NẶNG NGHĨA SINH THÀNH
#nnstkt
NẶNG NGHĨA SINH THÀNH
Tác giả: Kim Thi.
...
...
Một buổi sớm mơi của mấy tháng sau, lối tám giờ trong nhà ông bà Hai Dần con cái tề tựu đông đủ, cánh đờn ông, kẻ rượt Gà người bắt Vịt. Cánh đờn bà, kẻ bắt nước người lặt rau gọt củ. Không khí nhộn nhịp y hệt như trảy hội vậy. Riêng ông bà Hai thì ngồi ngay bộ trường kỷ uống trà, số là hồi tuần trước cậu Út Phúc điện thoại về nhà, cho hay là đã kiếm được gia đình của chú Năm Rượu rồi, mèn đét ơi, nghe tin, hai vợ chồng già mừng như bắt được vàng chớ chẳng chơi. Ông bà dư biết cái tình của con trai mình dành cho con Thương mênh mông, sắt đá đến cỡ nào mà. Nay trời khiến xui cho đôi trẻ tương phùng, ông bà nghĩ tới thời điểm này, mình mới thật sự trút được gánh nặng cuối cùng. Mai đây cậu Phúc, cô Thương về chung một nhà, ông bà sẽ có thêm nàng dâu thảo và có cả những đứa cháu nội đẹp như thiên thần, chạy nhảy chơi trước sân, sau vườn. Viễn tưởng của tương lai quá tuyệt vời khiến cả tuần nay hai người nghe lao xao trong dạ, cứ trông riết tới ngày cậu Phúc đưa cả nhà chú Năm hồi cố hương. Qua điện thoại, Út Phúc đã kể hết mọi chuyện cho ông bà rõ, cậu nói: Mình đã xin chuyển công tác về nhà thương ngoài huyện, sở dĩ, ba năm qua cậu nấn ná trên đất Sài Gòn hoa lệ kia chủ yếu muốn tìm lại báu vật đã bị thất lạc hơn chục năm của cậu. Giờ cậu đã đạt thành ước nguyện rồi, thì cậu sẽ cùng gia đình cô Thương trở về quê sinh sống. Cậu tính coi cũng phải, xóm làng bây giờ trù phú phồn thịnh hơn xưa rất nhiều, ở đằng cống mười ba đã mọc lên một khu chợ tự phát. Từ nhà ra chợ huyện không còn phải cách đò cách giang nữa, đường lộ tráng nhựa thênh thang phóng lên xe chạy một mạch là tới mất tiêu rồi. Cô Thương về đây mở quán bán bánh thì không có gì bất lợi. Ngôi nhà của chú thiếm Năm ông bà đã cho xây cất lại khang trang, chú Năm về đây dưỡng già bên cạnh đại gia đình của ông bà là hết ý.
Chiếc xe du lịch đổ xịch trước cửa làm hai ông bà giật mình dòm ra, già cả rồi, mắt mũi tèm nhèm nhìn xa có thấy rõ ai đâu, chỉ thấy dạng dạng ba bốn người đang lúi húi bước xuống xe.
Vợ chồng cô Năm Lụa từ ngoài chạy vô réo in ỏi. Cậu Út Là cà bập giành nói với vợ:
-- Ba, ba, má, má ơi, cái, cái, cái cậu....
Cô Lụa nóng nảy phát vô vai chồng cự nự:
-- Cha ơi cha, con lạy cha. Chèn phẹt ơi! Thân nói tháng năm một câu tháng mười một chữ mà ham quá hà. Đợi cha cho hay là ông Võ Minh Thành dìa cứu bà Lựu đi tuốt luốt rồi đó. Nói hổng rành thì mần ơn khớp mỏ lợi đi cho tui nhờ.
Bị vợ nạt cho một tăng, anh Út Là xìu xuống như bánh bao chiều, ngó cái nết con gái đang đàn áp chồng ông bà Hai liền đứng về phía thằng rể, ông Hai bất bình la cô nọ:
-- Con này, mần cái chi bây mắng nhiếc thằng nhỏ dữ thần ôn vậy chớ. Mầy đó nghen, chỉ được cái tánh ăn hiếp chồng là giỏi, bữa nào nó khùng lên tán gãy họng thì đừng có qua méc tao nghe chưa.
Cô nọ ấm ức mặt mày chù ụ:
-- Ba má lúc nào cũng thiên vị anh ta hơn con hết trơn á. Thiệt chớ con muốn lưu vong luôn cho khỏe cái thân hết sức.
Bà Hai khoát tay chán nản:
-- Mệt mầy quá, tối ngày có mấy câu vọng cổ hà, ca hoài. Bây giờ có chuyện gì, nói tui nghe coi?
-- Dạ thưa ba má, thằng Phúc với gia đình chú Năm dìa tới rồi kia kìa.
-- Ông địa ơi, vậy sao nãy giờ bây hông nói sớm. Ông nè, mình ra đón chú Năm với sấp nhỏ đi ông.
Cô Lụa day qua phía cửa, nói:
-- Ba má khỏi mất công, họ vô tới một bên rồi cà.
Đúng thiệt, cả thảy năm người đang đứng sừng sững trước cửa, cậu Phúc mỉm cười vòng tay lễ phép thưa:
-- Thưa ba má, con đưa chú Năm với chị em Thương dìa rồi nè.
Bà Hai run run đi chầm chậm tới dòm thật kĩ ba đứa đang đứng khoanh tay cúi đầu, bà sụt sùi kêu tên từng đứa:
-- Thương, Thảo, Thuận!
-- Bác Hai!
Cả ba rươm rướm nước mắt ôm chầm lấy bà Hai, bà rờ đầu đứa này, bóp vai đứa nọ, miệng lập đi lập lại một câu nói:
--Chịu dìa là tốt rồi, dìa là tốt rồi.
Bên này, ông Hai vịn vai chú Năm mừng rỡ:
-- Chú bỏ xứ đi đâu lâu dữ, hơn cả chục năm rồi chớ ít ỏi chi đâu. Nghe sấp nhỏ biểu chú bị tai nạn, giờ mạnh hẳn chưa?
-- Tui khỏe nhiều rồi anh Hai, mới tháo băng cái giò hơn nửa tháng, giờ chỉ còn cái lưng hơi ê ẩm thôi hà.
-- Ờ, được vậy là tốt rồi. Đợt này dìa quê ở luôn hen, già cả rồi, đừng có mần gì ráo trọi, để tụi nhỏ nó lo.
-- Anh Hai tui có lỗi với anh chị, bà con lối xóm lung lắm. Mọi người hổng phiền tui sao?
Ông Hai lắc đầu:
-- Ui, chuyện cũ rích rồi, chú nhớ mần chi. Nói thiệt nghen, biết chú chịu thay đổi tánh tình vợ chồng tui và bà con mừng còn hổng hết, mọi người luôn hướng dìa cuộc sống hiện tại, hổng ai nhớ tới chuyện hồi nẵm nữa đâu. Thôi, mọi người vô nhà cất đồ ngồi nghỉ đi chớ, cứ đứng xà quần ngay trước cửa hoài coi sao đặng.
Út Thuận dìu chú Năm lại ghế ngồi, bốn người còn lại xin phép vào trong cất đồ rửa mặt, nhường không gian cho người lớn nói chuyện. Lát sau, thì hàng xóm hai bên cũng ùn ùn kéo tới, mặt ai nấy cũng phơi phới, họ tự nhiên hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống nơi xứ người của cha con chú Năm. Họ tay xách nách mang đủ thứ đồ bổ làm quà mừng chú khỏi bệnh, người miền quê họ trọng tình trọng nghĩa như vậy đó, lỡ có phiền hà ai vụ gì thì nói ngay lúc đó rồi thôi chớ không có để bụng ghét bỏ ai cả. Ba con chú Năm cảm động trước tấm chân tình mộc mạc ủa bà con thì chỉ biết đưa đôi mắt hàm ơn nhìn họ nhất thời chẳng biết dùng lời lẽ gì để nói. Hai Thương, ba Thảo rủ nhau xuống bếp phụ mấy chị, cô Sáu Hạnh cứ đeo dính một bên Thương nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Cô Thắm vợ cậu Hai Giàu bưng nguyên dĩa cóc ổi mía ghim tới ngồi cạnh, mỉm cười thân thiện cô bắt chuyện làm quen:
-- Chị nghe nói cưng là người tình trong mộng của chú Út phải hôn? ôi cha, dòm cưng dễ thương quá hà.
Hai Thương suy đoán chắc chị gái này là vợ của cậu Hai Giàu nên cũng thân ái đáp lời:
-- Dạ em với anh Phúc quen nhau hồi còn nhỏ lận, mà chị là vợ của anh Hai Giàu đúng hông chị?
-- Đúng rồi cưng, sao cưng biết dạ?
-- Tại em nghe anh Phúc nhắc chị hoài hà.
-- Ờ, chú ấy và mọi người trong gia đình cũng nhắc tới cưng luôn. À, nghe nói Thương mần bánh gì cũng khéo hết trơn, nhất là bánh Bò bánh Lọt. Hay bữa nào ngơi công chuyện cưng chỉ chị đổ bánh lọt nghen Thương? Chị khoái ăn bánh đó lắm mà mần hoài hổng ra đám ôn gì ráo.
Thương vui vẻ đồng ý ngay, cô hẹn nếu mai chị Thắm không bận chuyện gì thì qua nhà cô mần, sẵn tiện cho ba cô, hai bác với cả nhà ăn luôn. Tư Nhung bóc một miếng Mận nhai nhót nhép hào hứng chen vô:
-- Cần gì đợi tới mơi cho lâu, để tui chạy cái vèo ra tiệm tập hóa mua bột dìa mình mần ăn liền cho nóng
Sắp sửa dọn cơm mà bà chị mình còn đòi bày ra làm bánh, bộ bả không biết nhỏ Thương đi đường xa về mệt và đói hay sao chớ, nếu đổ bánh ngay bây giờ thì chừng nào con nhỏ mới được ăn cơm. Sáu Hạnh e ngại quay qua nói với tư Nhung:
-- Thôi đi bà, có thèm thì ráng đợi ngày mơi hả ăn, con nhỏ mới dìa để cho nó nghỉ ngơi nữa chớ.
Hai Thương xua tay:
-- Dạ hổng sao đâu chị, em khỏe ru có mệt mỏi gì đâu, chị Tư đi mua bột mua đường thốt nốt, mình ăn cơm xong rồi chị em xúm nhau đổ một chút là xong hà.
Thấy Thương nhiệt tình nên mấy chị em cũng không hẹn hò chi nữa, Tư Nhung xách xe chạy đi mua mấy thứ cần thiết một loáng là quay về. Đang lúc mọi người múc thức ăn chuẩn bị bưng lên nhà trên cô Nhung cũng nhào vô phụ mọi người. Đứng cạnh Thương đang gắp gỏi ra dĩa, tư nhung ái ngại lên tiếng:
-- Nghĩ hồi trước hổng biết ăn trúng cái khỉ gì mà chị xử bậy với cưng quá vậy hổng biết nữa, cưng cho chị xin lỗi nghen Thương.
Thương cười hiền hậu, nhỏ nhẹ nói:
-- Có chi đâu mà chị xin lỗi em, chuyện năm đó em đâu có để bụng giận hờn chị đâu, tại má em mất đột ngột quá em buồn nên mới đưa hai đứa nhỏ đi nơi khác hòng khỏa lấp niềm đau mà thôi. Chị, chị đừng nghĩ chi hết nghen.
-- Hổng nghĩ sao đặng, hồi xưa còn bồng bột hông suy xét thiệt hơn lợi nghe theo lời con mẹ Chín Thông rồi nói cưng thậm tệ chẳng ra gì. Thiệt, mỗi lần nhớ tới chị giận mình lung lắm. Ui, mà hai mẹ con bà mồng xe lửa đó chuyên gia mần chuyện hại người bây giờ bị quả báo rồi cưng ơi.
-- Họ lợi gây nên tội gì nữa hả chị? Thú thiệt, em ghét hai má con nhà đó tới bây giờ cũng vẫn còn ghét.
-- Chị biết chớ, đâu phải có mình ên cưng ghét chúng đâu, cả làng cả xóm đều ghét đều hổng chừa một ai cả. Cưng biết hôn, thằng quỷ Thái cái tật dâm dê tới chết hông chừa, đó, nói chi xa xôi, hồi ba năm trước nó đi nhậu ở ngoài Thạnh Quới, khi sỉn quất cần câu mới lọ mọ đi dìa. Tới khúc gần chợ nó thấy nhỏ con nít đang chơi mình ên cặp mé lộ, thú tính trỗi dậy, dòm quanh quất hổng có ai nó bèn chụp con nhỏ lôi nhanh vô bụi rậm dở trò đồi bại trong ấy.
-- Trời đất, thiệt là cái ngữ lòng lang dạ sói mà. Rồi đứa nhỏ có sao hông chị tư?
-- Sao trăng gì, nó bị sốc tâm lí nên giờ ngơ ngơ có tiếp xúc với ai cho cam. Ba má nó đưa đi trị muốn hết tiền hết bạc mà vẫn dậm chân tại chỗ.
-- Tội nghiệp, con nít nó có tội chi đâu kia chớ. Rồi thằng mất dạy đó có bị trừng phạt gì hông Tư?
-- Sao hông cưng, nó bị bắt ở tù, nghe nói tòa kêu án mười mấy hai mươi năm lận, vì con nhỏ mới có bảy tuổi hà. Con mẹ Chín xót con nên còn hai công vườn mẻ kêu bán đứt luôn, bao nhiêu tiền bạc bả đều tung ra mướn luật sư giỏi nhất nhưng cuối cùng có thoát tội được he. Cần câu duy nhất kiếm cơm cũng không cánh mà bay, bả chẳng biết mần gì để có tiền, nên buộc lòng đi lượm ve chai hằng ngày đấp đổi cuộc sống. Đúng là gieo nhân nào gặt quả nấy cấm có sai.
Mọi người đang im lặng ghe cô Tư Nhung kể chuyện, chợt cô Năm Lụa nhớ tới sự vụ gì quan trọng, cô bỏ chén vô mâm või đùi cái đét:
-- Bà nhắc tới hai chữ quả báo tui mới nhớ nhe, hôm hổm tui có công chuyện đi ra huyện, mấy bà biết tui gặp ai hôn? Tui gặp con mẹ Nga, ông nội ơi, mấy bà hông tưởng tượng được đâu, bộ hình của nó lem luốc, tóc tay bù xù, suýt tí tui dòm hổng ra luôn á chèn. Nó đi dài đường vô chợ miệng nói lảm nhảm như con khùng vậy đó, đi tới gian hàng nào cũng bị chửi mắng đuổi xua ỏm tỏi. Chưa hết, tui ngó thấy một cánh tay của nó bị mất một bàn nữa kìa.
Chị Đào vợ cậu Ba Sang từ nãy tới giờ rửa đồ dưới bến, vừa bước lên nghe cô nọ truyền đạt thông tin khủng khiếp quá nên lật đật hỏi:
-- Cô có tìm hiểu chuyện kinh thiên gì xảy ra cho bả hông? Hổng lẽ một tiểu thư trâm anh đài các lợi tàn tạ thê thảm vậy sao?
Cô Lụa trề môi một cái dòm Tư Nhung, trong ý, bà rành hơn tui thì bà kể ra cho chị em nghe chơi. Tư Nhung uống đầy một ly đá lạnh rồi bắt đầu thuật lại lịch sử của cô Nga:
Từ sau vụ việc giữa cô ta với cậu Hai Giàu thì quan hệ bà con với cậu Danh chồng cô Nhung cũng đứt đoạn luôn. Vợ chồng cô không thường đụng mặt cô ta, nhưng tiếng tăm cho vay ăn lời cắt cổ của con mẻ thì cả huyện ai cũng nghe thấy. Li dị cậu Hai vừa xong là con mẻ công khai sống cùng tên Thành, hai người lo cấm đầu làm giàu nên có thèm chăm sóc cho thằng Tí con họ đâu, một hôm thằng nhỏ sốt li bì mà chẳng ai điếm xỉa tới, chừng bà Ngoại nó vô thăm thấy mặt nó tím tái mới hoảng hồn chở đi nhà thương, tới nơi thì nó đã không còn thở nữa. Bác sĩ chẩn đoán nó bị sốt não, do đưa vô nhà thương trễ quá nên không cứu được. Tưởng cái chết của con khiến đôi vợ chồng xấu xa kia hối hận, ai dè, họ dững dưng đến tàn nhẫn. Con Nga còn bình thản biểu:
-- Tại số phần nó ngắn thì nó phải chịu, vã lợi, con thôi mà, chết đứa này mình đẻ đứa khác, mắc mớ chi phải buồn.
Nghe con gái nói mấy lời không dành cho con người nói, ba má bả giận dữ tát cho bả mấy bạt tay rồi tuyên bố từ con luôn, từ đó trở về sau, hai ông bà chẳng. buồn ngó tới con mẻ và cũng cấm các con không cho ai được qua lại với bả. Vựa trái cây của cô ta lúc mới mở thì làm ăn cũng trơn tru lắm, nhưng vài năm sau, đời sống phát triển nên khu chợ huyện cũng dần mở rộng ra thêm, thế là hai ba vựa rau củ cũng lần lượt mọc lên. Tất nhiên người dân sẽ qua chỗ mới mua, vì họ bán giá cả phải chăng, ăn nói mềm mỏng không có hách dịch, bán giá trên trời như cô ta. Thấy tình hình buôn bán có chiều đi xuống, nên vợ chồng tham lam kia kêu bán hết hai vựa, cầm tiền tập trung cho vay lấy lãi. Nhưng con mẹ này độc ác lắm nghen, mấy hộ nhà ngèo vay tiền bả tới ngày hẹn mà không có tiền trả là con mẻ xiết đồ trừ nợ chẳng chút nương tay. Có một lần, cho một hộ gia đình vay với số tiền lớn, tới ngày người ta chưa xoay tiền được để trả mẻ cũng dở trò cũ, đập đồ phá nhà người ta. Nhưng xui một cái, bữa nay bả đụng trúng dân thứ thiệt, chẳng những không trả tiền mà một thành viên trong gia đình quơ cây dao phay vắt trên vách, một phát chém đứt lìa bàn tay ngà ngọc của cô ta. Đang lành lặn sân sẩn, phúc chốc trở thành người tàn phế nên cô nọ sốc vô cùng, tối ngày chui rúc trong nhà khóc la chửi rủa chớ chẳng dám ám ló mặt ra đường nhìn ai. Niềm đau chưa vơi thì đùng một cái, tên Thành bán ngôi nhà đang ở rồi ôm sạch tiền vàng vợ chồng tích góp được lén trốn theo người phụ nữ khác. Tiền mất tật mang, tình tan tác, con mẻ không chịu nổi cuối cùng hóa điên luôn.
Bởi vậy ông bà ta nói không bao giờ sai, quả báo chẳng cần đợi kiếp sau, mà nó sẽ đến với mình trong kiếp này không sớm thì muộn. Ở đời mà, hễ gieo hạt độc thì có ngày sẽ ăn trái độc.
Buổi trưa, cả nhà quay quần bên nhau ăn bánh Lọt do mấy chị em phụ nữ mới làm, nói dâm ba câu chuyện một lúc, cậu Hai Giàu hứng chí biểu cậu Ba Sang:
-- Ê Sang, ngồi không cũng buồn, hổng ấy mầy sai con Mai chạy dìa đằng nhà lấy cây đờn cổ lợi đờn ca chơi mậy.
Nghe tới ca vọng cổ nguyên nhà hớn hở ra mặt, ai cũng nhiệt tình hưởng ứng. Tại mọi người không biết thôi, nguyên bầy con của ông bà Hai ai cũng có máu văn nghệ, từ lớn tới nhỏ ai ca vọng cổ cũng mướt rượt nghe phát ghiền vậy hà. CÔ Năm Lụa là người xung phong đầu tiên:
-- Anh Ba, anh đờn bản Thoại Khanh Châu Tuấn cho tui ca trước cái coi. Hổm nay mắc ca quá trời quá đất mà hổng được ca.
Cậu Út Là cười mủm mỉm day qua ghẹo vợ:
-- Cái, cái gì? Bà đòi , đòi ca hả? Thánh thần ơi, ngủ trưa bà ngáy, ngáy còn đâm hơi thấy mồ tổ hà, giờ bà cất, cất giọng ca nhắm được hôn?
Cả nhà ôm bụng cười sặc sụa, cô nọ quê quá chòm tới quánh, ngắt chồng búa xua túi bụi. Nói chơi vậy chớ, Năm Lụa ca cổ mùi đứt ruột đó đa. Khi cô Lụa vừa dứt nhịp song lang thì cô Thắm vợ cậu Hai Giàu vui vẻ đề nghị:'
-- Từ hồi dìa đây mần dâu, con thưởng thức qua hết giọng ca của hầu hết các anh chị em trong nhà mình rồi, nhưng duy nhất chỉ có chú Út Phúc là con chưa nghe thôi. Nhân ngày ý nghĩa này, hay chú Út với Hai Thương song ca một bản tặng cho cả nhà đi nè.
Đồng ý. Âm thanh khuyến kích đồng loạt của cả nhà làm hai nhân vật chính ngượng đỏ cả mặt. Cậu Hoàng chồng cô Sáu Hạnh cũng nhiệt tình phụ họa:
-- Chị Hai nói phải á, bữa nay hai đứa là nhân vật chính, thôi thì ca tặng mọi người một bản đáp lễ đi.
Hết đường từ chối, đôi bạn trẻ nhìn nhau gật đầu, cả hai song ca cùng nhau trích đoạn Lá Sầu Riêng. Ta nói, cả nhà nín thở theo từng lời thoại của hai người, họ ăn ý quá! Hai người ca nhấn nhá tròn vành rõ chữ không khác nghệ sĩ chuyên nghiệp miếng nào ráo. Gọng cô Thương mùi mẩn, ngọt lìm lịm, cổ vào vai cô Diệu ngon ơ luôn. Tốp trẻ đờn ca đùa giỡn tới xế chiều mới tàn tiệc, ba người luống tuổi ngó con mình tràn ngập yêu thương.
Mùa Xuân của một năm sau.
Sáng hôm mùng chín tháng giêng, đất trời trong xanh, cơn gió xuân thổi hầy hậy làm rung rinh cành Mai trắng xoá. Ngoài đồng, bông lúa vàng bắt đầu trĩu hạt, cả làng được một phen nô nức đi coi đám rước dâu của nhà ông bà Hai. Một năm trôi qua, cuộc sống gia đình cô Thương đã đi vào qủy đạo. Chú Năm không có khả năng làm việc nặng tuy nhiên chú vẫn tự trồng rau nuôi Vịt. Từ sáng tới chiều chú cứ quẩn quanh ngoài bờ đất, khi thì tưới nước, bón phân, khi thì lội ra ao cho bầy Vịt ăn. Coi vậy chớ, chú mát tay lắm à nghen, vườn rau lúc nào cũng xanh um tùm, còn bầy Vịt trắng thì chèn ơi, chúng tù nù thấy mắc ham. Cô Thương mướn mặt bằng ngay chợ mở quán bán các loại bánh mà lúc sinh thời má cô vẫn hay làm. Bà con vẫn còn mê hương vị bánh của má Thương lắm, biết Thương nối nghề của thiếm Năm nên ngày nào bà con cũng tới ủng hộ đông nghẹt. Ba Thảo, Út Thuận vẫn còn cư ngụ tại Sài Gòn do đặc thù công việc, nhỏ Thảo nghe phong phanh hình như nàng có bạn trai rồi, nhân tiện đám cưới chị nàng ấy dẫn về ra mắt gia đình. Cậu ấy tên Trung, làm cùng cơ quan với Thảo, người gốc Bạc Liêu lên Sài Gòn học đại học, xong, lập nghiệp trên đó luôn. Út Thuận vừa mới ra trường, đang chờ giấy quyết định nhận việc, hôm nay cũng có mặt trong ngày vui trọng đại của chị Hai mình.
Giờ lành đã đến, cô dâu chú rể tay trong tay, mắt trong mắt sánh đôi bên nhau bước xuống chiếc ghe kết đầy hoa cưới, từ nay họ chính thức về chung một nhà. Giây phút bái lạy gia tiên rồi cùng đeo nhẫn cho nhau, cùng trao nhau chiếc hôn nồng thắm. Cô Thương hạnh phúc lẫn xúc động khi nhìn nụ cười có pha vài giọt lệ vui mừng của ba. Ngoài sân tiếng người cười nói nâng li chúc tụng rơm rã, ánh nắng Hồng rực rỡ hắt xuống miền quê một màu bàng bạc. Dưới sông, từng khóm hoa Lục Bình tím thẫm trôi e ấp tấp vào bờ như cũng mừng cho đôi uyên ương trẻ, dòng nước biêng biếc kia cũng vỗ sóng ào ào như muốn gửi lời chúc trăm năm bạc đầu vẫn có nhau đến họ.
Cậu Phúc lịch lãm trong bộ đồng phục chú rể, gương mặt nở đầy hoa choàng tay qua eo vợ nghiêng đầu kề tai cô thủ thỉ:
-- Bà xã à, mình yêu nhau trọn đời nghen em.
...
Kết truyện.
Kim Thi....
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro