Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Không Tên Phần 2

III


NHẬN THỨC LUẬN: LUẬN VỀ


TRI THỨC






Làm sao anh biết rằng anh biết thứ mà


anh nghĩ là anh biết? Loại bỏ phương án


trả lời "Đơn giản là tôi biết!" những gì


còn lại là nhận thức luận.



DIMITRI: Giờ tôi thấy dễ chịu rồi,


Tasso ạ. Nuốt trôi xong được món logic,


phần còn lại xem ra sẽ chỉ là một chuyến


dạo chơi trong Acropolis.


TASSO: Acropolis nào?


DIMITRI: Kia kìa! Ngay trước mặt


đấy! Có lẽ cậu nên làm một ly ouzo cho


dịu đầu óc, bạn ạ.





TASSO: Nhưng đó là Acropolis hay


chỉ là thứ mà cậu 


tin


 là Acropolis? Làm


sao cậu biết được nó là thật? Mà trong


chuyện này, làm sao cậu biết được một


cái gì đó


 là thật?


DIMITRI: Đấy, cậu lại thế.



LÝ TÍNH ĐỌ VỚI THIÊN KHẢI



Vậy làm sao ta 


biết


 rằng mình biết


điều gì đó, nếu quả thực ta biết điều gì


đó?


Suốt thời Trung cổ, câu hỏi này đã


dẫn đến niềm tin coi thiên khải vượt trên





lý tính, là nguồn gốc của tri thức con


người, hoặc ngược lại.



Một người trượt chân rơi xuống giếng


sâu, lao thẳng đến mấy chục mét mới


dừng lại nhờ níu được vào một đoạn rễ


cây nhỏ. Nhưng bàn tay nắm đoạn rễ cứ


yếu dần, yếu dần, anh ta tuyệt vọng kêu


lên, "Có ai ở trên đó không?"


Anh ta nhìn lên, chỉ thấy một mảnh


trời tròn. Đột nhiên, những đám mây rẽ


ra, rồi một tia sáng chói lòa chiếu thẳng


xuống anh ta. Một giọng trầm sâu rền


vang, "Ta, Đức Chúa Trời đây. Con hãy





buông tay khỏi cái rễ cây, ta sẽ cứu."


Anh chàng gặp nạn thoáng nghĩ trong


tích tắc rồi gào lên, "Có ai khác ở trên


đó không?"



Bị treo trên một cái rễ cây, người ta


dễ có xu hướng nghiêng cán cân về phía


lý tính.


Ở thế kỷ mười bảy, René Descartes


đã chọn lý tính thay vì thần linh là nguồn


gốc của tri thức. Điều này sẽ được nhận


rõ khi đặt Descartes trước nguồn gốc ấy.


Có lẽ Descartes ước gì ông chưa từng





nói 


"Cogito ergo sum"


 (


Tôi tư duy vậy


tôi tồn tại


), bởi vì đó là tất cả những gì


mà mọi người nhớ về ông - câu nói đó và


chuyện ông đã thốt ra nó khi đang ngồi


trong một lò bánh mì. Dường như thế còn


chưa đủ tệ, mà "cogito" (tôi tư duy) của


ông thường xuyên bị hiểu sai thành


Descartes tin tư duy là đặc tính căn bản


của con người. Phải, thực sự ông đã tin


như thế, nhưng điều đó không liên quan


đến Cogito ergo sum. Descartes đi đến


cái cogito thông qua một thử nghiệm hoài


nghi triệt để nhằm phát hiện liệu có cái


gì mà ông có thể tin chắc; tức là, một cái





gì mà ông không thể nghi ngờ. Ông khởi


đầu bằng cách nghi ngờ sự tồn tại của thế


giới bên ngoài. Điều đó khá dễ dàng. Có


lẽ ông đang mơ màng hay đang bị ảo


giác. Rồi ông thử nghi ngờ sự tồn tại của


chính ông. Nhưng khi ông hoài nghi, ông


vấp phải thực tế rằng để hoài nghi cần có


kẻ hoài nghi. Đó là chính ông! Ông không


thể hoài nghi chính sự hoài nghi của


mình. Lẽ ra ông đã có thể tránh được


nhiều diễn giải sai lạc nếu chỉ nói,


"Dubito ergo sum." (Tôi hoài nghi vậy


tôi tồn tại).


Các quan tòa ở tòa án hình sự Mỹ





luôn yêu cầu bồi thẩm đoàn áp dụng


phương pháp tìm kiếm độ xác tín của


Descartes bằng cách xem xét bằng chứng


kết tội bị cáo dựa trên tiêu chuẩn khắt


khe gần như ngang với Descartes. Yêu


cầu dành cho bồi thấm đoàn không giống


như dành cho Descartes; quan tòa không


quan tâm liệu bồi thẩm đoàn có 


bất kỳ


nghi ngờ nào về tội trạng của bị cáo, mà


quan tâm đến những nghi ngờ 


xác đáng


.


Nhưng thậm chí tiêu chuẩn thấp hơn ấy


cũng đòi hỏi bồi thẩm đoàn phải tiến


hành những thử nghiệm trí não tương tự,


và gần như triệt để không kém Descartes.






Một bị cáo hầu tòa vì tội giết người.


Các chứng cứ buộc tội anh ta trong vụ án


đã rất rõ ràng, nhưng không có xác chết.


Kết thúc phần tranh biện của mình, vị


luật sư bào chữa quyết định phải dùng


mẹo. "Kính thưa quý bồi thẩm đoàn,"


ông ta nói. "Tôi có một điều ngạc nhiên


dành cho tất cả quý vị - trong vòng một


phút nữa, người bị cho rằng đã chết sẽ


bước vào phòng xử án này."


Ông ta ngó ra cửa phòng xử án. Các


vị hội thẩm sửng sổt, cũng hăm hở ngó


ra. Một phút trôi qua. Không có gì xảy





ra. Cuối cùng, luật sư nói, "Nói thật là


tôi đã bịa ra chuyện người chết sẽ bước


vào. Nhưng tất cả quý vị đều nhìn ra cửa


chờ đợi. Vậy, tôi có thể nói với các vị


rằng trong vụ này có một nghi ngờ hợp


lý, rằng có phải có người đã bị giết hay


không, do đó tôi phải yêu cầu các vị


quay lại phán quyết 'vô tội'.


Bổi thẩm đoàn giải lao để cân nhắc.


Vài phút sau, họ trở lại và ra phán quyết


"có tội."


"Nhưng sao các vị có thể làm thế?"


viên luật sư gầm lên. "Chắc chắn các vị


đã nghi ngờ. Tôi thấy tất cả các vị đều





nhìn chằm chằm ra cửa."


Chủ tịch bồí thẩm đoàn trả lời, "Ồ,


chúng tôi đã nhìn, nhưng thân chủ của


ông thì không."



CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM



Theo triết gia kinh nghiệm chủ nghĩa


người Ireland thế kỷ mười tám, giám mục


George Berkeley, thì 


"Esse est percipi"


("Tồn tại là được tri giác")


, hay nói


cách khác thì cái gọi là thế giới khách


quan chỉ ở trong trí óc của chúng ta.


Berkeley lập luận rằng chúng ta chỉ nhận





được tri thức về thế giới này thông qua


các giác quan của mình. (Các nhà triết


học gọi loại thông tin này là "dữ liệu


giác quan.") Vượt khỏi các dữ liệu giác


quan này, Berkeley nói, ta không thể suy


đoán được bất cứ điều gì khác, chẳng


hạn như sự tồn tại của các vật chất ngoài


kia đang phát ra những rung động kích


thích các giác quan của chúng ta. Nhưng


vị giám mục đáng kính này lại tiếp tục


suy luận rằng những dữ liệu giác quan


phải


 đến từ nơi nào đó, do đó 


nơi nào


đó


 phải là Chúa. Về cơ bản, tư tưởng của


Berkeley là Chúa ở trên kia đang gõ





những dữ liệu giác quan lên một Website


vũ trụ mà tất cả chúng ta đều cập nhật


được 24/7. (Thế mà chúng ta cứ nghĩ


Chúa chỉ làm việc 24/6!)


George Berkeley (1685-1753): giám mục


Ireland, nhà thần học và triết gia đề xướng


thuyết duy tâm chủ quan cực đoan với luận


điểm nổi tiếng:


"Esse est percipi aut


percipere" 


(Sự tồn tại của các đối tượng là cái


được tri giác, còn sự tồn tại của các chủ thể là


sự tri giác.)


Có câu chuyện rằng người cùng thời


với Berkeley là tiến sĩ Samuel Johnson,


khi biết đến luận điếm "Esse est


percipi", đã đá vào một cái cột và la lên,





"Tôi bác bỏ giám mục Berkeley như thế


đấy!"


Đối với Berkeley, câu chuyện đó hẳn


giống như một trò cười. Cú đá ấy và


ngón chân bị đau sau cú đá chỉ chứng tỏ


rằng Chúa vẫn đang bận rộn với nhiệm


vụ của ngài là gửi các dữ liệu giác quan


đã được định vị đến với tiến sĩ Johnson:


đầu tiên là cảm giác cử động của chân bị


chặn, và ngay sau đó là cảm giác đau.


Tình huống phức tạp hơn nhiều khi


nguồn gốc dữ liệu giác quan của chúng ta


là một người khác:






Một người đàn ông lo vợ mình nghễnh


ngãng bèn tìm đến bác sĩ. Bác sĩ khuyên


ông ta thực hiện một bài kiểm tra đơn


giản ở nhà như sau: đứng phía sau vợ hỏi


một câu gì đó, đầu tiên cách sáu mét, rồí


ba mét, và cuối cùng đứng sát sau lưng.


Người đàn ông đi về nhà, thấy vợ


đang đứng nấu nướng, quay mặt vào bếp


lò.


"Tối nay nhà ta có món gì thế bà?"


ông ta hỏi từ ngoài cửa.


Không có câu trả lời.


Tiến lên cách vợ ba mét, ông ta nhắc





lại câu hỏi, "Tối nay nhà ta có món gì thế


bà?"


Vẫn không có câu trả lời.


Cuối cùng, ông ta đứng sát sau lưng


vợ và hỏi, "Tối nay nhà ta có món gì thế


bà?"


Đến lúc này, bà vợ mới quay lại đáp,


"Tôi bảo ông đến lần thứ ba rồi đấy nhé


- gà!"


A, đôi vợ chồng này đúng là có rắc


rối lớn với việc diễn giải dữ liệu giác


quan.






PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC



Ngày nay, có lẽ không cần thông minh


lắm ta cũng biết rằng toàn bộ tri thức về


thế giới bên ngoài đều được lĩnh hội


thông qua các giác quan của chúng ta.


Nhưng xưa kia thì không phải lúc nào


cũng vậy. Trong quá khứ, nhiều triết gia


cho rằng có những ý niệm bẩm sinh hiện


hữu trong trí óc chúng ta là 


tiên nghiệm


(a priori) - tức là có trước kinh nghiệm.


Một số triết gia coi các ý niệm của


chúng ta về Chúa là bẩm sinh; nhiều


người khác khẳng định rẳng tư tưởng của





chúng ta về tính nhân quả cũng là bẩm


sinh.


Thậm chí bây giờ, khi ai đó nói, "Mọi


sự xảy ra đều có lý do", hay "Tôi tin vào


sự đầu thai", thì mệnh đề anh ta nêu lên


đều không thể khẳng định hay phủ định


bằng kinh nghiệm. Những phần lớn chúng


ta thừa nhận rằng bằng chứng xác tín nhất


về tình trạng thế giới bên ngoài là kinh


nghiệm thuộc cảm giác, và theo nghĩa đó


tất cả chúng ta đều là những nhà chủ


nghĩa kinh nghiệm. Tất nhiên, trừ phi


chúng ta là vua nước Ba Lan, một ngoại


lệ chứng minh cho nguyên tắc sau:






Đức vua Ba Lan cùng đoàn tùy tùng


toàn các vị vương hầu bá tước vào rừng


săn nai. Đoàn săn hoàng gia vừa đến gần


khu rừng, bỗng từ sau một thân cây có gã


nông nô chạy vụt ra, vẫy tay rối rít và la


lên, "Tôi không phải là một con nai!"


Nhà vua bèn rút cung tên, bắn thủng


tim gã nông nô, giết chết hắn trong tích


tắc.


"Tâu bệ hạ," một công tước thưa, "sao


ngài tại làm thế? Hắn đã kêu rằng hắn


không phải là nai kia mà."


"Trời ơi," nhà vua đáp. "Thế mà ta cứ





tưởng hắn nói hắn là một con nai."



Thôi được, giờ ta sẽ so sánh ông vua


ấy với một nhà khoa học có đẳng cấp.



Một nhà khoa học cùng vợ chạy xe về


nông thôn. Cô vợ nói, "ô, anh nhìn kìa!


Lũ cừu đã được xén lông."


"Ừ," nhà khoa học đáp. "Phía bên này


thôi."



Thoạt tiên chúng ta có thể nghĩ rằng


người vợ chỉ nói ra một ý kiến dựa trên


kinh nghiệm thông thường, còn nhà khoa





học thì nêu quan điểm cẩn trọng và mang


tính khoa học hơn, từ chối sử dụng bằng


chứng không có trong cảm giác của bản


thân. Nhưng chúng ta đã lầm. Thật ra


chính câu nói của người vợ 


mói là định


thức được đa số các nhà khoa học coi là


giả thuyết mang tính khoa học hon. "Kinh


nghiệm" của nhà kinh nghiệm chủ nghĩa


không hạn chế trong kinh nghiệm cảm


giác trực tiếp. Các nhà khoa học dùng


những kinh nghiệm 


trước đó


 của mình để


tính toán các khả năng và suy ra những


nhận định tổng quát hơn. Điều mà người


vợ nói thật ra là, "Thứ tôi nhìn thấy là





những con cừu đã được xén lông, ít nhất


là từ phía bên này. Từ kinh nghiệm trước


đây tôi biết rằng người nuôi cừu thường


không xén lông cừu chỉ một bên hông, và


ngay cả khi họ làm như thế, thì khả năng


để lũ cừu tự sắp xếp trên sườn đồi sao


cho phần đã xén lông của chúng quay ra


đường là vô cùng nhỏ. Nên tôi cảm thấy


chắc chắn khi nói rằng, 'Lũ cừu kia đã


được xén 


sạch


 lông."


Chúng tôi đồ rằng nhà khoa học trong


truyện cười này thuộc loại ngộ chữ.


Hoặc nói rõ hơn, chúng tôi cho rằng một


người không thể suy luận bằng kinh





nghiệm sẵn có của mình thì thật tối dạ,


hay đúng là một 


Sardar


 - theo cách nói


của người Ấn Độ.


Sardar là tước vị phổ biến trong cộng


đồng người Sikh (Ấn Độ). Trước khi người


Anh chiếm Punjab vào năm 1849, Sardar


được dùng để gọi các thủ lĩnh quân sự và đại


diện tầng lớp phong kiến người Sikh. Khi


châm biếm, hài hước, Sardar đồng nghĩa với


"tối dạ, ngốc..."



Một cảnh sát New Delhi tiến hành sát


hạch ba Sardar được huấn luyện làm


thám tử. Để khảo sát kỹ năng nhận diện


kẻ tình nghi của bọn họ, anh ta cho





Sardar thứ nhất xem một bức ảnh trong


năm giây rồi giấu đi. "Đây là một kẻ tình


nghi. Anh nhận ra hắn bằng cách nào?"


Anh chàng Sardar đáp, "Rất dễ, chúng


ta sẽ tóm được hắn ngay vì hắn chỉ có


một mắt!"


Viên cảnh sát nói, "Anh đúng là


Sardar! Đó là bởi vì bức ảnh tôi cho anh


xem là hình chụp nghiêng."


Sau đó, viên cảnh sát lại giơ bức ảnh


ra trong năm giây và hỏi Sardar thứ hai,


"Đây là một kẻ tình nghi. Anh nhận ra


hắn bằng cách nào?"





Sardar thứ hai mỉm cười và nói, "Ha!


Bắt hắn quá dễ, vì hắn chỉ có một tai."


Viên cảnh sát giận dữ, "Hai người các


anh làm sao thế? Tất nhiên chỉ có một


mắt và một tai lộ ra, vì đây là hình trông


nghiêng của hắn! Đó là câu trả lời hay ho


nhất mà các anh có được đấy rồi sao?"


Hết sức thất vọng, viên cảnh sát giơ


bức ảnh cho Sardar thứ ba, hỏi bằng


giọng gay gắt, "Đây là một kẻ tình nghi.


Anh nhận ra hắn bằng cách nào?"


Sandar thứ ba nhìn bức ảnh chăm chú


một lát rồi nói, "Kẻ tình nghi này mang





kính áp tròng."


Viên cảnh sát giật mình, vì chính anh


ta cũng không biết kẻ tình nghi có mang


kính áp tròng hay không. "Hay lắm, thật


là câu trả lời thú vị," anh ta nói. "Anh


đợi đây một lát để tôi kiểm tra lại hồ sơ


của hắn, rồi sẽ thông báo kết quả."


Anh ta về phòng làm việc của mình,


kiểm tra hồ sơ của kẻ tình nghi trong máy


tính, rồi quay lại mỉm cười. "Chà! Không


thể tin được. Đúng thế đấy! Kẻ tình nghi


này quả nhiên có mang kính áp tròng.


Giỏi lắm! Làm sao anh có thể quan sát


sắc sảo thế?"





"Dễ ợt," Sardar trả lời. "Hắn không


thể đeo kính thường bởi vì hắn chỉ có


một mắt và một tai."



Sự thắng thế của chủ nghĩa kinh


nghiệm trong nhận thức luận phương Tây


được phản ánh qua thực tế rằng chúng ta


mặc nhiên coi nó là phương pháp kiểm


tra mà mọi người đều sử dụng:



Ba phụ nữ đang thay quần áo trong


phòng thay đồ để chuẩn bị chơi bóng vợt


(Racquetball) thì có một người đàn ông


trần truồng trùm mỗi cái bao trên đầu





chạy qua. Bà thứ nhất nhìn mẩu xúc xích


của anh ta và nói, "Không phải chồng


tôi". Bà thứ hai nói, "Không, không phải


đâu". Bà thứ ba nói, "Hắn thậm chí


không phải thành viên câu lạc bộ này".



Tuy vậy, bất chấp sự thắng thế của chủ


nghĩa kinh nghiệm và khoa học, nhiều


người vẫn tiếp tục lý giải các sự kiện


khác thường như là những phép lạ chứ


không phải là kết quả của những nguyên


nhân tự nhiên. David Hume, triết gia kinh


nghiệm chủ nghĩa hoài nghi Anh, phát


biểu rằng niềm tin vào phép lạ có thể có





cách giải thích hợp lý duy nhất nếu tất cả


những phương án khác còn khó tin hơn.


Chẳng hạn, một người khăng khăng cho


rằng anh ta có cây cọ cảnh biết hát những


khúc aria trong vở Aida của Verdi. Điều


nào khó tin hơn đây: cây cọ cảnh có khả


năng phá vỡ quy luật tự nhiên hay anh


chàng này điên, bịa tạc, hoặc ăn phải


nấm độc? Câu trả lời của Hume: "Vớ


vẩn!" (Chỗ này chúng tôi quả tình có hơi


xuyên tạc lời ông ấy!) Do khả năng người


kể chuyện bịa đặt hoặc thổi phồng sự thật


cao hơn nhiều so với khả năng cây cọ


phá vỡ quy luật tự nhiên, Hume hẳn





không thấy có cái lý nào để kết luận rằng


đã có một phép lạ xảy ra. Ngoài ra, hầu


như ai cũng biết cây cọ cảnh thích


Puccini hơn Verdi.


Thật thú vị, trong câu chuyện dưới


đây, Bill, một người có vẻ giống môn đệ


của Hume, đã thẩm định cả điều coi là


phép lạ, nhưng rốt cuộc thì đi đến kết


luận rằng phương án giải thích khác thậm


chí còn khó tin hơn:



Một hôm Bill than phiền với người


bạn rằng khuỷu tay anh ta rất đau. Người


bạn khuyên anh ta đến gặp vị đạo sư





sống trong một cái hang gần đó. "Cậu chỉ


việc để lại chút nước tiểu ở ngoài cửa


hang, ông ấy sẽ quán tưởng về nó, sẽ


chẩn đoán chuẩn xác bệnh của cậu, và


nói cho cậu biết phải làm gì. Chỉ mất có


mười đô la thôi."


Bill nghĩ cũng chẳng tốn kém mấy, nên


lấy một ít nước tiểu vào bình rồi đặt


ngoài cửa hang cùng tờ mười đô la. Hôm


sau, anh quay lại, ở đó đã có mẩu giấy


viết sẵn cho anh: "Anh bị đau khuỷu tay.


Hãy ngâm cánh tay bằng nước ấm. Tránh


nâng vật nặng. Sau hai tuần sẽ đỡ."


Tối muộn hôm đó Bill mới sực nghi





ngờ rằng "phép lạ" của đạo sư chỉ là trò


bịp do anh bạn kia bày đặt ra, có thể


chính anh ta đã viết mẩu giấy và để ngoài


cửa hang. Nghĩ vậy, Bill bèn quyết định


chơi lại anh bạn kia. Anh khoắng một


chút nước vòi (robinet), một chút phân


chó, cùng nước tiểu của vợ và con trai.


Anh hoàn tất bằng cách thêm vào đó chút


chất thải của chính mình rồi để hỗn hợp


trước cửa hang cùng tờ mười đô la.


Xong xuôi, anh mới gọi người bạn để


bảo anh gặp vài vấn đề nữa về sức khỏe


và đã để một mẫu khác cho đạo sư.


Hôm sau, anh quay trở lại hang và





thấy một mẩu giấy khác ghi rằng, "Nước


vòi nhà anh quá nhiều tạp chất. Hãy kiếm


một chiếc máy lọc. Con chó của anh có


giun. Cho nó uống thuốc. Con trai anh đã


dính cocain. Đưa nó đi cai nghiện. Vợ


anh có song thai, con gái. Chúng không


phải con anh. Tìm một luật sư. Còn anh


nếu không chấm dứt tự sướng, cái tay


đau sẽ không bao giờ khỏi."



Nhưng thông thường trong truyện cười


cũng như trong triết học, những lý giải


gây hoài nghi vẫn phổ biến hơn.






Ông lang già Bloom, chủ một tiệm đồ


sắt trong vùng, nổi tiếng trị bệnh viêm


khớp rất thẩn tình, bệnh nhân xếp hàng


dài chờ ngoài cửa, trong đó có một bà


già lưng còng, chống gậy lê từng bước.


Khi đến lượt, bà già bước vào phòng,


nửa giờ sau đã bước ra, và thật kinh


ngạc, lưng thẳng băng, đầu ngẩng cao.


Một bà đang đợi đến lượt mình kêu


lên, "Kỳ diệu quá! Bà vào đây lưng còng


mà sau nửa giờ bước ra lưng lại thẳng.


Thầy lang đã làm gì vậy?"


Bà già đáp, "ông ấy cho tôi cái gậy





dài hơn."



Một người mù đương nhiên cũng có


thể là người kinh nghiệm chủ nghĩa, như


anh chàng sau đây, mặc dầu dữ liệu thị


giác không có trong kinh nghiệm của anh


ta:



Hôm ấy là lễ Quá hải, một người Do


Thái đang dùng bữa trưa trong công


viên. Chợt một người mù ngồi xuống bên


cạnh, người Do Thái bèn mời người mù


chia sẻ đồ ăn với mình - một miếng bánh


không men. Người mù đón lấy miếng





bánh, sờ sẩm một lát rồi hỏi, "Ai viết


nhăng cuội gì thế này?"


Bánh không men (matozh) mỏng như giấy,


do cách nướng đặc biệt nên nổi sần lên thành


hàng như những hàng chữ khiến người mù


tưởng là chữ nổi.



Còn anh chàng trong câu chuyện dưới


đây mắc sai lầm ngớ ngẩn khi tưởng rằng


người mù không thể kiểm tra thông tin


khi sử dụng những giác quan khác:



Một người dắt chó vào quán bar gọi


đồ uống. Người pha rượu nói, "ông





không được mang con chó đó vào đây!"


Người kia không hề bối rối, đáp, "Nó là


con chó dẫn đường của tôi đấy."


"Ồ, tôi xin lỗi!" người pha rượu nói.


"Đây, ly thứ nhất tôi mời nhé." Người kia


cầm lấy ly rượu đến ngồi xuống một bàn


gần cửa.


Lại có người nữa dắt chó đi vào quán


bar. Người dắt chó lúc nãy ngăn anh ta


lại khẽ nhắc, "Anh không được dắt chó


vào đây đâu, trừ phi anh bảo với anh ta


nó là chó dẫn đường." Người thứ hai nhã


nhặn cám ơn, tiếp tục đi đến quầy và gọi


đồ uống. Người pha rượu nói, "Này, ông





không được mang con chó đó vào đây!"


Người đán ông đáp, "Đây là con chó


dẫn đường của tôi."


Người pha rượu nói, "Không, tôi


không nghĩ thế. Không ai dùng Chihuahua


làm chó dẫn đường cả."


Người đàn ông thoáng khựng lại nửa


giây rồi kêu lên, "Hả?!?! Họ đưa cho tôi


một con Chihuahua?!?"



CHỦ NGHĨA DUY TÂM ĐỨC



Nhưng nếu để tâm suy nghĩ, thì dù sao





mỗi vật thể cũng phải gắn với một cái gì


đó khác nữa ngoài các dữ liệu giác quan


chứ! Ấn đâu đó ở đằng sau nó chẳng hạn.


Triết gia Đức thế kỷ mười tám


Immanuel Kant nghĩ vậy. Ông đọc các


nhà kinh nghiệm chủ nghĩa Anh, và như


ông diễn tả, họ đã làm ông thức tỉnh khỏi


cơn mê giáo điều. Kant từng cho rằng trí


óc của chúng ta có thể cho ta biết chắc


thế giới thực sự thế nào. Nhưng các nhà


kinh nghiệm chủ nghĩa đã chứng minh, vì


tri thức của chúng ta về thế giới bên


ngoài đến với chúng ta qua các giác


quan, nên ở một mức độ nào đó, nó luôn





không chắc chắn. Một quả dâu chỉ đỏ và


ngọt khi nó được kiểm tra bằng những


công cụ nhất định - mắt và các nụ vị giác


của chúng ta. Chúng ta biết một số người


có cấu tạo nụ vị giác khác thường có thể


không cảm thấy quả dâu ngọt. Vì vậy,


Kant thắc mắc, quả dâu "tự thân" là gì


mà có vẻ đỏ và ngọt - hoặc ở một trạng


thái khác - khi đi qua công cụ cảm giác


của chúng ta?


oOo


Có lẽ nhiều người trong chúng ta cho


rằng khoa học có thể giúp ta biết một vật


tự thân thực sự là gì


, kể cả khi giác





quan của chúng ta bất lực. Nhưng nếu để


tâm suy nghĩ, ta sẽ thấy khoa học thực ra


không thể đưa chúng ta đến gần hơn với


quả-dâu-tự-thân. Thực tế thì khoa học


không giúp ta khẳng định được rằng một


cấu trúc hóa học nhất định của quả dâu


và một cấu trúc thần kinh nhất định của


con người kết hợp lại có thể quyết định


quả dâu sẽ ngọt hay chua - và rằng cấu


trúc hóa học này chính là cái mà quả dâu


tự thân "thực sự là". "Một cấu trúc hóa


học nhất định" mà chúng ta nói đến đó


thực ra là "hiệu quả mà ta quan sát được


khi ta cho quả dâu đi qua những thiết bị





nào đó". Cho quả dâu đi qua những thiết


bị nào đó chỉ cho chúng ta biết quả dâu


có vẻ như thế nào khi nó đi qua những


thiết bị ấy, cũng như cắn vào một quả dâu


cho chúng ta biết quả dâu có vẻ như thế


nào khi nó đi qua những nụ vị giác của


chúng ta.


oOo



Kant kết luận rằng chúng ta không thể


biết sự vật tự thân là gì. 


Ding an sich,


vật-tự-thân, theo Kant là "bằng x" (ẩn


số). Chúng ta chỉ có thể biết 


thế giới


hiện tượng,


 thế giới của các biếu hiện





bên ngoài; chúng ta không thể biết gì về


thế giới bản thể, siêu nghiệm 



 phía sau


các biểu hiện bên ngoài.


Với quan điểm đó, Kant đã thách thức


vô số các luận thuyết triết học. Lý trí


không thể cho ta biết về thế giới nằm bên


ngoài giới hạn các cảm giác của ta. Kể


cả vị Chúa-thư-ký-nhập-dữ-liệu của


Berkeley, lẫn tất cả các giải thích siêu


hình về thế giới đều không đem lại cho


chúng ta hình dung chân thực về thế giới.


Triết học từ nay không bao giờ còn như


trước nữa.






Thư ký: Thưa bác sĩ , có một người


vô hình trong phòng đợi.


Bác sĩ: Bảo là tôi không thể g


ặp anh


ta được. (*)


(*)Chơi chữ:I can't see him: không thể


nhìn thấy, hay từ chối gặp.



Có thể chuyện cười này không giúp


bạn hiểu được những lý giải phân biệt


thế giới hiện tượng và thế giới bản thể


của Kant. Đó là vì nó đã bị rơi rụng ít


nhiều khi chuyển ngữ. Đây là nguyên bản


chúng tôi nghe được trong quán rượu


tầng hầm của trường đại học Königsberg:






Thư ký: Herr Doktor (thưa bác sĩ), có


một 


ding an sich 


trong phòng đợi.


Bác sĩ tiết niệu: Lại một 


ding an sich!


Nếu hôm nay mà tôi thấy thêm một gã


nữa thì tôi sẽ khóc thét lên mất! Ai vậy?


Thư ký: Làm sao tôi biết được?


Bác sĩ tiết niệu: Cô tả hắn cho tôi.


Thư ký: Ông đang đùa à!








Bạn có nó rồi đấy: một truyện cười


chính hiệu về 


sich


 (vật tự thân).


Câu chuyện này sâu sắc hơn ta thoạt


tưởng. Cô thư ký đã chọn, vì một lý do


nào đó chỉ có một mình cô rõ nhất, không


chia sẻ với bác sĩ dấu hiệu cô biết về


việc có một 


ding an sich


 trong phòng


đợi. Dù dấu hiệu đó là cái gì, nó phải là


mang tính 


hiện tượng!.


 (Nếu bạn vẫn


đang theo sat chúng tôi nói gì). Cái gì


mách nước cho cô? Phải là cái gì đó


trong phạm vi các giác quan, có thể là


giác quan 


thứ sáu, 


có thể chỉ là giác


quan từ một đến năm, nhưng chắc chắn





nó là một gíac quan theo nghĩa nào đó. Ở


đây có một câu chuyện ẩn phía sau. Là


cô thư ký đã hoàn thành luận án tiến sĩ về


Phê phán Lý tính Thuần túy 


của Kant


trước khi phát hiện ra rằng lựa chọn sự


nghiệp thích hợp nhất với cô chính là


nghề thư ký và công việc với nồi xoong


bếp núc. Do đó, cô hiểu yêu cầu của bác


sĩ, "tả hắn cho tôi", không có nghĩa là


"Cô đang trải nghiệm hiện tượng cảm


tính nào?" mà là "hãy tả hắn như hắn vốn


là, đằng sau những biểu hiện bề ngoài".


Dễ hiểu vì sao cô phật ý với yêu cầu này,


mặc dù về sau cô đã bình tâm lại và





cưới Helmut, người em họ của bác sĩ, và


đã nuôi nấng ba đứa con đáng yêu.


Đối với Kant và những nhà nhận thức


luận sau ông, câu hỏi chúng ta có thể biết


cái gì và biết nó như thế nào có thể được


diễn giải thành: chúng ta có thể nói gì,


một cách đầy đủ ý nghĩa


, về việc chúng


ta biết cái gì và biết nó như thế nào. 


Loại


mệnh đề nào


 về 


thế giới chứa đựng trí


thức về thế giới?


Kant bắt tay giải quyết nhiệm vụ trả


lời câu hỏi đó bằng cách chia các mệnh


đề ra làm hai phạm trù: phân tích và tổng


hợp. Mệnh đề phân tích là mệnh đề đúng





theo định nghĩa. Mệnh đề "Tất cả thú mỏ


vịt là động vật có vú" là mệnh đề phân


tích. Nó không cung cấp thêm điều gì


mới về bất kỳ con thú mỏ vịt có thật nào,


ngoài những gì mà ta có thể biết được


đơn giản bẳng cách tra từ "thú mỏ vịt"


trong từ điển. Trái lại, "Một số con thú


mỏ vịt bị lác mắt" là mệnh đề tổng hợp.


Nó cho chúng ta một thông tin mới về 


thế


giới, bởi vì "bị lác mắt" không nằm


trong định nghĩa về "thú mỏ vịt". "Một


số con thú mỏ vịt "bị lác







mắt" nói với chúng ta thông tin về


những con thú mỏ vịt mà chúng ta không


thể tìm thấy bằng cách tra từ "thú mỏ vịt"


trong từ điển.


Tiếp theo, Kant phân biệt mệnh đề 


a


priori 


(tiên nghiệm) với 


a posteriori


(hậu nghiệm). Các mệnh đề tiên nghiệm


là mệnh đề mà chúng ta có thể thiết lập


trên cơ sở thuần túy lý tính, không cầu


viện đến kinh nghiệm cảm tính. Mệnh đề


trên của chúng ta, "Tất cả thú mỏ vịt là


những động vật có vú", được coi là


mệnh đề 


tiên nghiệm.


 Chúng ta không


cần quan sát một đám thú mỏ vịt để thấy





điều đó đúng. Chúng ta chỉ cần tra trong


từ điển. Phán đoán 


hậu nghiệm,


 trái lại,


dựa trên kinh nghiệm cảm giác về thế


giới. Mệnh đề "Một số con thú mỏ vịt bị


lác mắt" chỉ có thể thiết lập được qua kết


quả quan sát nhiều con thú mỏ vịt 


-



hoặc


của chính chúng ta, hoặc của người khác


mà chúng ta tin cậy.


oOo


Đến đây chúng ta đã thấy những thí dụ


về các mệnh đề phân tích 


tiên nghiệm


("Tất cả thú mỏ vịt là động vật có vú")


và mệnh đề tổng hợp 


hậu nghiệm


 ("Một


số con thú mỏ vịt bị lác mẳt"). 


Kant 


hỏi,





"Liệu có loại mệnh đề thứ ba, tổng hợp


tiên nghiệm


 không?" Chúng sẽ cho


chúng ta những tri thức mói về thế giới


bên ngoài nhưng chỉ có thể được biết


nhờ lý trí mà thôi. Các nhà kinh nghiệm


chủ nghĩa đã ngụ ý rằng không tồn tại tri


thức tổng hợp 


tiên nghiệm, 




nguồn gốc


tri thức của chúng ta về thế giới bên


ngoài là những kinh nghiệm cảm giác của


chúng ta. Nhưng Kant nói, "Khoan đã!


Thế còn những mệnh đề như 'Mỗi sự


kiện đều có một nguyên nhân' thì sao?"


Nó là tổng hợp: Nó nói với chúng ta một


điều mới về thế giới vượt ra khỏi những





gì chứa trong định nghĩa về "nguyên


nhân" và "sự kiện". Nhưng nó cũng là


tiên nghiệm,


 chỉ nhờ lý trí mà biết được,


không phải từ kinh nghiệm. Thế lả thế


nào? Kant nói, "Bởi vì nó 


phải


 được giả


định là đúng ngay cả nếu chúng ta 



 loại


kinh nghiệm chỉ có thể nhận thức được


bằng trí óc." Nếu chúng ta không giả


định rằng hoàn cảnh hiện tại có nguyên


nhân từ một chuỗi những sự kiện diễn ra


từ trước, chúng ta không thể cắt nghĩa bất


cứ điều gì. Như vậy sẽ giống như sống


trong bộ phim 


Mulholland Drive,


 trong


đó các sự kiện diễn ra theo một trật tự





không mạch lạc. Chúng ta phải quên đi


việc đưa ra 


bất kỳ


 loại phán đoán hoặc


mệnh đề nào về thế giới bởi vì chúng ta


không thể trông mong thế giới nhất quán


từ phút này sang phút khác.


Có hàng trăm truyện cười xoay quanh


sự nhầm lẫn giữa những mệnh đề phân


tích 


tiên nghiệm


 với những 


mệnh đề tổng


hợp 


hậu nghiệm


:


Một cách đảm báo trường thọ chắc


chắn: mỗi ngày ăn một viên chả băm


trong một trăm năm.


Cốt lõi của truyện cười này nằm ở chỗ


nó đưa một "giải pháp" phân tích 


tiên





nghiệm


 cho một vấn đề cần đến một giải


pháp tổng hợp 


hậu nghiệm.


 Câu hỏi về


một cách chắc chắn để sống lâu rõ ràng


cần đến một số thông tin về thế giới.


"Kinh nghiệm


 cho thấy điều gì dẫn đến


trường thọ?" Chúng ta chờ đợi một câu


trả lời đại loại "bỏ thuốc lá" hay là


"uống 400 miligam Co-Enzyme Q-10


(


Chất bổ



sung 


dinh dưỡng, có tác dụng chống


lão hóa, phòng chống bệnh tật


) lúc đi ngủ".


Nhưng ở đây câu trả lời là phân tích, với


một chút lạc đề về thịt băm viên làm trí


óc của bạn mù mịt. "Để trường thọ, hãy


sống một trăm năm, bởi vì một trăm năm,


theo định nghĩa thông thường, là trường


thọ. Ăn chút thịt viên nữa. Như thế không


gây hại cho bạn đâu." (Ờ, có lẽ tất cả





những chất béo chuyển hóa trong thịt băm


viên 


có thể gây


 hại, nhưng tất nhiên là


không hại, nếu bạn ăn được một trăm


năm).


Một truyện khác nữa:



Joe: Đúng là một ca sĩ huyền thoại,


nhỉ?


Blow: Ha! Nếu tôi mà có giọng của


anh ta, tôi cũng hát hay như thế.



Vẫn cùng một kiểu. Điều chúng ta 


ngụ


ý


 khi nói "ca sĩ huyền thoại" là người có


giọng hát tuyệt vời - thứ mà một nghệ sĩ





biểu diễn đương nhiên phải có. Do đó,


tuyên bố của Blow "Nếu tôi có giọng của


anh ta, tôi cũng hát hay như thế", không


cho chúng ta biết thêm điều gì mới về


khả năng ca hát của Blow. Câu nói của


Blow thực ra là: "Nếu tôi là một ca sĩ


huyền thoại, tôi sẽ là một ca sĩ huyền


thoại." Và nếu điều đó không đúng theo


định nghĩa, thì chẳng có gì đúng.


Còn đây là một minh chứng phức tạp


hơn khi người ta lẫn lộn mệnh đề tổng


hợp 


hậu nghiệm


 và mệnh đề phân tích


tiên nghiệm:






Một người thử bộ đồ đặt may và nói


với thợ may, "Tôi muốn ống tay áo nầy


ngắn bớt đi một chút! Nó dài quá đến


năm phân!"


Người thợ may nói, "Không cần đâu,


anh cứ gập khuỷu tay lại như thế này này.


Đấy, nó sẽ kéo ống tay áo lên."


Người kia nói, "Thôi được, nhưng


nhìn cái cổ áo xem! Khi tôi co khuỷu tay,


thì cổ áo xốc lên đến nửa đoạn gáy."


Người thợ may nói, "Vậy sao? Thế thì


anh hãy ngẩng cao đầu và ngửa ra sau.


Tuyệt lắm."





Người kia nói, "Nhưng bây giờ vai


trái thấp hơn vai phải đến bảy phân!"


Người thợ may nói, "Không thành vấn


đề. Anh lệch eo lưng qua trái một chút


nó lại bẳng ngay."


Người kia mặc bộ đồ ra khỏi tiệm


may, khuỷu tay phải gập, đầu ngả ra sau,


thân mình đổ nghiêng qua trái. Anh ta chỉ


có thể đi theo lối cà giựt, co quắp như


người liệt.


Đúng lúc đó, có hai người đi đường


để ý đến anh ta.


Người thứ nhất nói: "Trông anh chàng





tật nguyền tội nghiệp chưa kìa. Tôi thấy


thương quá."


Người thứ hai nói: "ừ, nhưng thợ may


của anh ta tài quá! Bộ đồ đó vừa khít với


anh ta không chê vào đâu được!"



Tổng hợp đối lập phân tích, phải


không? (Và ở đây chúng ta không bàn


đến vải.) Người lạ mặt đó nghĩ, "Người


thợ đã may cho anh ta bộ đồ vừa khít


không chê vào đâu được." Đây là một


mệnh đề tổng hợp 


hậu nghiệm


 có mục


đích thông qua quan sát để cung cấp


thông tin về người thợ may và tay nghề





của ông ta thế hiện qua bộ đồ. Nhưng đối


với người thợ may, "Bộ đồ tôi may là bộ


đồ vừa khít không chê vào đâu được"


thật ra là một mệnh đề phân tích. Với


người thợ may, câu nói đó không khác gì,


"Bộ đồ tôi may là một bộ đồ tôi may": vì


bất cứ


 bộ đồ nào người đàn ông kia mặc


thử cũng sẽ vừa khít với anh ta, do người


thợ may đã làm cho người kia vừa khít


với bộ đồ.



C


HIẾC



ĐỒNG



HỒ



CỦA


 K


ANT


Kant gán cho lý tính thuần túy tầm


quan trọng hàng đầu, đến mức ông thấy





kinh nghiệm cá nhân không mấy cần thiết


trong việc giải quyết các vấn đề về tri


thức. Vì thế, ông không bao giờ mạo


hiểm ra khỏi thành phố quê hương


Königsberg và sống một cuộc đời cô độc


với những thói quen cực kỳ đều đặn,


chẳng hạn đi dạo hẳng ngày sau bữa


chiều. Người ta nói rằng dân chúng


Königsberg đặt giờ đồng hồ của họ theo


vị trí mà Giáo sư Kant đến 



 thời điểm


đó trong cuộc đi dạo hằng ngày ngược


xuôi trên cùng con phố (về sau nổi tiếng


với tên gọi 


Philosophengang, Phố đi


dạo của Triết gia).





Một chuyện khác ít được biết hơn, (có


lẽ vì nó có thể không đúng) là người kéo


chuông nhà thờ lớn ở Königsberg cũng


chỉnh giờ đồng hồ trên tháp nhà thờ bằng


cách theo dõi khi nào Kant bắt đầu cuộc


đi dạo hàng ngày, và 


Kant đến lượt mình


cũng 


sắp 


đặt thời gian đi dạo của mình


theo giờ 


đồng hồ trên tháp nhà thờ.


Hãy bàn về sự lẫn lộn giữa phân tích


và tổng hợp! Cả Kant lẫn người kéo


chuông nhà thờ đều tin rằng họ đang nhận


thông tin mới bằng cách quan sát hành vi


của nhau. Kant cho rằng, nhìn đồng hồ


tháp ông sẽ biết giờ chuẩn chính thức của





Đức, mà giờ chuẩn chính thức của Đức


thì được xác lập tương ứng với vòng


quay của Trái Đất. Người kéo chuông


nghĩ rằng bằng cách quan sát cuộc đi bộ


hằng ngày của Kant, ông sẽ biết giờ


chuẩn của Đức, vì ông tin vào tính đúng


giờ cố hữu của Kant. Thực tế, mỗi người


đều đơn giản đi đến một kết luận phân


tích, đúng theo định nghĩa. Kết luận của


Kant: "Tôi đi dạo vào lúc 15:30 thực ra


là một mệnh đề phân tích "Tôi đi dạo khi


tôi đi dạo," - vì Kant xác định thời gian


là 15:30 nhờ một chiếc đồng hồ được


chỉnh theo cuộc đi dạo của ông. Kết luận





của người kéo chuông nhà thờ, "Đồng hồ


của tôi đúng," thật ra là "Đồng hồ của tôi


chỉ giờ mà đồng hồ của tôi chỉ," - bởi vì


tiêu chí để ông đánh giá độ 


chính 


xác


trên chiếc đồng hồ của mình là cuộc đi


dạo của Kant, mà cuộc đi dạo lại dựa


theo giờ khắc mà chiếc đồng hồ thể hiện.



TRIẾT HỌC VỀ TOÁN HỌC



Vậy còn nhận xét sắc sảo 2 + 2 = 4


của Dimitri nói lên điều gì? Có phải đó


là một mệnh đề phân tích, đúng theo định


nghĩa? Liệu có phải tổng của 


2


 với 2





thuộc về định nghĩa của số 4 không? Hay


nó là tổng hợp? Nó có cung cấp cho ta


hiểu biết mới về thế giới không? Có phải


chúng ta đạt tới kết luận đó bằng cách


đếm hai vật rồi lại đếm thêm hai vật nữa


và sau đó, đếm toàn bộ không? Thổ dân


bộ lạc Voohoona ở vùng núi hẻo lánh ở


Australia làm đúng như vậy.



Một người Voohoona nói với nhà nhân


loại học phương Tây: 2 + 2 = 5. Nhà


nhân loại học hỏi anh ta biết điều đó


bằng cách nào. Anh thổ dân đó đáp, "Tất


nhiên là bằng cách đếm. Đầu tiên tôi





buộc hai cái nút trên một sợi dây thừng.


Sau đó tôi buộc hai cái nút nữa trên một


sợi dây thừng khác. Khi tôi buộc hai sợi


dây lại với nhau, tôi có năm cái nút."



Triết học về toán học hầu như hoàn


toàn mang tính kỹ thuật và rất khó. Điều


duy nhất bạn thật sự cần biết là, khi nói


đến toán học, có ba loại người: những


người biết đếm và những người không


biết đếm.



CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG






Đối với một nhà thực dụng chủ nghĩa


theo tinh thần nhận thức luận như triết gia


Mỹ cuối thế kỷ mười chín William


James, chân lý của một mệnh đề nằm ở


hệ quả thực tế của nó. Theo James,


chúng ta 


chọn 


chân lý của mình bởi điều


khác biệt nó sẽ tạo nên trong thực tế.


Chúng ta nói định luật hấp dẫn của


Newton là đúng không phải vì nó phù


hợp với cái cách sự vật "thật sự là" mà


bởi vì nó đã chứng tỏ là


 có ích 


trong


việc tiên đoán hoạt động của hai vật thể


tương quan với nhau ở nhiều loại tình


huống khác nhau: "Này, tôi cá rằng





những quả táo sẽ rơi xuống ngay cả ở


New Jersey." Cái ngày mà một lý thuyết


không còn có ích nữa là ngày chúng ta sẽ


thay thế nó bằng một lý thuyết khác.



Một phụ nữ báo với cảnh sát rằng


chồng mình mất tích. Khi cảnh sát yêu


cầu mô tả, bà ta nói:


"Ông ấy cao một mét tám lăm, vạm


vỡ, tóc quăn, dày."


Bạn bà ta nói, "Bà đang nói cái gì


đấy? Chồng ba cao một mét sáu, hói đầu


và phệ bụng cơ mà?"





Ba ta đáp, "Ai cần cái người như thế


trở về 


chứ?"



Đoạn đó thì nhiều người biết. Có thể


chính bạn cũng đã nghe rồi. Nhưng đoạn


đối thoại tiếp theo sau đây thì ít được


biết đến hơn:



Viên cảnh sát nói, "Thưa bà, chúng tôi


đang yêu cầu bà mô tả chồng phù hợp


với người chồng thật của bà."


Người đàn bà đáp, "Phù với hợp cái


gì! Sự thật không thể được xác định chỉ


dựa theo các tiêu chí nhận thức luận, bởi





vì các tiêu chí ấy không thể thỏa đáng


nếu được xác định mà không tính đến


mục tiêu được tìm kiếm và những giá trị


được nắm giữ. Tức là nói tóm lại, sự thật


là thứ mang lại sự thỏa mãn, mà thề có


Chúa, ông chồng tôi không được như


thế."



HIỆN TƯỢNG LUẬN



Sau khi bay lên những đỉnh cao trừu


tượng, 


triết 


học lại hạ cánh bằng cuộc


tiếp đất nhẹ nhàng xuống những kinh


nghiệm bình thường của đời sống thường





nhật. Điều này xảy ra với nhận thức luận


vào đầu thế kỷ hai mưoi, khi các nhà


hiện tượng luận tranh cãi "biết một cái gì


đó" thực sự nghĩa là gì. Là một phương


pháp luận hơn là tập hợp 


các 


nguyên lý


triết học, hiện tượng luận tìm cách hiểu


kinh nghiệm con người như nó đang sống


chứ không như những dữ liệu khách


quan. Cách tiếp cận này giống của một


tiểu thuyết gia hơn là của một triết gia


thiên về trừu tượng.


Từ tiếng Đức 


einfühlung có


 nghĩa là


"thấu cảm" hay "đồng cảm" được các


nhà hiện tượng luận như Edmund Husserl





dùng để nói về phương pháp nhận thức


tìm cách thâm nhập vào kinh nghiệm của


người khác để tri giác thế giới theo cùng


cách mà người đó tri giác; hay nói cách


khác là đặt mình vào vị trí của người


khác.



"Bác sĩ Janet," người phụ nữ bối rối


nói. "Tôi có vấn đề về tình dục. Chồng


tôi không thể làm tôi hứng lên được."


Bác sĩ Janet nói, "Thôi được, ngày


mai tôi sẽ khám kỹ. Hãy đưa cả chồng


chị đến nhé."


Hôm sau, người phụ nữ đến cùng với





ông chồng. "Xin hãy cởi quần áo ra, ông


Thomas," bác sĩ nói. "Bây giờ hãy xoay


một vòng. Tốt lắm, còn bây giờ xin hãy


nằm xuống. À-há, tôi thấy rồi. Xong rồi,


ông có thể mặc lại quần áo."


Bác sĩ Janet kéo người phụ nữ sang


một bên. "Chị hoàn toàn khỏe mạnh," cô


nói. "ông ấy cũng không làm tôi hứng lên


được."



DIMITRI: Phải công nhận, Tasso ạ,


cái món nhận thức luận này đáng để biết


lắm.


TASSO: Đáng? Về phương diện nào?





Cậu nói "đáng" ý là sao?


DIMITRI: Trước khi trả lời, tôi có


một câu hỏi cho cậu. Cậu có biết "nhọt


mông" nghĩa là gì không?



IV


ĐẠO ĐỨC HỌC



Phân định tốt xấu là lĩnh vực của


Đạo Đức học. Đó cũng là việc khiến các


bậc tu hành, học giả hay những người


làm cha mẹ bận rộn. Rủi thay trẻ em và


các triết gia cũng bận bịu: họ không


ngừng hỏi các vị tu hành, học giả hay





những người làm cha mẹ, "Tại sao?"



DIMITRI: Tôi đã suy nghĩ về câu hỏi


của cậu, "tốt" nghĩa là gì, và tớ đã có


câu trả lời: tốt là hành động theo nguyên


tắc đúng.


TASSO: Trời đất, Dimitri, ngạc nhiên


quá, cậu bắt đầu nói y như một triết gia


thực thụ rồi. Chỉ một câu hỏi cuối cùng


nữa: Làm sao cậu xác định được những


nguyên tắc đúng?


DIMITRI: À ừ! Thì cũng như mọi


người thôi, tôi học chúng từ mẹ.





TASSO (ngoảnh sang bên nói khẽ):


Sao Socrates lại có được toàn những


môn đệ hạng "A" nhỉ?



oOo



ĐẠO ĐỨC TUYỆT ĐỐI: LUẬT


CHÚA



Luật Chúa làm cho vấn đề đạo đức


học thành đơn giản: Nếu Chúa bảo cái gì


sai thì nó 



 sai, trọn vẹn và tuyệt đối.


Luật chỉ viết có thế. Nhưng ở đây lại nảy


sinh vấn đề phức tạp. Trước hết, làm sao





chúng ta có thế biết Chúa thật sự nghĩ gì?


Những tín đồ chính thống đáp: Kinh


Thánh nói 


vậy. 


Nhưng làm sao các nhân


vật trong Kinh Thánh biết dấu hiệu họ


nhận được thật sự là từ Chúa? Abraham


nghĩ ông được Chúa kêu gọi hy sinh đứa


con trai trên bàn thờ. Abraham suy nghĩ,


"Nếu Chúa nói thế, thì mình hãy làm như


thế." Nghi vấn triết học đầu tiên chúng ta


đặt ra cho Abraham là, "Ông sao thế,


điên à? Ông nghe 'Chúa' khiến ông làm


chuyện điên rồ, mà thậm chí ông không


cần hỏi để biết có thật là Chúa không?"


Một vấn đề khác của việc tuân theo





Luật Chúa nằm 



 sự diễn dịch. Nên thể


hiện lòng tôn kính đối với cha mẹ như


thế nào cho phải? Một tấm thiếp nhân


Ngày của Mẹ? Hay kết hôn với anh


chàng tẻ nhạt con nhà nha sĩ vì cha mẹ


đáng kính của bạn 


muốn 


bạn làm vậy?


Những câu hỏi này hoàn toàn không phải


là đi quá sâu vào chi tiết, khi cậu con


nhà nha sĩ cao mét rưỡi và nặng tạ hai.


Đặc tính đầu tiên của Luật Chúa là


Chúa luôn luôn có tiếng nói cuối cùng.



Moses lê bước từ đỉnh Sinai xuống,


bảng đá trong tay, và loan báo với đám





đông đang tụ tập: "Ta có tin lành, và cũng


có tin dữ. Tin lành là ta đã khiến Người


rút xuống còn mười điều răn. Tin dữ là


'tội ngoại tình' vẫn còn đó."



oOo



Thánh Augustine trẻ trung và cường


tráng rõ ràng đã cố gắng có cuộc thương


lượng tương tự khi thốt lên câu nổi tiếng


này, "Lạy Chúa, xin hãy ban cho con sự


trinh bạch. Nhưng không phải 


ngay lúc


này!" Rõ 


ràng 


Augustine đang hơi cố bắt


bẻ tỉ mẩn theo kiểu Talmud. "Con muốn





nói rằng, Chúa không nói chính xác 


khi


nào


 thì đừng phạm tội ngoại tình, phải


không?" Nghe như truyện tiếu lâm vậy.



ĐẠO ĐỨC KIỂU PLATO



Trong tác phẩm trứ danh của mình,


Cộng hòa,


 Plato viết "Nhà nước chính là


một linh hồn". Bởi vậy để bàn về đức


hạnh cá nhân, ông đã viết một đoạn đối


thoại về phẩm hạnh của nhà nước lý


tưởng. Ông gọi các nhà lãnh đạo của nhà


nước này là các đấng Quân vương Triết


gia, điều này cho thấy tại sao Plato rất





được các triết gia ưa thích. Những ông


Vua Triết gia ấy dẫn dắt quốc gia như Lý


trí dẫn dắt linh hồn con người. Đức hạnh


hàng đầu, của cả Vua Triết gia và Lý trí,


là Thông tuệ - theo Plato định nghĩa là


hiểu được ý niệm về tính Thiện. Tuy


nhiên, tính thiện của người này lại là mồi


ngon của người khác.



Trong cuộc họp khoa của trường đại


học, bỗng có một thiên sứ xuất hiện, nói


với ông trưởng Khoa Triết: "Tôi sẽ ban


cho ngài một trong ba điều ước để lựa


chọn: Sự Thông tuệ, sắc đẹp hoặc mười





ngàn đô la."


Vị giáo sư lập tức chọn Thông tuệ.


Một ánh chớp lóe lên và vị giáo sư


dường như đã biến đổi, nhưng ông vẫn


ngồi đấy, đăm chiêu nhìn xuống bàn. Một


trong những đồng nghiệp cùa ông thì


thầm, "ông nói cái gì đi chứ."


Vị giáo sư nóí, 


"Lẽ


 ra tôi nên chọn đô


la."



THUYẾT KHẮC KỶ



Vấn đề đạo đức mà những nhà khắc kỷ



 thế kỷ thứ tư trước Công nguyên quan





tâm là phải phản ứng thế nào với xu thế


thổng trị của thuyết định mệnh, vốn là


đặc trưng cho cuộc sống trong một đế


chế bị kiểm soát ngặt nghèo. Họ không


thể thay đổi bất kỳ điều gì trong cuộc


sống hằng ngày, nên quyết định thay đổi


thái độ đối với chính cuộc sống. Họ chỉ


còn có cách kiểm soát cá nhân. Phái


Khắc kỷ lựa chọn chiến lược tách cảm


xúc khỏi cuộc sống. Họ gọi thái độ của


họ là 


apathia


 (vô cảm xúc), và đối với


người khắc kỷ, vô cảm xúc là đức hạnh,


mặc dù điều đó biến họ thành trò cười


trong các quán rượu địa phương. Những





người khắc kỷ tự nguyện chối bỏ một số


khoái lạc (tình dục, ma túy, và rượu chè)


để tránh những điều bất hạnh mà những


đam mê của bản thân mang lại (bệnh tình


dục, say xỉn, và nói năng bừa bãi). Họ


chỉ hành động theo lý trí, không bao giờ


theo đam mê, và coi mình là những


người duy nhất thực sự hạnh phúc - mặc


dù điều này chỉ nói lên rằng họ không-


bất-hạnh.


Trong câu chuyện sau đây, ông


Cooper thể hiện một dạng khắc kỷ hiện


đại: khắc kỷ qua ủy nhiệm.






Vợ chồng nhà Cooper tới tiệm nha


khoa, 




đây ông Cooper cho biết ông


đang rất vội. 


"Khỏi



cần dùng mấy thứ


rườm rà đó, bác sĩ ạ!" ông yêu cầu.


"Không gây tê, không tiêm hay gì gì hết,


ông cứ nhổ cái răng ra là được rồi."


"Ước gì tôi có nhiều bệnh nhân khắc


kỷ như ông nhỉ," nha sĩ thán phục thốt


lên. "Đâu, ông nhổ chiếc răng nào?"


Ông Cooper quay sang vợ. "Há miệng


ra đi cưng."



oOo






G K. Chesterton từng viết: "Từ 'tốt'


có nhiều nghĩa. Chẳng hạn, nếu một gã


sắp bắn mẹ của hắn từ khoảng cách năm


trăm mét, tôi có thể gọi hắn là một tay


súng tốt, nhưng không nhất thiết là con


người tốt." Cái hạn định "nhất thiết" kia


chứng tỏ Chesterton sử hữu bộ óc triết


học thực thụ.


Gilbert Keith Chesterton (1874-1936): nhà


văn, nhà thơ, triết gia người Anh.



THUYẾT VỊ LỢI



Tất cả chúng ta đều biết lãnh tụ nổi


tiếng thể kỷ hai mươi Vladimir Lenin





từng nói, "Mục đích biện minh cho


phương tiện." Thật trớ trêu, câu này khá


gần với quan điểm của một trong những


triết gia yêu thích của nhóm vận động


theo Đảng Cộng hòa, John Stuart Mill.


Mill và những nhà vị lợi chủ nghĩa đề


xuất một thứ đạo đức học "vị kết quả":


Sự đúng đắn về mặt đạo đức của một


hành động chỉ được xác định bằng kết


quả của nó.


Nhân vật chính trong câu chuyện sau


đây rõ ràng là một người vị lợi:



Bà O'Callahan đề nghị ông họa sĩ 


đã





vẽ xong chân dung mình vẽ thêm đôi


vòng vàng trên hai cổ tay, một chuỗi hạt


trân châu quanh cổ, đôi bông tai hồng


ngọc, và một mũ miện bằng kim cương.


Họa sĩ lưu ý bà rằng làm thế khác nào


nói dối.


Bà O'Callahan nói, "Anh biết không,


chồng tôi đang chạy theo một cô ả tóc


vàng. Sau khi tôi chết, tôi muốn nó phát


rồ lên mà đi tìm những món châu báu


này."



Lối biện minh này có thể khiến chúng


ta thỏa hiệp với những vấn đề nghiêm





trọng, nếu cảm thấy kỳ vọng được vào


những kết quả đủ "tốt".



Bà quả phụ Brevoort đang dạo vẩn vơ


bên hồ bơi ở câu lạc bộ thì trông thấy


một anh chàng đẹp trai đang tắm nắng.


Bà rụt rè đến gần anh ta và thốt lên, "Ổ,


tôi không nghĩ mình đã từng trông thấy


anh ở đây."


"Có lẽ vậy, ngưởi kia nói. "Tôi đã ở


tù ba mươi năm."


"Thật không? Vì tội gì?"


"Tôi giết 


vợ


.





"A!" bà Brevoort vui mừng. "Có


nghĩa là anh đang độc thân!"



Triết gia vị lợi đương đại nổi tiếng


Peter Singer thường so sánh để tìm sự


giống nhau giữa các quyết định mà chúng


ta đều đồng ý là dẫn đến hậu quả 


khủng


khiếp và các quyết định có vẻ nhân từ


hơn - về mặt đạo đức ông cho rằng chúng


như nhau. Trong một tiểu luận, ông đặt ra


tình huống trong đó một người có thể


kiếm tiền mua ti vi mới bằng cách bán


một đứa trẻ vô gia cư cho một nghiệp


đoàn thu mua nội tạng để cấy ghép.





Khủng khiếp, tất cả chúng ta đều nhất trí.


Nhưng Singer lại lập luận tiếp, rằng khi


một người lại đi mua ti vi mới thay vì


góp số tiền đó cho quỹ từ thiện bảo vệ


trẻ em vô gia cư, về bản chất hành động


của anh ta là y hệt người kia. Bạn có thấy


ghét khi ông ấy nói như vậy không? Đó là


một lập luận loại suy đi từ trường hợp


kịch tính cá biệt đến một tuyên bố đạo


đức chung, giống như trong truyện cười


kinh điển sau đây:



Chàng: Em có chịu ngủ với anh lấy


một triệu đô la không?





Nàng: Một triệu đô ư? Chà! Em nghĩ


là có.


Chàng: Thế hai đô la thì sao?


Nàng: Biến đi, ông kễnh! Anh nghĩ tôi


là hạng người nào chứ?


Chàng: Hạng người nào thì chúng ta


đã xác định xong rồi. Bây giờ chỉ là thỏa


thuận xem giá cả thế nào thôi.



MỆNH LỆNH TUYỆT ĐỐI TỔI CAO



QUY TẮC VÀNG CỔ XƯA






Nguyên tắc bao quát của Kant, tiêu


chuẩn cho tất cả các châm ngôn đạo đức


khác, là cái mà ông gọi là "mệnh lệnh


tuyệt đối tối cao". Thoạt nghe qua, mệnh


lệnh này có vẻ như phiên bản tân trang


của một quy tắc vàng cổ xưa.


Quy tắc vàng: "Hãy làm cho người


khác điều mà anh muốn người khác làm


cho anh."


Mệnh lệnh tuyệt đối tối cao: "Hãy chỉ


hành động theo châm ngôn nào mà anh


đồng thời có thể muốn nó trở thành quy


luật phổ quát."





Tất nhiên, diễn đạt của Kant nghe nhất


định là lạnh lùng hơn. Bản thân thuật ngữ


"mệnh lệnh tuyệt đối tối cao" nghe đầy


chất Đức. Nhưng Kant không làm khác


được, ông 



 người Đức.


Tuy nhiên, mệnh lệnh tuyệt đối và quy


tắc vàng 


thực sự


 có chung một lãnh địa


khá rộng lớn trong triết học:


- Cả hai đều không phải là quy tắc cho


bất cứ hành động cụ thể nào, chẳng hạn


như "Hãy kính trọng cha mẹ!" hay "Hãy


ăn rau chân vịt!"


-



Thay vào đó, cả hai cung cấp các





nguyên tắc trừu tượng để xác định hành


động cụ thể nào là đúng và hành động


nào là sai.


- Trong cả hai trường hợp, các nguyên


tắc trừu tượng này nêu quan điểm mọi


người đều giá trị ngang với bạn và tôi,


do đó, về mặt đạo đức nên đối xử với tất


cả mọi người như đối với bạn và tôi...


đặc biệt là như đối với tôi.


Nhưng giữa mệnh lệnh tuyệt đối và


quy tắc vàng 



 một khác biệt cơ bản -


và nó đã được lột tả rất xuất sắc trong


câu chuyện cười ngắn sau đây:






Kẻ bạo dâm là một kẻ khổ dâm tuân


theo nguyên tắc vàng.



Khi làm đau người khác, kẻ khổ dâm


chỉ thực hiện điều mà nguyên tắc vàng


đòi hỏi: làm cho người khác điều y muốn


người khác làm cho y, với một ngọn roi


thì càng thích. Nhưng Kant có lẽ sẽ nói


rằng khó có kẻ khổ dâm nào dám thành


thực tuyên bố rằng mệnh lệnh đạo đức


"làm đau người khác", có khả năng trở


thành nguyên tắc chung cho một thế giới


đáng để sống. Thậm chí người khổ dâm


cũng thấy điều đó là phi lý.





Những kiến giải tương tự đã dẫn nhà


soạn kịch người Anh George Bernard


Shaw đến chỗ giễu nhại quy tắc vàng như


sau:


"Đừng làm cho người khác điều mà


anh muốn người khác làm cho anh; họ có


thể có sở thích khác."



oOo



Những biến thể của quy tắc vàng được


bắt gặp không chỉ 



 Kant, mà cả trong


nhiều truyền thống tôn giáo trên khắp thế


giới:





HINDU GIÁO (khoảng thế kỷ mười


ba trước C.N): Đừng làm cho kẻ khác


những gì mình không muốn kẻ khác làm


cho mình...Đây là toàn bộ Dharma


(Pháp). Hãy nhớ kỹ.


Mahabharata


Trong triết học Ẩn Độ, Dharma (Pháp - luật


và giáo pháp nói chung) có nhiều tầng ý nghĩa,


được hiểu và giải thích từ những góc độ khác


nhau. Theo truyền thổng Hindu giáo, một người


thực hành đúng Pháp là thực hành theo những gì


đã được quy định trong các thánh điển. Trong


Mahabharata, thực hành Pháp là thực hành theo


tám nguyên tắc: sùng kinh thần linh, học hỏi, bố


thí, khổ hạnh, chân thật, tha thứ, từ mẫn và





không tham lam..



DO THÁI GIÁO (khoảng thế kỷ mười


ba trước C.N): Điều ngươi không ưa thì


chớ làm cho người bên cạnh; đó là toàn


bộ Torah (


Năm quyển đầu của bộ 


Kinh Thánh


Do Thái


, thường gọi là 


Luật Giao Ước


 hay 


Ngũ


Kinh của Moses


); phần còn lại đều là bình


chú; hãy học lấy điều này.


Talmud Babylone



HỎA GIÁO (khoảng thế kỷ mười hai


trước C.N): Bản tính con người chỉ là


thiện khi không gây cho kẻ khác bất kỳ


điều gì không là thiện đối với chính





mình.


Dadistan-i-Dinik



PHẬT GIÁO (khoảng thể kỷ sáu


trước C.N): Đừng gây cho người khác


nỗi đau mà chính anh cảm thấy là đau


đớn.


Dhamamapada Tây Tạng



(Kinh Pháp


Cú)



KHỔNG GIÁO (khoảng thế kỷ sáu


trước C.N): Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân


(Điều gì mình không muốn thì đừng làm


cho người khác).





Khổng Tử (Luận 


Ngữ)



HỒI GIÁO (khoảng thế kỷ bảy):


Không ai trong các ngươi thành tín đồ


được cho tới khi các ngươi muốn cho


người khác những gì các ngươi muốn cho


chính mình.


"Sunnah", trích 


Hadith



BAHÁ'Í (khoảng thế kỷ mười chín):


Chớ gây cho bất kỳ ai khác điều ngươi sẽ


không tự gây ra cho chính mình, và chớ


nói với bất kỳ ai điều ngươi sẽ không nói


với mình. Đây là mệnh lệnh của ta dành





cho ngưoi, hãy tuân thủ.


Bahá'u'lláh, 


Ẩn Ngữ



THUYẾT SOPRANO (thế kỷ hai


mươi mốt) Hãy nện gã bên cạnh anh với


lòng kính trọng mà anh muốn được


hưởng khi bị nện, hiểu chưa?


Câu thoại của nhân vật Tony Soprano, một


tên tội phạm người Mỹ gốc Ý trong bộ phim


truyền hình nổi tiếng 


The Sopranos


 (đạo diễn


David Chase).



Ý CHÍ QUYỀN LỰC






Triết gia Đức thế kỷ mười chín


Friedrich Nietzsche liều lĩnh tuyên bố


rằng ông đang bắt đạo đức Cơ Đốc


truyền thống phải dỏng tai lên. Ông đã


bắt đầu nhỏ nhẹ, bằng cách loan báo cái


chết của Chúa. Chúa trả đũa bằng cách


loan báo, trên những bức tường ngăn vệ


sinh nam trong khu đại học, cái chết của


Nietzsche. Điều Nietzsche muốn nói qua


cái chết của Chúa là nền văn hóa phương


Tây đã lớn vượt lên những giải thích siêu


hình về thế giới cũng như nền đạo đức


Cơ Đốc song hành. Ông gọi giáo lý Cơ


Đốc là "luân lý bầy đàn", bởi vì nó





truyền dạy một thứ "đạo đức phi tự


nhiên" – rằng làm một con đực số một


thống trị bầy đàn là tồi tệ. Ông thay thế


đạo đức Cơ Đốc bằng thứ đạo đức sức


mạnh đã được khẳng định bởi cuộc sống,


mà ông gọi là ý chí quyền lực. Cá nhân


kiệt xuất, 


Übermensch


 hay siêu nhân,


đứng trên đạo đức bầy đàn và hoàn toàn


xứng đáng tự do thể hiện sức mạnh tự


nhiên và sự vượt trội của mình đối với


bầy đàn. Khi vấn đề liên quan đến quy


tắc vàng, Friedrich rõ ràng là thành viên


của trường phái Tony Soprano. Hệ lụy là


Nietzsche bị gán trách nhiệm cho đủ thứ,





từ chủ nghĩa quân phiệt cho đến món dưa


bắp cải Đức:



Vấn đề của thực phẩm Đức là, dù bạn


ăn bao nhiêu đi chăng nữa, sau một giờ


bạn đã đói quyền lực.



CHỦ NGHĨA DUY CẢM



Đến giữa thế kỷ hai mươi, phần lớn


các khuynh hướng triết đạo đức học đều


là siêu đạo đức học. Thay vì hỏi, "Hành


động nào tốt?" giờ đây các triết gia hỏi,


"Nói một hành động là tốt 


có nghĩa


 là





gì? Có phải 'x tốt' chỉ có nghĩa là 'tôi tán


thành x'? Hay phải chăng 'x tốt' biểu thị


một cảm xúc mà tôi có khi quan sát x


hoặc nghĩ 


về x?" 


Quan điểm 


cuối này,


được biết dưới tên gọi 


chủ nghĩa duy


cảm, biểu hiện qua câu chuyện sau đây:



Một người viết một bức thư cho Sở


Thuế rằng: "Tôi mất ngủ khi biết mình


gian lận thuế thu nhập cá nhân. Tôi đã


giấu giếm bớt thu nhập chịu thuế của


mình nên gửi kèm theo đây tờ séc 150$.


Nếu vẫn mất ngủ, tôi sẽ gửi tiếp số còn


lại."






ĐẠO ĐỨC HỌC ỨNG DỤNG



Ngay khi các suy tưởng siêu đạo đức


học về ý nghĩa của ngôn từ "tốt" bắt đầu


mất dần sức lôi cuốn, thì 


thi hành


 đạo


đức một lần nữa trở nên hợp mốt, và các


triết gia lại lần nữa viết về những hành


động cụ thể nào là tốt. Đạo đức sinh học,


đạo đức nữ quyền, và đạo đức về đối xử


đúng đắn với động vật đã trở thành bắt


buộc.


Một kiểu mẫu đạo đức ứng dụng rất


phát triển 



 thế kỷ hai mươi là đạo đức





nghề nghiệp, chính là các chuẩn tắc điều


chỉnh mối quan hệ của những người làm


nghề đối với khách hàng và bệnh nhân.



Sau hội nghị đạo đức nghề nghiệp,


bốn bác sĩ tâm thần cùng nhau bước ra.


Một người nói, "Mọi người lúc nào cũng


mang theo gánh nặng tội lỗi và âu lo của


họ đến với chúng ta, còn chúng ta chẳng


có ai để bày tỏ những vấn đề của mình


cả. Sao lúc này chúng ta không dành chút


thời gian để lắng nghe nhau thổ lộ nhỉ?"


Ba người kia nhất trí.


Bác sĩ tâm thần thứ nhất thú nhận,





"Tôi gần như không thể nào kiểm soát


nổi ý muốn giết bệnh nhân của mình."


Bác Sĩ tâm thần thứ hai nói, "Tôi luôn


tìm cách lừa tiền bệnh nhân khi có dịp."


Người thứ ba, "Tôi dính vào buôn


bán ma túy và thường nhờ bệnh nhân bán


hộ."


Đến lượt bác 




tâm thần thứ tư thú


nhận, "Các ông biết không, dù cố đến


mấy, tôi hầu như không cách nào giữ kín


được một bí mật."








Mỗi chuyên ngành y khoa phát huy


những nguyên tắc đạo đức riêng của


mình.



Bốn thầy thuốc cùng nhau đi săn vịt


trời: một bác sĩ gia đình, một bác sĩ phụ


khoa, một 


nhà 


phẫu thuật, một nhà bệnh


lý học. Khi một 


con



chim bay qua trên


đầu, bác sĩ gia đình định 


bắn nhưng



lại


thôi vì ông không chắc liệu nó có phải là


chim vịt không. Bác sĩ phụ khoa cũng


định bắn nhưng lại hạ súng xuống khi


nhận ra ông không biết con chim vịt này


là trống hay mái. Trong khi đó bác sĩ





phẫu thuật đã kịp bắn chết 


con chim và


quay



sang 


nói với nhà bệnh lý học,



"ông


đi xem liệu nó có phải con vịt không."



Thậm chí các luật sư cũng có đạo đức


nghề nghiệp. Khi một khách hàng nhầm


lẫn trả cho luật sư 400$ thay vì 300$


theo hóa đơn, tự nhiên sẽ nảy sinh vấn đề


đạo đức là luật sư có nên nói cho khách


hàng biết điều đó không.


Không có gì đáng ngạc nhiên khi giới


tăng lữ cũng có đạo đức nghề nghiệp hay


đạo đức của họ đi kèm với sự trừng phạt


của thánh thần.






Một giáo sĩ Do Thái trẻ rất mê chơi


golf. Thậm chí vào ngày lễ Yom Kippur


thiêng liêng nhất trong năm mà anh ta


cũng lén đi làm một ván chín lỗ chớp


nhoáng. (


Còn gọi là Ngày Chuộc tội, một


trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của người


Do Thái, diễn ra sau lễ Rosh Hashanah, kéo dài


25 giờ, chủ yếu là ăn chay và tập trung cầu


nguyện, thường ở giáo đường.


)


Khi anh phát bóng lỗ cuối cùng thì


một cơn gió cuốn quả bóng đến ngay trên


miệng lỗ và thả nó vào lỗ.


Một thiên thần chứng kiến phép lạ đó


phàn 


nàn



với Chúa, "Hắn choi golf trong





ngày lễ Yom Kippur mà Người lại giúp


hắn ăn cú một gậy trúng 


lỗ



ư? Đây có


phải là hình phạt 


không?"


"Tất nhiên rồi," Chúa mỉm cười nói.


"Hắn còn dám hé răng với ai về chuyện


này nữa?"



Điều khiến đạo đức học ứng dụng trở


nên thú



vị, nhưng cũng đánh đố, là các


quyết định đạo đức thường rơi vào thế


tiến thoái lưỡng nan, loay hoay lựa chọn


giữa hai điều tốt: "Tôi phải dành cho gia


đình bao nhiêu thời gian thay 


vì cho 


công


việc 


của



tôi? 


Cho các con tôi thay



vì cho





bản thân tôi? Cho đất nước tôi thay vì


cho nhân loại?" Chính những song đề


đạo đức học ứng dụng này đã đem lại


công việc bận rộn cho Abby và Ann


Lander suốt nhiều năm 


và giờ đây đang


tiếp tục cung cấp tư liệu cho



mục "Nhà


đạo đức học" của Randy Cohen trên 


tờ


The New York Times.


Câu hỏi đặt ra dưới đây, Cohen viết


cách đây không lâu trên trang slate.com,


là một trong mười câu hỏi hay nhất mà


chưa từng có ai đặt ra với ông:


"Mặc dù ta hạnh phúc với công việc


hiện nay của mình, gần đây ta mới





được phong tước (tôi là Phó vương mới


của Cawdor), nhưng điều đó không đủ


với vợ ta


 vì 


nàng luôn khao khát ta tiến


xa hơn. Ta không nói rằng ta thiếu


tham vọng, nhưng ta miễn cưỡng làm


những việc cần làm để có thể leo cao


hơn - những giờ khắc đăng đẳng,


những vụ giết người đẫm máu. Vả lại,


liệu ta có cái nghĩa vụ đặc biệt phải


lưu tâm đến những khát vọng của vợ ta


không? Dù sao hai chúng ta cũng là


một gia đình."


MACBETH xứ SCOTLAND







Macbeth, hay Vở bi kịch về Macbeth là vở bi


kịch ngắn nhất của William Shakespeare được


cho là viết vào khoảng 1603 và 1607, Macbeth


- ngay khi đang tỏa sáng trong vinh quang, danh


vọng đã nghe những lời tiên tri ghê gớm của ba


mụ phù thủy về một tương lai với vinh quang và


danh vọng còn to lớn hơn. Lời tiên tri rằng


Macbeth sẽ sở hữu ngai vàng đã đánh thức trong


Macbeth tham vọng quyền lực dữ dội. Cùng với


sự thúc giục và khuyến khích của vợ, Macbeth


phạm tội sát nhân khi vua Duncan (vua nước


Anh) đến thăm lâu đài của hắn. Sau đó Macbeth


đã lên ngôi vua theo đúng lời tiên tri, nhưng


luôn phải cố sức giữ ngôi vua, liên tục gặp ác


mộng, hồn ma hiện hình, hình ảnh con dao găm


nhuốm máu lơ lửng trong tâm hồn, và cuối cùng


bị giết chết.








TÁC



ĐỘNG CỦA PHÂN TÂM HỌC


ĐẾN ĐẠO ĐỨC HỌC TRIẾT HỌC



Sigmund Freud, mặc dù không phải


triết gia, nhưng đã có ảnh hưởng lớn tới


triết học đạo đức với tuyên bố rằng thật


ra chính những thôi thúc sinh học vô thức


xác định hành vi của con người chứ


không phải những phân biệt tỉnh táo, lý


trí và tốt đẹp. Dù chúng ta có cố gắng


đến mấy để khép cuộc sống của mình vào


vòng kiểm soát của lý trí theo lời khuyên


của các triết gia đạo đức học, thì vô thức


vẫn luôn 


đột phá. Chẳng hạn sự lỡ lời





kiểu Freud - là tình



trạng khi chúng ta


"nhầm lẫn" nói điều gì đó bộc lộ mong


muốn từ vô thức, ví dụ ông ủy viên hội


đồng 


thành



phố 


giới thiệu vị chủ tịch xinh


đẹp của mình



là "một nữ công bộc 


xuất


sắc


. (nguyên văn: 


'a great public servant' -


nghĩa là 'một viên chức xuất sắc' cũng có thể


hiểu theo cách khá là khiếm nhã, vì trong tiếng


Anh, ''public house" nghĩa là 'nhà chứa'.



Nhà trị liệu tâm thần hỏi bệnh nhân về


cuộc viếng thăm mẹ của ông ta. Bệnh


nhân nói, "Tệ 


quá



Tôi bị lỡ lời quá kinh


khủng kiểu Freud."


"Thật ư?" nhà trị liệu hỏi. "ông đã nói





gì?"


"Tôi định nói, 'Đưa hộ con lọ muối',


nhưng tôi lại nói ra thành, 'Đồ chó! Bà


đã lam hỏng cả cuộc đời tôi!' "



Theo Freud, toàn bộ triết học đạo đức


trên thế giới chủ yếu nói với chúng ta về


một giấc mơ đẹp hơn là về những kiểm


soát vô thức có thật điều khiển hành vi


của chúng ta.



Một anh chàng lao bổ vào phòng


khám của bác sĩ tâm thần lắp bắp xin lỗi


đã đến muộn vì ngủ dậy trễ.





"Nhưng trong mơ tôi đã có một bước


đột phá không thể tin nổi," anh ta hổn hển


kêu lên. "Tôi đang nói chuyện với mẹ thì


bỗng dưng bà ấy biến thành 


ông


!



Đúng


lúc đó tôi thức giấc, mặc quần áo, tợp


vội một lon Coca với cái bánh rán rồi


lao đến đây ngay."


Bác sĩ tâm thần nói, ''Một lon Coca và


cái bánh rán? Anh gọi thế là một 


bữa


sáng


 đấy à?"



Mặt khác, ngay cả Freud cũng thừa


nhận rằng việc hạ thấp hành vi của con


người xuống thành những thôi thúc vô





thức đôi khi có thể bỏ qua những sự thật


hiển nhiên. Ông có một câu nổi tiếng,


"Đôi khi điếu xì gà chỉ đơn giản là một


điếu xì gà."



Một anh chàng đang cạo râu chợt con


dao tuột khỏi tay rơi xuống tiện đứt mất


của quý. Anh ta nhặt của quý lên, nhét


vào túi, lao ra đường chặn một chiếc


taxi, bảo lái xe chở gấp đến phòng cấp


cứu.


Tại đó, anh ta kể lại sự việc với bác


sĩ phẫu thuật. Bác sĩ nói, "Cần phải làm


thật nhanh. Đưa nó đây cho tôi."





Anh ta thọc tay vào túi và trao vật


nằm trong túi vào tay bác sĩ.


"Nhưng đây là điếu xì gà, có phải


dương vật đâu!" bác sĩ phẫu thuật nói.


"Ôi Chúa ôi," anh ta rên lên, "chắc tôi


đã hút hết nó trong taxi rồi."



ĐẠO ĐỨC HỌC TÌNH HUỔNG



Thập niên 1960 bỗng trở nên xôn xao


với cái gọi là 


"đạo đức học tình


huống"


. Những người đề xuất trào lưu


tuyên bố rằng hành vi đạo đức thực hiện


trong bất 


kỳ 


tình huống nào cũng phụ





thuộc vào sự pha trộn đặc thù của các


nhân tố trong tình huống đó. Những


người cụ thể nào chịu sự tác động của


tình huống? Họ có cái lý gì khi gây ra kết


quả của tình huống? Kết quả ảnh hưởng


thế nào đển các tình huống tương lai? Và


nói cho cùng thì ai đang đặt ra những câu


hỏi này? Chẳng hạn trong trường hợp


ngoại tình, bên cạnh các thứ khác, các


nhà đạo đức học tình huống sẽ quan tâm


đến tình trạng hôn nhân và có thể đi tới


những đánh giá trái ngược, tùy thuộc vào


việc cuộc hôn nhân có diễn ra suôn sẻ


hay không. Những người phản đối đạo





đức học tình huống tỏ ra bất bình, họ cảm


thấy lối lập luận như thế có thể được


dùng để biện hộ cho bất cứ chuyện gì


người ta muốn làm. Một số người phản


đối giữ lập trường cực đoan: bội tín luôn


luôn sai, bất kể trong hoàn cảnh nào.


Nhưng thật nghịch lý, đôi khi vì 


lờ đi


hoàn cảnh đặc thù, chúng ta đã tạo cơ hội


cho những hành động ích kỷ.



Bọn cướp có vũ trang đột nhập vào


một ngân hàng, bắt toàn bộ nhân viên


cùng khách hàng đứng dựa vào tường và


bắt đầu lột ví tiền, đồng hồ, nữ trang của





họ. Hai kế toán của ngân hàng đứng trong


hàng người chờ bị cướp. Một người đột


nhiên dúi thứ gì đó vào tay người kia.


Người kia thì thầm hỏi, "Cái gì thế?"


Người thứ nhất thì thầm đáp, "Đây là


năm chục đô tôi nợ ông."



oOo



DIMITRI: Tôi vẫn không chắc cái gì


là đúng cái gì là sai, nhưng có một việc


tôi biết chắc - điều quan trọng trong cuộc


sống là khiến thần linh hài lòng


.


TASSO: Như Zeus và Apollo.





DIMITRI: Đúng. Hoặc vị thần yêu


thích của tôi: Aphrodite.


TASSO: Ồ, cũng là vị thần tôi thích...


nếu nàng tồn tại.


DIMITRI: Nếu nàng tồn tại ư? Tốt


nhất là cậu hãy thôi bẻm mép đi, Tasso ạ.


Tôi đã chính mắt trông thấy có những


người bị sét đánh tan thây vì nói thế.




V


TRIẾT HỌC TÔN GIÁO



Thượng đế mà các nhà triết học tôn





giáo thích tranh cãi không phải là đấng


mà hầu hết chúng ta công nhận. Ngài có


xu hướng trừu tượng hơn, giống như


"Quyền năng"


 trong phim


 Chiến tranh


giữa các vì sao, 




không mấy giống


đấng Chúa Trời vẫn thao thức hằng đêm


lo lắng cho ta.



DIMITRI: Hôm trước tôi trò chuyện


vói Zeus, và ngài nghĩ rằng cậu có ảnh


hưởng xấu đến tôi.


TASSO: Hay thật đấy, vì tôi cứ nghĩ


ông ấy ảnh hưởng xấu đến cậu.


DIMITRI: Bằng cách nào?





TASSO: Ông ấy khiến cậu tưởng


những giọng nói vang lên trong đầu cậu


là thực.



oOo



ĐỨC TIN VÀO THƯỢNG ĐẾ



Người theo thuyết Bất khả tri là người


nghĩ rằng sự tồn tại của Thượng đế không


thể chứng minh bằng những chứng cớ


hiện có, nhưng người đó không phủ nhận


khả năng Thượng đế có tồn tại. Người


bất khả tri chỉ đứng sau người vô thần





một bước, người vô thần coi nghi vấn về


sự tồn tại của Thượng đẽ đã chấm dứt.


Nếu hai người cùng phát hiện thấy một


bụi cây bốc cháy có tiếng kêu, "Ta là cái


mà ta là," người bất khả tri sẽ đi kiếm


cái máy ghi âm giấu trong bụi, còn người


vô thần chỉ nhún vai và lấy kẹo ra nhai.


Theo sách 


Xuất hành


 hay 


Xuất Ê-díp-tô


(quyển sách thứ hai trong Cựu Ước), Thiên


Chúa đã hiện ra với Moses trong ngọn lửa giữa


bụi cây, lựa chọn Moses làm thủ lĩnh để đưa


dân Do Thái rời khỏi Ai Cập đến Đất Hứa.



Hai ông bạn Ireland đang nhậu trong


quán thì trông thấy một ông hói ngồi uống





một mình ở gốc cuối quán.


Pat: Này, kia chẳng phải là Winnie


Churchill đó sao?


Sean: Không. Không thể là ông ấy.


Winnie sẽ không đến những chỗ như thế


này.


Pat: Tớ không đùa cậu đâu. Nhìn kỹ


đi. Tớ thề đó là Winnie Churchill. Cá


với cậu mười đô là tớ đúng.


Sean: Cậu cứ thử đi!


Pat đi xuống cuối phòng và nói với


người hói, "Ông là Winnie Churchill


đúng không?"





Ông hói quát lên, "Biến ngay cho


khuất mắt tao, thằng ngu!"


Pat quay lại chỗ Sean và nói, "Hừ, có


lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được,


đúng không?"


Winston Churchill (1874-1965): chính trị


gia người Anh, nổi tiểng nhất với cương vị Thủ


tướng Anh trong Thế chiến II. Ông từng là một


người lính, nhà báo, nhà văn, họa sĩ. Churchill,


nói chung, được coi là một trong những nhà


lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và


lịch sử thế giới, ông là Thủ tướng Anh duy nhất


nhận giải Nobel văn học (1953).



Đó chính là tư duy của người bất khả





tri.


Người vô thần thì lại khác. Từ lâu các


nhà triết học đã nhất trí rằng thật vô ích


nếu để người có đức tin và người vô thần


tranh luận. Đó là bởi vì họ hiểu khác


nhau về 


mọi thứ.


 Để tranh luận được,


cần có một 


cơ 


sở chung, để cho một


trong hai bên có thể nói, "A ha! Nếu anh


đã công nhận X, thì anh cũng phải công


nhận Y!" Người vô thần và người có đức


tin không bao giờ tìm được một X mà họ


có thể nhất trí. Tranh luận không bao giờ


bắt đầu được, vì mỗi người nhìn 


mọi thứ


từ điểm nhìn của riêng mình. Điều này





hơi trừu tượng, nhưng câu chuyện dưới


đây sẽ khiến nó gần với hiện thực, hay


nói đúng hơn là đến thẳng nhà láng giềng.



Một bà cụ bé nhỏ theo Cơ Đốc giáo


sáng nào cũng ra đứng trước cổng và kêu


lên, "Đội ơn Chúa!"


Và sáng nào người vô thần nhà hàng


xóm cũng hét lên đáp lại, "Làm gì có


Chúa!"


Cứ tiếp diễn như thế hàng tuần liền.


"Đội ơn Chúa!" bà già kêu lên. "Làm gì


có Chúa!" người hàng xóm quát lại.





Thời gian trôi đi, bà cụ dần trở nên


túng thiếu đến không có cả tiền mua thức


ăn. Một hôm, bà đi ra cổng và kêu xin


Chúa cứu giúp, rồi nói, "Đội ơn Chúa!"


Sáng hôm sau khi ra cổng, bà nhìn


thấy những đồ ăn đã cầu xin. Tất nhiên,


bà kêu lên, "Đội ơn Chúa!"


Người vô thần từ sau một bụi cây


nhảy ra và nói, "Ha ha! Thực phẩm ấy là


tôi mua đấy. Làm gì có Chúa!"


Bà già nhìn ông ta và mỉm cuời. Bà


kêu to, "Con cám ơn Chúa! Người không


chỉ ban thúc ăn cho con, Người còn bắt





quỷ Satan phải trả tiền nữa!"



Trong cuốn sách bán chạy năm 2005


của mình, 


Sự cáo chung của đức tin,


Sam Harris đã chia sẻ về sự cố chấp của


đức tin tôn giáo dựa trên những quan sát


của cá nhân ông:


 "Nói với một người Cơ


Đốc ngoan đạo 


rằng anh ta đang bị vợ


lừa, hoặc sữa chua đông lạnh có thể làm


cho người ta tàng hình, thì như bất cứ ai,


anh ta nhất định sẽ đòi hỏi những chứng


cớ đủ thuyết phục. Còn nếu bảo rằng


quyển sách anh ta để ở đầu giường do


một vị thần vô hình viết ra, và vị thần





này sẽ trừng phạt anh ta bằng ngọn lửa


vĩnh cửu nếu anh ta không chấp nhận


những tuyên bố khó tin trong đó, thì


dường như anh ta không đòi hỏi bất cứ


bằng chứng nào."


Sam Harris không nhắc đến khía cạnh


bất lợi của người vô thần - anh ta không


có ai để kêu tên khi cực khoái.



Nhà toán học và triết học Pháp thế kỷ


mười bảy Blaise Pascal lập luận rằng


quyết định có tin Chúa hay không thực


chất là tham gia vào một cuộc cá cược.


Nếu chúng ta chọn hành động như thể có


một Đức Chúa nhưng rốt cuộc lại không





có, thì chúng ta không mất mát gì nhiều


lắm. Ờ, có thể chúng ta mất cơ hội tận


hưởng những lạc thú liên quan tới Bảy


Tội Trọng (


Tức giận, tham lam, lười biếng,


kiêu căng, dâm ô, ghen ghét, háu ăn


), nhưng


chuyện đó quá vặt vãnh so với những lựa


chọn khác. Nếu chúng ta tin không có


Chúa mà rốt cuộc lại có Chúa, thì chúng


ta sẽ mất phần thưởng lớn nhất là phúc


lạc vĩnh hằng. Do đó, theo Pascal, sống


như thể có Chúa là chiến lược tốt hon.


Các học giả gọi đó là "Canh bạc của


Pascal". Đối với phần còn lại chúng ta,


chiến lược đó được coi là bảo hiểm rủi


ro.



Nảy ra ý tưởng từ cuốn 


Tư tưởng





(


Pensées)


 của Pascal, một bà già nhỏ thó


ôm theo cái túi đựng 100.000$ tiền mặt


vào ngân hàng yêu cầu mở tài khoản. Ông


chủ ngân hàng thận trọng hỏi bà ta lấy


đâu ra số tiền ấy. "Đánh bạc," bà già nói.


"Tôi chơi bạc giỏi lắm."


Ông chủ ngân hàng tò mò hỏi tiếp, "Bà


hay chơi trò nào thế?"


"Ồ, đủ các trò," bà nói. "Chẳng hạn,


ngay bây giờ tôi cá với ông 25.000$ là


trưa mai mông bên phải của ông sẽ có


hình xăm con bướm."


"Được, tôi nhận vụ cá cược này," ông





chủ ngân hàng đáp, "nhung tôi thấy không


phải lẽ khi lấy tiền của bà trong một vụ


cá cược phi lý như thế này."


"Vậy để tôi nói với ông thế này," bà


già nói. "Nếu ông không nhận cá với tôi,


thì tôi phải tìm một ngân hàng khác để


gửi tiền."


"Ấy, ấy, đừng vội vã thế," chủ ngân


hàng nói. "Tôi nhận cá với bà."


Trưa hôm sau bà già quay lại ngân


hàng cùng luật sư để làm chứng, ông chủ


ngân hàng quay người đi, tụt quẩn ra để


hai người thấy rằng ông ta đã thắng cược.





Bà già nói, "Ô kê, nhưng ông cúi thấp


chút nữa để nhìn cho rõ được không?"


Ông chủ ngân hàng làm theo yêu cầu. Bà


già công nhận thua cuộc, chi ngay ra


25.000$ tiền mặt.





Trong khi đó, ông luật sư ngồi hai tay


ôm đầu. "Có chuyện gì với ông ấy thế?"


chủ ngân hàng hỏi.


"À, chẳng qua ông ấy bị thua đau," bà


già đáp. "Tôi cá với ông ấy 100.000$


rằng trưa nay ông sẽ phải vạch quần khoe


mông trong văn phòng của ông."



Có một đường ranh giới mong manh


giữa bảo hiểm rủi ro và ăn gian chênh


lệch cá cược. Hãy xem chiến lược


Pascal mới này:



Ngày đầu tiên của lễ Rosh Hashanah





(


Lễ năm mới của người Do Thái


), một người


mang con vẹt đậu trên vai bước vào


thánh đường. Anh ta cược với mấy người


rằng con vẹt có thể điều khiển buổi lễ


hay hơn trưởng ca đoàn. Tuy nhiên đến


thời điểm cần thiết thì con vẹt im lặng.


Sau đó về nhà, người ấy mắng mỏ con


vẹt và cứ than vãn mãi vì thua cuộc. Con


vẹt bèn nói, "Phải động não đi chứ, đồ


ngốc! Anh hãy nghĩ đến khả năng chúng


ta sẽ thắng trong lễ Yom Kippur!"



Ồ, biết đâu con vẹt này sẽ đúng. Có lẽ


chúng ta có thể ăn chênh lệch cá cược


trong canh bạc Pascal để vẫn được chơi


golf vào sáng Chủ nhật mà không làm





Chúa Trời nổi giận, nếu như ngài tồn tại!


Chúa biết tất cả chúng ta đều thử mánh


này.



THẦN LUẬN VÀ TÔN GIÁO LỊCH SỬ



Các triết gia thế kỷ mười tám, nếu


không phải là những nhà hoài nghi chủ


nghĩa, thì có xu hướng trở thành các nhà


thần luận - những tín đồ tin vào một


Thượng đế-của-các-triết-gia vô ngã và


xa xăm, một đấng Sáng tạo giống một


quyền năng hơn là một con người, giống


một người thợ đồng hồ hơn là một người





tri kỷ. Tín đồ Do Thái giáo và Cơ Đốc


giáo truyền thống bác bỏ điều đó. Họ


nói, Chúa của họ không chỉ là người thợ


đồng hồ. Ngài là Chúa của lịch sử, đã


hiện ra với dân của Ngài trong cuộc xuất


hành rời Ai Cập, lạc lối trong hoang


mạc, và định cư ở miền Đất Hứa. Nói


ngắn gọn, Ngài luôn hiện hữu


- "sẵn sàng cứu giúp trong khốn khó".


Một bà Do Thái đang trông thằng cháu


chơi trên bãi biển bỗng có cơn sóng dữ


bất thần ập vào cuốn thằng bé ra ngoài


khơi. Bà tuyệt vọng cầu xin, "Lạy Chúa,


xin hãy cứu sống thằng cháu duy nhất của





con. Con cầu xin Người, hãy đưa nó trở


lại."


Lập tức một cơn sóng lớn tràn vào,


ném thằng bé lên bờ, nguyên lành như


trước.


Bà Do Thái ngước lên nhìn trời và


nói, "Nó có cái mũ cơ mà!"



Hãy thử nói thế 


với


 một người thợ


đồng hồ 


mà xem!



NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ MẶT THẦN


HỌC






Trong khi các triết gia về tôn giáo băn


khoăn với Những Câu hỏi Lớn, như "Có


Chúa không?" thì 


các 


nhà thần học có


con cá bé hơn để cho lên chảo, thường là


vào Mùa Chay.



oOo



Theo triết gia và nhà thần học thế kỷ


hai mươi



Paul Tillich, khác biệt giữa


một triết gia về tôn giáo 


và nhà thần học


không 


chỉ ở 


kích 


thước của con cá. Ông


nói, triết gia truy cầu sự thật về Chúa




những gì liên quan đến Chúa một cách





khách 


quan



nhất có thể, trong khi nhà


thần học 


hoàn toàn


 "sống trong đức tin",


gắn bó và phó 


thác mình cho



Thiên


Chúa. Nói cách khác, triết



gia tôn giáo


nhìn Chúa và tôn giáo từ bên ngoài, trong


khi nhà thần học nhìn từ bên trong.



oOo



Trong thần học, sự ly giáo đã khơi ra


những chủ đề bức thiết như "Chúa Thánh


Thần phát xuất từ Chúa Cha hay từ Chúa


Cha 



 Chúa Con?" Người ngoại đạo rõ


ràng cần được chỉ dẫn đơn giản về những





khác biệt thần học, và ơn Chúa, những


tay hài hước luôn sẵn sàng giúp đỡ. Té


ra, mấu chốt để xác định niềm tin tôn


giáo của một người là ở chỗ anh ta thừa


nhận hoặc không thừa nhận ai:



Người Do Thái giáo không thừa nhận


Jesus.


Người Tin lành không thừa nhận Giáo


hoàng.


Người Báptít không thừa nhận nhau


trong quán rượu.



Điểm cuối cùng trong các nhận xét ở





trên dẫn đến một số lời khuyên hết sức


thực tế. Nếu bạn định tổ chức đi câu cá,


đừng mời người Báptít; anh ta sẽ nốc


sạch bia của bạn. Nhưng nếu bạn mời hai


người Báptít, bia của bạn sẽ còn nguyên.


Một cách khác để phân biệt tín đồ các


tôn giáo khác nhau, là xét xem hành vi


nào xác định một người mắc tội báng bổ.


Đối với người Công giáo, đó là bỏ lễ


ban thánh thể. Đối với người Báptít, đó


là khiêu vũ. Đối với những tín đồ nhà thờ


Tân giáo, đó là dùng salad bằng chiếc


nĩa dùng để ăn bánh ngọt.


Nhưng nếu nghiêm túc thì, các bạn ạ,





các tôn giáo khác nhau có những khác


biệt giáo thuyết quan trọng. Chẳng hạn,


chỉ có người Công giáo tin vào sự Thụ


thai Trinh nguyên, thứ giáo thuyết cho


rằng để có thể hạ sinh Chúa, bản thân bà


Mary sinh ra đã vô nhiễm Nguyên Tội.



Jesus đang đi trên phố thì trông thấy


một đám đông quây lại để ném đá một


người đàn bà ngoại tình. Jesus nói, "Hãy


để kẻ nào vô tội ném hòn đá đầu tiên."


Bất chợt một hòn đá bay vụt qua trên


không trung. Jesus ngoảnh lại hỏi,"Mẹ


hả?"






Được ưa thích nhất trong mọi thể loại


truyện cười về các tôn giáo đương nhiên


là các truyện cười Chống Cải cách Tôn


giáo. Hẳn trong bộ sưu tập truyện cười


hay nhất về chủ đề này của bạn cũng phải


có câu chuyện dưới đây:



Một người trong tình trạng tài chính


cực kỳ ngặt nghèo cầu xin Chúa cứu giúp


bằng cách cho anh ta trúng xổ số.


Nhiều ngày, rồi nhiều tuần trôi qua


nhung anh ta vẫn chưa trúng lần nào.


Cuối cùng, anh ta kêu lên với Chúa trong





cơn khốn khổ, "Người đã bảo chúng con,


'Hãy gõ rồi cửa sẽ mở, hãy tìm rồ ngươi


sẽ thấy.' Con đã cùng đường rồi mà vẫn


chưa trúng xổ số được lần nào!"


Một giọng nói từ trên cao trả lời,


"Con mới đi nửa đường đến gặp ta thôi,


con yêu! Hãy mua một tấm vé số!"



Anh chàng trong câu chuyện chắc chắn


là theo Tin lành, giống Martin Luther,


cho rằng tất cả chúng ta được cứu giúp


chỉ nhờ ân sủng; chúng ta chẳng thể làm


gì để nhận được sự cứu rỗi. Mặt khác thì


Chúa, dẫu đã thốt lên hai chữ "con yêu",





lại đang bận tiếp sức cho phong trào


Chống Cải cách của người Công giáo.


Thật ra, câu chuyện trên có khả năng đã


ra đời từ Công đồng Trent năm 1545, khi


các giám mục quyết định rằng cứu rỗi


diễn ra thông qua sự kết hợp giữa ân


sủng và các hành động của chúng ta - đó


là cầu nguyện và mua một tấm vé số.


Tuy nhiên, tất cả các tôn giáo đều có


một điểm chung: tín đồ của tôn giáo nào


cũng tin rẳng chỉ có giáo lý của họ mới


là con đường nhanh nhất dẫn đến thần


linh.






Một linh hồn bay tới cổng thiên


đường. Thánh Peter hỏi, "Tôn giáo?"


Linh hồn đáp, "Giám Lý". Thánh


Peter nhìn xuống danh sách rồi nói, "Đến


phòng hai mươi tám, nhưng phải thật im


lặng khi đi qua phòng số tám."


Một linh hồn khác bay tới cổng thiên


đường. "Tôn giáo?"


"Báptít."


"Đến phòng mười tám, nhưng phải


thật im lặng khi đi qua phòng số tám."


Linh hồn thứ ba đến cổng thiên đường.


"Tôn giáo?"





"Do Thái giáo."


"Đến phòng mười một, nhưng phải


thật im lặng khi đi qua phòng số tám."


Lính hồn bèn hỏi, "Tôi hiểu rằng có


những phòng khác nhau cho các tôn giáo


khác nhau, nhưng tại sao tôi phải im lặng


khi đi qua phòng số tám?"


Thánh Peter đáp, "Các Chứng nhân


Jehovah ở phòng số tám, và họ nghĩ họ là


những người duy nhất trên thiên đường


này."



Nghe nói triết gia Đức thế kỷ mười





chín Arthur Schopenhauer đã khám phá


Phật giáo trên phương diện triết học.


Giống như Đức Phật Thích Ca cách đây


hai thiên niên kỷ, Schopenhauer cho rằng


toàn bộ cuộc sống chỉ là khổ đau, tranh


đấu và thất vọng, và con đường giải thoát


duy nhất là từ bỏ, vứt bỏ mọi ham muốn


và khước từ ý chí sống. Mặt tốt là cả hai


đều nghĩ rằng từ bỏ sẽ dẫn đến lòng từ bi


đối với chúng sinh và thánh thiện. Điều


này giống như một sự thỏa hiệp.


Có vô khối truyện cười Do Thái chế


giễu những người bi quan quá mức và ưa


than vãn theo lối Schopenhauer.






Hai phụ nữ ngồi trên ghế dài. Lát sau,


bà thứ nhất nói, "ôiii!"


Bà thứ hai đáp lại, "ôiii!"


Bà thứ nhất nói, "Thôi được, nói đến


lũ trẻ thế là đủ rồi."



Đối với cả Arthur Schopenhauer và


Đức Phật, cuộc sống là một cái vòng


quay bất tận của thất vọng và buồn chán.


Khi ta không có thứ ta muốn, ta thất


vọng. Khi có thứ ta muốn rồi, ta buồn


chán. Và đối với cả Arthur lẫn Thích Ca,


thất vọng tồi tệ nhất chính là khi chỉ thiếu





một bước nữa là đến được sự giải thoát.



Ngày xửa ngày xưa có một chàng


hoàng tử, mặc dầu chẳng có tội tình gì,


nhưng vẫn bị một mụ phù thủy độc ác


phù phép. Theo lời nguyền của mụ phù


thủy, mỗi năm hoàng tử chỉ được phép


nói một từ. Tuy nhiên, chàng có thể để


dành, và nếu trong suốt một năm chàng


không nói năng gì thì năm sau chàng có


thể nói hai từ.


Một hôm chàng gặp một nàng công


chúa xinh đẹp và yêu nàng chết mê chết


mệt. Chàng quyết định cố nhịn nói trong





hai năm để có thể gặp nàng và nói hai


tiếng, "Em yêu."


Hết hai năm chàng lại muốn nói với


nàng rằng chàng yêu nàng, nên quyết định


đợi thêm ba năm nữa, tổng cộng là năm


năm im lặng. Thế nhưng hết năm năm,


chàng biết rằng chàng phải ngỏ lời cầu


hôn với nàng, nên chàng cần đợi thêm


bốn năm nữa.


Khi năm thứ chín im lặng rốt cuộc


cũng trôi qua, chàng dĩ nhiên rất đỗi vui


mừng. Chàng dắt công chúa đến nơi lãng


mạn nhất trong vườn ngự uyển, quỳ


xuống trước mặt nàng thốt lên, "Em yêu,





anh yêu em. Mình cưới nhau nhé?"


Công chúa đáp, "Gì cơ?"



Đó chính là loại câu trả lời mà


Schopenhauer có lẽ đã chờ đợi.


Đầu thế kỷ thứ sáu và bảy Công


nguyên, người Trung Hoa và người Nhật


Bản đã phát triển một nhánh Phật học mà


ngày nay đang phục sinh, Thiền tông.


Trong nhãn quan của tư duy phương Tây,


triết học Thiền tông là một thứ phản triết


học. Đối với thiền sư, lý trí, logic, dữ


liệu cảm tính, tất cả những thứ là nền


móng để xây dựng triết học phương Tây,





chỉ là những ảo ảnh và làm ta xao lãng


khỏi giác ngộ tối hậu. Vậy một người trở


nên giác ngộ như thế nào?


Ta hãy xem xét hai câu hỏi sau đây:


- Một con vịt khác nhau thế nào?


- Tiếng vỗ của một bàn tay như thế


nào?


Cả hai câu hỏi cùng dẫn đến thứ phản


ứng phải kinh ngạc thốt lên "Cái giiiì


kia???" trong giới triết gia. Họ không thể


xem xét được. Chúng ta đơn giản không


nhận thức nổi câu trả lợi có thể là gì.


Nhưng trong khi câu hỏi đầu có vẻ ngờ





nghệch vô nghĩa thì câu thứ hai là một


công án


 (


koan


) Thiền kinh điển.


Khoảng giữa thế kỷ 10, Thiền tông bắt đầu


dùng công án như phương tiện để giáo hóa, và


các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng


quán tưởng


 trong lúc thiền. Vì lời giải của công


án thường nằm ngoài lý luận, nên thiền sinh thấy


rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển


hóa tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác,


nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị


nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một


kinh nghiệm trực tiếp về thể tính.


Công án trong tiếng Nhật gọi là 


"koan",


tiếng Trung quốc gọi là 


"Kung an"


Công án


 là câu đố hay câu chuyện có





khả năng gây sốc, đưa môn đệ vào một


trạng thái ý thức gọi là 


satori


 (đốn ngộ)


mà thiền sư kể cho môn đệ của mình.


Trong trạng thái ý thức này, tất cả những


phân biệt thị phi và các giá trị của thế


giới thường hằng tan biến, để lại con


người một mình với một niềm cảm kích


sâu xa về tính đồng nhất của vũ trụ và tất


cả những trải nghiệm trong vũ trụ ấy. Đáp


án Thiền cho công án tiếng-vỗ-một-bàn-


tay không phải là cái gì đó có thể hiểu


theo nghĩa đen và khoa học, kiểu như


"tiếng động êm ái của không khí sinh ra


do một bề mặt phẳng chuyển động".





Không, đáp án Thiền giống với tiếng kêu


kinh ngạc "Ô!" hơn. Các công án đưa


thẳng chúng ta đến giác ngộ bằng cách


xáo tung tâm thức chúng ta với những ý


niệm không thể nào có được. Thoát ra


ngoài chúng, và, hốt nhiên, bạn 


đã 


đốn


ngộ.


Công án


 ưa thích của mọi người là:



Trước khi tôi tìm ngộ, núi là núi và


sông là sông.


Trong khi tôi tìm ngộ, núi không là núi


và sông không là sông.





Sau khi tôi 


đốn ngộ,


 núi vẫn là núi và


sông vẫn là sông.



Người phương Tây có thể hiểu tư


tưởng chung rằng giác ngộ không phải là


vấn đề đạt tới một trạng thái ý thức xa


xăm nào đó. Điều mà chúng ta khó nhận


thức được, và cấu thành cốt lõi 


công án


về núi, là làm sao trạng thái ý thức được


soi sáng lại có thể đồng thời vừa là bình


thường, vừa là siêu nghiệm. Bạn có thể


hoặc cảm nhận được trạng thái này, hoặc


không, 


và 


phần đông người phương Tây


không 


cảm 


nhận được.





Từ đây nảy ra câu hỏi là liệu câu đố


cổ về sự-khác-nhau-giữa-một-con-vịt có


thể được xem là một dạng 


công án


phương Tây hay không. Nói cho cùng, nó


dựa trên sự phi logic và phi lý, nó làm


rối loạn lý trí. Nhưng xét những đáp án


cho câu đố này 


-


 một phép thử gay go để


nó trở thành 


công án


 - câu trả lời phải là


không. Chúng ta thấy người ta nhoẻn


cười, thậm chí cười ha hả, nhưng không


phải là 


đốn ngộ.


Than ôi, đó có thể là một vấn đề văn


hóa, phần lớn người phương Tây thường


không lĩnh hội nổi cái ý niệm phương





Đông rằng nếu anh không thể lĩnh hội một


điều gì đó, anh đang trên đường đến giác


ngộ. Vì thế chúng ta đành bị bỏ lại với


thứ 


công án


 giả, khập khiễng như sau:



Nếu anh có một que kem, tôi sẽ đưa


nó cho anh.


Nếu anh không có que kem nào, tôi sẽ


lấy nó khỏi anh.


Đó là 


công án


 que kem.



oOo



Những công án đáng ghi nhớ nhất đã





trở thành một phần của tri thức Thiền,


truyền từ đời này sang đời khác. Chẳng


hạn, Huệ Năng, vị tổ thứ sáu của Thiền 



thế kỷ bảy, đã hỏi một 


câu 


nổi tiếng:


"Bản lai diện mục của ngươi trông như


thế nào lúc ngươi chưa sinh ra?" Phil


Jackson, huấn luyện viên của Los


Angeles Lakers, biệt danh "Thiền sư",


góp thêm: "Nếu các anh gặp Phật trên


đường biên, hãy cho ông ấy xơi bóng."


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: