả thời cấp hai có thấy mày chơi với ai đâu, toàn ru rú trên thư viện một mình và đoạt giải học sinh giỏi đấy!”

Hoàng nói thêm :

“Ai cũng nói mày bị tự kỷ. Nhưng tao thì…há…chỉ biết mày không bình thường thôi, thế là đủ.”

Duy cứ có cảm giác thằng Hoàng cố tình nói trúng tim đen nó, vì ừ, thêm một sự thật khác về Duy là nó cứ bị cuốn hút bởi những người “không bình thường”, đó cũng là một phần lý do cô Phương ngay giờ đầu vào lớp đã thu hút sự quan tâm của Duy.

Dẹp hết những bất ngờ mới mẻ sang một bên, Hoàng nói :

“Thế nhá! Chốt lại thành viên của nhóm…chưa có tên. Tao, Trần Việt Hoàng là nhóm trưởng, ba thành viên còn lại là Lý Anh Thắng, Vũ Khôi Duy và…cô gái chưa biết tên.”

Cô gái vô danh hơi e thẹn hỏi :

“Ơ…mình được chấp thuận vào nhóm rồi hả? Cứ tưởng ờ…”

Hoàng ra vẻ cao thượng, chỉnh lại giọng nhẹ nhàng, đáp :

“Ha ha làm sao mà để một cô gái xinh đẹp một mình lẻ loi giữa ba mươi tám người và tám nhóm được cơ chứ? Để cô nương đơn côi như thế thì cô cũng chẳng thể lập nhóm một thành viên được! Bỏ thì vương, thương thì tội, thôi thì mời cô vào nhóm của chúng tôi nhá?”

Cô gái vô danh tỏ ra ngượng ngùng nhưng vẫn mỉm cười vui vẻ. Còn Duy, sau khi lạnh cả sống lưng, nói với ý mỉa mai :

“Mày nhét chữ cũng tài đấy!”

Hoàng đáp ngay và luôn :

“Sao bằng mày bữa đó được?”

Cô gái, bây giờ trông vẻ mặt vui vẻ thấy rõ, khiến nhỏ nhìn càng dễ thương hơn. Duy cố tránh ánh mắt với nhỏ trong khi nhỏ cứ hỏi tam phương tứ hướng :

“Chuyện gì dạ?”

Duy không ngăn được thằng Hoàng kể ra hết sự việc hôm bữa trong hội trường cho cô gái vô danh nghe.

Dù sao thì bây giờ Duy đã cảm thấy thoải mái hơn với ba thành viên còn lại, đúng vậy, trong lòng nó đã chấp nhận lập nhóm cùng họ và tham gia vào đó. Có vẻ là vì nó đã nhìn nhận được “đẳng cấp” của họ xấp xỉ với mình, hoặc cũng có thể nó nó đã nhìn thấy sự “không bình thường” ở họ, và chấp nhận bỏ qua sự phiền phức để nói lớn :

“Tôi đồng ý thành lập và tham gia nhóm!”

Nó bỗng chợt thấy ánh mắt của cô gái lóe lên một tia sáng, nhưng bị thằng Hoàng kéo lại :

“Đấy! Thế có phải nhanh không? Có chuyện đơn giản thế mà! Ha ha!”

Chợt nhớ tới Thắng, Duy quay xuống và thấy Thắng lặng lẽ gật đầu. Cậu ta ấp úng :

“K…Không đồng ý thì ờ…còn có một mình thì ừ…đâu tạo nhóm được nữa đâu!”

Cô gái vô danh trở rạng rỡ hơn hẳn, nói :

“Nhóm này sẽ không chỉ dừng lại ở bài thuyết trình của hai tuần sau đâu, nhé?”

Hoàng và Thắng đều gật đầu, Duy thì không, nó ngồi cúi đầu nhìn xuống mặt bàn có vẻ trầm tư. Cô gái vô danh hỏi lại :

“Nhé…?”

Bỗng Duy ngước lên và nói :

“Được. Tên của nhóm sẽ là Argonaut!”

Rồi nó quay sang cô gái, khẽ gật đầu, coi như đồng ý với câu hỏi ban nãy của nhỏ.

Trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại của giờ ra chơi, Duy ngồi đó giải thích cái tên Argonaut cho ba thành viên còn lại :

“Argonaut là tên của một nhóm anh hùng trong Thần Thoại Hy Lạp, nổi tiếng với cuộc phiêu lưu đến đảo Colchis để lấy Bộ Lông Cừu Vàng. Cách gọi này bắt nguồn từ chính tên con tàu đã sát cánh với họ, có tên là Argo. Và từ Argonaut có nghĩa là ‘Thủy thủ của con tàu Argo’...”

Thắng và Hoàng rõ ràng là không biết nhiều về Thần Thoại Hy Lạp như Duy nhưng đứa nào cũng lắng nghe một cách hết sức là chú tâm. Thằng Hoàng còn vỗ bàn hô “Quá ngầu!” khi nghe Duy giải thích xong. Rõ ràng là nó, cũng như tất cả thành viên nhóm đều rất ưng cái tên này do Duy đặt ra. Về phần cô gái, sau khi nghe Duy kể thì nhỏ nói :

“Hồi bé mình đọc khá nhiều truyện Cổ Tích, Truyền Thuyết hay Thần Thoại, trong đó có cả Thần Thoại Hy Lạp đấy! Và bây giờ tuy không còn nhớ nhiều nhưng những cái nào nhớ thì mình đều rất tâm đắc, ví dụ như ‘Chuyện tình nàng Europa’ chẳng hạn?” 

Nói xong nhỏ mỉm cười còn Duy thì cảm thấy lòng nó vui lên một chút khi có người cùng chí hướng dù vẫn chỉ là một chút. 

Sau giờ ra chơi là tiết Toán, môn Duy kém nhất sau mỗi môn Hóa, nên nó lại ngó ra cửa sổ. Trong lúc thả hồn trôi theo mây thì chợt nhớ ra gì đó, nó quay ngoắt sang nhỏ cùng bàn, hỏi :

“Rồi rốt cuộc bà tên g…”

Nhưng khi thấy nhỏ đang tập trung viết bài thì Duy cũng thôi. Cơ mà bên cạnh sự bí ẩn của cái tên thì việc cô gái nói rằng nhỏ đến từ Thanh Hóa nhưng lại có thể nói giọng miền Nam ngon lành cũng khiến Duy tò mò, nó cố dập tắt ý chí muốn mở miệng ra hỏi cô gái vô danh nhưng mà lý trí nó cũng muốn điều đó…Nên cuối cùng, khi thầy giáo quay lưng lên bảng, Duy dùng bút gõ nhẹ lên bàn hai cái thu hút sự chú ý của cô gái, rồi hỏi :

“Bà đến từ Thanh Hóa đúng không?”

Nhỏ gật đầu :

“Đúng rồi, quê hương mình ở đó, sao ấy?”

Duy đáp :

“Không sao cả, chỉ là việc bà nói được giọng miền Nam khiến tôi khá bất ngờ…”

“Cậu bất ngờ hả?”

Cái từ “cậu” được cô gái vô danh dùng ngay từ lần đầu gặp Duy, nhưng bằng cách nào đó đến tận bây giờ Duy mới cảm thấy rùng mình hiển nhiên, nói :

“Ở đây không ai xưng hô thế hết… À không tôi xin lỗi thoải mái đi…”

Nhỏ cùng bàn vừa cười vừa đáp :

“Mình xin lỗi nếu làm cậu khó chịu… Tại mình quen miệng, ở trường cũ mình cũng toàn xưng hô như thế…Vậy gọi là ‘ông’ nha?”

Chưa để Duy gật đầu xong thì nhỏ nói tiếp :

“Quê hương mình ở Thanh Hóa, nhưng khi vừa tròn một tuổi mình đã được…chuyển về Nam rồi…Nói chung chỗ ở của mình vô định lắm…Tuy lớn lên ở Nam nhưng bốn năm trước mình được…ra Hà Nội sinh sống…và bây giờ thì về đây.”

Cách nhỏ ngập ngừng khiến Duy chú ý, nó thấy nhỏ không vui lắm khi nhắc về điều đó mà nó cũng không muốn đào sâu thêm, nên Duy khơi lại câu hỏi cũ :

“Vậy bà tên là gì?”

“Tôi mời cậu Khôi Duy lên bảng giải câu này!”

Khi giọng thầy giáo cất lên cũng là lúc Duy lấy lại được cảm nhận về âm thanh trong phòng học mà nãy giờ nó không thèm chú tâm đến, tựa như có ai đó nhấn nút bật âm thanh rồi tăng âm lượng, tiếng động, giọng nói của đám học sinh xung quanh bắt đầu lớn hơn trong cảm nhận của Duy. Hình như thầy Toán vừa gọi tên nó, và mời nó lên bảng làm gì đó, à ra là giải một bài tập. Thằng Hoàng quay xuống, thấy Duy vẫn ngồi im, nó nói :

“Nhìn gì? Lên đi! Biết làm không?”

Sau khi Duy nhớ ra tên mình có trong sơ đồ lớp thì nó mới thoát khỏi dòng suy nghĩ tự hỏi tại sao ông thầy biết tên mình…chắc vậy. Nhưng cái đó không quan trọng… Duy từ từ đứng dậy, nhìn chằm chằm lên bảng, hồi lâu, không nói hay hành động thêm gì cả. Nó nhìn bao quát nội dung bài học của hôm nay, rồi lại nhìn vào câu bài tập bị bỏ trống lời giải, chẳng hiểu gì cả, rồi nó lại nhìn thầy giáo. Thầy An - người hãy còn trẻ, chừng ba mươi thôi - cũng nhìn chằm chằm Duy một lúc. Cuối cùng thầy mở lời :

“Cậu không theo dõi bài à?”

Duy không biết trả lời như thế nào, nhưng ai có mặt ở đó cũng biết trong trường hợp này mặc định im lặng là đồng ý. Thầy An nói tiếp, không nạt nộ mà đầy ý chất vấn :

“Tại sao cậu lại không tập trung nghe giảng?”

Cảm giác quen thuộc trở lại trong Duy, cảm giác vô định, không biết làm gì hay nói gì của cái hồi đứng trên sân khấu hội trường ùa về. Nhưng lần này cảm giác đó chỉ thoáng qua nhanh, vì Duy, chưa kịp suy nghĩ kỹ thì đã lỡ mồm :

“Dù có nghe giảng đi chăng nữa thì em cũng sẽ chẳng làm được bất kỳ câu hỏi nào trên bảng...”

Nó ngừng lại ngay lập tức và biết mình đã đi quá đà. Lúc đó, gần như cả lớp cười ồ lên còn thầy An thì trợn mắt nhìn nó. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng, Duy cũng không hiểu sao lúc ấy nó lại thốt ra được cái câu đó dù rõ ràng cảm giác lúc đó của nó ngoài bất lực ra thì chẳng có thêm cảm xúc tiêu cực nào khác xen vào cũng như không có một sự thôi thúc mạnh mẽ nào. Nhưng Duy biết tên nó đã bị ghi vào sổ đầu bài cùng nội dung “tội danh” không tốt đẹp gì lắm. Và nó biết đêm nay mình sẽ lại mất ngủ.

Cả buổi học hôm đó Duy trầm lặng hơn bao giờ hết. Nó nhớ lại thái độ của bản thân lúc trả lời thầy An và cảm thấy nó cũng không đến nỗi vô lễ với giáo viên, nhưng chắc chắn là không bình thường, và kiểu gì cũng đã tạo ấn tượng xấu với thầy cũng như lại làm một thằng hề trong mắt cả lớp. 

Khoảng mười một giờ rưỡi thì cả lớp Duy được ra về sau khi kết thúc năm tiết học dài đằng đẵng và gần như là chán ngắt. Đám học trò nhao nhao về buổi học chính thức đầu tiên này và thi nhau nêu cảm nhận, cảm xúc, nhưng đa số tụi nó đều tuông ra những nhận xét không tốt đẹp lắm. Nào là giáo viên dạy dở, dạy chán, kiến thức vô dụng, vô lý, quạt không mát đèn không sáng vân vân… Duy thấy điều này hết sức bình thường, vì theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì nó nghĩ “bọn học sinh có bao giờ thật sự yêu trường yêu lớp và yêu đi học đâu?” Duy nhớ nó có đọc được ở đâu đó rất lâu trước đây rằng việc chia sẻ chung sự tiêu cực, ví dụ như cùng ghét hay cùng nói xấu một cái gì đó hay ai đó có thể giúp con người gắn kết với nhau hơn. Nó thấy điều này gần như là đúng hoàn toàn ở tất cả nhóm bạn bè xung quanh Duy từ bé tới giờ, trừ chỉ một mình nó. Bản thân Duy sẽ không bao giờ khơi lên sự tiêu cực, nhân lên rồi phân phát nó chỉ để thu hút sự đồng cảm của người khác đối với mình, nó thà giữ một mình còn hơn.

Vừa bước xuống hết các bậc thang lầu hai thì thằng Hoàng chạy tới vỗ vai Duy và nói nhanh :

“Ê mày về nhà viết bản báo cáo thành viên nộp giáo viên đi rồi mai cả đám lên kế hoạch các thứ tiếp tao báo với hai đứa kia rồi!”

“Khi nào nộp…”

Duy chưa nói hết câu thì thằng Hoàng đã chạy mất hút, có vẻ là nó đang vội hết mức có thể để không bỏ lỡ một cái gì đó “chắc không phải nhà vệ sinh đâu.” Duy cũng thôi suy diễn mà đi tiếp, nhưng cái sự việc hồi tiết Toán cứ ập vào đầu dù Duy đã cố biện ra lý do rằng nó thà mở miệng nói đúng sự thật đỡ hơn là đứng như im như tượng. Khi bước chân xuống mặt sân trường bằng đá, khi cơ thể lại được tiếp xúc với ánh nắng buổi trưa nóng bức cũng là lúc Duy thôi tìm lý do. Nó ngước lên nhìn thấy cột cờ thẳng đứng, những cửa sổ phòng học phản chiếu ánh sáng lấp lóa, những tán cây xanh, những đám mây trắng nhè nhẹ trôi trên bầu trời quang đãng, và một bàn tay ai đó che ngang mắt của Duy. Thì ra là cô gái vô danh đang muốn trêu đùa nó một tí, nhưng mà để làm điều này nhỏ phải nhón chân lên một chút. Thấy Duy tỏ vẻ khó chịu, nhỏ rối rít :

“Ờ tui xin lỗi…ông…xin lỗi một lần nữa về vụ hồi nãy…đáng lẽ ra tui cũng phải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học…”

Thấy nhỏ có vẻ hiểu sai, Duy đính chính :

“Không phải do tôi nói chuyện mà bị bắt đâu. Chỉ đơn giản là ổng nhìn vào sơ đồ hoặc danh sách lớp mà gọi bừa thôi. Bằng chứng là lúc tôi đứng lên thì thầy mới biết là tôi không chú ý đấy chứ.” Thấy bản thân nói hơi dư thừa, Duy im lặng, đi tiếp về phía nhà xe, ngạc nhiên là cô gái vô danh cũng đi theo kế bên. Cảm giác được bước song song cùng một cô gái, dù là bất cứ một ai kể cả nhỏ Diệp là cảm giác mà Duy chưa bao giờ được trải qua, khiến nó hơi khó xử, đa số là sợ người khác hiểu lầm, mà suy cho cùng nhỏ cùng bàn với nó cũng khá xinh đẹp nên ai biết được có bao nhiêu người để ý đến nhỏ, Duy không muốn dính líu đến mấy chuyện kiểu này, nó bắt đầu bước nhanh hơn. Nhưng ngạc nhiên hơn nữa là nhỏ lại chạy theo rồi bước đi bên phải Duy, nói :

“Tui nghe nói trường này đông học sinh nhất tỉnh nhỉ?”

“Ừ đúng.” Duy đáp cho qua trong khi vẫn cố bước không chậm nhưng cũng không quá nhanh.

Nhỏ lại nói với vẻ hớn hở :

“Thế thì kỳ thi tuyển sinh vừa rồi chắc là dễ lắm nhỉ? Mình được xét tuyển nguyện vọng hai nên cũng chả biết nữa.”

“Thiên lệch kẻ sống sót thôi.” Duy nói thêm :

“Số học sinh thi trượt vào trường này nhiều gấp rưỡi số học sinh đậu mà.”

Cô gái lại hỏi :

“Vậy tất cả học sinh trường mình toàn từ giỏi đến siêu giỏi đúng không?”

Duy đáp :

“Đương nhiên là không, trong số hàng trăm học sinh đăng ký thì nhà trường chỉ xét đúng số lượng học sinh nhất định và những kẻ thấp điểm hơn sẽ bị bỏ lại, mà với số lượng đông như này thì khá chắc là thập cẩm học lực rồi, chưa xét đến các yếu tố may mắn, ý tôi là đề thi không dễ và học sinh giỏi cũng nhiều, nhưng không phải tất cả, nên đừng có gộp kiểu đó…”

“Ơ…vậy cũng bắt bẻ á…giỡn thôi. Ông cũng đừng có vơ đũa cả nắm nha, tui về đây!”

Duy chưa hiểu cái mô tê gì thì nhỏ đã quay lưng chạy về phía cổng chính. Nó hơi thắc mắc lý do nhỏ bám theo mình đến tận đây, và ý nghĩa của câu nhỏ vừa nói bảo nó đừng có vơ đũa cả nắm là gì…nhưng ngay lập tức nó nghĩ mình đã hiểu ra một chút.

Duy có cảm giác nó lại bị nói trúng tim đen, bởi vì nó thường xem tất cả học sinh xung quanh mình đều như nhau và đều hạ đẳng so với nó… đơn cử như nãy nó vừa nghĩ tất cả học sinh đều chẳng bao giờ yêu trường lớp hay yêu chuyện học hành, đó là vơ đũa cả nắm. Cảm giác bị nhìn thấu một cách kỳ lạ này với Duy không dễ chịu tí nào, nhưng nó tự nhủ chắc nhỏ kia chỉ nhắc nhở nó như một thói quen của nhỏ…hoặc vốn hiểu biết về ngôn từ của nhỏ không được tốt cho lắm nên vậy. Nhưng một niềm nghi hoặc khác vẫn chưa được giải đáp : “Nhỏ này rảnh thật…rồi rốt cuộc nó bám theo mình đến tận đây chỉ để hỏi về số lượng học sinh thôi à?”

À không bí ẩn lớn nhất bây giờ vẫn là cái tên của nhỏ. Duy sực nhớ ra nó cần phải biết tên của cô gái cùng bàn để còn viết vào tờ giấy báo cáo thành viên. Nó quay ngoắt lại nhìn ra cổng trường xa xa nơi mà sau khi lấy xe đạp trong nhà xe thì nó sẽ dắt ra đó rồi mới ngồi lên chạy về. Nó thấy nhỏ đang đứng đó, cô gái vô danh đang loay hoay gì đó với cái cặp của cô bé. Từ chỗ Duy đến cổng trường cũng không gần, muốn hỏi thì phải la lên thôi vì nó không rảnh để đi bộ đến đó rồi tí nữa quay lại đây, còn nhỏ thì nhìn cũng khá bận bịu, nhưng làm thế thì Duy thà vô nhà xe dẫn xe đạp ra rồi nói sau còn hơn. Nhưng nếu sau khi lấy xe xong mà chạy ra không biết nhỏ còn ở đó không, “thôi thì để mai hỏi vậy!” Nhưng khi Duy định quay lại bước tiếp vào nhà xe thì chợt nhỏ nhìn lên chạm ánh mắt với Duy, và cái cảm giác “bị nhìn thấu” lại một lần nữa xông thẳng vào trái tim và len lỏi vào tâm can của Duy. Nó thấy nhỏ từ từ luồn hai dây cặp qua vai rồi mang nó lên, xốc một cái rồi lại nhìn về phía này. Nhỏ từ từ đưa tay lên, làm động tác gì đó. Duy đờ người ra mà nhìn cô gái vô danh đằng xa dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào ngực, rồi nhỏ chắp ngón trỏ và ngón giữa của cả hai tay, đặt chúng chồng chéo lên nhau rồi nhịp hai lần. Sau đó các ngón tay phải của nhỏ làm động tác như khi đánh chữ trên bàn phím, nhẹ nhàng lướt từ trái sang phải. Duy mở to mắt mà nhìn nhỏ thể hiện từng cử chỉ ngón tay một : Đầu tiên nhỏ đưa tay trái lên, đặt ngón cái lên trên ngón giữa đang quặp lại; sau đó động tác được thay đổi thành năm ngón tay gần như là co cụm, nhưng cũng không hoàn toàn là động tác nắm chặt; rồi nhỏ duỗi ngón trỏ và ngón giữa ra tư thế chữ ‘V’ nhưng lại gập cả hai ngón ấy lại… Duy lẩm bẩm trong khi tập trung quan sát : “H;Ô…và…” Cô gái vô danh làm động tác vẽ một đường chéo bằng ngón trỏ từ phía trên bên phải xuống theo góc nhìn của nhỏ. Duy chớp mắt một cái, sẵn sàng tiếp tục quan sát chuỗi hành động này, nhưng cô gái vô danh chỉ đưa ra một bàn tay đã gập ba ngón ở trong lại, trừ hai ngón cái và ngón út là chỉa ra hai bên, rồi thôi. Cuối cùng nhỏ giơ bàn tay mở rộng lên làm động tác chào tạm biệt rồi chạy ra cổng, ra khỏi tầm mắt của Duy.

Duy quay lưng bước đi, thở ra một hơi dài, hơi thở ấy cũng là để trút hết những suy nghĩ vẩn vơ, những cảm xúc rối rắm trong đầu từ nãy tới giờ, thật là nhẹ nhõm. Chẳng biết tại sao nó lại cảm thấy thoải mái nữa, có thể do sắp được về nhà mà không còn vướng bận, hoặc do cuối cùng thì nhỏ cùng bàn cũng đã chịu nói tên ra, hoặc vì Duy cảm thấy vui vì bản thân đã học ngôn ngữ ký hiệu, và lần đầu tiên “đọc hiểu” được nó. Đúng vậy, tất cả những hành động, cử chỉ nãy giờ của cô gái vô danh chính là ngôn ngữ ký hiệu, nhỏ đã dùng nó để giới thiệu tên của bản thân với Duy từ xa mà không cần phải la làng lên. Duy cũng không biết có phải do nhỏ lười, hay nhỏ thích thế, hoặc vì lý do sâu xa nào đó mà nhỏ lại dùng Thủ Ngữ. Nhưng không sao cả, vì đây là Vũ Khôi Duy, kẻ mà ngoài đam mê mật mã học ra thì còn có sở thích tìm hiểu đa ngôn ngữ nữa, kể cả ngôn ngữ ký hiệu cũng không ngoại lệ… 

“Nhỏ tên là Hồ Y à? Tên cũng đẹp nhỉ…” 

Bây giờ nó lại thấy cô bé cùng bàn cũng có chút thú vị. 

Vừa đạp xe ra cổng trường thì Duy cảm thấy đói bụng, đáng ra sẽ về nhà ăn cơm nhưng nó nghĩ chắc thấy mình về trễ quá nên cả nhà ăn xong luôn rồi, thường thường khi trốn trong phòng nó toàn bảo gia đình ăn trước đi mà, bản thân nó cũng thích ăn một mình hơn. Thế là nó chạy đến tiệm bánh ngọt gần đó mua một vài cái bánh croissant về ăn cho đã, ừ Duy nó cũng không quan tâm về dinh dưỡng các thứ lắm nên việc ăn uống bừa bãi theo ý thích như này cũng không có gì lạ.

Ở nhà, con Diệp đang loay hoay ở nhà bếp, vừa nghe tiếng mở cửa thì nó nói to để âm thanh vang vọng đến tai Duy :

“NAY TRỄ VẬY?”

Duy phóng vào phòng, thay đồ rồi ra nhà bếp, thấy nhà hơi vắng lặng, nó hỏi :

“Ba má đâu?”

“Ủa?” Con Diệp hạ giọng đáp, với ý nhắc Duy rằng nó vừa hỏi một câu hỏi ngu ngốc.

Duy nhớ ra :

“À…”

Hôm nay ba má tụi nó phải ra sân bay để đón chị và em gái của cả hai về, chị cả và em út. Người chị thì đi du học Nhật Bản, còn nhỏ em, mới mười tuổi thôi cũng đòi đi theo cho bằng được. Gia đình Duy thì cũng khá giả về mặt tài chính nên cũng không ngại cho cả hai chị em qua Nhật học hành lại từ đầu. Mà vốn ở vùng này không có sân bay cho nên ba má Duy phải ra tận thành phố.

Vừa để túi bánh sừng bò lên bàn ăn thì nhỏ Diệp nói, vẫn còn đang quay lưng nấu nướng :

“Chuẩn bị ăn cơm.”

“Ơ anh tưởng mày ăn rồi?”

Duy hơi bối rối, không nghĩ em gái lại chờ nó về ăn cơm, khó tin là vì anh em nhà này hở tí là lại hoạnh họe nhau, khó xử là vì nó đã lỡ mua túi bánh croissant kia. Chợt nhớ ra con Diệp rất thích món bánh này, đúng hơn anh em nhà nó ai cũng thích, nên thôi “tặng” nhỏ luôn vậy. Duy lẳng lặng tiến đến để túi bánh lên khuôn bếp, kế bên nhỏ em, rồi cứ thế đi mở cửa tủ lạnh tìm chai nước suối vì cổ họng nó đang khát khô. Chẳng nghe con Diệp phản ứng gì, Duy thầm mừng, nó không muốn sởn cả gáy khi nghe những lời nói “sến súa”, những câu từ “giả trân” từ con em mình, cứ im lặng như thế là hiểu nhau rồi, từ bé đến giờ vẫn vậy mà. Tuy bản thân Duy không thích việc chia sẻ với người khác, và tuy không phải lúc nào anh em trong nhà cũng thuận hòa nhưng mà nó xem đây cũng là cách để quan tâm em gái mình. Duy đề cao “chủ nghĩa cá nhân”, chứ không phải thể loại thích tranh giành mọi thứ về cho riêng mình, huống gì giữa những người trong gia đình. Nó thấy bản thân mình thật cao thượng khi luôn nghĩ như vậy…

Khi quay trở lại bàn ăn, vừa mới vặn nắp chai nước được một tí thì ánh mắt của Duy ngay lập tức bị thu hút bởi một quyển sách có bìa màu trắng chuyển dần sang lam sẫm trên bàn, một màu sắc đặc trưng và quen thuộc. Đó là cuốn tiểu thuyết “Dưới Ánh Chiều Tà” của tác giả Lê Nhật Minh. Duy bất ngờ hỏi em gái :

“Đâu ra mày có cuốn này?”

Nhỏ Diệp ríu rít :

“À ờ nãy đang đọc dang dở nên tiện tay để đó đi nấu cơm…”

Duy lại hỏi :

“Nó được xuất bản rồi à? Sao mày không báo anh?”

Diệp đáp mỉa mai :

“Ông có bao giờ ra khỏi phòng đâu… À mà có thấy gì lạ không?”

Duy cầm quyển sách lên, từ từ nói, vẫn còn bất ngờ :

“Ừ có…so với lúc còn là bản thảo đăng trên web và hồi ra mắt ‘Theo Dấu Chân Trời’ thì bút danh đã được thay đổi… và sau khi xuất bản nhìn nó dày hơn hẳn luôn!”

Diệp quay lại, nói dứt khoát :

“Ông muốn thì lấy đọc đi, nữa nhớ trả lại trên bàn học của em là được.”

“Không cần, tao tự mua!”

Thế là Duy bỏ cả bữa ăn đó dù bụng nó trống rỗng, lấy xe đạp chạy đến nhà sách gần nhất cách đó bốn cây số để mua cuốn tiểu thuyết kia. Đúng thế, nó cũng là một đứa yêu sách.

Hôm sau Duy vào lớp rất sớm, khi mà cả phòng học chưa có ai, lý do cho việc đó là vì nó muốn thử cảm giác đọc cuốn Dưới Ánh Chiều Tà vừa mua hôm qua ở cái vị trí “triệu đô” của bản thân, một mình. Và trải nghiệm này thật sự rất tuyệt vời. Cuốn sách ấy được tác giả vận dụng những câu từ tuy giản dị nhưng hết sức tinh tế để kể nên một câu chuyện sống động đến mức Duy có cảm giác nó đang được xem một bộ phim hành động với chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt nhất ở rạp phim nơi mà mọi thứ xung quanh đều vắng lặng, một bộ phim mà với nó xứng đáng đoạt giải Oscar. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi đám học sinh từ từ kéo nhau vào lớp cũng là lúc Duy phải gập cuốn tiểu thuyết mà nó đã đọc được sáu mươi tám trang lại, và ngồi đó ngẩn ngơ nhìn bầu trời.

Chừng năm phút sau, nhờ tiếng động đằng sau mà Duy biết Thắng vừa vào lớp, nhưng ánh mắt nó vẫn không rời những đám mây. Cho tới khi giọng nói nữ tính của nhỏ cùng bàn vang lên Duy mới quay sang :

“Hello! Ông viết tờ giấy thông báo chưa thế?”

“Rồi.”

Lúc nhỏ ngồi xuống, Duy nói :

“Tôi không nghĩ bà rảnh như vậy đó Hồ Y ạ!”

Nhỏ tủm tỉm cười rồi đáp :

“Còn tui thì không nghĩ ông hiểu nó!”

“Bà biết là tôi hiểu mà.”

“Tui chỉ muốn trêu tí thôi nhưng ai ngờ đâu…”

Rồi nhỏ đổi giọng hí hửng :

“Thế thì từ bây giờ chúng mình có thể ‘nói chuyện’ riêng trong giờ học một cách bí mật rồi đó! Có thể yên tâm là ông hoặc tui sẽ không bị giáo viên bắt nữa!”

“Đã bảo việc tôi bị gọi chỉ là ngẫu nhiên thôi mà.”

Duy không chắc nó có chuyện gì để nói với một cô gái chỉ mới biết chưa tới hai ngày mà nhiều đến mức phải sử dụng cả Thủ Ngữ. Cứ giả sử có chuyện đấy thật, thì nếu có ai đó bắt gặp chắc người ta sẽ nghĩ hai đứa này xem Naruto quá một trăm tám mươi phút rồi cùng nhau học “kết ấn” mất. Với Duy thì Hồ Y khá “thú vị” và (mong sao) nhỏ cũng “cùng chí hướng” với nó ở một vài ‘lĩnh vực’ nữa, nhiêu đó là đủ chứ không cần gì thêm. Nghe thì vớ vẩn và tào lao nhưng thật sự sau khi trải qua những chuyện “không bình thường lắm” với Hồ Y thì bây giờ Duy không còn thấy nhỏ quá phiền như hồi đầu nữa…đương nhiên không phải tất cả trường hợp. Trong giờ học nhỏ cứ gõ gõ bàn rồi chỉ Duy xem những cái mà nhỏ thấy lạ hoặc vui vui trong sách giáo khoa hoặc ngoài cửa sổ, nhỏ này dễ gần hơn Duy tưởng, nên nếu mà Duy muốn thì chắc hai đứa có khả năng ngồi “kết ấn” xuyên suốt giờ học thật, quan trọng là Duy muốn hay không, mà đương nhiên là không rồi.

Vào giờ ra chơi cả bốn thành viên của nhóm Argonaut tụ tập lại, vì mấy cái bàn cách nhau hơi xa nên Thắng và Hoàng phải di chuyển ghế lại gần bàn của Duy và Hồ Y. Thằng Hoàng với tư cách nhóm trưởng tràn đầy sự nhiệt huyết và tự tin, phân chia công việc cho cả nhóm :

“Vũ Khôi Duy sẽ lo phần hình ảnh, PowerPoint hay gì đó, cái này tao cho mày quyết định rồi thông báo lại vào ngày mai. Hồ Y đúng không? Bà sẽ lo phần nội dung chi tiết, được chứ? Hạn chót là ba ngày, xong thì gửi cho Thắng. Lý Anh Thắng, mày sẽ viết mô hình cơ bản của buổi thuyết trình, giống kiểu kịch bản ấy, hạn nộp ba ngày tính từ khi nhận được bản của Y. Tất cả sẽ làm theo thứ tự Hồ Y, Thắng rồi tới Duy, thằng Duy làm cuối để cho nó có nhiều thời gian nhất cho đến hai tuần sau. Cuối cùng vào ngày đó tao sẽ lên thuyết trình, yên tâm tao tự lo được…”

Một sự thiên vị lộ liễu được thể hiện qua việc lời nói của Hoàng nhằm vào Duy và Thắng mang tính ép buộc còn Hồ Y thì không, điều đó làm Duy hơi khó chịu nhưng rồi cảm giác ấy cũng bay biến đi mất khi nó nghe đến cuối. Hồ Y thì Duy không biết chứ bản thân nó và thằng Thắng hết mực đồng ý cách phân chia này, hai tụi nó chẳng ai muốn lên thuyết trình trước cả lớp cả.

“...chúng ta cần kết bạn Facebook với nhau để dễ bề liên lạc cũng như ‘vận chuyển’ dữ liệu.”

Nói xong Hoàng rút trong túi áo ra một tờ giấy và bắt tụi nó mỗi đứa phải viết tên tài khoản Facebook của bản thân vào. Duy cũng không ngần ngại lắm vì đơn giản nó chỉ tạo ra cái tài khoản đó trong lúc mày mò điện tử hồi còn bé xíu, mà đương nhiên rồi, tên là Narcissus.

Trong khi Hoàng và Thắng đều dùng thẳng tên mình để đặt thì Duy và Y lại không như vậy. Duy để ý tên tài khoản của Hồ Y là “Euréka”, một từ Hy Lạp cổ, nhưng nó cũng không suy diễn gì thêm.

“Rồi. Nhớ cho kỹ tên nhau nhá!”

Không thấy ai phản ứng gì về những cái tên, Duy cũng thầm mừng. Nhưng thằng Hoàng phán một câu đánh bay luôm tâm trạng thoải mái của Duy :

“Mày viết xong rồi đúng không? Tờ báo cáo ấy? Đi! Đi với tao lên phòng giáo viên!”

Duy bây giờ đang ở trạng thái “tiết kiệm năng lượng” hay nói trắng ra là lười nên nó chả muốn đi, chỉ lấy tờ giấy ra đưa cho Hoàng, nói :

“Đi một mình đi.”

Hoàng, nhìn tờ giấy một lúc rồi nói :

“Ok, có tên nhóm, nhưng mà mày phải ghi đầy đủ họ và tên của các thành viên ra chứ?”

Nó lật tờ giấy lại cho cả Thắng và Y cùng xem, mỗi người Duy chỉ viết đúng cái tên, không tên đệm, cũng không họ.

“Mày viết như này mà coi được à? Viết lại xem nào!”

Thằng Hoàng quay lại móc trong cặp nó ra một tờ giấy trắng, to hơn tờ cũ của Duy một tí rồi đưa cho Duy viết, thôi thì nó đành viết lại vậy, miễn sao khỏi phải đi cái kia.

“Vũ Kh-”

“Tên nhóm trưởng phải viết đầu tiên, này, bên dưới tên nhóm này!”

“Ừ…Trần Việt Hoàng…Vũ Khôi Duy…Lý Anh Thắng và… Này, tên đầy đủ của bà là gì?”

Hồ Y đáp hiển nhiên :

“Thì là Hồ Y, thế thôi!”

Duy buột miệng :

“Tên ‘short’ như người vậy…”

“Ui da!” Nó thốt lên khi ăn thêm một cái cốc đầu từ thằng Hoàng :

“Bất kính với phụ nữ hả mày?”

Quay sang Hồ Y thấy nhỏ đang nhíu mày một cách vô cùng dễ thương, Duy lập tức nói “Xin lỗi!”

“Xong! Đi! Lẹ!”

“Ơ kìa!”

“Tao đã bảo sẽ đi một mình đâu? Lẹ, đứng dậy đi với tao nè, tao làm gì biết đường?”

“Chứ mày nghĩ tao biết chắc?” Duy đáp vậy chứ thật ra nó biết phòng giáo viên ở đâu sau chuyến “phiêu lưu” hôm nọ. Chày cối mãi thì cuối cùng Duy cũng phải đứng dậy đi một cách bất đắc dĩ nếu không muốn ăn thêm vài cái cốc đầu nữa từ thằng Hoàng. Trên đường băng ngang sân trường dưới ánh nắng chói chang để đến dãy phòng xa nhất, vì quá chán nên Duy nói mỉa mai :

“Tao cứ tưởng mày sẽ đặt tên Facebook là ‘Hoàng Đẹp Trai’ hay đại loại vậy.”

“Có cần phải nhắc lại không trong khi vẻ đẹp đó đã được thể hiện đầy đủ trên avatar?”

Hoàng nói tiếp :

“Nhiều người cứ bảo tao trẻ trâu khi đặt cái ảnh nền đó!”

“Sao? Dáng hình tư thế và hành động nhìn ngu học quá hả?”

“Không, vì nó đẹp như trai Anime vậy.”

“Ừ chỉnh ảnh hơi lố nó vậy. Chắc nhìn mày trong ảnh phải phẳng lì nhợt nhạt lắm nhỉ?”

Hai thằng cứ hỏi và đáp những câu cực kỳ tào lao như thế cho đến phòng giáo viên. Cũng không có gì lắm, giáo viên Ngữ Văn đã ngồi sẵn trong đó cùng nhiều đồng nghiệp khác, có cả thầy Toán, nên Duy không muốn vào đó cho lắm. Thằng Hoàng giật tờ giấy trên tay Duy : “Để tao!” Xong nó tỏ ra cực kỳ đứng đắn, lễ phép nộp tờ giấy cho thầy Văn bằng cả hai tay, nói vài câu dư thừa với thầy rồi cáo lui.

“Đấy! Thấy không?”

“Ừ.”

Mọi chuyện coi như đã ổn nên “ai về nhà nấy” khi về tới lớp, còn Duy thì lại ngồi nhìn ra cửa sổ.

“Ê có nhỏ nào xinh ghê mày!”

“Sao nó lại mặc đồng phục cấp hai nhờ?”

“Mới chuyển vào à?”

“Phải học sinh trường này không thế?”

“Lớp mình sắp có một bạn nữ dễ thương chuyển vô à? Ngon!”

“Coi tao tán nó trong hai phút nè!”

Mặc kệ những lời xì xào ngày càng lớn của đám học sinh xung quanh, Duy vẫn cứ phóng tầm mắt ra ô cửa sổ. Cho đến khi thằng Hoàng “bay” xuống chọt chọt nó, nói :

“Nó làm gì ngoài cửa vậy?”

Thấy Duy chả thèm phản ứng, Hoàng nói lớn hơn :

“Ê!”

“Gái-xinh-kìa!”

“CÚT!” Duy quát theo phản ứng tự nhiên của bản thân nó, có vẻ hơi quá vì nó bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều đứa xung quanh. Cũng nhờ đó mà Duy mới nhìn ra cửa và thấy cái mà bọn trong lớp xì xào nãy giờ. Một cô gái nhỏ nhắn, mặc đồng phục học sinh cấp hai, để tóc đuôi ngựa với gương mặt dễ thương, đó là người khác nhìn vào nói thế chứ với Duy thì không, vì đó là em gái nó, nhỏ Diệp, nhỏ cũng đã ‘tìm ra’ thằng anh sau tiếng quát của Duy, vẫy tay gọi nó ra.

Duy tựa vào lan can, hỏi :

“Đâu ra vậy?”

“Em được nghỉ sớm nên đi chơi với bạn tới tối, chìa khóa nè có gì ông tự vào nhà mà nấu nướng.” Nhỏ xòe tay ra và Duy chộp lấy chùm chìa khóa của nhà nó.

Diệp hỏi :

“Chiều nay ông có đi học đúng không?”

“Ừ.”

“Ok.”

Trước khi Duy đi vào lớp, Diệp nói với theo :

“Trường gì mà rộng thế? Nãy giờ lạc đường đi vòng vòng chứ không thì tìm ra ông lâu rồi…”

“Đi đi cho biết năm sau khỏi bỡ ngỡ như anh mày. Giờ thì về nhanh đi đừng có lảng vảng!”

“Ông cũng lạc à?”

Duy không trả lời mà đi khuất vào trong lớp, thế là đủ để con Diệp hiểu, im lặng cũng là một “ngôn ngữ” riêng của anh em tụi nó.

Trong khi đi về chỗ Duy cố tránh ánh mắt của mấy thằng con trai trong lớp, nhưng rồi có một đứa nói lớn :

“Tao không ngờ mày lại quen đứa cấp hai đấy!”

Duy đáp lớn lại :

“Em gái tao!”

“À thế thì tao vẫn còn cơ hội!”

“Giỏi thì thử xem!” Cái này Duy nói hoàn toàn nghiêm túc. Không nghe thêm tiếng nói nào nữa cho đến khi về chỗ, thằng Hoàng nói :

“Xin info em mày đê!”

“Không.”

“Nó tên gì?”

“Phương.”

“Thật à?”

“Không. Cô Phương vô rồi kìa, cút về chỗ đi!”

May sao tiết Tiếng Anh đó cô Phương không bày trò gì khác.

Sau khi về nhà, Duy nấu mỳ ăn cho lẹ rồi tranh thủ chơi game một tí trước khi đi học buổi chiều. Sẵn tiện nó cũng gửi tin nhắn cho thằng Hoàng thông báo ý định của bản thân về phần làm hình ảnh cho bài thuyết trình Văn học, nhưng thằng Hoàng chỉ xem chứ không trả lời tin nhắn. Cứ tưởng nó không thèm quan tâm cho đến khi gặp nhau ở trong lớp vào buổi chiều, Hoàng hỏi với vẻ không thể tin được :

“LÀM KIỂU ĐÓ À? MÀY BIẾT LÀM HẢ? THẬT SỰ NHƯ VẬY SAO?”

Duy đáp hiển nhiên :

“Đương nhiên.”

“TAO CHƯA THẤY ĐỨA NÀO LÀM VẬY BAO GIỜ! TUYỆT LẮM! LÀM ĐI RỒI CHÚNG TA SẼ GÂY ẤN TƯỢNG VỚI CẢ LỚP…CÓ KHI LÀ CẢ TRƯỜNG, CẢ TỈNH, CẢ NƯỚC…”

Nếu lúc đó mà giáo viên Lịch sử không vào lớp thì chắc lời thằng Hoàng nói bay tới tầm vũ trụ mất. Chuyện là Duy định làm phần hình ảnh cho bài thuyết trình theo lối hoạt hình, tức là vẽ thật nhiều bức tranh rồi ghép lại tạo ảo ảnh chuyển động, đó là về cơ bản. Vì có hơi bị ảnh hưởng từ sự máu lửa của thằng Hoàng nên Duy quyết định thay vì tải ảnh hay dữ liệu ở trên mạng thì nó sẽ tự vẽ ra luôn, thật ra chủ đề này thì như vậy cũng không khó lắm, chỉ hơi tốn thời gian thôi, cùng lắm thì giảm bớt thời gian chơi game lại một tí.

Suốt buổi học hôm đó cho đến mãi lúc ra về trong đầu Duy hầu như chỉ nghĩ đến “dự án hoạt hình” của bản thân, về những gì nó muốn làm, cũng như lên kế hoạch, cách thức các thứ. Vẽ vời nói chung và vẽ hoạt họa nói riêng cũng là một đam mê của Duy, có thể nói chỉ thua mật mã học thôi. Duy tập trung nghĩ tới điều đó đến mức lơ là mọi thứ xung quanh khiến nó tí nữa thì té lăn lông lốc do bước hụt một bậc thang, may mà Hồ Y từ đâu xuất hiện giữ vai kéo nó lại.

“Cảm ơn bà.”

Nói xong Duy quay mặt đi luôn, thiết nghĩ hồi nãy dù có ngã lăn ra đất thì chắc nó vẫn nằm yên đó mà nghĩ về “dự án hoạt hình” mất. Nó phải buộc bản thân bớt nghĩ về điều đó lúc chạm tay vào chiếc xe đạp, chuẩn bị “tham gia giao thông”. Vì vậy nên khi dắt bộ ra cổng Duy mới thấy được vẻ đẹp của ánh chiều tà, và nó hoàn toàn đồng tình với tác giả Lê Nhật Minh khi ông ấy cho rằng đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày, cộng thêm việc đám học sinh ra về dần dần khiến không gian càng ngày càng vắng vẻ thì với Duy chắc là đẹp nhất đời luôn. Nhưng cảm giác lâng lâng đó bị thổi bay ngay lập tức vì trong lúc đạp xe ra khỏi cổng mắt của Duy vô tình liếc thấy một cặp đôi nam nữ đang nói chuyện hay làm cái gì đó sau một cái cây to. Nó vội quay đi chỗ khác, thầm nghĩ : 

“Cũng không lạ với bầu không khí này nhưng mà…Biết là khuất bóng rồi nhưng ai lại làm chuyện ấy ở cái chỗ như vầy… ui da!”

Duy thốt lên khi nó tông phải một thằng to con băng ngang qua đầu xe của nó, đó là cái thằng để tóc mái chéo học chung lớp với Duy. Biết là hơi ngu nhưng Duy không vội xin lỗi ngay, mà thằng kia cũng không có dấu hiệu nán lại, nó chỉ lườm Duy một cách nguy hiểm rồi vội vã chạy đến hướng của cặp đôi sau gốc cây kia. Duy hướng ánh nhìn theo thằng đó một cách khó hiểu, nhưng khi nó định chấm dứt sự tò mò thì có một thứ đã kéo nó ở lại, nó đã thấy một thứ bắt buộc nó phải ở lại. Đứa con gái lấp ló sau gốc cây là nhỏ Diệp. Chẳng biết tại sao nó lại ở đây, trong tình thế như này. Hàng vạn suy diễn về lý do tại sao cũng như trường hợp này là gì ngay lập tức tràn ngập tâm trí Duy trong chưa tới một giây, nhưng tất cả đều dẫn đến một và chỉ duy nhất một kết luận : “Phải lôi nhỏ về ngay!”

Duy dựng xe đạp rồi đi lại gần cái cây, vòng ra sau và nói lớn :

“Chào hai thằng ngu và một con nhỏ ngốc!”

Hai thằng con trai kia lập tức quay lại, cả hai đều to con hơn nó, con Diệp thừa cơ hội chạy vòng ra sau lưng Duy, hụt hơi thỏ thẻ :

“Tới trễ vậy ba?”

“Anh hùng thường vậy mà…Ủa mà mày đã báo cho anh đâu?”

“Nhỏ bạn em nhà gần đây nên quăng em xuống đây đợi về chung với ông, đưa chìa khóa cho ông mất rồi còn đâu?”

Thằng mái chéo chen vào :

“Nãy mày vừa nói gì cơ? Hả anh rễ tương lai?”

“Tởm!”

“Mày nói với tao nó em mày đúng không?”

“Mày là ‘thằng đó’ à?”

“Ừm!”

Duy đáp trả với vẻ mặt không cảm xúc nhưng nâng cao giọng thách thức :

“Tao nói rồi, giỏi thì thử xem!” 

“Đang ‘thử’ thì mày phá đám đấy!”

Thằng đầu bù xù kế bên nói với thằng mái chéo :

“Mày kém lắm, tán không được thì để tao, còn đòi chen ngang…”

Thằng mái chéo nói :

“Nhưng giờ thì anh em mình ‘tán’ cùng một lúc nhờ?”

Thằng đầu xù “dò xét” Duy, đáp :

“Ừ, ‘tán’ thôi!”

Thấy tụi nó chà chà lòng bàn tay vào nhau cùng cái vẻ mặt “hớn hở” đó thì Duy cũng hiểu nó mới là đứa sắp ăn đòn, và nó không thể nào chống cự nổi…nếu nó “chống cự”.

“Tụi tao sẽ ‘thử’ đây, vì tụi tao ‘giỏi’ mà…”

Diệp, tuy nhìn nó không giống là đang sợ lắm nhưng vẫn lắp bắp :

“T…th…thôi kỳ này đi rồi anh ạ…”

Duy, biết chắc chắn nó sẽ không bao giờ để chuyện đó xảy ra, đáp không hạ giọng :

“Biết ông Thần không?”

“Thần gì?”

“Thần-Tốc!”

Duy nắm chặt cổ tay con em rồi kéo nó chạy nhanh về phía chiếc xe đạp, lệnh :

“Trèo lên!”

Con Diệp hấp tấp leo lên yên sau trong khi Duy vòng sang bên trái chiếc xe, để lọt tai giọng nói của thằng mái chéo :

“Để tao tóm.” Rồi nó phi đến gần Duy như thể nó sẵn sàng tông thẳng vào chiếc xe của hai anh em còn thằng tóc xù thì đi từ từ tới. Để lấy đà đạp xe vút đi thì không kịp, Duy quát lớn :

“Diệp, FAKE-OUT!”

*CHÁT!*

Hai bàn tay nhỏ Diệp vỗ vào nhau với tốc độ cực nhanh ngay trước mũi thằng mái chéo khiến nó bất ngờ chớp mắt và bị chao đảo, chưa đến hai giây nhưng như thế là đủ để Duy tăng tốc đạp xe vọt đi trước khi thằng đầu xù cũng bắt đầu tăng tốc rượt theo. Thằng đấy đành đứng lại mà quát :

“Thằng hèn! Mày chờ đó!”

Với Duy thì đó là thông minh, biết lượng sức chứ không phải hèn. Nhỏ Diệp cũng biết điều đó nhưng “chiến” hơn, nhỏ quay lại, trêu :

“Giỏi thì thử đê!”

Biết là khiêu khích bọn ấy là một việc làm liều lĩnh nhưng Duy cũng cảm thấy nhỏ em phát ngôn “đỉnh” quá, đúng ý nó luôn. Con Diệp phấn khích nói như thể vừa được đi chơi công viên giải trí về :

“Thú vị lắm!”

“Mày hay lắm!”

“Độc chiêu mà!” Nhỏ đáp tự hào.

“Học trên phim thì độc cái gì mà độc!”

“Ơ trong Game mà!”

Được thêm một đoạn, Diệp bắt đầu kể với giọng kịch tính hóa sự việc một cách quá đà :

“Nãy đứng ngoài cổng trường đợi ông thì thằng xù đó sáp lại thả thính, em cũng định trêu nó tí, giả vờ ban phát cơ hội các thứ, khi dùng hết mấy câu tán gái trên mạng thì nó mới lộ cái nhạt ra rồi bắt đầu lúng ta lúng túng, mắc cười lắm! Nhưng khi thằng thứ hai tới thì em bắt đầu thấy rén, may là…”

Duy cắt ngang tránh để nhỏ em nói tiếp :

“Anh tưởng nó làm gì mày chứ! Lần sau đừng có chơi ngu kiểu đó.”

“À há?”

“Tốt nhất đừng có đi một mình, muốn đợi anh thì đi đến tận lớp, không ai đuổi mày đâu!”

“Wow dạy đời luôn à?”

“Anh mày mà!”

  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro