Chương X - Quản Trị Kinh Doanh
Ở chương này chúng tôi xin nêu ra những nguyên lí cần học hỏi để trao dồi trực tiếp cho những con em đang học và đã bắt đầu sự nghiệp.
Quản trị kinh doanh.
Chương án 1 - Thông tin sơ lượt.
Quản trị kinh doanh nói cho dễ hiểu là được ghép nghĩa bởi một phương thức (quản trị) và một nghề nghiệp (kinh doanh).
Quản trị: Là những cách thức hay nói dễ hiểu hơn là những thủ đoạn nhằm mục đích đưa một tổ chức với những nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó. Cũng giống như nói về quản trị viên chính là người lập ra những cách thức đó để đem lại lợi nhuận cho tổ chức
Kinh doanh: Là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Quản trị kinh doanh chính là là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Chương án 2 - Hiểu những điểm cốt lõi của chiến lượt kinh doanh.
Chiến lược là từ xuất phát từ quân sự và được sử dụng nhiều trong quân sự, sau này, được dùng rất nhiều trong kinh doanh và đôi khi cả trong cuộc sống đời thường. Hiểu một cách chung chung, chiến lược là tập hợp các ý tưởng, các kế sách và các nguồn lực để giúp con em có lợi thế hơn đối thủ, từ đó giành chiến thắng. Chung chung là vậy, nhưng trong mỗi lĩnh vực nó lại được hiểu rất sâu và theo nhiều quan điểm khác nhau.
Đầu tiên con em hãy xem xét chiến lược trong quân sự. Các tướng lĩnh trong quân đội xem chiến lược là tận dụng các khả năng thuận lợi (nội tại) của quân mình mà phù hợp với tình hình giao tranh để tạo những thuận lợi nhất trên chiến trường (bên ngoài) để từ đó giành chiến thắng.
Trong kinh doanh, các nhà quản trị kinh doanh đã phát triển các định nghĩa chuyên sâu khi xem chiến lược kinh doanh là khả năng xác định những sức mạnh sẵn có của mình phù hợp với điều kiện kinh doanh, sau khi đã xác định, thì áp dụng và duy trì các sức mạnh và lợi thế đó tạo điều kiện khám phá cơ hội và chinh phục thị trường. Đồng thời, cũng xác định các điểm yếu, để có kế hoạch phòng bị hoặc vượt qua những điểm yếu này nhằm ngăn chặn các đe dọa có thể ảnh hưởng đến kinh doanh.
Như vậy, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, từ quân sự đến kinh doanh và cả cuộc sống hằng ngày, chiến lược bản chất là xác định cái mạnh và cái yếu bên trong và so sánh với hoàn cảnh để duy trì, phát triển hoặc phòng bị, vượt qua. Còn tất cả những cách thức, kế hoạch, phương án chỉ là cách tìm kiếm và phát hiện những điểm trên.
Chương án 3 - Những lí do chúng ta thất bại trong việc xử lí vấn đề.
Trong công việc, ranh giới giữa thành công, thất bại, được, mất là rất mong manh. Thành công còn mong manh hơn khi con em điều hành một tổ chức hoặc tập thể nhiều người. Thi thoảng có những vấn đề được xử lý không giống như mong đợi, khi phân tích thấu đáo lý do của những “lạc quẻ” thường sẽ rơi vào một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
a) Không chú ý đến chi tiết:
Là người quản lý, con em hay bỏ qua chi tiết mà chỉ tập trung vào những “đại ý”, do đó, khi xử lý vấn đề con em lại đang xử lý một vấn đề mà chưa có đủ thông tin. Có thể quá trình xử lý là đúng, nhưng lại là đang lạc đề. Theo lý do này, để hạn chế việc ra quyết định sai, con em trước khi giải quyết vấn đề phải nắm thật chắc vấn đề. Con em chỉ có thể giải quyết được thấu đáo khi đã nắm rất chắc về nó.
b) Tất cả đều thống nhất nhưng mỗi người hiểu một hướng:
Sau khi phân tích xong nguyên nhân của vấn đề, ai cũng “gật gù”, nhưng thực chất mỗi người đang hiểu một kiểu và triển khai cũng vậy, hoàn toàn không giống như “mổ xẻ ban đầu”. Cái xảy thường nảy cái ung và để khắc phục điều này cần có sự giải thích chi tiết và lặp đi lặp lại vân đề, thậm chí phải hỏi lại các thành viên: "Các bạn đang hiểu như thế nào?"
c) Phân tích vân đề theo kiểu “một lớp”
Đó là con em chỉ tìm hiểu vấn đề từ nguyên nhân trực tiếp và không để ý đến những nguyên nhân gián tiếp. Do đó, con em thường hời hợt và nghĩ đơn giản khi ra quyết định. Điều này thường dẫn đến việc ta chỉ xử lý được phần ngọn và liên tục xảy ra vấn đề tương tự do cái gốc chưa được xử lý.
Đây là 3 lý do thường khiến con em thất bại trong giải quyết vấn đề. Dù hiểu việc ra quyết định chính xác là rất khó, nhưng đã là nhà quản lý, con em vẫn buộc phải ra quyết định và theo chúng tôi chỉ cần quyết định đúng hơn 50% là đã thành công rồi, vì sẽ chẳng có quyết định nào là 100% chắc chắn cả.
Chương án 4 - Số mệnh của những doanh nhân giống như đời kỹ nữ.
a)Kỹ nữ và doanh nhân đều phải có đầu óc kinh doanh và kiếm tiền:
Nếu doanh nhân có kế họach và chiến thuật để kiếm tiền thì kỹ nữ cũng có kế hoạch và chiến lược kiếm tiền không kém. Và đặc điểm này người đời thường gọi kỹ nữ là “gái làm tiền”.
b) Đều phải biết cách làm “thỏa mãn” khách hàng:
Doanh nhân không thể bán được hàng khi không được lòng khách hàng và kỹ nữ cũng vậy. Khách hàng không thỏa mãn đồng nghĩa với thất bại.
c) Đều cần Thương hiệu và thương hiệu cá nhân.
Một kỹ nữ “có thương hiệu” sẽ giúp kiếm nhiều tiền hơn, và điều này không lạ đối với doanh nhân.
d) Cuộc sống và sinh hoạt không theo quy luật nào cả:
Kỹ nữ do phải chiều khách nên khó có thể điều độ, nhất là phải uống nhiều bia, rượu, tiệc tùng mọi lúc mọi nơi, và con em có thấy nó giống với những doanh nhân không?
e) Đều phải giả bộ tươi cười dù lòng có chuyện không vui:
Dù gặp chuyện gì thì không thể để bộ mặt “đưa đám” khi gặp và phục vụ khách hàng. Con em có bao giờ thấy cô kỹ nữ chuyên nghiệp với một người bán hàng giỏi “buồn” trước mặt không?
f) Phối hợp với các đối tác và chuỗi cung ứng để tối đa hóa lợi nhuận:
Kỹ nữ phối hợp với các hộp đêm để tìm mọi cách kiếm được nhiều tiền nhất thông qua sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng dịch vụ (hộp đêm, bia rượu, khách sạn…), còn doanh nhân thì là nhà cung cấp và cung ứng…
Chương án 5 - Ba căn bệnh nặng nhất của các chủ doanh nghiệp đang trên đà phát triển.
a) Sự ngạo mạn.
Tự hào là tốt nhưng tự hào thái quá sẽ trở nên ngạo mạn. Trong quyển sách xuất sắc What Got You Here Won't Get You There của Marshall Goldsmith đã đề cập khá thuyết phục về vấn đề này khi ông chứng minh rằng, dù con em là những nhà quản lý xuất sắc nhất thế giới, thì vẫn cần tiếp tục trang bị cho mình những kiến thức mới để đương đầu với những thách thức trong tương lai.
Tâm lý “vậy là hay, vậy là đủ” thường hình thành sau khi con em đã đạt thành công nào đó, vẫn mãi tự hào về những thành công trong quá khứ đến nỗi khiến con em yên phận. Tâm lý này nếu tồn tại, con em sẽ không thể phát triển tiếp cho tương lai, hãy dùng những thành công làm động lực hơn là tự hào về nó để rồi lấn át những cố gắng cho tương lai của con em.
b) Sự lười biếng.
Kinh doanh là rất khó khăn, đương nhiên là vậy, vì nếu dễ sẽ chẳng có đến 80% doanh nghiệp phá sản trong 2 năm đầu xây dựng. Nhưng khi đã thành công, con em lại quên điều đó, nó khiến con em từ tự mãn trở nên lười biếng.
Sự siêng năng không chỉ là siêng làm mà là siêng nghĩ. Suy nghĩ thấu đáo về mọi việc, kể cả những vấn đề còn tồn đọng trong “trận thắng” vừa qua. Chỉ cần rút kinh nghiệm trên chiến thắng là con em đã có thể tránh được rất nhiều rủi ro trong tương lai.
c) Trễ nãi và thường xuyên vắng mặt.
Đây là một “tật bệnh” của những ông chủ các doanh nghiệp đang trên đà thành công. Trong quá trình khởi nghiệp đầy khó khăn, họ làm quên ăn, quên ngủ nhưng khi có chút thành công, họ bắt đầu trễ nãi trong các buổi họp, lười giao ban, đi làm muộn và đặc biệt là thường xuyên “biến mất” trong mắt đồng nghiệp mà không có lý do.
Hãy kiểm điểm lại tuần vừa qua con em đã trễ họp bao nhiêu lần, đã đi trễ bao nhiêu phút, đã vắng mặt tại nơi làm việc bao nhiêu buổi. Con em sẽ bất ngờ với kết quả này. Một hệ thống nếu không có người quản lý, một hệ thống chỉ có thể vận hành ở mức “hằng ngày và cầm chừng”, tuyệt đối không thể phát triển đột phá.
Ba “bệnh” trên là ba căn bệnh nghiêm trọng thường không xảy ra đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn mà lại xuất hiện ở những doanh nghiệp đang phát triển. Hãy đừng làm tất cả những cố gắng kể cả những hy sinh của con em bỏ sông bỏ bể . Con thuyền doanh nghiệp phát triển hay không nằm ở quyết định của chính các con em.
Chương án 6 - Chốt lại chương X..
Ở chương X này chúng tôi chỉ đưa ra những lí luận cần thiết và những bài học tốt làm hành trang chuẩn bị cho sự nghiệp trở thành một doanh nhân mai sau của các con em đang theo đuổi và cũng là những kinh nghiệm chiếm tầm quan trọng cho những con em đã và đang phát triển sự nghiệp của chính mình. Hãy học hỏi và nhận thức để con em có thể tạo dựng cho mình một sự nghiệp vững vàng và thành công nhé.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro