muphuthuy
Đọc lướt xong bức thư sau cùng, tôi lơ đãng bóc một bức thư mà người thư ký của tôi để nguyên chưa mở. Có lẽ cô ấy nghĩ đây là thư riêng nên để nguyên niêm. Không biết đầu óc để ở đâu, tôi quên không coi địa chỉ người gởi, vì thế nội dung bức thư làm tôi giật mình.
"Vì chúng tôi không tìm thấy người bà con nào, trong khi dường như ông là người liên lạc thư từ và là khách thăm duy nhất của bà ấy nên chúng tôi xin báo cho ông biết là bà Miriam Winters đã qua đời. Bà ấy chết thanh thản trong giấc ngủ vào ngày 25 vừa qua". Ánh nắng đang chiếu qua mành cửa sổ văn phòng tôi bỗng trở nên lạnh lẽo. Tôi đang đứng khi mở bức thư, bây giờ, tôi đã ngồi xuống, xoay cái ghế bọc da một vòng, nhìn đăm đăm ra cửa sổ. Thế là, sau cùng, bà ấy đã chết. "Khách thăm duy nhất". Lạy Chúa, không hẳn thế ! Lần sau cùng gặp bà ấy là khi nào nhỉ? Năm năm? Sáu năm? Tôi nhớ có nhận được một thiệp mừng Giáng sinh và bà ấy cứ nhắc đi nhắc lại là tôi phải viết thư cho bà ấy. Bà ấy cô đơn, cô đơn ghê gớm vào những năm cuối cùng trong đời, ắt hẳn thế. Lòng tôi bỗng tràn ngập một nỗi ân hận, thứ cảm giác mà bạn thấy khi một người đã chết mà chưa thu xếp xong những việc còn dang dở.
Tôi chỉ là một thằng nhóc mười sáu tuổi khi họ thả ông Winters và vì thế, tôi có trách nhiệm về việc giải cứu ông ta. Tôi đi lăng quăng mùa thu năm đó, vênh váo như một anh hùng đáng nguyền rủa. Tôi không ý thức được sự lố bịch của mình cho đến sau này. Tôi không trở lại Wilton Falls nhiều năm qua và tôi không biết họ có còn kể cho con cháu họ nghe chuyện xảy ra mùa thu năm ấy hay không. Tôi không biết họ vẫn cứ kể lại câu chuyện theo cách đó - tạo ra một huyền thoại Miriam - mụ phù thủy? Vâng, họ lầm. Bà ấy không phải là phù thủy. Tôi đã được nghe bà ấy kể lại hết.
Xoay cái ghế bọc lại bàn giấy, tôi nhìn bức thư một lần nữa. Thật kỳ lạ ! Nhưng có thể tôi là người còn sống duy nhất đã nghe tất cả câu chuyện kể lại bởi chính bà ấy. Chắc chắn báo chí không cho bà ấy có cái quyền đó. Chắc chắn báo chí không bao giờ cho bà ấy có được dịp kể lại tất cả sự việc. Họ quá mê mải viết những bài giật gân về sự khủng khiếp bà ấy đã gây ra.
Quả thật, đó là một chuyện khủng khiếp.
Tôi không bao giờ chối bỏ điều đó. Tôi cũng không tha thứ việc bà ấy đã làm. Nhưng định mệnh đã đưa vào tay tôi trọn vẹn tấn bi kịch mà không ai có được. Vì thế, tôi luôn luôn nghĩ khác về Miriam Winters.
Miriam ngừng lại để lau mồ hôi trên trán nàng. Chỉ còn hai cái áo sơ mi chưa ủi. Harry sẽ về nhà tối nay và hắn sẽ hỏi chúng trước tiên. Hắn ta có rất nhiều áo sơ mi đủ để thay trong một tháng xa nhà trong khi ở nhà hắn cũng còn ngần ấy áo cho Miriam giặt ủi. Một người bán hàng phải ăn mặc chải chuốt, Harry luôn nói thế. Mà hình như hắn thay áo nhiều hơn cần thiết. Sau lần sai lầm ngớ ngẩn đầu tiên, nàng không bao giờ nhắc lại chuyện đó khi thấy vết son môi, vết phấn vấy bẩn trên áo hắn.
Nàng nhìn đồng hồ phía trên lavabo một cách sợ hãi. Tại sao nàng phải để đến giờ chót ? ồ, vì tháng này nhiều chuyện quá. Bobby ốm rồi đến lượt nàng, nàng bị chứng nhức đầu ghê gớm hành hạ liên miên. Từ khi Harry đánh nàng té vào lò bếp thì nàng bị chứng nhức đầu đó và một thứ cảm giác kỳ lạ chiếm ngự trí não nàng luôn luôn. Nàng đặt bàn ủi xuống, lấy tay day day trán. Nàng không sợ nhức đầu lắm nhưng cái cảm giác kỳ cục kia ... nàng tự hỏi không biết có phải mình bị mất trí nhớ từng lúc hay không. Nàng mong rằng chuyện đó không có. Bobby tuy còn bé nhưng đã có thể tự lo cho mình ăn uống, tắm rửa ... nhưng nó sẽ làm gì được một khi mẹ nó bị mất trí nhớ một ngày nào đó ?
May thay, nàng vừa ủi xong cái áo cuối cùng thì xe hơi của Harry lái vào bãi cỏ sau nhà. Hắn tông cửa bước vào. Hắn lớn hơn Miriam hai mươi tuổi, to con.Hắn đặt túi hành lý xuống đất không đáp lại lời chào "... Hello!" run rẩy của Miriam. Hắn quay ra rồi trở vào với hai túi giấy mà hắn cẩn thận đặt trên bàn làm bếp. Tim Miriam chùng xuống. Thế có nghĩa là hắn không vui rồi. Nàng luôn luôn biết điều đó bởi những chai rượu hắn đem về để uống trong vài ngày nghỉ ngắn ngủi ở nhà trước khi lên đường.
- Em chuẩn bị bữa ăn cho anh rồi đấy!
Vừa nói, Miriam vừa chỉ vào bếp.
Đang lúi húi mở những nắp chai rượu, Harry dừng lại liếc nhìn nàng rồi lại cắm cúi vào những chai rượu.
- áo của tôi xong chưa ? - Vâng ... xong cả rồi ... tất cả. Anh ngồi vào bàn đi, em dọn cho anh ăn. Hắn lầm bầm trong miệng rồi ngồi vào bàn.
Hai giờ sau, hắn đã say mèm.
Hắn không cho nàng đi ngủ.
Tuy nàng tránh được những cái vồ của hắn trong cơn say bí tỉ nhưng sau cùng hắn cũng dồn được nàng vào góc nhà. Hơi thở hắn nồng nặc mùi rượu. Bàn tay hắn lần mò trên thân thể nàng khiến nàng buồn nôn.
- Đừng ... đừng ... Harry ...
Giọng nàng vô tình cất cao trong hơi thở gấp. Có những bàn tay khác chụp lấy tay nàng. Đó là Bobby. Giật mình vì tiếng kêu của nàng, nó vừa khóc vừa chạy vào bếp.
- Mẹ ơi ! Mẹ ơi !
Nó la lên, cố kéo nàng thoát khỏi tay gã đàn ông đang say. Miriam nuốt nước mắt, cố gắng nói bằng giọng ôn hòa :
- Con phải trở lại phòng và ngủ đi, Bobby ... nào ... để mẹ đưa con đi ngủ ... Nhưng Harry ôm chặt nàng :
- Cô không được đi đâu cả ... dẹp cái trò làm mẹ bẩn thỉu đó đi một lát đã ... khi một người đàn ông đi xa về thì hắn cần giải trí ... giải trí kiểu vợ chồng ...
Hắn quay sang đứa bé. Nó vẫn bám chặt mẹ nó.
- Cút ngay ! Đồ khốn nạn ! Đi ngủ !
Nhưng thằng bé khốn khổ không nghe hắn.
Nhanh như chớp, hắn vung bàn tay hộ pháp.
Thân hình thằng bé hình như bay trong không khí. Đúng, nó bay trong không khí trước khi nằm một đống dưới lavabo. Một vết tét ngay trên trán thằng bé, máu xịt ra có vòi rồi tuôn xối xả thành dòng đầy mặt nó. Miệng nó mấp máy nhưng không phát ra tiếng nào.
Ngay cả Harry cũng bàng hoàng trước cảnh tượng đó. Hắn không ngăn cản Miriam khi nàng vùng khỏi tay hắn cùng với tiếng thét hãi hùng. Thằng bé vẫn thở. Tiếng khóc thảm thiết của nó hòa lẫn tiếng khóc đau lòng của mẹ nó. Nàng ôm nó vào lòng, dỗ dành. Nàng thấm mặt nó bằng một cái khăn ướt. Chẳng hi vọng gì ở sự giúp đỡ bên ngoài vào lúc nguy cấp này vì nhà không có điện thoại mà Harry thì quá say không thể lái xe được. Căn nhà lại ở một nơi biệt lập, nằm ngay rìa một cánh đồng cỏ. Bên kia cánh đồng cỏ là một khu rừng nhỏ. Người láng giềng gần nhất thì ở cách đây hai cây số.
Sau cùng, tạ ơn Trời, dòng máu yếu dần rồi ngừng hẳn. Miriam nhẹ nhàng lau sạch máu trên mặt con trai nàng. Vết tét khá dài và nàng kinh hoảng khi thấy vết đứt gần sát bên một con mắt. Sáng mai nàng sẽ mời bác sĩ, còn bây giờ thì cho nó đi ngủ có lẽ là giải pháp hay nhất. Nàng bế thằng bé lên, đi ngang qua Harry. Hắn đã ngồi lại bàn, uống tiếp. Nàng băng cho nó vụng về rồi đặt thằng bé vẫn còn thút thít khóc lên giường. Nó không cho nàng đi nên nàng ngồi lại với nó cho đến khi tiếng nức nở lịm dần và thằng bé mau chóng rơi vào giấc ngủ say.
Nàng nhẹ nhàng trở lại nhà bếp. Đầu hắn gối trên hai cánh tay khoanh lại đặt trên bàn. Miriam lay hắn, hắn không nhúc nhích. Nàng đến bên bàn để dao, mở ngăn kéo, chọn một con dao lớn nhất, sắc nhất. Đóng ngăn kéo lại, nàng đến cạnh chồng. Giơ cao con dao, cân nhắc, đắn đo ... đâm hay chém ?
Cách nào hay nhất đây ?
Thật kỳ lạ ! Vận mạng nàng trên cõi đời này cho đến giờ phút này là của người đàn ông đang gục trên bàn. Nàng đã lầm lỡ với hắn. Nàng ghét hắn nhưng không biết làm thế nào để thoát khỏi tay hắn. Đó là nguyên nhân của một cái gì đó lạ lùng thình lình xui khiến nàng cho nàng biết nên làm cái gì. Nàng không kinh ngạc chút nào về sự quả quyết của mình, nàng cũng không muốn hỏi ý kiến ai. Harry phải chết, vậy thôi. Nàng biết chắc thế.
Cái gì trong tay nàng vậy ?
Một đoạn văn lạ lùng từ thuở thơ ấu ở trường học "Bạn đừng giết người nhé!" Phải chăng đó là sự nhận thức về cái khó là làm thế nào để thủ tiêu xác chết ? Có lẽ. Nhưng đúng hơn, có thể đó là ý nghĩ thình lình xẹt qua trong trí nàng, ý nghĩ rằng chính nàng đứng trước vành móng ngựa và Bobby cô đơn. Những kẻ sát nhân luôn luôn bị bắt mà ! Nàng chẳng có kế hoạch gì để che giấu "tội ác" của nàng. Nàng cũng chẳng có chút hi vọng nào là nàng sẽ qua mặt được nhà chức trách, nếu nàng giết người. Nàng không có được sự khôn ngoan đó, vậy thôi.
Chậm chạp, nàng hạ con dao xuống.
Có lẽ nàng không thể giết Harry, nhưng hắn phải bị kềm chế bằng cách nào đó chứ. Những gì vừa xảy ra tối nay ... Miriam rùng mình khi nhớ lại khuôn mặt máu me của con. Không, con thú man rợ phải bị giết hay nhốt lại ...
Nhốt lại ? Nàng suy nghĩ trong một thoáng. Phải rồi. Đó là câu trả lời. Căn nhà có những khoảnh đất rộng có hàng rào Harry đã mua gần một năm nay của những người chăn nuôi. Thật sự, họ là những người nuôi chó. Trong hầm ngầm dưới lòng đất họ đã xây một khoảng để tránh những cơn lốc mạnh. Chỗ đó hình vuông, mỗi cạnh gần ba mét, có rào chắn phía trên. Cái "chuồng" này cũng dùng cho việc sinh sản của những con chó cái. Harry mà ở trong cái "chuồng" đó thì hắn không bao giờ có thể hành hạ mẹ con nàng nữa.
Nàng nhìn đăm đăm Harry. Có lẽ nàng sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nghĩ rằng nàng có thể kéo được thân xác nặng nề của hắn ra khỏi nhà bếp này, xuống hầm, đưa vào chuồng. Nhưng giờ đây, nàng chỉ nghĩ rằng nàng phải làm việc đó.
Harry khẽ cựa mình một hai lần trong "cuộc hành trình gian khổ" đó. Tuy thế, hắn không tỉnh lại nổi trong cơn say chết người này của hắn. Khi đưa được người chồng say mèm vào trong cái chuồng đó, người nàng ướt đẫm mồ hôi. Trong chuồng có một tấm ván lát sàn, nên sàn chuồng cao hơn sàn nhà vài phân. Rõ ràng đã có những con chó ở đây. Miriam lên lầu lấy hai cái mền rồi trở xuống ném chúng trên sàn gỗ. Nàng đóng cửa chuồng lại. Có một ổ khóa lớn móc ở then cửa. Nàng bấm ổ khóa. Nàng không có chìa của nó mà cũng chẳng cần vì nàng không định mở nó ra nữa, mãi mãi ...
Vài ngày đầu sẽ là những ngày ồn ào ghê gớm, dĩ nhiên. May mắn là căn nhà quá biệt lập nên tiếng gào thét phẫn nộ của Harry sẽ không ai nghe. Miriam đưa Bobby đến bác sĩ sáng hôm sau. Người bác sĩ kinh ngạc hỏi tại sao nàng không đưa nó đến ngay sau khi vừa xảy ra chuyện. Ông ta còn hỏi tại sao nó bị như thế.
- Nó té, đầu đập vào ống nước dưới lavabo tối qua. Tôi không thể bế nó đi bộ đến đây giữa đêm khuya. Chồng tôi vắng nhà.
Miriam nói dối, tin rằng Bobby sẽ không bác bỏ câu chuyện của nàng. Thằng bé không nói gì. Nó là một đứa bé ngoan ngoãn, điềm tĩnh, có vẻ lớn trước tuổi.
Khi hai người trở về nhà, họ nghe tiếng hét của Harry trong cơn giận cuồng điên. Bobby nép sát vào mẹ nó. Miriam ngồi xuống một cái ghế gần cửa rồi bế nó lên lòng.
- Nghe đây con trai, chẳng có gì phải sợ hãi tiếng hét đó ... nó chỉ là ... Nàng ngưng một chút, một ý nghĩ chợt nảy trong đầu.
- Con có nhớ những chuyện cổ tích mẹ con mình đọc tối hôm kia không ?
- Nhớ ...
- Con có nhớ chàng hoàng tử bị biến thành con ếch không ?
- Nhớ ...
- Tốt, cha con cũng thế. Ông ấy bị biến thành một con gấu, một con gấu to xấu xí. Mẹ cho rằng đó là vì ăn ở ác độc nên bị trừng phạt. Bây giờ ông ấy đang ở dưới hầm nên ông ấy không thể làm hại mẹ con mình nữa.
Mắt Bobby tròn xoe.
Một tiếng thét ghê hồn từ dưới hầm vọng lên ngay lúc đó làm thằng bé run rẩy. Nó lắp bắp.
- Ông ấy ... ông ấy ... không thể ra ... - Không. - Miriam đáp, giọng tin chắc - Chắc chắn không thể ra được, chỉ vài ngày thôi, ông ấy sẽ không la hét nữa.
Nàng đặt thằng bé xuống đất và đứng dậy. Nàng nói : - Này Bobby, con không được kể cho BấT Cứ AI về những chuyện này nghe chưa ? Nếu con kể, họ sẽ thả ông ấy ra đấy.
Mắt thằng bé mở to, chứa đầy sự khủng khiếp. Miriam vuốt lại quần áo, vẻ mãn nguyện. Vậy là thằng bé sẽ không bao giờ kể cho ai.
Ba hôm sau, Miriam mới xuống đó. Hắn đang nằm.
Hắn có vẻ kiệt lực sau ba ngày la hét, đói khát. Thế nhưng vừa trông thấy nàng, hắn chồm lên. Những ngón tay run rẩy bấu lấy tấm lưới sắt chắc chắn của cái chuồng. Miriam dừng lại vài bước trước cái chuồng, đặt xuống đất một cái dĩa, một tô sữa. Nàng lấy một cái chổi gần đấy, đẩy dĩa thức ăn và tô sữa vào trong buồng.
Harry liếm môi : - Tốt, tốt ... thế nào ... chuyện này là thế nào đây ? Nàng không trả lời, tiếp tục đẩy những thứ đó vào chuồng. Giọng Harry vang lên dễ sợ :
- Đồ khốn nạn ! Miriam ! Thả tao ra ! Miriam, mày có nghe tao nói không ? Giọng hắn trở nên lưỡng lự ở những chữ sau cùng.
Thái độ thản nhiên của nàng khiến hắn lo lắng. Có phải đấy là người đàn bà hắn đã từng ngược đãi, vùi dập không ? Có phải đấy là người đàn bà trước đây vẫn ngoan ngoãn phục tùng hắn không ? Hắn thử lần nữa :
- Nghe đây, Miriam ... anh cho phép em được ăn thịt bò đấy ... à, anh quá say lúc đó nhưng em không thể nhốt anh mãi mãi như vậy, phải không ?
Bấy giờ nàng mới trả lời hắn.
Nàng đứng thẳng lên. Đôi mắt xanh biếc của nàng nhìn thẳng vào mắt hắn mà không hề run rẩy.
- Vâng.
Hắn kinh ngạc :
- Cái ... cái gì ?
Nàng lặp lại :
- Vâng, em có thể nhốt anh ở đây mãi mãi. Em có thể và em phải làm thế. Nàng chỉ những thức ăn trên sàn.
- Anh ăn đi, tối mai em sẽ đem cho anh nhiều hơn.
Nàng quay đi, trở lên nhà.
Hắn sững sờ một lúc rồi la lên, không phải là tiếng kêu thét giận dữ cuồng điên nữa.
- Người ta sẽ biết ! Cô không hiểu điều đó sao ? Đồ ngu ! Cô không thể thoát được ! Cô sẽ bị bắt !
Thiếu phụ tiếp tục bước lên những bậc thang như thể không nghe thấy gì. Đến đầu cầu thang, nàng tắt đèn, ngọn đèn duy nhất của căn hầm. Cẩn thận, lặng lẽ, nàng đóng cửa lại.
Mỗi tối nàng đều đem thức ăn cho hắn. ít khi nàng nói trước, mặc cho tiếng hét điên cuồng của hắn, tiếng chửi rủa man dại của hắn vang vọng khắp tầng hầm, nàng không nói một lời nào. Khi mùi hôi thối trong chuồng không chịu nổi nữa thì nàng làm như những người chủ trước vẫn làm. Nàng nối một ống cao su vào vòi của thùng rượu bỏ không gần đó, xịt nước vào sàn chuồng. Nước và những thứ bẩn thỉu trôi ra một cái rãnh nhỏ ngay cửa chuồng, trôi tiếp ra ống dẫn xuống cống. Nàng giữ vệ sinh cho cái chuồng bằng cách thỉnh thoảng rắc bột tẩy thơm. Nhiều lần trong tuần, nàng đẩy vào cho hắn một chậu nước và xà bông để hắn tắm rửa.
Nhiều tuần trôi qua, Harry bớt chửi rủa, đe dọa.
Hắn nghĩ những mẹo khác. Hắn nói với nàng đây chỉ là vấn đề thời gian. Công ty của hắn sẽ biết. Hơn nữa, nàng có thể nhốt hắn như vậy mãi ư ? Làm sao nàng sống ? Nàng kiếm tiền bằng cách nào ? Những câu hỏi của hắn không làm nàng lo lắng. Vậy có nghĩa là nàng đã nghĩ đến những vấn đề ấy rồi.
Thật vậy, Miriam đã điện thoại cho công ty của Harry. Nàng xin lỗi họ là chồng nàng đã nhận được việc khác và mong họ bỏ lỗi vì nghỉ không báo trước. Harry không phải là nhân viên giỏi giang gì cho lắm nên họ chẳng cần. Họ yêu cầu hắn gởi trả cho công ty những mẫu hàng và sổ ghi hàng, họ chúc hắn may mắn. Miriam gởi những thứ đó qua bưu điện. Thế là, cả cái công ty nọ, nơi mà gã đàn ông đang trong chuồng hi vọng là sẽ làm rùm beng về sự biến mất của hắn đã lặng lẽ cho hắn vào quên lãng.
Những tuần lễ sau khi giam Harry trong chuồng là những ngày nhàn hạ của hai mẹ con Miriam. Họ thường đến những khu vườn gần đó để hái dâu rừng. Chưa bao giờ Miriam lại hạnh phúc như thế. Tuổi thơ của nàng là một chuỗi ngày dài của những thống khổ tiếp nối. Cuộc hôn nhân của nàng với Harry mà nàng cho là sự giải thoát chỉ là sự chuyển đổi nàng sang tay một con quái vật mới, ghê gớm hơn cha nàng. Giờ đây, nàng đã tự do, lần đầu tiên trong đời, nàng được hưởng tự do. Giờ đây, chứng nhức đầu lẫn cảm giác kỳ lạ đó đã bớt hành hạ nàng. Vào mùa thu này, Bobby sẽ đi học và nàng sẽ tính chuyện tương lai. Những lời Harry nói về khả năng xoay xở để kiếm sống của nàng, nàng vẫn nhớ. Nhưng hiện giờ, với số tiền đã dành dụm được, nàng chẳng lo lắng gì cho đến mùa thu.
Mùa thu đến, nàng cũng chẳng phải lo lắng gì vì mọi sự tốt đẹp đã chờ đợi nàng. Bà Jenkins, người quản lý thư viện của tỉnh qua đời. Vốn là người yêu sách, nàng xin nhận việc đó. Cũng có vài người xin làm và Miriam tuy là dân mới đến nhưng lại là người duyên dáng, đáng yêu, tính tình trầm lặng, ngăn nắp, có đầu óc khoa học ... Trong đơn xin việc, nàng cho biết bị chồng bỏ, có lẽ vì lý do đó, vì thương hại nàng, họ chọn nàng. Lương của nàng cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng ước muốn của nàng cũng không nhiều : chỉ đủ để nuôi Bobby, nàng và "con gấu" kia. Sự tưởng tượng của nàng bỗng hóa thành sự thật. Vì Harry đã biến dạng gần như gấu. Nhiều lần, khó khăn lắm nàng mới nhận ra sinh vật râu tóc xồm xoàm trong chuồng là chồng nàng. Hắn thật sự là một con gấu cho ăn vào ban đêm, ban ngày bị bỏ mặc ở đó.
Nhưng nếu cứ bỏ mặc hắn như thế trong những tháng mùa đông thì thật không ổn vì hắn đã thay đổi nhiều. Hắn thường nắm những mắt lưới cửa chuồng lắc dữ dội, thường khua những cái dĩa sắt ầm ĩ, thường kêu gào ghê rợn. Một đêm nọ, khi đem đồ ăn xuống cho hắn, nàng thấy hắn đang bám lấy những mắt lưới, run rẩy. Hắn nhìn nàng. Một giọt nước mắt lăn trên má hắn, đọng trên bộ râu gớm ghiếc của hắn. Rồi những giọt nước mắt nối tiếp nhau rơi.
Con gấu đang khóc ! - Miriam ! Miriam !
Nó nức nở. Thật lạ lùng ! Gấu mà biết tên nàng ! Ngay sau đó nàng nhớ đó là Harry trong lốt gấu.
- Miriam ... làm ơn ... làm ơn thả anh ra ... anh đã hiểu anh đối xử không phải với em ... anh hứa anh sẽ ra đi ... không bao giờ làm em buồn nữa ... thả anh ra đi ...
Mắt Miriam long lanh ngấn lệ. Nàng là người đa cảm. Trong nàng dấy lên một niềm thương cảm vô bờ đối với sinh vật trong chuồng. Thật khẽ khàng, nàng đặt những dĩa thức ăn xuống sàn.
- Em xin lỗi.
Nàng nói nhẹ nhàng trước khi trở lên. Đêm đó, nàng không ngủ được.
Nàng thấy cuộc đời nàng, thế giới nàng đang sống mới buồn làm sao ! Nàng thương con gấu khốn khổ đó quá. Phải chi nàng làm được cái gì đó để xoa dịu nó, nhưng làm gì bây giờ ? Rất nhiều lần sau này, nàng đã nghĩ đến điều đó mỗi khi thấy thương xót con gấu, nhưng nàng vẫn không biết làm sao ...
Bobby đã lớn. Nó hiểu mà không cần hỏi, rằng nó không bao giờ được đưa bạn về nhà. Nếu làm thế, chẳng bao lâu bạn bè nó sẽ biết và người trong tỉnh sẽ hiểu rằng người quản lý thư viện duyên dáng kia cùng với đứa con trai đang sống một cuộc sống quái đản, khi đó chẳng ai dám gần gũi nữa.
Chắc chắn sự tin tưởng về câu chuyện người cha hóa gấu sẽ chẳng tồn tại lâu trong đầu Bobby nữa. Phải có một ngày nó tò mò, nó sẽ nhìn vào nắp hầm trên mặt đất ngoài vườn. Khi còn bé, nó có thể bị đánh lừa bởi hình dáng dị hợm đó, cứ nghĩ chắc đó là một con gấu thật.
Ngay cả mẹ nó cũng nghĩ thế mà !
Nhưng khi đã lớn, đã biết nghĩ, nó sẽ hiểu hết. Nó sẽ làm gì ? Báo cảnh sát? Để có lại người cha mà nó chỉ nhớ mơ hồ là một người nhẫn tâm, tàn ác ? Khi đó, mẹ nó sẽ ra sao ? Đi tù ... hay vào nhà thương điên? Không, không! Nó không biết cái gì trong hầm. Không thể và cũng KHÔNG CHịU NổI Sự THậT ...
Thời gian chậm chạp trôi qua với con gấu.
Nhưng năm tháng trôi nhanh đối với mẹ con Bobby rất nhiều. Tiểu học, trung học, ... chiến tranh! Đệ NHị THế CHIếN !
Hitler đã tiến quân qua Tiệp Khắc, Ba Lan ... và Trân Châu Cảng. Bobby đăng lính hải quân. Nó hôn lên khuôn mặt đầm đìa nước mắt của mẹ nó, trấn an nàng. Nó nói chiến tranh sẽ qua mau thôi, cho mẹ nó an lòng. Nhưng mẹ nó không an lòng. Nguồn sống của nàng đang rời bỏ nàng.
Miriam cho con gấu biết chuyện tối hôm đó.
Những năm sau này nàng có thói quen ngồi bên ngoài chuồng, trên một cái ghế đu vào những buổi chiều tối. Những lúc đó Bobby đi chơi bóng rổ hay đi dự sinh hoạt ở trường. Nàng thích nói chuyện với con gấu. Bây giờ nó đã biết rằng không nên nói gì về chuyện tự do của nó nữa. Thay vào đó, nó im lặng nghe nàng kể những chuyện ở thế giới bên ngoài, về những thành tích thể thao của Bobby, những chuyện xảy ra ở thư viện ...
Những ngày ấy thật êm đềm !
Miriam đặt một ngọn đèn ngay cạnh ghế đu để thỉnh thoảng nàng đọc sách cho con gấu nghe. Con gấu có vẻ thích thú. Tối nay, khi nàng cho nó biết Bobby đã đi, hình như nó lộ vẻ buồn rầu. Nó bỗng nói :
- Miriam...
Gịong nó khàn khàn. - Thả ... thả anh ra đi ... cho anh được săn sóc em khi Bobby không còn ở nhà. Nàng nhìn hắn, kinh ngạc. Bao nhiêu thời gian trôi qua rồi mà Nó vẫn không hiểu, vẫn còn mơ tưởng !
Vẻ buồn bã, nàng đứng dậy, tắt đèn và đi lên. Đến đầu cầu thang, nàng đóng cửa nhẹ nhàng nhưng kiên quyết trước lời van xin của nó. Sau thời gian dài như vậy mà nó vẫn không hiểu là người ta không bao giờ để những con thú hoang được thả rông. Chẳng có gì phải lo lắng, âu sầu cho những con cọp, sư tử trong sở thú. Cũng chẳng có gì phải nghĩ ngợi về vẻ hiền lành, thuần hóa của chúng. Chỉ có điều là không được cho chúng tự do.
Không lâu sau đó thì có thư của Bobby. Nàng đọc cho con gấu nghe (Nó đã học được bài học mới sau lần sai phạm đó và biết cách ngoan ngoãn, vâng lời hơn bao giờ).
Và không bao lâu, Bobby được về phép lần đầu. Da rám nắng, khỏe mạnh, cường tráng, trông thật thích mắt. Miriam ước sao con gấu trông thấy nó.
Tận dụng những ngày phép ngắn ngủi, Bobby sửa sang nhà cửa. Chỉ còn một hôm nữa thôi. Nó đứng nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ nhà bếp. Miriam đến cạnh nó và nó nhìn nàng, vẻ mặt đăm chiêu.
- Mẹ à, con thấy bọn nhóc chạy chơi trong vườn nhà mình hôm qua đấy. Hàng rào có lẽ hư hết rồi.
Miriam gật đầu : - ừ, nó cũ quá rồi.
Bobby đứng dậy, nhíu mày : - Con không thích thế, con không muốn tụi nó tới đây phá phách. Để con lên tỉnh mua ít gỗ và dây thép gai ... Nó làm việc suốt ngày hôm đó. Luôn ngày hôm sau, cho đến khi sắp tới giờ lên đường. Mồ hôi đầm đìa nhưng vẻ mặt mãn nguyện.
- Con có gắn những tấm bảng "Cấm vượt qua" ở quanh vườn. Hàng rào giờ thì chắc chắn lắm mẹ ạ. Cứ để tụi nhóc leo qua hàng thép gai đó coi !
Nó đặt tay lên vai mẹ nó : - Mẹ, chẳng bao lâu nữa con sẽ về ...
Nhưng nó không bao giờ trở về. Nàng đang ở thư viện thì điện tín tới. Mọi người đều thương nàng. Nhiều người xin đưa nàng về nhưng nàng từ chối tất cả. Nàng muốn đi bộ một mình trên con đường quen thuộc. Nàng cũng không lộ vẻ gì cho tới khi đến trước chuồng gấu. Lúc đó, nàng mới quỵ xuống sàn xi măng lạnh lẽo. Nàng khóc như mưa, khóc thỏa thuê cho nguôi nỗi đau.
- Bobby chết rồi ... nghe không, gấu ? Bobby ... chết rồi!
Qua hàng rào lưới sắt, những ngón tay móng dài từ lâu không cắt thò ra như muốn đánh nàng. Những giọt nước mắt lăn dài trên bộ râu rậm. Con gấu nhỏ lệ cho nỗi đau mất con hay cho sự thù hận cuộc đời ? Nào ai biết ? Đời sống vẫn tiếp tục trôi.
Nỗi đau nguôi ngoai dần trong lòng Miriam.
Nàng tiếp tục công việc ở thư viện. Có Bobby hay không, nàng vẫn phải nuôi lấy nàng và con gấu. Tiền tử của Bobby nàng để nguyên không đụng đến. Một ngày nào đó, khi không làm việc nữa, nàng sẽ cần đến nó.
Cuộc sống trong căn nhà đó đều đặn trôi qua theo thời khóa biểu không thay đổi. Con gấu đã hoàn toàn đáng tin. Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, Miriam đã dám mở cánh cửa phía trên hầm, tức là cái nắp trên mặt đất ở ngoài vườn, cho con gấu được hưởng khí trời trong lành. Và nàng sung sướng khi thấy nó đứng bật dậy, lại ngay dưới cửa sổ, hít những hơi dài của không khí ngoài bầu trời tự do. Đôi lúc nó với tay nhảy lên nhưng vô ích vì ô cửa khá cao lại còn một tấm lưới sắt chắc chắn như tấm lưới cửa chuồng. Đôi lúc nó nhón chân, cố rướn cổ nhìn ra ngoài nhưng vô vọng. Nàng thường đem cho nó những bó hoa rừng. Nó thích lắm, vùi đầu vào bó hoa hít lấy hít để. Nàng vui thú làm những việc đại loại như thế vì nàng thật sự đã thích nó. Càng ngày, sự tồn tại của nàng trên cõi đời này càng là nguồn an ủi lẫn sự sống còn của nó.
Năm tháng tiếp tục lặng lẽ trôi qua.
Dĩ nhiên, cũng có những lúc khó khăn, chẳng hạn như những lúc con gấu ốm nặng. Thật là một cực hình cho Miriam khi nó kêu gào đòi mời bác sĩ. Rồi nó hiểu rằng chuyện đó không thể có được. Nàng không biết làm gì ngoài việc cầu nguyện. Thế mà lời cầu nguyện của nàng được đáp lại. Con gấu hạ cơn sốt, không rên rỉ nữa, rồi đỡ dần. Lại có những lúc chính nàng ốm. Vào một mùa thu nọ, nàng ngã bệnh trong những ngày phép. Nàng ốm nặng đến nỗi không thể tự đến bác sĩ được. Cũng không có cách nào gọi bác sĩ đến nhà. Mà có gọi cũng không được dù nàng là chủ nhà nhưng lại là người giữ con gấu trong chuồng. Hình như nàng cũng đang bị giam cầm trong một loại ngục tù. Cơn sốt dữ dội hành hạ nàng nhiều ngày. Cái duy nhất giúp nàng không gục ngã là tiếng kêu thống thiết của con gấu. Bỏ mặc cho nó chết thì dễ quá .. nhưng nàng không thể ... con gấu đói ... nó cần có nàng...
Vì thế, nàng gom hết sức lực để sống và để nhìn thấy con gấu vục mặt vào những dĩa thức ăn mà với cố gắng phi thường, nàng đem xuống cho nó. Nàng vui sướng thấy nó ăn ngon lành, đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đáng thương của nàng.
Có lẽ chuyện ghê gớm nhất đã xảy ra là khi chảo mỡ bị bắt lửa trên bếp. Trong cơn sợ hãi điên cuồng, nàng đã dập tắt được ngón lửa. Tay nàng bị bỏng nhiều chỗ. Không phải sự đau đớn làm cho nàng sợ. Điều làm nàng sợ là ngọn lửa lan qua đồ đạc. Con gấu sẽ bị thiêu sống. ý nghĩ đó làm nàng phát ốm. Nàng vắt óc tìm một giải pháp nếu chuyện đó xảy ra thật. Nàng chợt nhớ tới Harry, người chồng cũ của nàng (nàng quên hắn nhiều năm qua) có một khẩu súng lục. Nàng lên lầu, tìm thấy nó trong tủ cũ của Harry. Nàng thấy an tâm. Vật này sẽ đem đến cho con gấu cái chết nhanh chóng, không đau đớn.
Một ngày nọ, lò sưởi bị sụp. Việc sửa chữa nó không trong khả năng của nàng. Thế là cà phê cho con gấu đêm đó được pha thêm thuốc ngủ. Ngày hôm sau, khi nó đang say ngủ vì thuốc, nàng lấy khăn trải giường phủ kín cái chuồng, kê những đồ đạc không dùng sát cửa chuồng rồi gọi thợ xây.
Những người thợ không hề biết chỉ cách đó vài thước có một sinh vật đã từng là người, đang ngủ say.
Nhiều năm nữa trôi qua.
Mùa hè năm đó, tôi chẳng có việc gì, hơn nữa, tôi mới mười sáu tuổi. Cha mẹ tôi chết trong một tai nạn xe hơi cách đó vài tháng. Tôi đi chơi với ông nội tôi ở Wilton Falls. Ông nội tôi là một quan tòa. Ông thường dùng túp lều nhỏ ở đó vài lần vào mùa thu trong những cuộc săn bắn nhưng năm nay ông đi sớm cùng tôi. Có lẽ ông nghĩ rằng thú câu cá và những trò chơi trong rừng sẽ tốt cho tôi, giúp tôi quên đi chuyện bất hạnh.
Tôi ở trong rừng cả ngày hôm đó, chỉ có mình tôi. Khi tôi đi ngang qua khu vườn có hàng rào bao quanh của gia đình Winters, lúc đó đã mục nát. Tôi đạp thử vào dây thép gai. Nó bung ra. Nhanh nhẹn, tôi nhảy qua và rơi vào khu vườn im lìm. Một ngôi nhà cổ kính có vẻ tiêu điều hiện ra trước mặt tôi. Tôi ngạc nhiên. Có ai trong đó không nhỉ ? Có lẽ không vì trông có vẻ hoang phế quá. Tôi đi loanh quanh dò xét và tôi bỗng thấy một cái nắp hầm bằng gỗ đã mục trên bãi cỏ sau nhà. Trong hầm tối thui. Giây lát sau, tôi mới nhận ra có ánh đèn leo lét. Thẳng ngay bên dưới có một cái gì trông giống như cái chuồng. Có cái gì thù lù trong đó.
Một cái bóng ? Không, hình như nó cử động.
Thình lình, tôi thấy một đầu tóc rối bù, một cặp mắt trắng dã, thất thần, ghê rợn mà tôi chưa bao giờ trông thấy. Tim tôi như muốn rớt ra ngoài. Không thể tin được ! Tôi cứng người như thể bị cặp mắt đó giữ chặt.. Cái đầu bờm xờm quay đi và tôi thoát ! Tôi chạy, chạy như điên giữa ánh nắng gắt của buổi trưa hè, trên bãi cỏ của khu vườn ma quái. Nhảy qua những dây thép gai, mặc cho những gai nhọn xé rách áo quần, da thịt. Tôi chạy chậm dần khi gần đến túp lều của ông tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi chẳng còn bé bỏng gì, mười sáu tuổi rồi cơ đấy ! Thế mà chạy như thỏ ... nhưng hình ảnh đôi mắt đó hiện lại trong đầu làm tôi cứ toát mồ hôi.
Ông tôi đang lúi húi bên bếp khi tôi vào.
- Cháu đã về đấy à ... ông đang không biết cháu ở đâu ... sắp ăn rồi... Tôi đứng im, lưng dựa cửa, thở dốc :
- Ông ơi ...
Cố trấn tĩnh, nhưng giọng tôi cứ run. Ông tôi quay lại. Mắt ông loang loáng.
- Chuyện gì vậy cháu ? Sao cháu hoảng hốt vậy ? Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh nhưng không được.
- Ông ơi, ai sống trong ngôi nhà ở bìa rừng kia vậy ? Ông tôi nhíu mày.
- ở bìa rừng ... à ... nhà Winters ... có chuyện gì vậy ? - Cháu vừa ở đó về, cháu thấy ...
- ở đó ? Xung quanh có hàng rào mà ? Cháu không leo rào vào nhà người ta đấy chứ ?
- Nhưng hàng rào thép gai mục nát hết rồi ... cháu không thấy có bảng cấm. - à, có lẽ bị mất rồi ... nhưng ở đây ai cũng biết đó là khu vực của gia đình Winters.
- Nhưng cháu không biết. Cháu nhìn vào cửa một nắp hầm ... có cái gì trong đó giống như cái chuồng ... có một người đàn ông ...
Ông tôi kéo một cái ghế lại bên bàn, ngồi xuống ôn tồn :
- Cháu kể đầu đuôi cho ông nghe nào ... cháu nói cái gì ? Cái chuồng? Một người đàn ông?
Tôi kể lại. Ông tôi có vẻ không tin.
- Cháu thấy thật chứ ? Không tưởng tượng chứ? Ai cũng biết bà Winters sống ở đó một mình. Cuộc đời bà ta thật bi thảm. Chồng bỏ, con trai chết trận. Ông không muốn những tiếng đồn không tốt về bà ta lan khắp nơi do cháu của ông bịa ra, điều đó sẽ xúc phạm ghê gớm đến bà ấy.
- Không, cháu nói thật mà ! Ông đến mà xem ...
Có lẽ lời lẽ thành khẩn của tôi làm ông tôi ngạc nhiên. Ông đứng dậy.
- Được, đi, nhưng ông không thích trò này chút nào. Ông tin chắc cháu chỉ tưởng tượng.
Đêm đó, cả tỉnh Wilton bàng hoàng.
Cảnh sát cưa ổ khóa cho Harry ra ngoài bầu trời tự do. Giờ đây, hắn đã là một ông già mắt kém, chân run. Người nữ quản lý thư viện dịu dàng kia được đưa vào một "nhà bảo vệ", lời yêu cầu duy nhất của nàng là "con gấu" phải được chăm sóc cẩn thận. Khi người ta hứa sẽ trông nom hắn, nàng mới chịu đi. Thật ra, cả hai đều được đưa đến nhà thương điên của tỉnh.
Cả tỉnh ồn ào cho đến hai tuần sau. Báo chí địa phương đăng những hàng tít lớn : "Người chồng bị nhốt trong cũi 30 năm"
Bên dưới hình tôi, họ viết :
"Cậu bé dám nhìn vào ngục tối của mụ phù thủy" Dưới hình của Harry : "Ông lão bị nhốt trong cũi 30 năm" Và dưới hình Miriam : "Mụ phù thủy của tỉnh Wilton Falls. Mụ biến chồng mình thành một con gấu". Đó là chuyện rắc rối cho tôi. Tự nhiên, tôi trở thành một vị anh hùng! Nhưng khi nhìn kỹ những bức ảnh của ông bà Winters, tôi thấy lạ lạ. Cả hai đều có nét mặt như con nít khi bị dẫn đi.
Miriam được đưa vào nhà thương điên của quốc gia. Nhưng xử trí với Harry lại là cả một vấn đề. Những bác sĩ tâm thần chẳng làm gì được. Ông ta không nói năng gì.
Sau cùng, họ kết luận rằng trí não ông ta trở nên đần độn vì những năm tháng dài bị giam trong chuồng. Ông ta hoàn toàn vô hại, có thể được trông nom riêng.
Nhưng thế nào là "trông nom riêng"?
Người ta phản đối việc giam lỏng ông ta ở một nơi vì họ cho rằng những năm còn lại trong đời, ông ta đáng được hưởng "tự do" như ...
Người ta bàn bạc nhiều về việc ấy. Cuối cùng, Harry được trả về nhà cũ. Một nhóm người xung phong được thành lập, thay phiên hàng ngày, từng người đến trông nom ông già, đem thức ăn đến, đem áo quần ông ta đi hiệu giặt ... Nhiệm vụ của họ cũng có cả việc "nhân hóa"ông ta. Nhưng họ thất bại hoàn toàn vì Harry chẳng màng nói chuyện với Bất Cứ ai.
Thế sự tự do của Harry có ý nghĩa gì đối với ông ta trong những ngày cuối cùng của cuộc đời ông ấy ?
Cũng lại tôi khám phá ra lần nữa.
Bất hạnh thay !
Một đêm tháng tám nóng bức, sáu tuần sau khi ông ta được thả về nhà cũ, tôi trở lại nơi đó, quyết định ghé qua nhà để coi ông ta ra sao. Khi tôi đến thì căn nhà tối đen trừ ánh đèn yếu ớt hắt lên từ dưới tầng hầm. Tôi nhớ lại những lời đồn là căn nhà không bị xáo trộn một thứ gì, không một đồ đạc gì được đụng đến. Họ nói ... ngay cả giường ngủ cũng không có ai nằm. Phải chăng sau những năm ấy, Harry chỉ có thể ngủ ngon giấc trong cái chuồng cũ của ông ta? Có phải ông ta trở lại đó hàng đêm?
Rón rén, tôi bò đến bên nắp hầm. Qua ánh sáng yếu ớt, tôi nhận ra cái chuồng. Kế bên cửa chuồng là cái ghế đu mà Miriam vẫn ngồi. Ngay sau đó, tôi nhận ra cái bóng bên cạnh là Harry. Ông ta ngồi trên sàn, cằm gác lên tay ghế. Tôi ngạc nhiên ... có một hình ảnh mơ hồ lãng đãng trong đầu, tôi không nhớ ra, bất chợt nó hiện rõ. Trong phòng ngủ của ông nội tôi có một bức tranh tựa đề "Kẻ than thở của người chăn cừu". Đó là một bức tranh vẽ hình một con chó u sầu ủ ê nằm cạnh quan tài của chủ nó vừa chết, một người chăn cừu. Sự liên tưởng hình ảnh đó với cảnh tượng dưới kia làm đau nhói tim tôi. Tôi không thể nhìn thêm nữa. Nhưng khi tôi sắp đứng dậy thì cái bóng khốn khổ kia cử động. Cái đầu rối bù ngước lên, miệng há ra. Một tiếng gào ma quái, rùng rợn. Tôi đưa tay bịt chặt tai lại. Nhưng tôi vẫn nghe. Nó khóc, khóc lớn hơn. Tiếng khóc xé ruột, đau buốt tim gan, tiếng khóc khao khát, tiếng khóc ước ao của một con gấu đã được thuần hóa đòi lại người chủ dịu hiền của nó.
Tôi bỏ chạy.
Khi thoát khỏi khu vườn ma quái đó, tôi chạy như kẻ mất hồn dưới ánh trăng. Lần này tôi cũng bị rượt đuổi bởi sự khủng khiếp. Nhưng sự khủng khiếp lần này do chính tôi gây ra và tôi biết mình không bao giờ thoát được.
Sáng hôm sau, người ta tìm thấy Harry nằm chết trong chuồng. Họ nói do bệnh tim. Sau đó tôi thường thấy những cơn ác mộng trong giấc ngủ. Có lẽ tôi la hét nhiều, nói nhảm nhiều. Vì thế, một sáng nọ, lúc ăn điểm tâm, ông tôi bảo tôi :
- Theo ông thì cháu không nên có mặc cảm tội lỗi gì về việc ấy. Nó phải như thế thôi.
Tôi gật đầu : - Vâng, cháu hiểu ...
Nhưng tôi vẫn sống như kẻ trong mơ. Ông tôi lo lắng cho tôi hơn. - Đã đến lúc phải xóa tan cái bóng đen trong đầu cháu rồi đấy. Ông sẽ đưa cháu đến thăm bà Miriam.
Tôi đi một cách miễn cưỡng. Nhưng cuộc viếng thăm lại hóa tốt. Bà Miriam vui thích khi có bạn, bà trò chuyện thật vui vẻ. Bà đã biết CON GấU của bà đã chết. Bà nói rằng bà buồn lắm nhưng bà nói thêm như một triết gia là dù sao nó cũng đã quá già. Rồi thật bất ngờ, bà nói nếu Nó còn sống và còn ốm lần nữa, bà sẽ cho nó ngủ mãi mãi.
Ông tôi liếc nhìn tôi đầy ngụ ý. Rõ ràng, tôi chẳng cần thêm chứng cớ gì để biện minh cho việc tôi tố giác bà Miriam là sai về ... mặt nhân đạo. Theo ông tôi thì cuộc viếng thăm đó thật tốt đẹp. Nhưng theo tôi, ở măt khác nó ngược lại hoàn toàn vì bà Miriam là người tử tế, tốt bụng. Bà nói trông thấy tôi, bà nhớ đến con trai bà. Bà mong tôi đến thăm bà thường xuyên. Thật ngạc nhiên, tôi nhận lời sẽ làm vui lòng bà.
Tôi giữ lời hứa.
Phải đó là cách xoa dịu mặc cảm tội lỗi của tôi? Vì tôi đã phá vỡ cuộc sống thích hợp của vợ chồng họ? Tôi không biết, nhưng tôi biết một điều là trong những cuộc trò chuyện với bà ấy, tôi đã HIểU TấT Cả những nguyên nhân dẫn đến sự cầm tù Harry.
Tôi nói với ông tôi : - Bà ấy không hẳn là điên đâu, không hoàn toàn điên, trừ việc CON GấU ... chính Harry đã gây nên chứng điên cho bà ấy ...
Ông tôi nhìn tôi thở dài :
- Vậy là cái bóng đen đó vẫn còn lởn vởn trong đầu cháu !
Miriam được đưa về tỉnh, không phải ở nhà thương điên nữa. Thà vậy đi, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm. Tôi vẫn đến thăm bà ấy nhưng thưa dần. Rồi tôi tốt nghiệp đại học, đi làm, lập gia đình, dọn đi xa.
Những cuộc thăm viếng giờ chỉ còn là những thư từ, những thiệp mừng năm mới và bây giờ ...
Tôi nhìn lại bức thư trong tay.
Vậy là từ đây chẳng còn viết thư cho bà ấy nữa. Chẳng còn ân hận nữa. Miriam đã trả xong món nợ của bà cho xã hội và xã hội đã vừa lòng. Về phần tôi, RIÊNG TÔI, tôi ao ước được sống lại những ngày hè năm đó, được sống lại vào đúng cái lúc tôi nhìn vào cặp mắt của Harry.
Lần này, tôi sẽ nhìn vào cặp mắt gần lòa của ông ấy và sẽ lặng lẽ bỏ đi,{butmau}Lương Sinh người ở Mãn Châu, con nhà thế phiệt, nổi tiếng thông minh đỉnh ngộ từ khi tóc để trái đàọ Lên tám đã giỏi thơ ca, từ phú, ai cũng ngợi khen là bậc thần đồng.
Năm lên mười hai, gặp thời loạn ly, cha mẹ đều bị giặc giết. Sinh sầu thảm mấy tháng liền, mất ăn, mất ngủ, lại thêm căn tạng yếu đuối nên lâm bệnh nặng, thần kinh hốt hoảng, luôn luôn giật mình, nằm mơ thấy toàn là máu lửa, sọ xương. May có người cậu đem về săn sóc đêm ngàỵ Sau nhờ đạo sĩ họ Trình ở núi Hoa Dương dùng biệt dược trị liệu nên được lành bệnh, tâm thái trở lại an tĩnh điều hòạ Khi lên mười lăm, Sinh được người cậu gởi đến Lã Công, một quan thủ hiệu bãi chức từ lâu ở nhà mở trường dạy võ. Sinh học rất chóng, nửa năm đã làu thông cả mười hai môn võ bí truyền của nhà họ Lã. Lã Công quý mến, một hôm lấy thanh bảo kiếm của mấy mươi đời họ Lã lập công trao cho Sinh luyện tập. Giữa buổi Sinh đang múa kiếm, bỗng dừng phắt lại, đưa kiếm lên ngửi rồi cau mày, kêu lên:
- Máu người tanh quá!
Ðoạn đem thanh kiếm nộp trả, cáo từ mà về.
Ðến nhà, lạy cậu thưa lên:
- Võ nghệ không phải là con đường cháu nên theọ Máu người chảy trong cơ thể quý vô cùng nhưng dính ra ngoài lại quá hôi tanh. Kẻ cầm lưỡi dao trọn đời sao cho khỏi đổ máu người! Ðiều tàn nhẫn ấy cháu không làm được.
Người cậu giận lắm, bảo rằng:
- Mày thực cạn nghĩ, phụ cả lòng ta trông đợi lâu naỵ Ðành rằng máu người là quý, nhưng để máu ấy chảy trong đầu bọn ác nhân thì càng có hại cho người, lại càng có tội!
Lương Sinh cúi thưa:
- Ai cũng cho mình là phải, lấy đâu để nói tốt xấu rõ ràng? Làm thiện một cách hăm hở mà không ngờ rằng đấy là điều ác, lại càng có tội vì đã lừa mình, lừa ngườị Trộm nghĩ binh đao là điều dứt khoát, cháu chưa dứt khoát trong người, tự thấy không dám theo đuổị
Cậu nói:
- Hoài nghi như thế, e rồi không khéo mày tự mâu thuẫn với màỵ Không phân biệt được giả, chân, thiện, ác, làm sao có thể tự tin mà sống trên đời! Xã hội chưa đâu có thể gọi là chốn thiên đường, bên cạnh nhà trường còn có nhà ngục, bên cạnh ngòi bút còn có lưỡi dao, không thể chỉ lấy một chiều, chỉ yêu một cạnh. Vị tất nhà trường đã không tội lỗi, ngòi bút đã không oan khiên! Ta không có con, từ lâu kỳ vọng nơi mày, nhân thời tao loạn, những mong cho mày múa gươm trận địa hơn là múa bút rừng văn. Bây giờ, thế thôi là hết. Từ nay tùy mày định lấy đời mày, ta không nói nữạ
Từ đấy, Lương Sinh sẵn có nếp nhà giàu đủ, chuyên nghề thơ văn, tiêu dao ngâm vịnh tháng ngàỵ Lời thơ càng gấm, ý thơ càng hoa, tiếng đồn lan xa, lan rộng như sóng trên biển chiều nổi gió. Quan lệnh trấn mới đổi đến địa phương vốn người hâm mộ văn chương, cho vời Sinh đến. Thấy Sinh tướng mạo khôi ngô, lòng cảm mến, tiếp đãi hết sức trọng hậụ Sau đó, quan lệnh mượn những thi tuyển của Sinh trong một tháng trường. Khi quan giao trả, Sinh thấy có những bài thơ hay họa lại những bài đắc ý nhất của mình dưới ký tên Tuyết Hồng, con gái của viên quan. Sinh vui mừng nghĩ rằng gặp được người hợp ý. Sau quan lệnh ngỏ lời kén Sinh làm giai tế. Sinh sung sướng nhận lờị
Sau lễ hôn phối, Sinh mới ngỡ ngàng biết rằng Tuyết Hồng không đẹp, cũng không biết làm thơ. Càng ngày Sinh càng chán nản khôn khuây, ảo tưởng vỡ tan, tưởng như tuyệt vọng tình đờị Thiếu thốn hình ảnh giai nhân, cuộc sống tự nhiên cằn cỗị Nhân tết nguyên đán, Tuyết Hồng về thăm song thân, Sinh bèn thừa dịp, noi gương Tử Trường ngày xưa phiếm du xuân thủỵ
Sinh chọn đường ven theo suối đẹp, đi mãi đã mười ngày, tiền lương muốn cạn, ý thơ chừng đầy, chợt đến một miền tiêu điều, dân cư thưa thớt, Sinh chán nản định quay về, nhưng ruột đói lưỡi khô, bèn đi tìm một tửu quán nghỉ chân. Qua ba dặm đồng trơ trọi vẫn chưa thấy bóng một người để hỏi thăm nơị Bỗng nghe phảng phất tiếng trống, tiếng chuông lẫn tiếng reo cườị Dò theo âm thanh vọng lại, lần bước đến nơi, thấy đám hội trước chùa, bèn vào quán nhỏ gần đấy ăn uống. Chủ quán cho biết, đã mấy năm rồi ở đây mới có một ngày hội lớn, vì quan khâm sai triều đình sắp về địa phương nên quan tổng trấn họ Lý bày ra trò vui để cho dân chúng thỏa thuê ít bữạ Chợt có tiếng hò hét và mọi người sợ hãi dạt ra, từ xa là chiếc kiệu hoa của tiểu thư Lý Duyên Hương, con quan Tổng Ðốc. Người đẹp vừa kiêu hãnh vừa sắc sảo khiến Sinh ngây ngất, nhìn đến quên ly rượu trong tay rơi xuống vỡ toang. Người đẹp quay nhìn thấy, nhoẽn miệng cườị Nụ cười lộng lẫy như hé sáng một trời tình. Sinh lảo đảo đứng lên trả tiền rồi theo chiếc kiệu chen vào chùạ Vào trong thấy Lý tiểu thư thành kính đàm đạo với mấy vị Tăng già rồi lên chánh điện lễ Phật. Sinh đến phòng kế lấy bút và giấy hoa tiên theo phỏng mấy câu:
Tiên hoa gài mộng, vấn vương đền Phật bâng khuâng
Ðông biếc, thoáng cười tiên nữ
Mặt nước hồ in, xao động bốn mùa sóng gió
Bóng đêm hang thẳm, long lanh một vẻ giai nhân.
Rồi bẻ cành hoa kẹp vàọ Khi Lý tiểu thư lễ xong, khoan thai xuống thềm, mọi người sợ hãi bật ra hai bên thì Sinh vội vã đi theọ Ðến lúc nàng vừa lên kiệu, Sinh ném cành hoa lên chỗ nàng ngồị Lính hầu thoáng thấy kêu lên:
- Có người ám hại tiểu thư.
Lập tức mười lưỡi gươm dài vung lên, lính hầu vây lấy Lương Sinh. Những người xem hội thất sắc lùi lại, dồn dập đẩy vào nhau kêu la náo động. Tiểu thư ngồi trên, vén rèm nhìn xuống không nói một lờị Vẻ mặt hết sức kiêu kỳ. Lương Sinh đã toan mở lời khống chế, nhưng lính xông vào trói chàng.
Ðám đông có tiếng thì thàọ
- Anh ta chỉ ném một cành hoa thôi đấỵ
- Bấy nhiêu cũng đủ héo cuộc đời rồị
- Qua dinh Tổng trấn không lấy nón xuống đã là bay đầu, nói chi xúc phạm đến tiểu thơ vàng ngọc!
Về đến nha môn, lính dẫn Lương Sinh nhốt vào trại giam, rồi tâu trình lên Tổng trấn. Lương Sinh nằm rầu rĩ trong bốn bức vách đá, e phải mang nhục phen nàỵ Ðang mơ màng về thế giới bên kia, chợt nghe tiếng người gọi dậy, lập tức được lính dẫn đến công đường. Tổng trấn ngồi giữa, vóc dạng phương phi, hàm én râu hàm, trên tay còn cầm tang vật là mảnh hoa tiên.
Sinh cúi đầu thi lễ, toan tìm lời kêu oan gỡ tội thì quan ra lệnh mở tróị Trước sự kinh ngạc của Sinh, quan bước xuống thềm, dắt Sinh vào trong, kéo ghế bảo ngồi, Sinh từ chối hai ba lần không được. Quan nói:
- Ta thường ước ao gặp được một người tài đức, nay biết người là danh sĩ nên thực hết lòng hâm mộ. Lính hầu sơ xuất phạm điều vô lễ vừa rồi, ta sẽ nghiêm trị. Gác đằng thuận nẽo gió đưa, người hãy cùng ta ở đây hưởng mấy ngày xuân vui câu xướng họa, cho thỏa tình ta khao khát lâu naỵ
Ðoạn truyền đem rượu ngon thịt béo ra thết đãi nồng hậụ Lương Sinh thích thú uống rượu ngâm thơ suốt ngày Tổng trấn có vẻ đặc biệt kính trọng tài năng của Sinh. Ðộ chỉ hôm sau, quan tổ chức cuộc du xuân, đưa Sinh đi xem cảnh trí trong miền. Nơi nào quan cũng cho thấy kỳ công đại lực của quan tạo lập cho dân: Kia là dòng suối quanh co quan đã khai thông để để dân lấy nước cày cấy, nọ là đồng ruộng bao la trước kia toàn là rừng rậm hoang vu quan đã tốn công khai phá cho dân trồng trọt.
Ngồi trên kiệu cao, Sinh nhìn theo ngón tay quan trỏ phía xa xa, mơ hồ thấy suối thấy đồng nhiều vẽ khác màu miệng không ngừng tán tụng. Hơi men nồng nàn, lòng Sinh chứa chan nhiệt tình đối với những bậc "Dân chi phụ mẫu" mà xưa nay Sinh thường tỏ ý rẻ khinh.
Ðến đâu quan cũng xin Sinh lưu bút để cho khắc vào bia đá, cột đồng. Sinh phóng bút thao thao bất tuyệt. Mực thơm bút quý, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêụ Trước khi giã từ, Sinh còn lưu lại bài tán tổng kết công đức của quan để khắc vào chốn công đường và bài minh, ký để ghi tạc vào mấy cổ hồng chung tại các tháp đền quy mô trong hạt. Quan ân cần tiễn Sinh ra khỏi nha môn, đưa tặng một cỗ ngựa bạch, mấy nén vàng, nhưng Sinh một mực từ chối từ không nhận để giữ vẹn lòng thanh khiết.
Giữa mùa xuân ấy Sinh lâm bệnh nặng, nằm liệt suốt một tháng liền, Tuyết Hồng hết sức săn sóc thuốc thang, nhiều đêm không ngủ. Bệnh cũ như muốn tái phát, thần kinh rạo rực không yên, giấc ngủ chập chờn ác mộng.
Mấy lần chống tay ngồi dậy, nhưng lại bủn rủn nằm xuống, hơi thở nóng ran như lửạ Một sớm đang nằm, nghe tiếng chim hoàng anh hót ngoài vườn vụt tắt, thấy một tia nắng lọt qua khe cửa chợt tàn. Sinh hốt hoảng tưởng chừng mùa xuân bỏ mình mà đi, bèn gượng ngồi lên xô mạnh cửa sổ. Mấy nụ hoa thắm cười duyên trước thềm, lá xanh tươi màu nhựa mớị Sinh gọi đem nghiên bút và tập hoa tiên. Vừa cầm bút lên, Sinh bỗng kinh ngạc. Nghiên mực đỏ tươi sắc máụ Thử chấm bút vào, lăn tròn ngọn bút đưa lên, bỗng thấy nhỏ xuống từng giọt, từng giọt thắm hồng như rỉ chảy từ tim. Khiếp đảm, Sinh ngồi sửng sờ, tâm thần thác loạn. Cố viết đôi chữ lên giấy, nét chữ quánh lại, lợn cợn như vệt huyết khô trên cát. Sinh vội buông bút, tưởng chừng bàn tay cũng thấm máu đầỵ Ðưa lên ngang mũi, mùi tanh khủng khiếp. Quệt tay vào áo, đau nhói trong ngườị Sinh nằm vật xuống mê man bất tỉnh. Sau mấy ngày, Sinh tỉnh dậy, lòng lại khao khát cầm bút. Nhưng nhớ hình ảnh vừa qua, tự nhiên đâm ra e ngại. Sinh cố tập trung thần lực, men đến án thư vừa cầm bút lại thấy lãng vãng sắc máu, không sao có đủ can đảm vạch được nét nàọ Sinh ném bút, hất giấy, vô cùng khiếp sợ, tưởng như xôn xao chung quanh vô số hồn oan đòi mạng. Từ đó Sinh gầy rạc hẳn, liệu không sống thoát.
Người cậu của Sinh từ lâu đã vào trong núi Hoa Dương ở với đạo sĩ họ Trình, một hôm tạt về thăm nhà thấy cháu suy nhược, rất là lo lắng. Sau khi nghe Sinh thuật hết những điều quái dị vừa qua, ông suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên. Lưỡi gươm tuy ác mà trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyển hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao, nhưng chẳng qua vì mờ mịt hư ảo nên không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôị Làm cho thiếu nữ băn khoăn sầu muộn, làm cho thanh niên khinh bạc hoài nghi, gợi cho người ta nghĩ vật dục mà quên nhân ái, kêu cho người ta tiếc tài lợi mà xa đạo nghĩa, hoặc cười trên đạo nghĩa của tha nhân, hát trên bi cảnh của đồng loại, đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô đạỏ Tội ác văn chương xưa nay nếu đem phân tích biết đâu chẳng dồn thành ngàn dãy Thiên Sơn! Thần tạng của cháu kinh động thất thường, nhưng mà bản chất huyền diệu có thể cảm ứng với cõi vô hình, chắc cháu làm điều tổn đức khá nặng nên máu oan mới đuổi theo như vậỵ Hãy xem có lỡ hứng bút đi lệch đường chăng? Soát lại cho mau, soát lại cho mau, chớ để chậm thêm ngày nào!
Lương Sinh nghe xong bồi hồi tấc dạ, trí tuệ xem như minh mẫn hơn nhiều, cơn bệnh do đó lui được khá xạ Sinh đem mấy tập thi tuyển của mình đọc lại từng câu, dò lại từng chữ, thấy toàn là ý bướm tình hoa, phát triển cảm xúc mà xao lãng trí tuệ, tán tụng thiên nhiên mà bỏ mất cảnh đời, trốn tránh thực tại, từ chối tương lai, nhưng nghĩ kỹ vẫn chưa dò được lối máu từ đâụ Bỗng sực nhớ đến những lời phóng bút viết cho quan Tổng trấn, không ghi lại trong thi tuyển, tâm não trở nên bàng hoàng. Ðồng thời bao nhiêu gương mặt hốc hác trong ngày hội chùa lại hiện rõ, mấy cánh đồng trơ trọi, những tiếng thì thầm hai bên kiệu hoa, vẻ người nhớn nhác sợ hãi, những đòn dây trói, mấy dãy nhà giam, lần lượt như sống lại trước mắt. Những cảnh ấy thật trái ngược với những bài tán bài mình đã viết. Mồ hôi toát ra như tắm, Sinh đứng lên được, quyết định trở lại chốn cũ để tìm hiểu sự thật.
Sinh đến chốn cũ vào một buổi chiều nắng vàng thê lương phủ trên cảnh vật tiêu điều xơ xác. Qua khỏi dòng suối cạn, Sinh bước vào một thôn trang vắng vẻ, thưa thớt những mái tranh nghèo, không một bóng người thấp thoáng. Ðến một gò cỏ úa héo chợt thấy một người nông phu ủ rủ trước nấm mộ mới hiu hiu mấy nén hương tàn, Sinh dừng bước, lại gần ngồi một bên, khẽ hỏi:
- Bác khóc thương thân quyến nào vậỷ
Người kia ngước lên không nói, ngắm nhìn lại bụi đường trường bạc thếch trên quần áo của Sinh, dịu đôi mắt xuống:
- Người nằm dưới mồ không phải là bà con quen thuộc của tôị
Sinh nghĩ: "Chẳng lẽ người này cũng là một kẻ thi nhân khóc thương cho kiếp hồng nhan bạc mệnh nào chăng?"
Chưa kịp dò ý, người kia chợt hỏi, ra vẻ hoài nghi:
- Ông từ đâu mà đến đâỷ
- Tôi ở chốn xa, nhân bước đường phiêu lưu ghé tạt qua thôị Buồn thấy miền này có vẻ tiêu điều hơn các nơi khác.
Người nông phu bỗng long lanh đôi mắt như không dằn được tấm lòng dồn nén bật lên những tiếng căn hờn:
- Nói cho muôn ngàn khách qua đường cũng chưa hả được dạ nàỵ Ví dù phải chết ngày nay thân này chẳng tiếc, miễn sao bộc bạch cho được sự thật uất hận từ lâụ Ðã bao năm rồi, sống dưới nanh vuốt của tên Tổng trấn họ Lý độc dữ hơn hùm beo, đồng ruộng gầy khô, dân làng đói rách. Ðầu xuân này có khâm sai đi về, cụ thôn trưởng của chúng tôi, mặc dù già yếu cũng quyết vì dân làm bản trần tình, cản đầu ngựa, níu bánh xe mà tỏ bày sự thật. Thế nhưng khâm sai đi khắp mọi nơi, chỗ nào cũng thấy bia đá cột đồng đầy lời hoa mỹ tán dương công đức Tổng trấn của thằng danh sĩ đốn mạt nào đó nên ném bản trần tình, không xét, bảo rằng: "Muôn ngàn lời nói của lũ dân đen vô học đâu bằng mấy vần từ điệu cao xa của kẻ danh nhọ Danh sĩ bao giờ cũng biết tự trọng. Tổng trấn đã được hạng ấy tôn xưng, hẳn không phải bất tài". Thế đã thôi đâu, khâm sai đi rồị Tổng trấn phái sai nha về tróc nã những người đã đầu đơn tố cáo nó. Bao người phải chết vì nỗi cực hình thảm khốc, vợ góa con côi, một trời nước mắt, ruộng đồng từ đây dành để nuôi loài cỏ dại mà thôi!
Sinh chết điếng cả người, giây lát mới gượng gạo hỏị
- Chẳng hay bác có biết... danh sĩ ấy tên gì không?
Người nông phu trợn trừng cặp mắt, gào lên:
- Làm gì mà biết! Mà biết làm gì? Những hạng hiếu lợi hiếu danh, trốn trong từ chương để tiếp sức cho kẻ ác mà cứ tưởng mình thanh cao, hạng ấy thì đâu chẳng có! Dân làng đây ai cũng nguyền rủa hắn mà hắn nào có biết đâu! Nghĩ thương cho cụ trưởng tôi mấy lần đứng ra chịu nhận tội để cứu bao người mà bọn chúng chẳng chịu tha, cứ việc tàn sát thẳng tay, lôi đi lớp người này rồi đến lớp người khác, nên khi bị dẫn qua đây cụ tự móc họng cho trào máu ra mà chết để khỏi bị đày đọạ Trước khi nhắm mắt cụ còn gượng nói: "Ðược chết trên cánh đồng đã đẫm mồ hôi ta, thế là quý rồị Chôn ta ở đây cho ta gần gũi với các người". Hơi thở gần tàn cụ nói tiếp: "Tội ác là ở lũ vua quan. Tên danh sĩ kia chỉ là cái cớ để chúng vịn vào mà che lấp sự thật. Ðừng oán hờn tên danh sĩ. Ðáng thương cho nó!".
Người nông phu dừng lại nghẹn ngào nói tiếp:
-Nhưng bao nhiêu người khổ ở đây, bao kẻ chết nơi kia, nghĩ còn đáng thương xót gấp trăm ngàn lần!
Ðoạn gục đầu trước mồ khóc thảm thiết.Sinh cũng sụp xuống hòa tiếng khóc theọ
Bóng đêm xóa nhòa, gió lạnh như từ cõi âm thổi về rung động bờ lau bụi cỏ. Sinh có cảm giác như theo cơn gió, oan hồn của người đã khuất hiện về chứng kiến cho những giọt lệ chảy ra từ một tấm lòng hối hận chân thành.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro