chương 1: Út
Làng quê yên bình, sương sớm đang dần tan biến trong cái thiêu đốt của ánh ban mai. Tiếng gà vẫn gáy, mọi người đang chuẩn bị cơm nước rồi ra đồng bắt đầu cho một ngày làm việc vất vả nơi đồng áng. Người hầu trong nhà họ Đoan cũng không ngoại lệ, họ tất bật chuẩn bị người lau kẻ dọn. Mấy đứa hầu tầm 8,9 tuổi đang đi tìm khắp nơi trong nhà tìm cô Út, cô chủ kỳ lạ nhất mà chúng từng gặp....
- "Út ơi! Út ơi!"
- "Dạ em nghe ạ". Cái Út đang thổi cơm mặt nhọ nhem ngang dọc, nghe tiếng gọi quen thuộc thì liền thưa.
- "Ai kêu mày làm cái việc này hả? Tao đánh cho bây giờ". Chị Ba nhìn thấy mặt nó đen nhẻm cộc cằn đánh nhẹ vào tay cái Út rồi mắng yêu. Có cô tiểu thư nào lại suốt ngày làm việc như vậy không cơ chứ, cứ lơ là một cái lại thấy nó quét sân, nấu cơm.
- "Thôi mà chị Ba, em quen tay rồi để em làm đi. Cả ngày chỉ có ăn, ngủ với chơi em khó chịu lắm, chị để em làm đi mà". Cái Út bĩu môi cằn nhằn, làm điệu bộ việc ăn chơi rất nhàm chán.
- "Con Lan đâu rồi, mày ra đây cho tao". Chị Ba nhìn nó nổi lửa giận hướng ra cửa gào tên con Lan rất to.
- "Dạ, cô có việc gì sai bảo ạ?"
- "Mày thông báo cho toàn bộ hầu nhà nghe đứa nào thấy cô Út động chân động tay việc nhà thì báo cho tao nghe, tao thưởng mỗi đứa 5 đồng. Đứa nào để cô Út làm thì tao chặt tay đứa đó. Nghe rõ chưa?"
- "Dạ, con đã rõ rồi còn đi báo ngay đây ạ".
- "Sao chị ác thế, bọn họ làm gì mà nạt như vậy. Em làm thì em chịu".
Chị Ba không nói câu nào kéo cái Út lên nhà trên, ở đó có chị Cả, anh Tư. Ba người ngày ngày đều rất đau đầu với cái Út vì cái tính chăm làm của nó. Người đảm nhiệm chức vụ kéo nó ra khỏi công việc chỉ có chị Ba thôi. Chị Cả thì nhẹ nhàng như gió mùa thu, đánh thì không nỡ, chửi thì như nói đạo lý nhân văn không ăn thua một xíu nào. Anh Tư thì thương nó, chẳng nỡ đánh cũng chẳng nỡ chửi, đôi khi xem nó làm luôn chân luôn tay mà thích mắt quá một hồi ngủ ngon luôn. Còn chị Ba thì đấy lúc nào cũng như cọp vậy. Cái Út không phải tự nhiên mà vậy, tất cả cũng đều có nguyên do của nó cả. Sinh ra vừa ăn tiệc đầy tháng thì bị bắt cóc, rồi bị bán cho nhà giàu đi làm con ở lúc 6 tuổi làm việc quần quật cả ngày. Nhưng những trận đòn rồi khiến nó phải bỏ đi thật xa khi mới 10 tuổi, rồi bắt đầu cuộc sống ăn xin đầu đường xó chợ, bạ đâu ngủ đó. Cuộc sống nơi chợ búa cũng không yên ổn gì, nó bị mấy người ở lâu bắt nạt cướp hết tiền. Bốn năm lang thang ăn xin, tới năm 14 tuổi thì may mắn nhặt được túi tiền của một cặp vợ chồng giàu có rồi đem trả lại, mà cặp vợ chồng đó lại chính là cha mẹ của nó. Sau khi đưa nó về nhà, vấn đề đau đầu chính là nó lại ham làm quá mức. Cũng may gia đình cũng giàu có, danh tiếng chứ mà nghèo một chút không khéo nó nhớ nghề lại ra chợ làm ăn xin mất.
Phía ngoài cổng có tiếng xe hơi truyền vào, còn ai ngoài ông bà chủ nữa.
- "Cha mẹ về rồi". Chị Cả đứng lên đi từng bước nhỏ nhẹ ra sân.
Cái Út thì chạy một mạch ra tận xe, cha mẹ sẽ mua món bánh sữa mà nó thích nhất.
- "Con nhớ hai người quá. Hai người nhớ con không?"
- "Con nhớ cha mẹ hay nhớ bánh sữa đây?" Bà Quyên ôm nó rồi đưa cho nó một túi đựng đầy những hộp bánh sữa.
- "Con nhớ hai người thật mà". Nó dứt lời cầm lấy túi bánh sữa chạy thẳng vô nhà.
- "Con bé này..."
Ông Phùng cười ha hả nhìn sang bà vợ đang bất lực, bé Út vẫn là thích bánh sữa hơn bà ý.
- "Ông cười cái gì? Ông còn không được ôm con bé nhé".
- "Bà này trẻ con hết chỗ nói, tại tôi.. tôi đang bận tay thôi". Ông Phùng bị nói trúng tim đen, nổi quạo mà nói lắp.
- "Thôi mà, cha mẹ ôm con cũng được này". Anh Tư giang tay tỏ ý muốn ôm.
Hai ông bà nhìn anh Tư rồi quay sang nhìn nhau trực tiếp lướt qua anh, khiến con tim anh Tư như vỡ nát, hai người là đồ thiên vị. Cái điệu ghét bỏ đấy là sao hả????
_____________________________
- "Cả này. Mấy nay bé Út vẫn làm việc nhà à?" Ông Phùng hỏi chị Cả rồi uống một ngụm trà sen.
- "Vâng ạ. Cái Ba ngày nào cũng phải đi tìm nó trong mấy chỗ như nhà bếp, chuồng heo, chuồng gà. Cổ họng nó hét cái Út muốn banh cái làng".
- "Dặn cái Ba không được đánh, cũng không được mắng bé Út nặng lời. Nghe không?"
- "Dạ, con sẽ dặn em".
Không được to tiếng cũng bởi một lần cái Ba nóng quá lỡ miệng mắng nặng, còn lấy roi đánh vô tay cái Út. Kết quả cái Út nó sợ nó trốn nhủi vô phòng kho khoá chốt cửa ở trong đó, liên tiếp ba ngày gọi nó mà nó không trả lời câu nào. Đến ngày thứ ba phải gọi người phá cửa, vô trỏng thấy nó ngất trong góc đống củi rồi. Làm cả nhà từ chủ tới tớ náo loạn một trận. Sau vụ đó chả ai dám nặng lời với cái Út luôn chứ mà nói phạt đánh thì xa vời quá. Và cũng từ đó ông bà Đoan kiên quyết không cho ai được nặng lời to tiếng với nó.
Cái Út đối với ông bà Đoan mà nói ý nghĩa bảo bối là như nào thì ông bà nâng niu theo đúng nghĩa đó. Đã thề với trời với đất sẽ không ép buộc con bé làm chuyện mà nó không thích, thế nên cho dù đã 16 tuổi theo lí thì cái Út sẽ được nhà khác kết thông gia, nhận con dâu này nọ rồi. Nhưng hiện tại nó vẫn như đứa trẻ nghịch ngợm, chỉ việc ăn, ngủ, học hành rồi chơi. Bao nhiêu gia đình khá giả đến muốn ngỏ ý kết thông gia với nhà họ, nhưng chưa kịp mở lời đã bị ông bà chối khéo. Ông bà muốn cái Út tự tìm hạnh phúc của bản thân nó.
Cái Út tên cúng cơm là Đoan Thị Cẩm Uyên năm nay đã 16 tuổi. Càng lớn nó lại càng đẹp ra, nó đẹp một cách giản dị, vừa có nét của một thiếu nữ dịu dàng, lại có nét của một cô bé rất đáng yêu, tinh nghịch. Tóc dài đen nhánh đến hông được nó vấn gọn trên đầu, cặp mắt long lanh mỗi khi cười rất đáng yêu lại khiến người ta không cầm lòng nổi mà muốn nâng niu nó. Nó cũng trắng lắm, có dãi nắng bao lâu cũng chỉ bị cháy nắng rồi hai hôm sau lại tự khỏi và trắng như cũ. Có thể cũng vì điểm này mà nó bị cô chủ nhà kia ghen ghét đánh nó suốt ngày.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro