Chương 1: Lạnh lẽo.
Cách đây rất rất lâu rồi, khoảng thời gian mà tôi không muốn nhớ lại....
Hiện nay tôi đã ba mươi bảy tuổi, công việc hiện tại của tôi là một bác sĩ đông y tại một trụ sở ở Chiết Giang.
Tôi viết vào nhật kí về cuộc đời của tôi vì tôi không muốn quên những tháng ngày ấy, dù tôi rất muốn đều đó.
Quyển nhật kí này sẽ lưu trữ những kỉ niệm đẹp và có thể là bi thương của tôi. Có thể vào một ngày không xa tôi sẽ quên sạch hết chúng, nhưng chúng sẽ mãi mãi ở đó không thể biến mất được. Tôi viết nó vì tôi muốn khẳng định rằng...“nó đã từng tồn tại”.
................
Mùa đông vào tháng một ở Lương Sơn Bạc rất lạnh, lớp tuyết phủ hết cả khu vực mà tôi và gia đình sinh sống. Người dân ở khu vực này ít khi ra ngoài do trời thường rất lạnh mùa này, mỗi gia đình đều ở trong nhà quây quần bên nhau trước bếp lò ấm áp. Mọi người lúc này đều đầm ấm, hạnh phúc.
Gia đình của tôi cũng như vậy.
Mẹ tôi và cả em trai của tôi đang ngồi trên bàn ăn vừa trò chuyện vừa cười rất vui vẻ, nhưng thật tiếc rằng trong khung cảnh hạnh phúc ấy lại không có bố ở bên cạnh. Bố tôi cũng đã mất được hơn mười năm trước. Ông trong một buổi sớm đi săn để lấy chút thịt về bồi dưỡng cho mẹ tôi, lúc đó mẹ đang mang bầu em tôi. Nhưng ông ấy đã không thể về được nữa...ông ấy đã không may mắn rơi xuống vách núi và không qua khỏi, lúc đó mẹ tôi và tôi đã ôm chầm lấy thân xác lạnh lẽo của ông mà khóc rất nhiều, rất rất nhiều. Đúng lúc đó, do cơ thể đang kích động mà bụng của bà đau đớn dữ dội. Thật may mắn là có mọi người xung quanh giúp đỡ hộ sinh nên mẹ đã sinh em trai bình an vô sự.
Lúc mà mẹ nhìn em trai tôi thì mẹ đã khóc rất nhiều, vì lúc sinh em ấy ra là ngày mà người đàn ông của gia đình tôi mãi mãi rời bỏ chúng tôi. Nhưng giờ đây đã khác trước, mẹ tôi bây giờ đã cười nhiều hơn, khỏe nhiều hơn trước.
Tôi là con cả của gia đình này. Tôi năm nay vừa tròn hai mươi tuổi, em trai của tôi thì nó chỉ mới có chín tuổi mà thôi, còn mẹ tôi cũng đã bước sang tuổi tứ tuần.
Mẹ của tôi là người phụ nữ mạnh mẽ nhất tôi từng thấy, lúc mẹ tôi vừa mới sinh em trai tôi ra, sức khỏe còn yếu mà phải nấu đồ ăn giặt quần áo và chăm sóc đứa em bé bỗng của gia đình. Một mình mẹ tôi đã gồng gánh cả gia đình từ khi bố mất, mẹ hầu như không có thời gian để mà nghỉ ngơi.
Tôi là người ít học, từ nhỏ chỉ được bố mẹ của tôi dạy một vài từ cơ bản để giao tiếp mà thôi, nhưng ít ra tôi cũng biết đọc chữ, tôi may mắn hơn đa số người dân ở vùng núi này, họ là những người mù chữ, thậm chí đến tên của bản thân của mình cũng không biết viết làm sao.
Nhưng mà mỗi khi họ nhờ tôi đọc cái này hay cái kia giúp họ thì họ luôn cảm ơn tôi và xin lỗi vì đã phiền đến. Tuy vậy, tôi lại càng thấy hạnh phúc khi được ở bên và nói chuyện cùng họ. Có lẽ họ là những người dân lương thiện và chất phác, so với họ thì những người có học cao hiểu rộng đến mấy mà chuyên làm những chuyện xấu xa, hại người thì cũng chẳng bằng một góc của người dân nơi đây.
****************
Giữa trời rét tháng một năm 1983 ,em trai tôi đột nhiên bị suốt cao, nếu không đều trị ngay e là sẽ có một chuyện xấu sẽ xảy đến với gia đình chúng tôi nữa.
Em trai nhỏ của tôi từ nhỏ cơ thể nó đã rất yếu, bây giờ lại phải trải qua tình trạng thập tử nhất sinh. Quả thật... đã khổ em tôi rồi.
Tâm trạng của cô vô cùng lo lắng và rối bời. Cô liên tục chạy đi chạy lại tìm xem trong nhà còn có loại thảo dược gì để hạ nhiệt cho em trai mình không, nhưng hoàn toàn vô vọng.
Mẹ tôi thì đang ở nhà chú hai để hỏi thăm sức khỏe ông bà nội. Từ ngày cha tôi mất thì ông bà cũng đã phải chịu nỗi đau mất con quá lớn. Ông bà tôi những ngày đó ăn rất ít, thậm chí là không ăn được hạt cơm nào vào bụng. Niềm vui có cháu trai không thể lấp đầy được khoản bi thương mà bố tôi qua đời.
Sở dĩ mẹ không dắt chúng tôi theo cùng là vì vấn đề thời tiết. Lúc mẹ tôi đi thì đã bắt đầu có gió mạnh, mẹ để em trai và tôi lại do lo sợ em trai tôi không thể chịu đựng được cái lạnh.
Ngoài trời thì đang có bão tuyết lớn, sẽ rất khó khăn để ra ngoài vào lúc này. Nhưng mà...tôi đã quyết định rồi, tôi sẽ ôm em tôi ra ngoài để mà chữa bệnh.
Trạm xá cách chỗ ở của gia đình tôi khoảng một tiếng đi bộ, nó lại là cái bất tiện nếu chúng tôi cần phải điều trị kịp thời. Nên tôi đã quyết định đi tới nhà của bác Chúc. Lúc chưa cải cách kinh tế, bác Chúc là một thầy thuốc nổi tiếng trong vùng, do ông luôn cứu giúp người nghèo mà không lấy một xu, vả lại ông có tay nghề cao siêu trong hơn bốn mươi năm mở tiệm.
Lúc xuất hiện nhiều trạm xá, lượng người đến mua thuốc ở tiệm giảm đi nhanh chóng, nhưng bác từng ấy năm vẫn cương quyết mà không đóng cửa.
Dạo gần đây ông đã tuổi cao sức yếu nên phải cắn rứt mà đành đóng tiệm thuốc của mình. Ông không có con cháu mà chỉ sống có một mình, cuộc sống nay lại càng thêm khó khăn. Cầu mong lúc tôi đến ông ấy sẽ có ở nhà.
Tôi cõng em tôi suốt hơn mười phút không ngừng, từng giây từng phút giờ đây quý giá vô cùng, có lúc vấp ngã nhưng phải cố đứng lên, vì tôi biết những vết thương ngoài da này làm sao mà quan trọng bằng em tôi được chứ.
Chạy đến trước cửa của một ngôi nhà gỗ xập xệ tôi ngất liệm đi vì kiệt sức. Trên lưng của tôi là em trai tôi đang nằm đó, hai mắt nó nhắm lại vì mệt, em ấy thở ra từng hơi thở yếu ớt và có lẽ.....Sau đó tôi hoàn toàn mất đi ý thức.
Trong nhà có một người đàn ông khoảng bảy mươi tuổi bức ra trước sân nhà, tóc bạc màu hết cả mái đầu, nếp nhăn hiện rõ lên khuôn mặt. Ông hoảng hốt khi thấy có hai người đang nằm trước nhà ông. Ông bác nhìn kĩ thì thấy đây không phải là hai đứa con của cậu Tống Đức và cô Tống Gia Hân đây sao, tại sao hai đứa lại nằm trước sân nhà mình thế chứ. Ông thầm nghĩ.
Trước kịp nghĩ thêm đều gì ông vội ẵm hai đứa vào nhà trước rồi sau đó nói sau. Do có kinh nghiệm mấy mươi năm nên khi chỉ nhìn sắc mặt ông đã biết bệnh gì và từ đâu mà ra. Không chậm trễ thêm được nữa, ông bắt đầu nấu thảo dược điều trị bệnh cho cậu bé nhỏ.
Còn cô chị do bị mất nhiều sức nên ông đã cho uống bác canh nóng rồi nằm nghĩ ngơi trên giường.
Sau cơn hôn mê thì tôi đã tỉnh lại, cô vẫn còn trong tình trạng rất yếu không thể hồi sức ngay được. Cô đảo mắt nhìn xung quanh tình thấy mình đang ở trong nhà của bác Chúc, cô bỗng thấy bác Chúc từ phòng bên bước ra, trên môi bác vẫn nở nụ cười hiền từ như ngày nào, trên tay của bác cầm theo bát thuốc còn nóng mà nói.
“Đây là chén thuốc mà ta mới làm cho cháu, sức khỏe của cháu không được khỏe do mất sức mà ra, hiện tại cháu không thể đi về nhà được đâu. Ngoan, nghe ta ở lại đây một đêm để bình phục rồi hẵn về. Vì cháu và vì em của cháu, bây giờ đứa bé nó chỉ mới hạ nhiệt thôi, cũng chưa gọi là đỡ hẳn, nó cũng không thể về được đâu”.
Tôi cầm lấy chén thuốc từ bác Chúc rồi uống hết một hơi. Chén thuốc rất đắng nhưng cô bé cũng chẳng quan tâm nữa, ngay lúc này trong đầu cô chỉ nghĩ đến em trai cũng mình, mọi thức khác bây giờ đây với cô chỉ là vô nghĩa.
Nếu em ấy có bệnh hệ gì chắc là mẹ sẽ rất buồn. Tôi nghĩ.
Sau khi uống xong chén thuốc tôi hỏi:
“Dạ, cháu cảm ơn bác đã chăm sóc cháu và chữ bệnh cho em của cháu, nhưng bây giờ trời cũng đã gần tối rồi, nếu cháu mà không về chắc là mẹ cháu sẽ lo mất”.
Ông lão đông y đứng đó mà không trả lời, trên mặt có nét thất vọng. Chắc do cô đơn quá lâu nên ông ấy chỉ muốn có người ở bên trò chuyện và tâm sự với ông.
Tôi lại nói tiếp:
“Thưa bác. Không biết hiện giờ em của cháu đang ở đâu ạ?. Cháu muốn nhìn mặt em ấy cho đỡ lo trong lòng”.
Ông lão dáng người nhỏ thó vội vàng dẫn cô đi sang phong bên để gặp em mình.
Đứa bé đã ổn hơn trước rất nhiều, khí sắc đã hồng hào trở lại, hiện đang nằm ngủ trên giường.
“Đã phiền bác nhiều rồi, không biết những than thuốc của bác là bao tiền ạ? ”Tôi nói.
“Thôi, không cần đâu. Lúc trước ba cháu đã giúp đỡ ta rất nhiều nên giờ ta giúp cháu cũng là việc nên làm ấy mà”. Bác Chúc trả lời.
“Dạ vâng, cháu cảm ơn bác. Mà bác có áo ấm không ạ? . Cháu nghĩ giờ em cháu đã đỡ nhiều rồi nên cần phải giữ ấm cho em ấy khỏi thời tiết lạnh giá ngoài kia”. Tôi nói.
“Ở đây ta có” nói rồi bác Chúc với dáng người nhỏ thó mở cửa tủ đồ lấy ra hai chiếc áo ấm”.
“Do em cháu còn nhỏ nên chắc chiếc áo này của ta sẽ hơi rộng một chút”. Bác nói.
“Dạ không sao đâu ạ”. Tôi trả lời.
“Cháu đó! lớn như vậy rồi cũng chẳng biết lo cho bản thân gì hết, nếu cậu Tống Đức biết thì cậu ấy sẽ buồn lắm đó”. Bác Chúc nói.
“Mà bây giờ cháu định cõng em cháu về luôn sao?. Như vậy rất là nguy hiểm, cháu phải cẩn thận một chút”. Bác Chúc nói tiếp.
“Dạ không cần đâu bác, vậy thì phiền bác quá, cháu có thể đi được ạ”. Tôi nói trong khi đang cuối đầu cảm ơn.
“Nếu thế thì ta quá thiếu trách nhiệm, thôi vậy đi cháu không cần phải ngại, vả lại ta cũng muốn gặp mẹ cháu để nói chuyện một chút”.
“Dạ”. Tôi nói xong thì liền mặt áo ấm cho em trai cô, sau đó cô cõng em ấy lên lưng rồi bước ra cửa. Bác Chúc theo sau, cẩn thận khóa cửa lại, trên tay của bác còn cầm theo một cái đèn dầu và một gói thảo dược”.
Tuyết giờ này rất dày, nếu không để ý kĩ thì rất dễ bị té ngã. Trên đường đi tôi và bác Chúc có gặp một anh chàng trẻ tuổi, nhìn vào thì chỉ khoảng 23 đến 27 tuổi đang vác về một con lợn rừng con, tuy thức ăn mùa này rất ít nhưng con lợn cũng không đến nỗi quá gầy.
Anh ta thấy chúng tôi thì liền dừng lại chào chúng tôi, anh ta vác theo con lợn đi về phía chúng tôi, trên tay anh ta còn cầm theo một con dao lớn.
“Aaaa...bác Chúc giờ này đi đâu mà trễ thế, con định đem ít thịt qua nhà bác tặng bác đấy”.
Anh ta nói rồi thì lấy cây dao lớn kia chặt hai miếng thịt lớn trên người con lợn rồi đem ra trước mặt tặng chúng tôi.
Bác Chúc vội đẫy hai miếng thịt về phía anh ta rồi nói:
“Đây là con lợn mà cậu vất vả kiếm được thì cậu nên đem về đi. Không phải nhà cậu cũng khó khăn sao?. Cậu còn có cô em gái cần phải chăm sóc nữa, tôi thấy ngày nào nó cũng phải đi bán than dưới núi đến nỗi mặt mày đen thui”. Bác Chúc nói.
“Và còn nữa...nó năm nay cũng 16 tuổi rồi ấy nhể?. Bác Chúc nói xong rồi suy nghĩ.
“Nhưng mà suốt ngày cứ ăn rau dại với khoai, nó như vậy mãi thì làm sao mà sống cho nổi”. Bác Chúc nói tiếp, giọng đầy trách móc”. Bác Chúc tiếp tục nói.
“Dạ”. Nhưng mà cháu từ nhỏ ba mẹ không may mất sớm, bỏ lại cháu với em cháu. Chỉ có bác từng ấy thời gian sang giúp đỡ gia đình của cháu. Giờ hai chúng cháu đã coi bác như là ba của mình rồi” Anh chàng kia nói.
“Bác có muốn sống chung với gia đình cháu không, chúng cháu ngày nào cũng đều rất mong đều đó bác ạ. Giờ bác ở nhà có một mình không ai chăm sóc, chúng cháu cũng rất lo cho bác đấy bác biết không? ”. Anh chàng kia nói tiếp.
“Chuyện đó sau này hãy nói đi, giờ thì bác có việc rồi, tạm biệt từ đây, lần sau bác sẽ đến nhà thăm chúng cháu” Bác nói rồi đi tiếp.
Tôi đi theo bác ấy. Tôi quay đầu nhìn lại thấy anh chàng đó đang đứng đó nhìn về phía chúng tôi đang đi, trên tay vẫn cầm hai miếng thịt lợn vừa nãy.
Tôi lại tiếp tục đi tiếp. Trên lưng tôi em trai đang ngủ rất ngon, tôi bất giác mỉm cười.
Đi được vài bước thì anh chàng kia đằng sau gọi lại.
“Hình như là em phải không? ”. Anh ta nói
“Hả, anh nói sao? ”.Tôi trả lời.
“À... hơn mười năm trước có một cô bé bị một đám nhóc cùng tuổi bắt nạt khi đang chơi xích đu một mình. Lúc đó bác Chúc và anh đến đuổi bọn nhóc kia đi, anh chỉ biết đứa bé đó họ Tống? ” Anh ta nói.
“Nhìn em thì anh có cảm giác quen thuộc lắm. Anh đoán vậy”. Anh ta nói tiếp.
“ Vâng đó đúng là em nhưng mà lúc đó em còn nhỏ quá nên em chỉ biết khóc thôi. Xin lỗi anh nhưng mà những chuyện hồi bé thì em chẳng nhớ được gì”. Tôi trả lời.
“ Không sao đâu chuyện nó đâu có quan trọng. Mà em tên là gì ấy nhỉ?” Anh ta hỏi.
“ Dạ em tên Ân Ân” Tôi trả lời anh ta, trong đầu cố tìm những kí ức mờ nhạt hồi bé.
“ Còn anh tên là Lưu Khải”.Anh ta nói.
“ Lúc nào em rảnh thì cứ đến nhà anh chơi, ở nhà chỉ có một đứa em gái nhưng mà nó cứ ở lì trong nhà, ngoài việc đi bán than ở dưới núi ra thì lúc nào nó cũng ở nhà miết. Có em đến bầu bạn thì nó sẽ rất vui đấy”. Lưu Khải nói tiếp.
“Dạ nếu có dịp thì em sẽ đến thăm anh với cô em gái của anh”. Tôi nói.
“ Cậu nè... giờ cũng đã gần tối rồi cậu nên về đi, nhà chỉ có mỗi em gái cậu ở nhà một mình, cậu không nói chút nào sao? ”. Bác Chúc nói với Lưu Khải.
“Vâng cháu biết rồi”. Lưu Khải nói.
“ Nhớ đó, nhà anh chỉ cách nhà bác Chúc chỉ có một dặm thôi”. Lưu Khải nói trong khi đang xách theo con lợn rừng mà đi.
“Vâng”. Tôi nói.
“ Được rồi, chúng ta mau đi thôi, nếu không ở nhà mẹ cháu sẽ lo lắm đấy”. Bác Chúc vừa nói vừa thay dầu cho chiếc đèn cũ.
Khi về tới ngôi nhà gỗ mà tôi ở suốt hai mươi năm trời, tôi bỗng có cảm giác ấm áp, hạnh phúc. Tôi và bác Chúc mở cửa bước vào nhà thì thấy mẹ tôi đang ngồi trên chiếc ghế gỗ mà suy tư.
Khi thấy tôi và bác Chúc bước vào nhà thì mẹ tôi vội đứng dạy chào bác Chúc.
Mẹ tôi có phần thắc mắc mà hỏi bác ấy.
“Ồ, bác Chúc đấy ạ, lâu quá không thấy bác đến thăm nhà, không biết nay có dịp quan trọng gì không”. Mẹ tôi nói.
“À, không có việc gì đâu, chủ yếu qua đây hỏi thăm chị dạo này ổn không ấy mà. Vả lại chiều nay Ân Ân mới đem con trai chị đến nhà tôi để chữa bệnh đấy” .Bác Chúc nói.
“Cái gì, chữa bệnh? . Con trai con bị bệnh sao bác, bệnh khi nào?”. Mẹ tôi nói với giọng hoảng hốt, trên mặt hiện ra nét bất ngờ.
“ Đúng rồi, nhưng giờ thì không sao nữa rồi. Với lại tôi cũng thấy Ân Ân cũng mệt nhiều đấy. Lúc đó trời thì đang có tuyết lớn mà nó một mình cõng em trai đến nhà của bác, lúc đến trước cửa nhà bác thì nó đã bất tỉnh mất rồi”. Bác Chúc nói khi trên môi nở một nụ cười.
“ Vâng, cảm ơn bác đã giúp đỡ gia đình con ạ. Thật tình... con không biết lấy gì để trả ân tình này của bác”. Mẹ tôi nói xong liền quỳ xuống cảm tạ bác ấy.
“Thôi, thôi, không cần phải làm như vậy đâu. lúc mà chồng con còn sống thì hai bọn ta thân thiết như hai anh em ruột với nhau vậy, cậu ấy còn đuổi tụi cướp đường đi giúp ta. Nếu không có cậu ấy thì ta đã mất mạng tại nơi đó rồi”. Bác Chúc vừa nói vừa lấy hai tay đỡ mẹ tôi đứng dạy.
Đến giờ mẹ mới để ý đến tôi khi tôi vừa bước ra khỏi phòng của mẹ tôi. Mẹ quay sang hỏi tôi.
“ Em con sao rồi, đã đỡ hơn nhiều chưa? ”.
“Con đã đưa em ấy vào phòng ngủ rồi mẹ ạ. Bây giờ nó đã khỏe nhiều rồi, mẹ chớ có lo lắng quá”. Tôi nói.
“Um, vậy thì để em con nghỉ ngơi đi”. Mẹ nói với tôi.
“À, đây là số thuốc để trị bệnh cho cháu bé, giờ thì bé đã không sao nhưng vẫn phải uống thuốc đầy đủ để phòng ngừa bệnh tái phát. Này còn cầm đi”. Bác nói rồi đưa gói thuốc cho mẹ tôi.
“ Một lần nữa gia đình con xin cảm ơn bác ạ”. Mẹ tôi nói với bác ấy.
“ Vậy thôi, đến lúc bác phải về rồi. Tạm biệt gia đình”. Bác Chúc nói rồi quay người đi về hướng cửa chính.
“ Giờ bác đi luôn sao?. Bây giờ trời cũng đã gần tối rồi, nếu bác cứ vậy mà đi về thì không an toàn cho lắm”. Mẹ tôi gọi bác Chúc lại.
“ Không ấy bác ở lại qua đêm ở nhà con đi, dù gì trong nhà cũng còn một phòng trống”. Mẹ tôi nói tiếp.
“ Cảm ơn cháu, nhưng mà ta vẫn có thể tự về được, cháu không cần phải lo”. Bác Chúc nói.
Bác Chúc nói xong liền quay người mở cửa ra ngoài. Tôi đi ra ngoài sân nhìn theo bóng lưng của bác ấy, khi đã không thấy gì nữa tôi mới trở vào nhà. Lúc đó thôi lại có cảm giác bất an trong lòng.
Sáng hôm sau tôi nghe được tin từ những người dân trong làng là có một người không may ngã núi mà qua đời.
Tôi còn nghe họ nói bên cạnh người đó còn có cái đèn dầu cũ. Nếu không có cái đèn dầu đó thì ít ai biết có người ngã ở đó, vì tuyết đã lấp gần hết người của người đó.
Nhưng tôi chẳng thể nào nghe được người nào xấu số mà ngã núi. Nhưng mà...tôi có cảm giác chẳng lành.
Tôi vội mặc áo ấm rồi bước ra ngoài, đi theo cùng những người vừa mới được báo tin.
Trong lúc đi tôi lại có những suy nghĩ linh tinh. Tôi tự hỏi liệu người đó có phải là bác Chúc hay không?.
Tôi chợt nhớ lại hình như hôm qua bác ấy cũng cầm theo một cái đèn dầu. Nhưng mà....ban đêm thì ai cầm theo một cái đèn mà.
Nếu không phải bác ấy thì là ai chứ? .
“Thôi, ngay lúc này không nên có nhưng suy nghĩ không may đó”. Tôi nói với bản thân rồi tiếp tục đi tiếp.
Đi đến nơi xảy ra tai nạn thì thấy mọi người đang dùng cán đưa thi thể đó đi. Lúc đó có cái màn trắng che thi thể lại cho nên tôi chẳng biết được đó là ai.
Tôi thấy bác trưởng làng đang đứng gần đó chỉ đạo mọi người thực hiện công việc đó nên tôi đi lại hỏi bác ấy.
“Dạ thưa bác trưởng làng, không biết người nào không may ngã núi vậy ạ? ” Tôi hỏi.
“Ân Ân đấy à. Người ngã núi mà không may qua đời đấy là bác Chúc Dương con ạ”. Bác trưởng làng trả lời.
Khi nghe được tin đó tôi liền đứng hình ngay tại chỗ. Tôi không thể tin vào những gì mình nghe được.
Không thể nào... không thể nào, tôi không tin đều đó là sự thật. Vừa hôm trước bác ấy còn rất khỏe mạnh mà cười nói vui vẻ với tôi cơ mà.
Nước mắt tôi trào ra như suối như không có điểm dừng. Cơ thể tôi mềm nhũn ra, tôi không thể đứng vững được nữa mà liền ngã khuỵu xuống đất. Trời đất trong mắt tôi như tối sầm lại, tôi thững thờ nhìn vào hư không, nước mắt cứ thế mà rơi xuống hết lần này đến lần khác.
“Do bác ấy chỉ có một mình nên dân làng sẽ hỗ trợ tang lễ cho bác ấy vào ngày mai”. Bác trưởng làng nói với tôi khi đang cố gắng đỡ tôi đứng lên.
Bác trưởng làng nói tiếp:
“ Ngày mai tại nhà bác Chúc con đến phụ mọi người được chứ? ”.
Tôi không đáp lại bác ấy mà quay người chạy đi, tôi chạy thật nhanh mà chẳng suy nghĩ gì, đến nỗi tôi đã vấp ngã biết bao nhiêu lần cũng chẳng thể nhớ nổi.
“Thật không công bằng. Người như bác ấy xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn. Bác ấy sống một cuộc đời lương thiện, không làm hại ai và cũng rất tốt với mọi người trong làng. Vậy tại sao... tại sao ông trời lại nỡ lòng nào cướp đoạt đi mạng sống của bác ấy chứ. Tại sao, tại sao, tại sao lại như vậy chứ”. Tôi nói trong khi vẫn đang chạy, nước mắt tôi vẫn cứ rơi mà không kìm lại được.
Khi về đến nhà tôi vội mở cửa mà đi vào. Mẹ tôi đang ngồi trên chiếc ghế gỗ như mọi ngày, còn em trai tôi thì đang nghịch con ngựa gỗ trong nhà.
“Con biết ai vừa mới mất không”. Mẹ hỏi tôi.
“Bác Chúc... bác ấy mất rồi mẹ ạ... ” . Tôi trả lời câu hỏi của mẹ tôi, rồi tôi cứ vậy mà thững thờ một lúc .
Chưa kịp để mẹ tôi nói tiếp thì tôi đã vội đi vào phòng của tôi mà đóng cửa lại.
Khi bước vào phòng, tôi lấy tay lau đi nước mắt trên mặt mình. Đôi mắt của tôi giờ đây đã sưng lên nhưng tôi chẳng quan tâm tới nó.
Tôi bước lên giường mà nằm đó, hướng mắt nhìn lên trần nhà trong vô định. Cứ thế, cứ thế... cho đến khi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro