Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hồi 24

Đánh Quảng Bình, Hào Man bại trận

Về kinh sư, Hiệp Đức khải hoàn.

Lại nói về năm Tân Sửa, niên hiệu Thịnh Đức thứ chín (1661), hạ tuần tháng giêng, chúa Hiển sai văn chức ở ti tướng thần lại là Kiêm Lược mang sắc chỉ đến phong đốc chiến Chiêu Vũ làm chưởng trấn thủ dinh Bố Chính, đóng ở thôn Thổ Ngõa[516] xã Đông Cao. Đốc chiến Chiêu Vũ vái vọng tạ ơn nhận mệnh lệnh, trông giữ bản dinh, sửa sang thành trì hào lũy để sẵn sang chế ngự quân địch.

[516] Tên nôm là Thôn Ngói, do đó tên trấn dinh cũng thường được gọi là Dinh Ngói.

Bấy giờ quân dân châu Bố Chính đều được yêu cư lạc nghiệp, công việc phu phen lực dịch vẫn như cũ nhưng tô thuế thì được giảm nhẹ, ai nấy đều hân hoan vui mừng nói là được nhờ ơn đức của bậc tướng nhân từ.

Tháng ba năm ấy, người Đàng Ngoài vào hang là văn quant ham chính giám hộ quân Đoán Hiển bán, từ khi theo vào ứng nghĩa làm bề tôi cho chúa Đàng Trong đã tỏ ra là người tinh thong pháp thuật. Nhưng HIền vương thấy hắn ta vốn là bề tôi Đàng Ngoài mà phản chủ theo hang nên vẫn đem long nghi ngờ, không giao cho công việc gì quan trọng. Đoán Hiển bá biết ý chúa Hiền như thế bèn cùng Cổn Lương bí mật bàn mưu nhân ban đêm trốn về Đàng Ngoài[517]. Chúa Hiền biết chuyện bảo rằng:

- Hạng người ấy theo về với ta cũng chẳng ích gì, mà bỏ trốn cũng chẳng đáng lo. Không có gì phải tiếc cả.

Bèn làm ngơ cho bọn họ đi trốn không thèm hỏi.

[517] Họ tên thật của Đoàn Hiển bá có lẽ là Chu Hữu Tài ĐNTLTB, Q.4 chép: "Khi đầu giám hộ quan Chu Hữu Tài vì thong hiểu thuật số được dùng, đến đây bọn hang tướng Nghệ An nhiều người làm phản, chúa mới thờ ơ. Hữu Tài bèn cùng Cổn Lương nhân đêm trốn đi."

Tháng tám chúa Hiền sai văn chức ở ti tướng thần lại là Văn Cảnh truyền lệnh cho đốc chiến Chiêu Vũ phải dời trấn dinh về đóng ở xã Phúc Lộc. Nguyên nơi đây phía trước có sông sâu thông ra cửa biển, phía trên có núi cao uốn lượn nối liền đến lũy lớn Đồng Hới, đúng là thế đất có lợi cho việc phòng thủ.

Đốc chiến Chiêu Vũ vâng mệnh truyền cho dời quân về xã Phúc Lộc đóng trại đồn trú. Chiêu Vũ sai quân đào đất đắp lũy, dưới từ cửa biển An Náu trên đến đỉnh núi hiểm Liu Hiu dựa vào sông An Náu[518] để làm gián cách, đắp ụ đặt sung, tu sửa đường xá đi lại để tạo thế đánh thắng giữ chắc.

[518] An Náu: Tên xã có cửa biển ở châu nam Bố Chính (Huyện Bố Trạch, Quảng Bình).

Hạ tuần tháng mười một có tin Tây Định ở Đàng Ngoài giận việc năm trước quân Nam xâm phạm bờ cõi, bèn sai thiếu bảo Phù quận công Trịnh Căn làm chánh nguyên soái. Hào quận công Lê Thì Hiến làm tiên phong, tả thị lạng Quyền Trung làm tham mưu, dẫn ba vạn quan ịnh ngày đi đánh Đàng Trong. Tây Định vương Trịnh Tạc truyền lệnh cho quân sĩ ra sức đánh thành bắt tướng để báo thù những năm trước. Bọn quân Phú vái lạy vâng lệnh, chọn binh điểm mã, định ngày mồng mười tháng chạp đem quân lên đường.

Tướng tiên phong là Hào Man Lê Thì Hiến chẳng bao lâu đã dẫn quân lên bờ bắc sông Gianh, cho bắc cầu phao qua bến Đò Phố. Bây giờ Phú quận công Trịnh Căn đóng quân ở điện Phù Lộ phía bắc sông Gianh thuộc châu Bố Chính. Bắc xong cầu phao, quận Phú dẫn quân các đạo thẳng tiến vượt qua song Gianh chia đường tiến về phía trấn dinh Bố Chính. Bên quân Nam, quân thám báo phi ngựa về báo cho đốc chiến Chiêu Vũ biết quân Bắc đã vượt sông như thế nào. Chiêu Vũ nghe xong vội sai người về triều bẩm áo, một mặt cũng báo cho tướng trấn thủ các đồn trại thuộc dinh Quảng Bình biết tin để chia quân đi chặn đánh tiếp ứng.

Được tin bên Bắc sai bọn quận Phú, quận Đương đem quân vào xâm phạm bờ cõi, chúa Hiền bèn triệu họp các tướng để bàn cách ứng phó. Rồi chúa sai công tử thứ hai là chưởng dinh Hiệp Đức hầu làm nguyên soái, văn chức là Cống Giác làm tham mưu đem quân đi chặn địch. Công tử Hiệp Đức sinh năm Quý Mùi (1643) đến bấy giờ mới mười chín tuổi nhưng là người trung hiếu vẹn toàn, văn võ gồm đủ, bẩm tính thông minh hùng dũng, trí tuệ mưu lược hơn người, có dáng đi như rồng, thế chân như hổ, phong độ cốt cách như hạc, như tiên, biết gần người tài, lánh xa sắc đẹp, yêu mến quân sĩ, quý trọng người hiền, đáng là bậc anh hùng ở đương thời.

Công tử Hiệp Đức vâng mệnh ra khỏi triều, dẫn quân thẳng tiến về phía dinh Quảng Bình:

Chỉ thấy:

Quân uy nghiêm túc, kiếm kích buốt rừng,

Chiêng trống động trời xanh, tinh kì che đất biếc,

Người người dương oai đoạt mạnh,

Ai nấy ra sức tranh hùng.

Mới hay Đàng Trong khỏe vững,

Chẳng ai không một thắng trăm.

Chỉ mấy ngày quân chúa Nguyễn đã tiến đến dựng trại đóng giữ ở phủ An Trạch thuộc dinh Quảng Bình. Công tử Hiệp Đức bèn mời các tướng đến họp để bàn định chia quân đi đánh địch.

Trước hãy nói tướng bên Trịnh là phó nguyên súy Đương quận công ngày mười chín tháng ấy đem quân đến dàn trại đóng giữ ở phía gần trước mặt lũy An Náu thuộc thôn Phúc Tự để chuẩn bị đánh chiếm. Bấy giờ trấn thủ lũy An Náu là đốc chiến Chiêu Vũ không chút khiếp sợ, vẫn ngồi ghế cao trong dinh, vừa gảy đàn vừa ca hát rất vui vẻ. Chiêu Vũ ra lệnh cho các cai đội Vân Trạch, Vân Triều, Tài Hùng cầm quân giữ chắc mặt lũy để nghe ngóng động tĩnh. Tướng bên Trịnh là Đương quận công Đào Quang Nhiêu lệnh cho tham mưu là Hoan Trung[519] bày hương án giả và đặt sắc chỉ của vua Lê lên đó rồi giương tàn che lọng sai lính khiêng đến trước cửa lũy An Náu, nơi quân giữ lũy do cai đội Vân Trạch chỉ huy. Bấy giờ quân Trịnh đồng thanh hô lớn:

- Có sắc chỉ của thiên tử nhà Lê truyền cho các người! Mau báo cho chủ tướng ra nghe lệnh chờ truyền.

[519] Ở đây bản sao chép là Quyền Trung nhưng ở trang sau chép là Hoan Trung. Hai chữ Quyền và Hoan có thể nhầm lẫn nhau. ĐNTLTB cũng chép tên của viên tham mưu này là Hoan Trung.

Cai đội Vân Trạch sai người phi báo với đốc chiến Chiêu Vũ. Đốc chiến Chiêu Vũ truyền lệnh mật "... như thế, như thế..."

Cai đội Vân Trạch liền dẫn quan lên mặt lũy, lớn tiếng hỏi:

- Các ngươi khiêng hương án và dẫn quân xộc đến trước lũy là có ý muốn gì?

Tham mưu bên Trịnh là Hoan Trung nói:

- Có sắc mệnh của thiên tử. Các ngươi sao không báo tin cho chủ tướng ra ngoài lũy nghênh đón mà lại còn hỏi lôi thôi? Thế là trên coi thường hoàng đế, dưới khinh mạn triều đình, coi Trung đô chẳng ra thá gì.

Cai đội Vân trạch cười vang mà đáp:

- Năm Canh Tý quân Đàng Trong chúng ta về đến lũy Hoàng Sơn, không có sắc chỉ của thiên tử mà các người vẫn xua đuổi đánh, huống chi là bữa nay? Muốn đánh thì đánh, muốn về thì về, cớ sao dám mạo sắc chỉ của thiên tử mà dọa bọn ta? Các ngươi hãy mau trở về bảo quận Đương đến sớm để cùng quân ta quyết phân thắng bại một phen. Bọn ta đây chẳng run sợ!

Cai đội Vân Trách nói xong liền hô quân ở trên mặt thành bắn xuống rất rát, đạn đá bay rào rào như mưa.

Bấy giờ tướng bên Trịnh là tham mưu Hoan Trung lui chạy không kịp, trúng đạn chết bên vệ đường. Quân Trịnh vội vứt hương án chạy về báo cho quận Đương Đào Quang Nhiêu biết. Quận Đương cả giận lệnh cho tướng tiên phong Hào Man Lê Thì Hiếu xua quân tiến vào đánh gấp.

Đốc chiến Chiêu Vũ chia quân chặn đánh địch. Quân đôi bên đánh lớn từ giờ Dần đến giờ Thân. Quân Nam ai nấy đều gắng sức tỏ rõ oai phong hùng dũng. Quận Đương Đào Quang Nhiêu liệu thế không địch nổi bèn khua chiêng thu quân trở về đóng trại ở thôn Phúc Tự, chia quân đi đào đất đắp lũy để tạo thế cầm cự cố thủ.

Tướng bên quân Nam là nguyên súy công tử Hiệp Đức chia quân đến tiếp ứng, một mặt sai người về triều bẩm báo tình hình cho Hiền vương nghe biết. Vương về sai xá Hân ruổi ngựa đến dinh Bố Chính truyền cho đốc chiến Chiêu Vũ phải gấp dẫn quân lui về lũy lớn để cùng hợp sức tương trợ với các tướng không thể ít quân đóng giữ cô thành mà chống cự với quân địch lớn. Như thế gọi là kiêu binh, không phải phép của binh pháp.

Đốc chiến Chiêu Vũ vâng lệnh bảo xá Hân[520] rằng:

Xá Hân về triều bẩm báo với Hiền vương. Rồi đó Chiêu Vũ sai cai đội Triều Tài và thuộc viên là Tú Minh trước hết đi đốc thúc dân chúng cháu Bố Chính, già trẻ đàn ông đàn bà đều vào ở cả trong chính lũy. Đến chập tối ngày hai mươi ba truyền lệnh cho các trại quân đều thắp đèn đốt đuốc sang trưng để làm kế nghi binh, một mặt ra lệnh cho các tướng từ từ lui quân vào đóng bên trong lũy Đồng Hới, chia quân đóng giữ các hướng. Tảng sang hôm sau quận Đương sai lính đi do thám mới biết quân Nam đã rút vào trong lũy rồi. Quận Đương lệnh cho quân sĩ tiến vào chiếm đóng các doanh trại bỏ không, sai quân do thám đi xem xét địa hình đường sá để đề phòng quân Nam thình lình tiến đánh. Chẳng ngờ năm ấy thời tiết bất thường, cuối năm mây mù u ám, cả hai bên Nam, Bắc đều đóng quân tự giữ, không giao chiến.

[520] Xá Hân: người xá sai tên là Hân.

Nói tiếp năm Nhâm Dần, niên hiệu Thịnh Đức thứ mười (1662), trung tuần tháng giêng, nguyên súy bên quân Nam là công tử Hiệp Đức sau khi dời quân đến đóng đồn ở xã Võ Xá[521] bèn cho triệu các tướng đến hội họp để bàn cách tiến đánh quân Trịnh. Hạ tuần tháng ấy Hiền vương sai văn chức ở ty tướng thần lại là Minh Tiến đến truyền lệnh của vương cho tướng cầm quân các đạo: "Từ nay cấm quân lính, dân chúng, dân phu không được ra ngoài lũy để khỏi tiết lộ bí mật, quân trong lũy tạm thời không được động binh, không được khinh suất giao chiến với địch. Hơn nữa, quânNam cố thủ vững chắc, quân Bắc đông mấy vạn từ xa kéo đến thì lợi thế cố ở đánh nhanh. Huống chi lương hướng chậm trễ vì vận chuyển từ xa ngoài nghìn dặm quân sĩ chưa khỏi sắc đói. Chỉ ở mấy tháng là quân Trịnh hết lương ăn thì hoặc muốn bỏ về, hoặc trễ nãi không còn lòng chiến đấu. Chờ cho bọn chúng mỏi mệt kéo về, quân ta chặn đường đón đánh tất là thắng lớn. Đó chính là kế "dĩ dật đãi lao" (lấy quân nhàn nhã đối chọi với quân mệt mỏi). Các tướng phải cùng nhau tuân vâng lệnh chỉ, ai trái lệnh thì trừng trị theo quân pháp."

[521] Võ Xác: tên xã, nơi đóng lị sở của dinh Quảng Bình.

Các tướng vái tạ vâng lệnh, ai nấy trở về bản doanh chia quân đóng giữ cẩn mật không để một người nào ra khỏi lũy.

Mồng mười tháng hai, tướng Trịnh là Đương quân công Đào Quang Nhiêu dốc suất đại quân đóng trại từ Thái Xá đến Trấn Ninh, Hàn Man Lê Thì Hiến đóng quân từ xã Phú Xá đến xã Chanh Thủy. Các đạo quân đều chia doanh dựng trại, đắp lũy, đào hào để làm kế cầm cự. Ngày nào bên Trịnh cũng sai quân khiêu chiến, nhưng dân quân Nam vẫn đóng yêu không động. Quân Trịnh bắn vào lũy một chập để ra oai rồi lại rút lui về bản trại.

Ngày đêm trôi qua đã hơn một tháng, quận Đương bảo quận Hào:

- Năm trước quân Nam xâm nhập cảnh thổ Đàng Ngoài thì muốn tiếp gấp đánh nhanh không có ý khiếp sợ. Nay bọn họ lại án binh bất động chẳng hiểu tại sao. Nếu họ có mưu kế gì sâu xa thì chưa đoán được. Huống chi quân bên ta đi đánh miềnNam đã lâu, quân lính mỏi mệt đều muốn chóng về, thật khó ngăn cản được. Chẳng hay huynh tướng có kế sách gì tốt không?

Quận Hào đáp:

- Chỗ dựa cậy của bên quân Nam là Chiêu Vũ. Đệ có một kế khiến cho quân Nam biết tất sẽ kinh sợ không dám chống cự, quân ta lại càng có thế mạnh hơn.

Quận Đương nói:

- Tiên phong có cao kiến xin cho biết ngay.

Hào Man đáp:

- Tôi sẽ viết một bức thư khiêu khích buộc vào mũi tên bắn vào trong lũy. QuânNam mở đọc ắt phải hoảng sợ, ta không đánh cũng có thể bắt sống hết.

Quận Đương nói:

- Tiên phong cứ thế làm gấp đi!

Hào Man liền viết bức thư buộc vào đầu mũi tên, sai bắn vào trong lũy ở vị trí do cai cơ Hùng Uy chỉ huy.

Hùng Uy nhặt được bức thư, sai người đem ngay đến dinh của nguyên súy Hiệp Đức dâng nộp. Công tử Hiệp Đức mở thư ra xem, lời thư viết:

"Hào tôi gửi bức thư đến cho đốc chiến Chiêu Vũ xem biết:

Bọn chúng ta đều giữ đạo bề tôi, ai theo chủ ấy. Kia hào kiệt thì đây cũng chẳng không anh hùng! Nếu đem hết sức ra mà tranh giành với nhau thì kể cùng là sướng tay lắm. Huống chi trước đây ở Nghệ An hơn năm sáu năm, đã từng khổ sở vì chinh chiến, cái hơn kém mạnh yếu của mỗi bên há lại không hiểu rõ hay sao? Hào tôi biết đốc chiến Chiêu Vũ dốc xuất quân dân, người ngựa châu Bố Chính vào đóng trại ở hết trong lũy Đồng Hới, số quân đến ba nghìn. Quân triều đình bên chúng ta thì nhiều hơn đến một vạn đủ để phá tan lũy đất của đốc Chiêu, bắt tướng chém lính, quét sạch tận hang ổ không chừa một mống! Như thế quân Nam các người liệu có bay thoát đằng trời, bọn ta cần gì phải đánh? Nếu Chiêu Vũ thức thời hiểu lẽ tự trói đem quân ra hang thì phú quý cùng nhau chung hưởng để khỏi phải đầu rơi máu chảy. Hãy suy xét cho kĩ. Không kí."

Nguyên súy Hiệp Đức xem xong nổi giận đùng đùng liền sai lính ruổi ngựa đến lũy Đồng Hới mời đốc chiến Chiêu Vũ đến dinh Vũ Xá. Chiêu Vũ đến nơi liền vào ngay dưới trướng nguyên súy. Hai người yên tọa, công tử Hiệp Đức liền đem bức thư khiêu khích của Hào Man đưa cho đốc chiến Chiêu Vũ xem. Chiêu Vũ cầm đọc bức thư, nghiến răng cả giận rồi nhảy phắt ra khỏi ghế, chỉ tay về phía quân Trịnh cả mắng rằng:

- Tên quận Hào ti tiện dám buông lời nói láo! Chiêu Vũ này cùng với tên giặc Hào quyết chẳng đội trời chung! Sớm muộn phải phanh thây mi làm muôn mảnh! Lũ sâu kiến mà dám khinh nhờ ta chăng!

Nguyên súy Hiệp Đức nói:

- Lời lẽ của tên giặc Hào xấc ngạo quá lắm. Quân sư sớm nghĩ kế bắt sống hắn cho bằng được để hả mối hận này.

Đốc chiến Chiêu Vũ nói:

- Quận Hào là hạng sất phu hữu dũng vô mưu. Năm trước Chiêu Vũ tôi đánh tan Hàn Tiến, Hào Man liều chết chạy đến Lũng Bông bỏ ngựa lủi trốn. Nay hắn khoe môi múa mép đem quân lọt vào cõi Nam thì địa hình sông núi không hiểu, thủy thổ sông biển không rành. Vì thế hắn mới phải tung lời nói để lòe bịp quân ta, thực cố để che dấu Chiêu Vũ tôi coi hạng ấy chẳng qua chỉ như chó đất gà giấy. Nhưng nay chúa thượng đã có lệnh chỉ cấm không được đánh thọc ra ngoài lũy, Chiêu Vũ tôi thấy khó thi thố kế sách gì. Nếu muốn phát quân tiến đánh để bắt hắn cho hả giận thì lại sợ bị chúa thượng quở trách, mà bỏ qua đi thì ăn ngủ không yên. Kính trông nguyên súy xét đoán, cân nhắc sáng suốt.

Nguyên súy HIệp Đức nghe xong nói:

- Đại phàm phép hành binh, nắm quyền ngoài mặt trận là do ở tướng. Huống chi Hào Man là tên giặc nhãi nhép mà kiêu ngạo láo xước như thế, quân sử phải định kế mà trừ đi. Vương thượng có khiển trách thì HIệp Đức này xin chịu hết, quân sư bất tất phải lo nghĩ gì.

Chiêu Vũ nghe nói cả mừng đáp:

- Chiêu Vũ tôi xin nhân lúc đêm tối đem quân ra ngoài lũy tiến đánh bất ngờ. Xin nguyên súy sớm truyền lệnh cho tướng cầm quân các đạo: hễ nghe ngoài lũy có tiếng súng nổ thì lập tức hô quân hò reo la hét và bắn đạn giả trợ uy tiếp ứng khiến cho quân địch khiếp sợ, tất sẽ bắt được Hào Man. Xin nguyên súy cho thi hành ngay chớ bỏ lỡ cơ hội.

Nguyên Súy Hiệp cả mừng đáp:

- Kế ấy rất diệu! Quân sư hãy cấp tốc cho thi hành để khóa mồm kẻ địch láo xược.

Đốc chiến Chiêu Vũ vâng lệnh trở về doanh trại. Bấy giờ nguyên súy Hiệp Đức truyền lệnh ngay cho các đạo: ban đêm hễ nghe ngoài lũy có tiếng sung nổ thì quân sĩ ở đâu đóng yên tại đó nhưng cấp tốc phát sung bắn giả, cùng lúc nổi trống hò reo trợ uy tiếp ứng, chờ đến tảng sáng quân các đạo nhất tề vượt lũy, đuổi dài để bắt sống bọn quận Phú, quận Đương!

Các tướng nghe lệnh, ai nấy đều lặng yên ngẫm nghĩ: Chúa thượng đã có lệnh cấm quân không cho ra ngoài lũy, nay nguyên súy lại truyền lệnh vượt lũy đánh giặc, không hiểu là thế nào? Nhưng binh pháp đã nói: "Quân trong thành thì quyền tiết ở vua, quân ngoài trận thì quyền tiết chế ở tướng." Huống chỉ trong lúc hành quân, pháp lệnh đều do ở nguyên súy. Nay nguyên súy đã ra lệnh như thế, ai dám không tuân theo? Thế là các tướng ai nấy đều trở về chuẩn bị chu đáo đợi giờ cử sự.

Lại nói đốc chiến Chiêu Vũ trở về bản doanh bên lệnh cho tì tướng là các cai đội Vân Tường, Vân Triều, Việt Tài và Tú Minh mỗi người lĩnh một đội quân, thẩy đều mặc áo đen để che nón vàng, bắt chước đúng cách thức ăn mặc của quân Bắc. Đến canh hai dẫn quân theo dòng khe nhỏ bí mật ra khỏi lũy, ngậm tăm cuốn cờ mà đi, giả xưng là quân Bắc đi tuần liễu. Khi đến gần hai trại quân của quận Đương và quận Hào thì lập tức cởi bỏ khăn đen áo ngoài rồi nổi trống hò reo xông vào giữa trại, bắn sung làm hiệu, quân các đạo đóng trên mặt lũy cũng hò reo tiếp ứng để đuổi bắt quân Bắc, không cho kẻ nào trốn thoát. Ai bắt sống được nhiều thì được thưởng công đầu, kẻ trái lệnh thì xử trị theo quân pháp.

Các tướng theo kế ấy mà thi hành. Ngày mồng năm tháng ba vào khoảng giờ Dậu bỗng có sương mù che kín bốn phía, đối mặt cũng không nhìn thấy rõ. Đốc chiến Chiêu Vũ cả mừng, liện hạ lệnh cho các tướng theo kế hoạch đã định mà thi hành. Bọn Vân Triều dẫn quân ra ngoài lũy theo khe nhỏ Đồng Hới đi ngang qua núi Mật Cật, đến khe xã Chính Thủy thì gặp quân tuần tra của Hào Man. Quân Trịnh hỏi: "Lính nào đấy?", quân Nam đáp: "Quân của quan nguyên súy quận Đương đi tuần về đây." Thấy toán quân kia áo nón cùng kiểu nên quân Bắc không chút nghi ngờ. Lại vì trời tối mây mù dày đặc không rõ số quân nhiều ít, người đôi bên cứ thế xen cả vào nhau mà đi. Đến gần cửa trại quân Trịnh, cai đội Vân Triều bèn đánh chiêng làm hiệu lệnh, quân Nam ai nấy đều cởi vứt khăn áo, hiện rõ là quân Nam. Bọn Vân Triều vung kiếm chém đầu hơn một trăm quân Trịnh ngay tại trận. Quân Trịnh kinh hoàng bỏ chạy vào trong lũy. Quân Nam thừa thế đuổi thốc vào giao chiến, tiếng sung ầm ầm như sấm nổ. Thế là các đạo quân Nam ở trong lũy nghe hiệu lệnh liền cùng lúc hò reo, nổ sung bắn giả. Tiếng súng và tiếng hò reo vang động khắp bốn phương trời.

Bấy giờ bọn quận Đương, quận Hào do lâu ngày không được chiến đấu, quân tướng đều có ý trễ nải, không đề phòng khả năng bị đánh bất ngờ. Trong giấc ngủ say mơ màng ai nấy nghe tiếng súng vang dội, lại nghe trong doanh trại dậy tiếng ồn ào, choàng tỉnh ngước đầu nhìn ra bên ngoài lửa cháy phần phật, mới hay quân Nam đã thọc đánh vào trong trại, nhưng địch quân người ngựa nhiều ít ra sao không biết rõ. Quận Trịnh kinh sợ cuống cuồng, thân không mảnh giáp, ai lo người nấy, nhân ánh lửa sáng rực như ban ngày cướp đường nhằm về phía Bắc mà chạy. Bấy giờ phía đông bình minh đã rạng, các đạo quân Nam cùng lúc vượt ra khỏi lũy đón đường đánh lớn. Bọn quân Phú, Trịnh Căn ngoái đầu nhìn lại chỉ thấy cờ xí rợp đất, tiếng chiêng trống vang trời, quân bộ ùn ùn kéo đến chật đất, quân thủy ngập biển đầy sông đuổi theo vùn vụt. Bọn quận Phú, quận Đương rét long run sợ, vội vất cả khí giới tàu thuyền, voi ngựa mà chạy bộ, vượt qua sông Gianh, cố thoát về phía đèo Ngang. Đến xã Bình Lân, bộn quận Đương dừng lại nghỉ chân, thở dốc không ra hơi. Kiểm lại số binh mã thấy mất một nửa, số chiến tướng tử trận tất cả là bốn mươi ba người. Bọn quận Phú, quận Đương, quận Hào đều hết sức hổ thẹn, ai nấy ôm đầu lủi thủi trở về Trung đô, nộp thân chịu tội, chuyện không có gì phải nói.

Nói tiếp bên quân Nam, đốc chiến Chiêu Vũ cùng các tướng thúc quân đuổi gấp, nhưng quân Trịnh chạy đã xa, đuổi theo cũng không kịp, bèn chỉ thu lấy khí giới, voi ngựa, tàu thuyền nhiều không xiết kể. Rồi Chiêu Vũ đem quân trở về, cùng vào trong dinh nguyên súy để dân gnộp. Nguyên súy Hiệp Đức trước đó đã ra ngoài lũy đứng đợi trên bờ đê. Khi các tướng về tới nơi, mọi người cùng nhau tương kiến. Chào hỏi đã xong, nguyên súy Hiệp Đức dắt tay đốc chiến Chiêu Vũ đi mời các tướng vào trong trướng theo ngôi thứ cùng ngồi. Nguyên suy sai bày tiệc lớn để khao đãi. Hiệp Đức vỗ vai Chiêu Vũ vui vẻ nói:

- Mưu kế của quân sư thật hợp ý ta, quả là tinh vi, gió mây biến ảo, quỷ thần cũng không lường trước được. Chỉ một lần hành động mà thu được công to. Có điều là khi lệnh mới phát ra ta biết các tướng có ý nghi ngờ, chỉ thi hành một cách miễn cưỡng mà thôi, có ngờ đâu giành được thắng lợi như ngày hôm nay!

Các tướng nghe xong đều đứng dậy chắp tay thưa rằng:

- Bọn thần vốn tuân theo lệnh chỉ của chúa thượng sai cầm quân đóng giữ để làm kế cố thủ không dám xuất quân. Nhờ có mật lệnh quả quyết sáng suốt của nguyên súy mới thành công lớn. Kinh thư nói: "Thành ở quản quyết, bại vì do dự". Nguyên súy khác nào Đường Thái Tòng, Tống Thái Tổ ngày xưa sống lại!

Nguyên súy Hiệp Đức khiêm tốn nói:

- Ta trên nhờ có hoàng thiên phù trợ và phúc lớn của phụ vương, giữa nhờ có mưu hay của quan đốc chiến cùng là sự anh hùng dũng cảm của chư tướng các ông, dưới nhờ có ba quân hùng tráng, tướng sĩ hòa hiệp một long, cho nên đánh lớn ngày hôm nay mới thu công thắng lợi vẹn toàn. Ta nào có tài năng gì đâu!

Nguyên súy Hiệp Đức nói xong mọi người cùng vui vẻ cạn chén. Rồi công tử Hiệp Đức sai người về triều báo tin thắng trận. Chúa Hiền nghe xong cả mừng, bảo với các tướng tại triều:

- Hiệp Đức gan to chí lớn, kiến thức độ lượng hơn người. Chỉ vì trước đó ta đã xuống lệnh không cho đem quân ra ngoài lũy nên chứa dám hành động. Ấy là do ta còn coi nhẹ thực tình của ba quân. Biết tài hùng dũng đảm lược thì phải xét khi quyết đoán thời cơ. Thấy gọi là gió to mới biết cỏ cứng, nước ngược mới thuyền nhẹ. Nay Hiệp Đức cùng Chiêu Vũ một lòng, cất quân một lần phá tan địch lớn. Thế mới gọi là tướng có tài.

Các tướng đều lạy mừng, tiếp nhau xưng tụng mãi không ngớt. Rồi đó Hiền vương sai văn chức ở ty tướng thần lại là Diễn Phái đem vàng bạc tiền lụa đến các đạo ban thưởng cho các tướng, khao thưởng úy lạo ba quân, xuất ba trăm hốt bạc để chia thưởng theo thứ bậc khác nhau; lại truyền cho công tử Hiệp Đức đem quân trở về.

Bấy giờ là hạ tuần tháng tư, công tử Hiệp Đức đem quần về triều. Chỉ thấy:

Tiếng nhạc vang vang, hậu ủng tiền hô răm rắp.

Ngựa chiến vó dồn, yên cương thẳng tắp.

Một chuyến dươi oai sông biển lặng

Ba quân cùng xướng khải hoàn ca.

Ngày hôm ấy nguyên soái Hiệp Đức truyền lệnh cho ba quân thắng lợi trở về, chẳng mấy ngày các đạo quân đã về đến chính điện Phú Xuân. Các tướng cùng vào triều bái yết. Hiền vương cả mừng an ủi rằng:

- Ngờ đâu ngày nay lại được thấy phong độ của công tử nhà Đường! Cần nhất là phải có dũng cảm quả quyết, biết lo tính cao xa, hợp trời thuận người. Kinh thư nói: "Trong là con hiền, ngoài là tôi trung", ấy là của đại báu của quốc gia. Vậy các khanh quả là trung hiếu vẹn toàn, có thể nói là những bậc hào kiệt thời nay. Giờ đây chỉ mới một trận đánh mà bọn quận Phú cả hai phải trốn về, họ Trịnh từ nay về sau đều phải run tim rụng mật, không dám coi thường quân ta nữa.

Nói đoạn Hiền vương sai lấy vàng đỏ một trăm lạng bạc trắng một nghìn lạng ban thưởng thêm để đền đáp kỳ công thắng trận. Công tử Hiệp Đức lạy tạ thưa:

- Thần trên nhờ có oai trời của vương phụ, giữa nhờ có diệu kế của Chiêu Vũ, các tướng hiệp sức đồng long tỏ rõ anh hùng dũng mãnh, dưới dựa vào ba quân hùng tráng, sĩ tốt tinh nhuệ mới có được công lớn ngày nay. Chỉ riêng một mình thần nào có tài năng chi! Thần đâu dám nhận riêng hậu thưởng.

Hiền vương cười đáp:

- Ngày xưa nói: "Kẻ có đức không kiêu, kẻ có công không khoe", ấy là đạo của người quân tử. Nhưng người có công thì đáng nhận mức thượng thưởng, khanh hà tất phải chối từ.

Công tử Hiệp Đức vái tạ nhận thưởng rồi ra khỏi triều. Các tướng văn v đến lạy mừng.

Cũng trong năm này, tiết chế Thuận Nghĩa, trấn thủ Phù Dương, đốc chiến Chiêu Vũ đích thân đi xem xét cầu Mũi Nạy địa thế xã Trấn Ninh. Rồi đó các tướng sai người viết tờ khải dâng lên triều đình xin cho đắp lũy ở xã Trấn Ninh để bảo vệ cửa biển, cùng với lũy Động Cát làm thành thế ỷ dốc[522] để sẵn sàng cố thủ. Hiền vương xem xong biểu văn phê chuẩn cho thi hành.

[522] Thế dựa cậy lẫn nhau.

Các tướng cầm quân ba đạo vâng theo lệnh chỉ từ trung tuần tháng chín khởi công đắp lũy, chỉ sau mấy tháng là xong. Hiền vương biết tin vui mừng khôn xiết, truyền cấp tiền bạc ban thưởng trọng hậu cho tướng sĩ ba đạo. Từ đó quân đôi bên Nam Bắc dừng binh không động, thiên hà được thái bình. Tháng mười hai năm ấy[523] vua Lê ở Bắc triều mất. Tây Định vương Trịnh Tạc cùng các quan tại triều tôn lập hoàng trưởng tử Lê Duy Vũ[524] lên ngôi, đổi niên hiệu là Cảnh Trị, đại xá thiên hạ, thăng thưởng trăm quan, truy tôn miếu hiệu cho các vị tiên hoàng đế[525].

[523] Tức năm Nhâm Dần, niên hiệu Thịnh Đức mười (1662) đã nói ở trên.

[524] Bản chép A24 chép là: Lê Duyình, có thể là chép nhầm.

[525] Tức vua các triều trước (đã chết).

Năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Trị thứ nhất (1663), ở Nam Triều, chú Hiền vương Nguyễn Phúc Tần thấy trong niền vô sự, rộng đường thi hành đức chính, vỗ về yên trị muôn dân, nhẹ lao dịch, giảm thuế khóa, việc công thưa giãn, hình phạt khoan dung, sửa sang việc văn, giảng tập việc võ để làm kế gìn giữ lâu dài.

Tháng năm, Hiền vương ngự triều. Chúa tức giận nhớ chuyện năm trước bọn quân Đăng ở Bắc triều đem quân vào quấy nhiễu bờ cõi, cho thủy quân đóng ở ngoài khơi cửa Nhật Lệ, vương sai thủy quân ra đánh đuổi, nhưng vì tài bắn chưa tinh nên không thắng được. Vì vậy vương muốn noi theo phép cũ của tiên vương trong việc luyện tập thủy binh. Hiền vương bèn xuống lệnh đến địa phận xã Hoằng Phúc đắp lại cồn bắn cũ cho cao hơn ba mươi thước, bề mặt rộng hơn một trăm ba mươi thước, trước cồn dựng bia để tập bắn.

Tháng sáu, Hiền vương lệnh cho quân nội thủy dàn chiến thuyền để quân sĩ luyện tay chèo, tập bắn sung cho tinh thạo. Quân nhân nào bắn giỏi trúng tâm bia thì được thưởng tiền bạc các mức khác nhau, ai bắn hỏng mất đạn thì phải theo vết tích mà tìm lại, nếu không tìm được thì phải chịu phạt và bồi thường tùy theo số cân lạng của từng viên đạn. Từ đó phép quân được chỉnh đốn, mọi việc thưởng phạt được công minh xác đáng, ba quân đều hân hoan vui mừng.

Thấy quân sĩ đã tinh thông phép bắn, Hiền vương mừng vui khôn xiết, chí muốn khôi phục kinh đô Thăng Long để làm rạng rỡ cho các đời chúa trước, được vinh hiển với xứ sở quê[526] hương để thỏa chí nguyện bình sinh.

[526] Họ Nguyễn vốn gốc ở trang Biện Thượng, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa.

Ngày mười sáu tháng chín có nguyệt thực, mặt trăng bị che kín toàn phần, ánh sắc nửa đen nửa đỏ, khoảng hai giờ sau mới trở lại hình tròn. Một ngày vào tháng chạp, bầu trời quang đãng, bỗng từ phía tây nam đùn lên một đám mây đen, liền đó nổi cơn lốc mạnh gẫy cây đỏ nhà, cát bay đá chạy, tường sụp ngói tan, thuyền bè trên sông biển phần nhiều bị chìm vợ, người và gia súc chết đuối khá nhiều. Chừng khoảng một giờ thì gió tạnh, trời lại trong xanh, người ta đổ ra đi lại ùn tắc các ngả đường, chưa biết điềm lành, điềm dữ ra sao.

Năm Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị hai (1664), tháng hai, trấn thủ đạo Lưu Đồn là Hổ uy đại tướng quân tiết chế Thuận Nghĩa vì tuổi già sức yếu, cảm thấy trong người không được khỏe bèn sai người đem tờ khải dâng lên Hiền vương xin được về làng dưỡng bệnh. Hiền vương bèn triệu hội các quan văn võ để xét định. Vương hỏi các tướng:

- Thuận Nghĩa dân khải xin về nghỉ dưỡng bệnh. Các tướng bàn định xem nên chọn ai xứng đáng thay thế trấn giữ biên thùy để bảo vệ cương giới.

Chưởng doanh Yên Vũ nói:

- Hiểu con không ai rõ bằng cha. Biết rõ bề tôi không ai bằng quân thượng. Nay thánh thượng thấy trong số các quan ai là kẻ có tài trí dũng lược, trong khoảng hơn năm, sáu năm ở Nghệ An bày mưu định kế, cắt cử điều khiển công việc ba quân đều vui, trăm họ mến đức thì nên cất nhắc để y thác trách nhiệm lớn. Huống chi đạo Lưu Đồn là nơi trọng yếu, tướng trấn thủ ở đó cũng có quyền hạn như một vị nguyên súy, thần thiết nghĩ phi Chiêu Vũ thì không ai xứng đáng bằng. Đó là ngu ý của thần, muôn trông thánh thượng minh xét.

Các tướng đều đồng thanh nói lớn:

- Lời nói của Yên Vũ phải lắm!

Hiền vương cả mừng, liền sai văn chức ở ti tướng thần lại là Tài Trí ra đạo Lưu Đồn truyền lệnh đặc ban cho tiết chế Thuận Nghĩa về nghỉ ở trấn dinh cũ. Lại sai văn chức ti tướng thần lại là Văn Cảnh đem sắc chỉ gia phong cho đốc chiến Chiêu Vũ thăng chức chưởng doanh tạm quyền chức tiết chế trấn thủ đạo Lưu Đồn. Lại chuẩn cho cai cơ ở chính doanh là Hùng Uy thăng chức chưởng cơ trấn thủ dinh Bố Chính.

Hai tướng đều vâng mệnh đến dinh trấn thủ lo việc sửa sang thành trì huấn luyện sĩ tốt, giảng dạy binh pháp để mưu đồ khôi phục lại Trung đô. Từ đó quân lính không phải vất vả các việc loa dịch, dân chúng được yên ổn làm ăn, tiếng vui ca rộn rã khắp đường làng ngõ xóm.

Bây giờ Hiền vương thảnh thơi ngự triều ở chính phủ, thấy con sông nhỏ chảy xế bên Xướng Đình dòng nước chảy ngược về phía bên trái. Vương muốn đắp tắc sông nhỏ ấy để khỏi bị xói lở hư hại. Đến tháng chín, vương xuống lệnh cho các huyện Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền đắp đê bối để làm cánh thành ở xã Vi Dã, đắp tắc sông nhỏ ở góc gần Xướng Đình để khỏi bị xói lở và tiện việc đi lại. Hơn một tháng đê bối đắp xong, người qua kẻ lại đều khen là thuận tiện.

Năm Ất Tỵ, niên hiệu Cảnh Trị thứ ba (1635), Hiền vương muốn tăng cười vũ bị để làm mạnh quân uy bèn xuống lệnh truyền cho các văn thần võ tướng phải sửa sang binh khí giáp mã cho sắc nhọn, hẹn đến thượng tuần tháng tư các quan văn võ ba ti thuộc dinh Chính, dinh Cựu và dinh Quảng Nam cùng các lại viên quận hương thuộc các huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Vũ Xương, Hải Lăng phải có mặt ở ao Cồn Nổi trong phủ chúa để đợi sát hạch. Các quan văn võ các doanh quận hương thuộc các huyện MInh Linh, Khang Lộc, Lệ Thủy, Bố Chính thì sửa sang giáp mã binh khí, đợi quan ở chính doanh đến sát hạch. Từ đó ai nấy tuân hành mệnh lệnh, chỉnh đốn việc phòng bị không dám làm trái. Đến kì kiểm tra, chúa cưỡi ngựa long tuấn đi xem xét xong, người nào thực hiện tốt đều được trọng thưởng vàng bạc tiền lụa có thứ bực khác nhau, kẻ làm xoàng thì bị phạt tùy theo phẩm trật. Mọi nguời kính phục ca tụng

Hiền vương là bậc chúa thánh minh. Chúa lại ra lệnh cho thần và lại viên ba ti phải tập cưỡi ngựa bắn cung, người nào bắn trúng bia thì được thưởng bạc để biểu dương, bắn rơi tên sau ngựa thì bị phạt một quan tiền. Người ta đều gắng chí tập luyện tinh thần các môn bắn cung cưỡi ngựa. Khi có người bắn trúng bia thì đám đông đánh chiêng reo hò khen ngợi, người thì được nhận phần thưởng của chúa. Từ đó người trong nước đều tinh thông phép cưỡi ngựa bắn cung, không mũi tên nào bắn không trúng đích.

Hạ tuần tháng sáu có nước to gió lớn, nước dâng ngoài cánh thành làm sụt lở một góc đê bối. Hiền vương ra lệnh đắp sửa, tôn bề mặt rộng đến hai trượng cho thật chắc vững. Một hôm chúa rỗi việc đi chơi thấy chùa Canh Tý, niên hiệu Hoằng Định thứ nhất (1600), chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) trở về lập đô ở Phú Xuân đã cho tu tạo. Nay cảnh chùa tiêu sơ đổ nát, Hiền vương xuống lệnh cho trùng tu, quan năm sau mở đại hội khánh thành.

Tháng mười, ngày mồng tám, vào giờ Tý, giữa lúc trời quang mây tạnh, thời tiếp ấm áp bỗng mây đen che phủ, sấm chớp đầy trời, gió to ào nổi cuốn tung đất đá, rồi mưa to ập xuống như trút nước suốt từ giờ Thân đến giờ Mão, cơ hồi sập mái đổ tường. Nước dâng mênh mông khắp nơi, người và vật bị cuốn trôi theo dòng nước, nhà cửa bị sóng xô đổ ào. Đến giờ Thìn ngày mồng mười nước lũ mới rút hết, thấy đên bối bị nước cuốn phăng, nơi miệng đê bị xói sâu đến năm thước. Mới hay rằng vụ trụ đã an bài, núi sông đào đắp đều đã do tạo hóa xếp định từ trước, không phải do sức người mà có thể làm ra được.

Hiền vương biết ý trời như vậy bèn bãi bỏ việc đắp đê bối. Từ đó về sau những việc tai dị giảm hẳn, hàng năm thường được mùa, dân chúng sung túc no đủ, có cảnh tượng của đời thái bình. Người đời sau có thơ rằng:

Trời đất sơ khai tiết khí thuần,

Chim muông cây cỏ thảy đua xuân.

Sân triều đứng chật quan văn võ,

Non biển bày phô cảnh tuyệt trần.

Muôn thủa an bài nền vững chắc,

Một thời khai phá thấy thanh tân.

Sông dài núi rộng do tạo hóa,

Nhân lực làm sao thắng quỷ thần.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro