Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

my thuat

Tất cả các học viên tại đây mà có liên quan trong sáng tác mỹ thuật đều có kỹ năng chuyên nghiệp. Tôi nghĩ gì thì tôi sẽ giảng đó, và tôi sẽ giảng từ Pháp Lý. Mỹ thuật là cực kỳ quan trọng cho loài người. Cũng giống như các hình thức văn hóa của nhân loại, mỹ thuật có thể đóng vai trò chỉ đạo từ góc độ khái niệm của con người trong xã hội nhân loại, nó ảnh hưởng giá trị thẩm mỹ của loài người. Khái niệm "Thẩm Mỹ là gì" và "Vẽ đẹp thuần túy của con người là gì" đều có liên quan chặc chẽ với nền tảng và tiêu chuẫn đạo đức của loài người. Khi con người nhận thức những gì "không thẩm mỹ" là thẩm mỹ, thì đạo đức con người đã mất rồi.

Đạo đức con người đã trải qua những cải biến đặc định trong các thời kỳ khác nhau. Chính đạo đức của loài người ảnh hưởng mỹ thuật của loài người, và trở ngược lại mỹ thuật của loài người lại ảnh hưởng loài người. Chư vị cũng đã thấy rất nhiều thứ mỹ thuật ngày nay pha chế từ trạng thái tâm hiện đại, và loài người hiện đại đã trượt ra khỏi ranh giới và tiêu chuẫn đạo đức đáng lẽ mà loài người phải có. Vì thế mà nó đưa đến cái gọi là "mỹ thuật" mà không còn là văn hóa của nhân loại nữa, vì mỹ thuật này không phải là do cái tâm lý trí hay trong sạch sáng tác ra, và chúng cũng không phải là sáng tác chân chính tuyệt mỹ của loài người với tư tưởng chính trực, tư tưởng tốt, hay có kiến thức chính xác về vẽ đẹp mỹ thuật. Từ đó mà mỹ thuật suy đồi. Cho nên mỹ thuật hiện đại, nghiêm khắc mà nói, nó không phải là của con người nữa. Tôi thường thấy một số sáng tác gọi là "mỹ thuật hiện đại", trên thực tế tất cả đều là sản phẩm của ma tính, mặc dù một số rất là nổi tiếng. Không những chỉ có ma tính mà rất nhiều người tìm cảm hứng trong khi hội họa họ truy cầu mô phỏng thái độ của ma. Khi tiếp tục một thời gian khá lâu, trạng thái tâm của họ nhất định là đen tối và kỳ dị. Một số họa sĩ chuyên nghiệp cũng biết rằng có một số người đang làm sáng tác mà tâm thái ôm ấp phần ma tính của mình, cố ý truy cầu phản ứng tâm lý đồi bại. Cho nên cái gọi là mỹ thuật hiện đại là những thứ không tốt, là vì các sáng tác đó không những nó làm hại người họa sĩ mà nó còn làm hại tâm lý của người xem, và còn nghiêm trọng phá hoại đạo đức con người.

Tuy nhiên các đệ tử Đại Pháp khi tu luyện và sống tại đây thì không được tách rời môi trường xã hội này của người thường. Chư vị đang bị chìm trong cái dòng khái niệm của con người hiện đại và còn bị môi trường này ảnh hưởng. Trước khi học Đại Pháp, nhiều đệ tử Đại Pháp cũng đã học và tham gia sáng tác mỹ thuật. Tất nhiên, tôi nghĩ dù chư vị có tham gia sáng tác mỹ thuật hay kỹ thuật căn bản mà chư vị đã học trước đây thì cũng như nhau. Cho nên đệ tử Đại Pháp phải hiểu rõ, mỹ thuật của nhân loại phải bao gồm cái gì. Theo cách đó, chư vị mới giữ được tiêu chuẫn mỹ thuật chân chính của con người, và chư vị mới sáng tác được những gì tốt.

Tại sao chúng ta có buổi họp mặt hôm nay? Để tôi cho chư vị biết, tất cả những gì đệ tử Đại Pháp đang làm trong thời kỳ lịch sử hiện đại này là tối trọng. Hôm qua tôi đã nói rằng bất cứ những gì đệ tử Đại Pháp làm, trong tương lai không xa xã hội nhân loại sẽ mô phỏng theo. Bây giờ, trong thời Chính Pháp, tất cả những gì trên thế giới đều xoay chung quanh Đại Pháp - đó là khẳng định - là vì Tam Giới được tạo ra cho Chính Pháp. Tại sao tôi giảng những điều này với chư vị hôm nay? Là vì đệ tử Đại Pháp với kỹ năng mỹ thuật đều có khả năng và năng lượng. Nếu những gì chư vị làm mà không chân chính, hay không chính trực đủ, thì chư vị sẽ gia trì những yếu tố không chính trực, tức là nó sẽ ảnh hưởng xã hội nhân loại nhiều hơn nữa. Trong tu luyện, chư vị nhất định phải chỉnh bản thân mình bằng cách tu luyệt lột bỏ đi tất cả những gì không tốt. Chư vị phải làm người tốt bất cứ nơi nào. Cho nên trong nghành mỹ thuật chư vị phải thể hiện vẻ đẹp là gì, chính trực là gì, tinh khiết là gì, tốt là gì, tươi sáng và chính diện.

Khi đạo đức của xã hội nhân loại đã trượt xuống đến điểm này, tư tưởng của loài người đã trải qua cải biến rồi. Và vì nó đã cải biến và tiến hóa đến điểm này, con người không tự mình đổi ngược lại được. Không một cá nhân nào, triết lý nào, phương cách nào mà giúp được con người quay trở về chỗ nguyên thủy của họ - chỉ có Đại Pháp mới làm được. Chư vị đã theo tôi đến đây để cứu độ chúng sinh. Và ý nghĩa "cứu độ chúng sinh" của chúng ta bao gồm: làm sao vãn hồi đạo đức của nhân loại, người mà được cứu độ sẽ là như thế nào trong tương lai, họ sẽ sống làm sao, môi trường sống của họ sẽ như thế nào. Nói khác đi, đệ tử Đại Pháp không những chỉ cứu độ chúng sinh, mà còn trải một con đường chân chính cho sự tồn tại của nhân loại. Đây là tất cả những gì mà đệ tử Đại Pháp đang làm trong việc chứng thực Pháp.

Tôi đã giảng, Tam Giới sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nó sẽ tồn tại thế nào? Đó là những gì tôi sẽ giải quyết khi Pháp Chính nhân gian. Tuy nhiên tất cả những gì đệ tử Đại Pháp làm hôm nay là tối trọng, nó kiến lập một nền tảng cho loài người tương lai và văn hóa tương lai. Tất cả những gì của con người hiện đại đã bị méo mó cả rồi. Hầu như không còn tồn tại những gì chính trực và truyền thống nữa, cũng không còn gì là tinh khiết và chân chính nữa. May mắn là còn một số di vật văn hóa lưu lại từ người của thời cổ xưa mà chưa hoàn toàn bị hủy hoại - nhất là về khía cạnh mỹ thuật, một số nền tảng kỹ thuật truyền thừa còn lưu lại để giúp loài người quay trở về Cảnh Giới Nhân Loại, những ai học mỹ thuật có thể có một số kiến thức của những điều căn bản nhất. Thế làm sao sử dụng những điều căn bản nhất đó để giúp con người tiến bước trên con đường nhân loại chân chính? Và làm sao chư vị có thể sáng tác những gì tốt? Tôi nghĩ rằng, lấy kỹ thuật căn bản đó làm nền tảng và thêm vào những gì tinh túy, chân chính, đẹp đẽ tinh khiết mà đệ tử Đại Pháp đã ngộ được trong tu luyện, từ đó phô trương những điều tốt.

Trong khi tôi giảng về đề tài này, tôi cũng muốn giảng về loài người tiến hóa ra sao và tiến trình phát triển mỹ thuật của loài người mà tôi nhận thấy.

Mỹ thuật của loài người từ văn hóa Đông Phương và Tây Phương có một quá trình thành-tựu-suy. Mỹ thuật Đông Phương và Tây Phương đã chọn hai con đường khác nhau. Đó là nói theo danh từ của con người, trên thực tế thì mỗi một cái chính là biểu hiện về khía cạnh mỹ thuật của các sinh mệnh tại tầng thứ thấp nhất của hai hệ thống thiên thể to lớn khác nhau, tức là, nhân loại. Nói khác đi, chúng là biểu hiện của những gì trong các hệ thống thiên thể đó tại tầng thứ thấp nhất - là chỗ con người đây. Thật ra thì có rất nhiều rất nhiều các bầu trời to lớn khác nhau trong vũ trụ. Có rất nhiều các bầu trời này và tất cả là các thiên thể độc lập to lớn. Mỗi một bầu trời to lớn đều có những cách biểu hiện khác nhau theo cách khác nhau qua kết cấu đặc biệt của chúng. Theo ngôn ngữ nhân loại, đây chính là nói rằng chúng có các đặc tính mỹ thuật khác nhau. Tu luyện theo một đường lối chân chính từ Chân Thiện Nhẫn - Pháp Lý căn bản, mỗi một thiên thể to lớn ngộ ra các chân lý khác nhau. Kết quả là tất cả các hệ thống thiên thể khác nhau đều có đặc tính riêng của hệ thống đó, biểu hiện cụ thể trong kết cấu của trời và đất của chúng, như là môi trường sống thế nào, hình thức sinh mệnh là gì, hình dáng sinh mệnh ra sao, cùng với cách kiến trúc, hình dáng của thú vật và thực vật, v..v. Tất cả đều có đường lối cá biệt, độc lập và chính trực miêu tả vẽ đẹp, tình thân, thái độ, biết ơn, v..v. Trong tất cả các hệ thống thiên thể đã được kiến tạo ra, hình thức thể hiện của các sinh mệnh tại tầng thứ thấp của 2 hệ thống căn bản đã được truyền xuống nơi nhân loại đây, đó chính là mỹ thuật Đông Phương và Tây Phương. Tuy nhiên trong thiên thể bầu trời to lớn này, chúng không bao gồm tất cả. Điều tôi đang giảng đây chính là nói rằng chỉ có 2 hệ thống loại này đã được truyền xuống nơi nhân loại.

Còn về 2 hệ thống mỹ thuật của loài người, cả hai Đông và Tây đã trải qua quá trình truyền thừa từ khía cạnh văn hóa dân tộc qua vài ngàn năm rồi, tuy nhiên cách thức của 2 loại mỹ thuật này thì khác biệt khá to. Chúng khác nhau từ kỹ thuật cho đến phương thức, cách diễn tả sự vật, cảm giác và tác động mà các sáng tác này mang đến. Từ giai đoạn đầu trong quá trình truyền thừa, mỹ thuật Trung Quốc đã được kiến lập từ văn hóa bán-thần. Nói khác đi, phân nửa thì không chú trọng vào bề mặt của nhân loại mà chú trọng vào phần linh cảm, sự lôi cuốn, và nội hàm của tác phẩm đó. Đó là tại sao biểu hiện của tất cả khía cạnh văn hóa Trung Quốc đều có đặc tính, nhất là trong mỹ thuật, họ không chú ý miêu tả chi tiết bên ngoài mà họ chú trọng diễn tả ý nghĩa hay phần tâm linh và nội hàm của nó. Mỹ thuật Tây Phương cũng là do chư Thần truyền xuống cho nhân loại, tuy nhiên chú trọng vào văn hóa bề mặt của con người. Nó diễn tả kỹ thuật xuất sắc, chính xác, tinh xảo, mỹ thuật xác thực tột bậc. Chú trọng vào thể hiện mỹ thuật tại không gian bề mặt của nhân loại. Cho nên cách diễn tả mỹ thuật của Tây Phương, bề ngoài thì diễn tả phong cách tinh tế và chính xác. Cho nên mỹ thuật của Tây Phương và của Trung Quốc đi trên con đường khác nhau. Trong tiến trình phát triển, mỹ thuật Tây Phương được truyền thừa từ nền văn minh lần trước. Thật ra, mỹ thuật Tây Phương đã lưu lại một hình thức truyền giảng có hệ thống thậm chí qua vài nền văn minh trước đây. Nó có trường học, có lý thuyết và có huấn luyện chính thức. Nó luôn theo con đường như thế. Trong khi mỹ thuật Đông Phương mở rộng, mặt khác, nó luôn luôn được lưu truyền là một phần văn hóa dân tộc, lưu truyền trong văn học, trong thủ công, và từ những người tìm Đạo. Nó không có học thuyết theo hệ thống, không có trường học, và cũng không có huấn luyện chính thức. Cách miêu tả sự vật trong các sáng tác là căn cứ toàn bộ vào kinh nghiệm cá nhân của chính họ, nhất là khi nói đến nghệ thuật điêu khắc. Là kết quả của đặc tính văn hóa của người Trung Hoa, miêu tả ẩn bên trong tranh vẽ, bức họa và điêu khắc, ẩn ý bên trong các tranh vẽ, bức họa và điều khắc, căn bản thì chính là biểu hiện của đặc tính văn hóa của người Trung Hoa, họ không chủ tâm diễn tả ý tưởng và cảm giác. Từ khía cạnh này mà xét, sự khác biệt trong phương cách mà họ chọn để diễn tả sự vật thì khá to. Khi chư vị nhìn từ góc độ của phần bề mặt của con người, kỹ thuật của mỹ thuật Tây Phương rất là tinh tế, đòi hỏi phải dùng ánh sáng và bóng, cấu trúc, và bối cảnh. Nhất là về cấu trúc của thân người, họ diễn tả rất chính xác. Tuy nhiên mỹ thuật Trung Quốc cổ xưa, vì không theo lý thuyết hệ thống hay nghiên cứu chuyên nghiệp, cách diễn tả phần bề mặt cấu trúc của sự vật thì không chính xác.

Con đường mà mỹ thuật luôn luôn bắt đầu cho đến đỉnh điểm và sau đó thì suy tàn trở lại. Tất cả văn hóa của loài người đều đi theo chiều hướng này. Tất cả những gì của loài người đều trải qua thành-tựu-suy-hoại, cũng chính là một phần đặc tính của vũ trụ cũ. Cho nên mỗi khi đạo đức của loài người không còn tốt đủ nữa - khi không còn gì tốt đủ nữa nó phải bắt đầu trở lại - đó chính là thảm họa cho loài người, tất cả đều kết thúc và sau đó bắt đầu trở lại, rồi tiến đến đỉnh điểm, rồi lại suy tàn trở lại. Chu kỳ như thế cứ tiếp diễn.

Vì mỹ thuật Trung Quốc cổ xưa không có hệ thống hay nghiên cứu đặc biệt, cho nên căn bản họ không diễn tả bối cảnh hình dung khi sáng tác thân người và vật thể. Sau cuối đời nhà Thanh, nhiều người sáng tác mỹ thuật Trung Quốc đã học theo kỹ thuật căn bản của mỹ thuật Tây Phương và các tác phẩm của họ miêu tả chính xác hình thức bên ngoài. Họ sáng tác một số tác phẩm như thế. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhất là khoảng 20 năm trước đây, Trung Quốc đã bị tư tưởng hiện đại ảnh hưởng, hình thức của tác phẩm của họ ngày càng tệ và tệ hơn. Khái niệm con người cải biến theo tư tưởng của họ. Nếu chính niệm của một người không chính, hoàn toàn trôi theo tri giác và cảm giác tại phần bề mặt con người thay vì chính niệm của mình, không tự mình chân chính suy nghĩ một cách minh bạch, thì cũng như thể là họ không còn linh hồn nữa. Ý thức con người là hình thành lúc sơ sinh tại phần bề mặt của con người, đối với sự vật nó chỉ hiểu hiện như là phản ứng của tiềm thức. Ý thức là không ổn định, nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào, có thể thay đổi theo các thay đổi của tình thế bên ngoài và thay đổi theo toàn bộ tình huống trong xã hội. Nếu một cá nhân toàn dựa vào những thứ này thì họ không có tư tưởng riêng. Hơn nữa, tư tưởng của họ thì không có hệ thống, thất hường, không có chính niệm và không là thực thể. Những gì gọi là thời trang trong trạng thái tâm này chính là "mỹ thuật tân thời" hay "mỹ thuật sáng tác hiện đại". Giai đoạn khởi đầu những thứ mà phát triển thịnh hành chính là những thứ mà đã xuất hiện như là Ấn Tượng và Trừu Tượng của Tây Phương. Nếu chư vị tĩnh lặng mà nhìn những thứ này, nhất định chư vị sẽ phát hiện nó là tác phẩm của những người không còn chính niệm và những người thả lỏng đi theo phần khái niệm của con người tại bề mặt. Nó không có hệ thống, không có kiến trúc, bất thường, và vỡ vụn. Ai biết họ diễn tả gì đây! Nó không mang lại cho người ta một kinh nghiệm cảm giác, mà chỉ thả lỏng đi theo tư tưởng con người tại phần bề mặt. Tác phẩm mà họ sáng tác là mũi gẩy, nửa gương mặt, từ sau lưng một cái chân mọc ra. Từ ban đầu, những thứ này là kết quả của những người mà đã từ bỏ ý niệm và chính niệm của chính mình, những thứ đó là sản phẩn của tứ chi và thân thể của con người đang bị khái niệm sơ sinh của con người khống chế. Chỉ khi một người từ bỏ chủ nguyên thần của mình, để cho khái niệm con người ở bề mặt đi lang thang, thì mới sáng tác ra những thứ như thế. Những thứ này xuất hiện đã hủy hoại mỹ thuật Tây Phương, là mỹ thuật tốt nhất và hoàn hão nhất của toàn bộ sắc dân của nhân loại. Trong thời gian gần đây, cái ảnh hưởng đó đã tiến nhập vào Trung Quốc.

Và đó chỉ là giai đoạn đầu của mỹ thuật hiện đại. Khi đạo đức của toàn bộ xã hội ngày càng suy đồi, thì khái niệm của con người không còn như trước, nó cũng trượt xuống theo. Những thứ gọi là Ấn Tượng và Trừu Tượng thời đó hoàn toàn loại bỏ khái niệm về hình dung, loại bỏ chuyển tiếp từ ánh sáng qua bóng tối, loại bỏ chính xác về cấu trúc. Càng nhiều và nhiều hơn, họ truy cầu cái gọi là "cảm giác cá nhân" và không lý trí lầm tưởng ôm ấp nó thành giải phóng nhân tính bản thân. Những gì mà họ thật sự đang làm đó đã cản trở bản tính chân thật của mình, ôm ấp các ý niệm sơ sinh mà không phải là thật. Họ bỏ vào các màu sắc sáng chói và hoàn toàn ôm ấp loại cảm giác từ ý niệm không chính chắn và không lý trí. Tuy nhiên khái niệm là hình thành trong con người lúc sơ sinh. Những khái niệm đó không phải là tư tưởng thật sự của con người, chúng bất thường, không có kết cấu và không có hệ thống. Đó là tại sao những gì chúng pha chế ra là như thế, khi nhìn thì hoàn toàn thiếu cân đối hay không quân bình. Khi mà đã tiến đến giai đoạn sau này, khi khái niệm đạo đức của nhân loại trượt xuống nhiều và nhiều hơn nữa thì trạng thái tâm của họ sẽ càng tệ hơn và đó chính là một loại ý thức căn bản mà không hợp thức với khái niệm con người nữa. Khi tư tưởng và chính bản thân mình không còn khống chế phần bề mặt của mình, các sinh mệnh ngoại lai sẽ nắm bắt cơ hội này mà nhập vào. Khi đã đến điểm này rồi thì một sinh mệnh ngoại lai sẽ khống chế bộ não con người. Đó là tại sao mỹ thuật của họ diễn tả càng tối hơn và suy nhượt hơn - đến độ ánh sáng phát ra cũng mờ, hoàn toàn phản ảnh trạng thái tâm của nhân tính chán ngán suy đồi. Khi trượt xuống hơn nữa, thì họ còn bị dục vọng và lợi ích cá nhân trong xã hội lôi cuốn và họ hoàn toàn từ bỏ chính mình, lúc đó đến cả các khái niệm sơ sinh của họ, họ cũng từ bỏ luôn. Trong trường hợp đó, con người thật trong cái vỏ đó đi mất rồi vì 100% hoàn toàn bị một sinh mệnh ngoại lai khống chế. Đa số các trường hợp sinh mệnh ngoại lai này là sinh mệnh từ âm phủ, đa số các sinh mệnh này là ma là quỷ. Đó chính là thiên tượng thay đổi khi đạo đức loài người suy đồi. Khi một họa sĩ bị con thú âm tính khống chế, những gì họ vẽ dường như là miêu tả âm phủ và những thứ của âm phủ. Rất nhiều bức tranh, chỉ liếc mắt một cái là biết rằng chúng biểu hiện thế giới ma, nó u ám, tối tâm và mờ ảo, hình người mà họ vẽ trong đó tất cả đều là hồn ma; trái đất là trái đất âm phủ và bầu trời là bầu trời âm phủ. Tại sao con người thích cảm giác đó? Chẳng phải là vì con người không còn chính niệm nữa sao? Chẳng phải là họ ôm ấp bóng tối hay sao? Chẳng phải là đạo đức của loài người đã suy đồi nghiêm trọng hay sao? Và đó chính là lúc mà con người tiến nhập vào không gian thấp hơn không gian nhân loại. Vì giá trị của nhân loại vẫn đang trượt xuống, trong hiện tại, mỹ thuật của họ đang trở thành thật và chính xác thể hiện phần ma tính của loài người. Mỹ thuật trở thành báng bổ đối với mỹ thuật thiêng liêng, nó đã hoàn toàn trở thành dụng cụ để giúp cho ma tính hiện ra, và những gì họ miêu tả là yêu, ma và quỷ quái. Chính các học sĩ cũng công nhận rằng những loại này tất cả đều là rác rến, tuy nhiên trong chiều hướng gọi là mỹ thuật này thì họ xem là quan trọng nhất. Rác làm sao mà là tốt nhất được? Khái niệm của họ đảo ngược từ trên xuống dưới cho nên họ nghĩ rằng rác là tốt nhất.

Lịch sử mỹ thuật của loài người mà tôi vừa giảng qua là về tiến triển chung của nó. Bây giờ tôi sẽ tiếp tục giảng về khởi đầu của mỹ thuật Tây Phương. Chư vị có biết tại sao trong Đệ Nhị Thế Chiến, Pháp phải đầu hàng không? Chẳng phải Pháp không có khả năng để chiến đấu sao? Chẳng phải những anh hùng như là Napoleon và Louis đời XIV đã xuất hiện từ quốc gia này vào thời xưa hay sao? Chẳng phải quốc gia đó có một lịch sử huy hoàng sao? Chiến tranh của loài người chính là do chư Thần quyết định, và chiến tranh xảy ra là vì các nguyên nhân đặc định. Nó không phải xảy ra là vì con người muốn. Pháp không trực tiếp liên hệ trong Đệ Nhị Thế Chiến là vì chư Thần muốn giữ lại mỹ thuật duy nhất của văn minh nhân loại lần này, đó chính là mỹ thuật ở Pháp. Mỹ thuật này là rực rỡ nhất, mỹ thuật mà đáng lẽ loài người hãnh diện và là các tác phẩm mỹ thuật chân chính, truyền thống và hoàn hảo nhất của loài người trong văn minh nhân loại lần này. Giả thử nếu chiến tranh xảy ra ở ngoài kia, thì các tác phẩm mỹ thuật mà đã lưu lại vào đời Louvre và Versailles đã bị hủy rồi, mỹ thuật trên đường phố tại Paris cũng không còn. Chư Thần muốn lưu lại một chút này cho loài người để người tương lai có đó để tham khảo và từ đó mà tìm lại mỹ thuật của nhân loại. Hơn nữa, căn cứ vào kỹ năng căn bản của các tác phẩm mỹ thuật truyền thống mà từ đó đệ tử Đại Pháp sẽ tìm đường trở về.

Trong mỹ thuật Tây Phương, trong vài nền văn minh trước đây, qua huấn luyện có hệ thống và quay trở về con đường của nền văn minh trước đây mà con người đã thành thục. Tuy nhiên sau khi nền văn minh lần trước đã bị hủy, có một giai đoạn thì kỹ năng căn bản hơi yếu kém. Khi quan sát chư vị có thể nhìn thấy qua các tác phẩm mỹ thuật Tây Phương, ví dụ như là các sáng tác trước thời Phục Hưng, các sáng tác trong thời Phục Hưng, các sáng tác sau thời Phục Hưng và những sáng tác trong thời hiện đại, tiến trình là như thế. Trước thời Phục Hưng nói chung, kỹ năng của các sáng tác mỹ thuật là rất yếu kém. Các sáng tác từ cấu trúc, cân xứng, màu sắc v..v, cũng như chư vị có thể nhìn thấy, nó rất yếu kém. Dù là tranh vẽ, bức họa hay điêu khắc, tất cả đều rất yếu kém. Tuy nhiên sau đó con người đào lên những vật từ nền văn mình lần trước từ các di vật khảo cổ tại Tây Phương. Có một số điêu khắc hình tượng của Thần và cũng có một số điêu khắc từ nền văn minh Hy Lạp cổ xưa. Tất cả là các tác phẩm chín chắn và hoàn hảo. Vì nền tảng của các nền văn minh cổ xưa lưu lại ở đó, từ đó mà mỹ thuật Tây Phương nhanh chóng phát triển thành thục trở lại. Vì những di vật từ quá khứ lưu lại để cho họ học hỏi và từ đó mà so sánh với các sáng tác của họ, họ thành thục rất nhanh. Sau thời Phục Hưng thì xuất hiện Leonardo da Vinci và các họa sĩ khác mà do chư Thần quy định để họ dẫn đường nhân loại đạt kỹ năng mỹ thuật cho đến thành thục và dạy nhân loại làm sao sáng tác. Đó là tại sao các sáng tác thời đó có ảnh hưởng rất to đối với loài người. Tuy nhiên mỹ thuật hiện đại của thời bây giờ là do các chư thần loại khác an bài - tức là, một nhóm Thần của thế lực cũ và cũng là chúng Thần mà đang tìm cách điều khiến Chính Pháp hôm nay. Tại sao xuất hiện Van Gogh? Tại sao xuất hiện Picasso? Các nhân vật này cũng là do bọn họ an bài cho đến, tuy nhiên các nhân vật này xuất hiện để đóng vai tà diện, mục đích là để làm suy hoại tất cả văn hóa của loài người cùng lúc với đạo đức loài người đang trượt xuống dưới. Cho nên hai nhân vật đó đến để làm hủy hoại mỹ thuật của loài người. Mục đích là để hủy hoại mỹ thuật của loài người - họ xuất hiện hoàn toàn là để hủy hoại văn hóa của loài người. Mỹ thuật của loài người ngày nay đã trượt đến trạng thái ma bởi vì cái nền tảng mà chúng Thần đó đã thiết lập cho thời gọi là "Hiện Đại".

Thời mà mỹ thuật Tây Phương truyền thống bị cái gọi là "Ấn Tượng" đã kích, đó là lúc mà nhiếp ảnh xuất hiện. Trong cuộc bàn luận của hai bên, tranh cải điển hình nhất là những gì gọi là Ấn Tượng, họ hỏi "Vẽ có chính xác thế nào, thì nó có chính xác bằng tấm hình không?" Cho nên họ chỉ trích nào là: bức tranh thể hiện ra sao, vẽ xác thực thế nào, và vẽ theo cách truyền thống. Thật ra, mỹ thuật truyền thống là để cho con người đạt tuyệt hảo và là vô tận. Cảnh giới của mỹ thuật truyền thống rất bao rộng, là vì một tác phẩm mỹ thuật không những chỉ hiện thực, mà trên thực tế nó chứa đựng kinh nghiệm cuộc đời và bản chất của người họa sĩ. Những gì mà người họa sĩ liên hệ trong cuộc đời, kiến thức và kỹ năng trong các khía cạnh khác nhau mà họ đã đạt được trong cuộc đời - tất cả đều phản ảnh trong tác phẩm của họ. Đó là tại sao cùng một đề tài mà trong mỗi một tác phẩm người họa sĩ diễn tả khác nhau, không kể là cách dùng màu sắc, cách diễn đạt hay mức độ điêu luyện về kỹ thuật. Mỗi một người kinh nghiệm đời sống là khác nhau và đặc điểm của người họa sĩ là khác nhau, vì thế mà kết quả sáng tác là khác nhau. Hơn nữa, những gì họ miêu tả là một thế giới phong phú, miêu tả đến cả các sinh mệnh tại các tầng thứ cao hơn, và đến cả thể hiện tuyệt mỹ các Thần và thế giới của Thần; cho nên nó không có ranh giới, huy hoàng và bao rộng. Thường thường thì các họa sĩ điêu luyện về vẽ hay điêu khắc, tiêu điểm tư tưởng của họ đa số là về tác phẩm mỹ thuật của họ, cho nên đa số là không thông thạo bằng lời. Tuy thế người nào mà không biết vẽ hay điêu khắc thì nói chuyện hay lắm. Bằng cách tích cực phổ biến chương trình nghị sự của họ với lô-gic mà đã bị méo mó, những người này thật sự đã lấy cái lý lẽ về nhiếp ảnh mà làm đảo lộn mỹ thuật truyền thống. Cho nên dần dần nó mới trượt đến điểm này hôm nay. Tất nhiên, người mà hoàn toàn không hiểu về mỹ thuật hay người không biết về mỹ thuật cũng không làm đảo ngược mỹ thuật truyền thống thời đó được. Đó là tại sao một số đại diện cho "Thuyết Tân Thời" đã được an bài vào thời đó, trước hết là cá nhân đó phải thấm nhuần kỹ năng căn bản lúc tuổi thơ, để cá nhân đó có thể làm cho người thế gian lạc lối hơn nữa.

Bởi vì cuộc tranh luận "chính và tà" giữa học viện và người theo Ấn Tượng và Trừu Tượng thời đó, bởi vì đạo đức và khái niệm suy đồi phê phán mỹ thuật thiêng liêng chân chính của loài người và vì các họa sĩ truyền thống phải thêm vào một khoảng trống nhỏ tàn tích cho sự sinh tồn của họ, mà bây giờ con người gọi đó là "Duy Thực". Trong quá khứ không có cái tên đó. Nguyên nhân mà chư Thần truyền mỹ thuật cho con người chính là giúp nhân loại diễn tả sự tinh túy và vẽ đẹp mà loài người chứng thực và điều đó đã ảnh hưởng chính diện trên đạo đức của loài người. Vì đạo đức của loài người suy đồi, nhằm theo chiều hướng ma tính mà mỹ thuật truyền thống và chính trực của nhân loại đã bị đẩy ra khỏi sảnh đường của các học viện chân chính. Để bảo tồn, mỹ thuật truyền thống đã trở thành Duy Thực, và đó là cách mà "Duy Thực" xuất hiện.

Hiện tại, tất cả những gì của loài người là đang đi theo chiều hướng thế này - chư vị có để ý không? Người mà không biết hát, người không biết nhạc lý, và người không có kỹ năng múa căn bản lại trở thành các ca sĩ và diễn viên múa rất thịnh hành, tuy thế các họa sĩ chân chính thì không sinh kế được. Đến cả các thợ cắt tóc mà biết cắt cũng bị đẩy ra và hành nghề trên đường phố, trong khi đó thì những người không biết cá nhân mình đang làm gì thì lại có các thẩm mỹ viện xa hoa. Tất cả những gì của loài người là đang trượt xuống đảo ngược hướng và tất cả đều đang suy đồi như thế này. Những thứ gọi là "Tân Thời" chẳng qua cũng chỉ là một số "cảm tưởng cá nhân". Sau đó vì không còn kiềm giữ được nữa, họ đưa thân thể của mình cho ma khống chế - làm sao họ sáng tác được cái gì tốt? Họ treo lên những tác phẩm gọi là tân thời cho người ta xem. "A, nhìn xem! Bức tranh quá đẹp!" Nếu không reo lên như thế, thì không ai biết là tại sao nó tốt như họ nói. Tuy nhiên những thứ tốt đó là do ma tính diễn tả, mỹ thuật của nó ngờ nghệch đến tức cười. Nếu chư vị không theo họ nhập vào ma tính đó, thì chư vị không nhìn thấy được những thứ tốt mà họ nói là gì. Trên thực tế những thứ đó tất cả đều là rác rến làm hại con người.

Tất nhiên, có nhiều người cứ trôi theo xu hướng và đồng ý. Đa số đại quần chúng không hiểu những thứ của "Tân Thời" đó. Nếu chư vị nói rằng tất cả là rác rến, những người mà sáng tác ra những thừ đó lại cho rằng càng giống rác thì càng tốt. Tất cả chư vị cũng có nghe về một họa sĩ tại Trung Quốc ăn thịt của trẻ em mà đã chết - chẳng phải là chúng ta đã nghe báo cáo trước đây sao? Đây là đeo đuổi ma tính mà kết quả đưa đến điểm này. Nếu tất cả những thứ này mà tiếp diễn thêm nữa thì chẳng phải là kinh hoàng sao? Nếu mỹ thuật của loài người tiếp tục như thế này, chư vị cứ tưởng tượng là nó sẽ trở thành gì trong tương lai.

Kế tiếp tôi sẽ giảng một chút về mỹ thuật loài người nên miêu tả cái gì. Mục đích của mỹ thuật là miêu tả con người, hay miêu tả phong cảnh, hay miêu tả chư Thần? Hay miêu tả ma? Chư vị phải biết rằng mỹ thuật chân chính của loài người trước hết là đã xuất hiện trong các chùa thờ Thần. Một mục đích nữa mà chư Thần truyền khía cạnh văn hóa này cho con người chính là để cho nhân loại nhìn thấy sự vĩ đại của chư Thần, tin vào thiện, và biết rằng hành ác bị hậu quả - kẻ hành ác sẽ bị quả báo, người tốt được ban phúc lành, và người tu luyện sẽ lên Thiên Đàng. Mỹ thuật Tây Phương đều bắt đầu xuất hiện từ trong nhà thờ. Các tượng ở Đông Phương vào thời mới bắt đầu hầu như tất cả đều là Thần, các bức tranh cổ xưa nhất và sớm nhất mà được truyền xuống ở Trung Quốc tất cả đều là của Thần. Nhân loại hội họa Thần có giới hạn không? Không, không có. Vũ vụ bao la và tất cả những gì trong vũ trụ to lớn này.... khi con người thật sự tin tưởng Thần và chân chính miêu tả Thần, Thần sẽ thể hiện cho con người thấy những điều đó. Nó hoàn hảo nhất, thiêng liêng nhất, cũng là những điều mà loài người mong ước và cũng chính là một nơi yên nghỉ kỳ diệu nhất; cho nên sáng tác miêu tả là bao la.

Chư vị biết, khi con người vẽ Thần, thì họ phải dùng con người làm mẫu. Cái đó thì không có vấn đề, là vì nhân loại là do Thần tạo ra từ hình tượng của chính mình. Cho nên lấy con người làm mẫu để trau dồi kỹ năng cơ bản thì không có vấn đề gì. Không phải là con người không được vẽ con người - cứ vẽ không sao - là vì dù sao con người cũng là trọng tâm của thế giới này. Vẽ phong cảnh cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, mục tiêu mỹ thuật của loài người phải là Thần. Tại sao tôi nói điều đó? Mọi người hãy suy nghĩ, con người có nghiệp - là đệ tử Đại Pháp tất cả chư vị đều biết điều này - và tất cả những gì con người vạch hay vẽ đều có yếu tố của người họa sĩ trong đó. Trong tác phẩm của một họa sĩ, tất cả những gì về cá nhân của người họa sĩ và về người mà được miêu tả, là dính ở trong bức họa. Khi một người thường chỉ vẽ một chấm, tôi biết người này là người thế nào rồi, bệnh gì họ có, bao nhiêu nghiệp họ có, trạng thái tâm của họ, tình cảnh gia đình của họ ra sao v..v. Tất cả tư tưởng mà tiêu đề của bức họa có và tất cả các yếu tố liên hệ với thân thể của họ hoàn toàn thể hiện ra, luôn cả bao nhiêu nghiệp mà họ có. Mỗi khi ai treo một bức họa của người họa sĩ đó trong nhà, nghiệp của người học sĩ phát ra từ trong bức họa. Cho nên, khi một cá nhân treo những thứ như thế trong nhà của mình, thì cá nhân đó có lợi hay có hại? Nghiệp phát ra và lan tràn ra, nó dính vào người đó và nó sẽ liên tục phát ra nghiệp trong nhà của người mà treo bức họa ở đó. Con người không thấy được mối quan hệ qua lại giữa các vật thể, tuy nhiên thật ra thì họ sẽ cảm thấy bệnh.

Nếu con người tô vẽ Thần - mọi người hãy suy nghĩ, Thần là huy hoàng, vĩ đại, và Thần phát ra năng lượng nhân từ rộng lượng mang lợi ích cho con người - người mà vẽ các bức họa hay điêu khắc các tượng được lợi ích trong tiến trình sáng tác tác phẩm đó, đồng thời người họa sĩ sẽ đạt được chính niệm trong khi sáng tác các tác phẩm của Thần, cho nên Thần sẽ giúp tăng cường chính niệm của họ, và giúp loại bỏ nghiệp trên thân của người họa sĩ và loại bỏ nghiệp tư tưởng của họ. Sau đó khi người khác xem tác phẩm mỹ thuật này thì sẽ được lợi ích, trở thành khoáng đại, có tư tưởng tốt trong tâm, và nhân cách cao thượng hơn. Và khi Thần nhìn thấy nhân loại có chính niệm, Thần sẽ độ cho nhân loại không bị nguy hiểm hay tai họa. Thế thì con đường nào là lợi ích cho loài người? Tôi thích nhìn các tác phẩm truyền thống và chân chính, các bức họa trên tường có hình tượng của Thần và các điêu khắc hình tượng của Thần. Sau khi tôi nhìn, tôi luôn cảm thấy rằng loài người vẫn còn hy vọng để quay trở về, là vì các tác phẩm đó miêu tả sự vĩ đại của Thần và chư Thần hiện diện bên trong các điêu khắc đó ở bên kia thật sự đang ban phước lành cho con người. Cho nên căn cứ vào các sự kiện này, chẳng phải mỹ thuật của loài người nên miêu tả Thần hay sao?

Tất nhiên, mỹ thuật của xã hội tân thời không những chỉ giới hạn trong các bức họa và điêu khắc - còn có thủ công, quảng cáo, thời trang, hí trường, truyền hình và các phim ảnh, các sáng tác khác nữa v..v. Có một số nghành nghề liên quan với mỹ thuật là thừa thãi. Tuy nhiên không kể là nghề nào, nếu người họa sĩ tự mình thiếp lập một nền tảng chân chính, thì sáng tác gì cũng có truyền ngấm yếu tố chân chính trong đó, tất cả sẽ là tuyệt vời, tốt và mang lợi ích cho người xem. Nhất định là như thế. Nói chung, đây là điều tôi thấy trong mỹ thuật của loài người.

Mỹ thuật Đông Phương và Tây Phương mà tôi vừa giảng qua là bao gồm điêu khắc trong đó. Nói về điêu khắc, để tôi nói một chút về nguồn gốc thật sự của điêu khắc Đông Phương và tiến trình của nó qua lịch sử, và tôi sẽ giảng về tình huống trong nền văn minh lần này. Trước khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, kiểu của nhiều điêu khắc là liên kết với văn hóa của chu kỳ trước đây (tức là trước Đại Hồng Thủy), cho nên cách thức mỹ thuật của họ hoàn toàn khác với thời mà sau khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc (China Proper). Nói nghiêm trọng hơn, điêu khắc của Đông Phương mà đại biểu nền văn minh nhân loại lần này phải là miêu tả hình tượng của chư Phật của Phật Giáo, Bồ Tát và Thần. Cách điêu khắc loạI mà trong giai đoạn khởi đầu đã được truyền qua Ấn Độ, và cách điêu khắc của Ấn Độ cũng là do thời kỳ mà con người tin Phật trước thời kỳ Phật Giáo Ấn Độ truyền lại, và chư Phật mà con người trước thời Ấn Độ tin Phật từ Hy Lạp cổ xưa ở Âu Châu truyền sang Ấn Độ. Đó là vì thời trước đó nữa, nhiều người Âu Châu tin Phật, tất nhiên không phải ai cũng tin Phật, có người tin các Thần khác. Sau khi đã được truyền sang Ấn Độ, tượng Phật và cách thức điêu khắc cũng được truyền sang Ấn Độ, đó là tại sao cách điêu khắc tượng Phật của Trung Quốc trong thời lúc khởi đầu căn bản là theo của Hy Lạp cổ xưa. Chư vị có thể thấy nhiều tượng Phật của giai đoạn đầu thì hốc mắc xâu, có dạng xương trên chân mài và cấu trúc gương mặt rất giống người Tây Phương. Có mủi thẳng và hình tượng thẳng tính và chính trực. Nguyên nhân là vì Hy Lạp cổ xưa đã truyền văn hóa Phật Giáo thời sơ khởi sang Ấn Độ, sau đó từ Ấn Độ lại truyền sang Trung Quốc. Tuy nhiên, vì các sáng tác điêu khắc có các yếu tố của người họa sĩ điêu khắc, sau khi truyền vào Trung Quốc, hình tượng Phật có một chút giống người Hoa. Truyền vào theo thời gian lâu dài, dần dần nó mất đi yếu tố của thời sơ khởi khi văn hóa Hy Lạp cổ xưa được truyền vào Trung Quốc, và dần dần nó tiến hóa có tính chất Trung Quốc địa phương. Đây là nói về văn hóa trên bề mặt của nhân loại. Có các nguyên nhân khác liên hệ nữa. Sau khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc (China Proper), nhiều phó nguyên thần của nhiều người tu thật sự đã tu luyện thành Phật và Bồ Tát. Tuy nhiên lúc đó thì không có hệ thống cách thức huấn luyện tại Trung Quốc, và các tượng thì do các thợ xây đá và Đạo sĩ điêu khắc, khi so sánh với điêu khắc của Tây Phương thì không chuyên nghiệp - phần đông là họ không tìm ra tỉ lệ cân xứng trong kết cấu của cơ thể. Cho nên khi nói về nhiều tượng bên Trung Quốc, nó không có đặc tính của một trường mỹ thuật nào, mà chỉ là sáng tác của các kỹ thuật không chuyên nghiệp.

Vừa qua tôi đã tổng quát và giản dị diễn giải tiến trình của mỹ thuật cơ bản của nhân loại, mỹ thuật của quá khứ thông thường là miêu tả Thần, và Thần truyền những điều này cho nhân loại để bảo họ rằng: Thần bảo hộ loài người và khi con người làm việc thiện thì sẽ được hưởng phúc lành.

Thường thường tác phẩm của một họa sĩ là có chủ đề và mục tiêu mà họ muốn diễn tả hay miêu tả. Tức là, khi chư vị hoạch định để vẽ một bức họa hay thiết lập bố trí cho một bức họa, chư vị muốn diễn tả hay miêu tả hay là ý nghĩa chư vị muốn truyền đạt, tất cả đều đã được phối hợp vào trong đó. Nói khác đi, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện riêng của nó. Tuy nhiên nó có một vấn đề khác mữa khi con người hiện đại quan sát mỹ thuật truyền thống Tây Phương, nhất là mỹ thuật từ Thời Phục Hưng: họ chỉ quan sát cách thức hội họa và đường lối - và đến cả những gì mà duy nhất chỉ những người biết về kỹ thuật căn bản hiểu. Rất ít người biết các bức họa đó diễn tả gì. Cho nên khi tôi quan sát các bức hoa và điêu khắc, các học viên cùng đi với tôi hỏi tôi "Thưa bức họa này diễn tả gì?" thì tôi diễn giải cho họ. Tất nhiên, các chư vị đều có liên hệ đến mỹ thuật và biết rất nhiều, tuy nhiên tại sao chúng ta không cùng nhau khảo sát đề tài này. Lấy một vài bức họa ở đây và tôi sẽ giảng là nó diễn tả cái gì và tại sao họ diễn tả theo cách đó

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #adadw