Chương 3: Quyết định
Chương 3: Quyết định
Ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi và gió mỗi lúc một lớn hơn. Mấy cành cây bên ngoài tào nhà cứ lay đi lay lại, dù rất kiên cường nhưng rõ ràng là không chịu được những đợt gió ấy. Thời tiết mùa này thật thất thường, dự báo thời tiết cũng không chuẩn. Nó ấm ức oán trách cái số hẩm hiu. Nếu biết trước nó đã mang theo ô hay ít nhất thì cũng là một chiếc áo gió dày. Cứ thế này mà nó chạy ra ngoài trạm xe chắc chắn sẽ ướt nhèm. Nó sốt ruột nhìn đồng hồ trên màn hình điện thoại, đã khá muộn so với giờ kết thúc buổi học thêm bình thường. Nó không muốn về nhà muộn. Cô Trang sẽ lo lắng, bà Ngọc sẽ lại khó chịu. Vừa nghĩ tới đó, nó chẳng muốn tính toán thêm nữa, ôm chặt lấy cái ba lô trước ngự. Đây là thứ duy nhất không thể bị ướt. Nó cúi ngập người, che chắn cẩn thận rồi quyết tâm lao nhanh ra khỏi tòa nhà. Đầu nó vừa ra khỏi mái che thì tay nó bị ai đó kéo giật lại. Nó giật mình, ngạc nhiên quay lại nhìn. Đó là một anh chàng cao hơn nó gần mô cái đầu, nhưng nhìn mặt thì chắc không lớn hơn nó. Nó ra vẻ khó chịu, gạt cánh tay của anh chàng đó rồi hỏi:
- Làm gì thế?
Anh chàng kia lúc này cũng cảm thấy ngại ngùng, không nhìn nó cũng không trả lời. Nó nhìn nhìn anh chàng dở hơi đó, chờ không được câu trả lời lại quay đi định tiếp tục lao ra ngoài. Vừa lúc đó anh chàng kia lại nhả hạt thị:
- Cầm lấy ô của tôi mà dùng.
Anh ta không mở lời nó đã nghĩ anh ta không bình thường, vừa nói là khiến nó khẳng định luôn suy nghĩ đó. Quay lại nhìn cái mặt trơ trơ kia cùng chiếc ô trên tay anh ta đưa ra phía mình, nó lắc đầu rồi chạy thẳng ra ngoài không đếm xỉa nữa. Trên đường về nhà, nó cứ cố mãi mà không thể hiểu được anh chàng kia bị làm sao. Rõ ràng nó không hề quan, gương mặt không để lại cho nó bất kỳ ấn tượng nào. Về đến trước cửa nhà, nhìn lại bộ dạng nhếch nhác của mình, nó vội lấy tay vặn vặn nắm tóc cho bớt nước. Vừa lúc đó nghe tiếng nói trong nhà:
- Mẹ không nói sai đâu. Anh thấy em cũng nên có tính toán. Con bé ở đây mãi cũng không ổn. Tuổi của thằng Cường đang lúc nhạy cảm.
Nó nhận ra đó là chú Cương. Chú đóng quân ở ngoại thành nên cuối tuần mới được về nhà nhưng không hiểu sao mới thứ sáu chú đã ở nhà. Lúc chiều nó đi chú còn chưa về chắc là mới về lúc tối. Không lẽ vì nó mà về, nghe câu vừa rồi rõ ràng là thế.
- Em không nói mẹ nói sai. - Cô Trang hình như khóc, giọng cô nghẹn lại. - Con bé là con của bạn em. Bố mẹ nó đều không còn. Nó cũng không có người thân nào khác. Anh bảo em làm sao?
Cả hai người đều im lặng hồi lâu. Nó cũng không dám thở mạnh, sợ qua cánh cửa cô chú sẽ biết nó đang đứng ngoài. Hai bàn tay nó nắm chặt vào nhau, toàn thân lạnh toát run rẩy. Bất chợt phía sau có tiếng phanh xe, là Cường đi học thêm về. Vừa thấy vậy, nó vội vàng bấm chuông cửa. Cường dắt xe đứng cạnh nó:
- Không mang chìa khóa à? - Một tay nắm nắm cánh. - Có khóa đâu? Sao ướt sũng vậy? Không mang ô à?
Cánh cửa theo tay của Cường được mở ra. Trong nhà không phải chỉ có cô chú mà bà cũng ngồi đó đều đang nhìn hai đứa. Nó lên tiếng chào tính đi lên phòng luôn. Cô Trang nhìn nó sốt sắng hỏi:
- Con sao thế? Có lạnh lắm không? - Cô chạy tới nắm tay nó hốt hoảng. - Ôi! Tay con cóng rồi này. Lên nhà thay đồ cho đỡ ướt. Cô hâm lại đồ ăn. Ăn xong sẽ hết lạnh.
Nó cúi đầu không nói, chỉ thấy bà bĩm môi tỏ ý không hài lòng. Lại nghĩ đến mấy câu khi nãy nghe được, nó nhìn mắt cô Trang vẫn còn đỏ hoe. Cô bất giác đưa tay che mắt, rồi quay người đi vào bếp không quên giục giã:
- Nhanh lên đi rồi xuống ăn. Cường, con cũng vậy.
Nó buồn rầu nhìn bóng lưng cô bước đi không khỏi tự trách nhưng vẫn cố tỏ vui vẻ:
- Hôm nay cuối giờ lớp liên hoan, con ăn hơi nhiều giờ không đói đâu ạ. Cô nấu cho Cường thôi. Con muốn ngủ sớm cô đừng gọi con nhé. Cháu xin phép bà và chú lên nhà.
Phía sau nó, cô Trang vọng tiếng gọi cằn nhằn gì đó. Nó không nghe hết mà chỉ nói lại "Con không ăn đâu ạ." Vứt bỏ đám quần áo ướt sũng trên người, nó có chút nhẹ nhõm hơn. Ngồi trước tấm hình của mẹ, sống mũi nó lại cay cay. Đôi lúc nó cũng oán trách mẹ vì sao lại bỏ lại nó một mình. Những lần bị ngấm mưa, nó thường được mẹ cho uống nước gừng. Lần nào nó cũng nũng nịu, mè nheo với mẹ hồi lâu rồi mới chịu uống từng chút một. Ngay lúc này nó nhớ hương vị hơn bao giờ. Đầu óc nó dần quay cuồng, hai mắt cay cay mơ hồ, nặng trĩu. Có vẻ nó ngấm mưa nặng thật rồi. Gắng ngượng chút tỉnh táo cuối cùng, nó kéo cái ngăn bàn lấy vội mấy viên thuốc nhét vài miệng nuốt chửng rồi nằm gục xuống giường.
Nửa đêm tỉnh giấc, bụng nó quằn quại đau lên từng cơn. Nó lục tìm trong cặp sách được cái bánh mỳ nó mua từ chiều mà chưa kịp ăn. Nó ngấu nghiến nhai thật nhanh để cái bánh mỳ trôi mau vào dạ dày. Bất giác nó nếm được vị mặn nơi đầu lưỡi. Giọt nước mắt nào tự dưng rơi xuống. Nó tự hỏi nó sẽ sống như thế này bao lâu nữa. Nó đưa mắt nhìn mẩu giấy trên bàn ghi dãy số điện thoại mà mấy ngày nay nó cứ cố tránh để không nhìn tới. Tự mình đã quyết định, nó nắm chiếc điện thoại trên tay thật chặt, sợ rằng sơ xảy nó sẽ rơi mất. Ngón tay ấn từng con số, từng con chữ trên bàn phím ảo thật chậm rãi, thật cẩn thận. Mãi lâu sau, dòng tin nhắn ngắn ngủi "Cháu gặp phu nhân trước được không ạ?" cũng được hiện hoàn chỉnh trên màn hình. Không muốn phải suy tính thêm điều gì, nó nhắm mắt nhấn gửi đi. Mọi thứ sẽ được ăn bài như vậy. Ít nhất tại thời điểm này, với nó đây là sự lựa chọn duy nhất có thể tốt cho tất cả mọi người.
Buổi sáng thứ bảy, năm tiết học trôi qua nhanh chóng. Nó lững thững vừa đi vừa nhẩm tính những ngày nó đã học tại ngôi trường này. Nó chưa từng tham gia bất kỳ một hoạt động chung nào cùng lớp. Nó cũng không cùng đám con gái bàn luận về các oppa, các nhóm nhạc kpop, những thứ mỹ phẩm, quần áo đang thịnh hành. Nó chưa bao giờ đi học muộn, chưa từng có tên trong sổ đầu bài, chưa bao giờ bị điểm kém. Nó chứng từng chủ động kết bạn với bất kỳ ai. Cường từng nói, nó là loại học sinh kỳ dị của thế giới, loài động vật không cảm xúc. Chưa bao giờ nó lại có những suy nghĩ như vậy. Trước đây, mỗi khi tan học nó lại nhanh chóng kiếm đồ ăn rồi lại tiếp tục tới lớp học thêm, lên thư viện, đến trung tâm dịch thuật và trở về nhà cùng mẹ. Nhưng mọi thứ giờ đây đã không còn bận rộn như vậy.
- Này!
Nó giật mình quay lại khi có người vỗ vai. Hóa ra là cô bạn gái đỏng đảnh của Cường. Nó chẳng buồn hỏi xem có chuyện gì vì chắc chắn, Linh sẽ lên tiếng trước.
- Cậu tự về trước đi. Hôm nay sinh nhật tớ.
- Rồi sao? – Nó thản nhiên hỏi như thể chẳng có gì đặc biệt.
- Hả? – Linh dù đã quen với cách nói chuyện của nó nhưng vẫn có chút bất ngờ với thái độ của nó.
- Sinh nhật cậu thì sao?
- Cậu nói chuyện hay nhỉ? Đương nhiên Cường phải đi với tớ chứ. Sao có thể đưa đón cậu được?
Nghe Linh nói xong nó chẳng buồn trả lời, quay người bước đi về phía trạm xe buýt, một tay cầm chiếc điện thoại nhắn một tin nhắn ngắn ngủi "Về trước đây. Đừng đi theo nhé." Buổi trưa thứ bảy, trạm xe buýt đông đúc. Người ta chen chúc nhau trên chiếc xe bé tý tẹo này. Cũng may là mùa đông, chứ nếu mùa hè nó thà đi bộ vài cây số chứ quyết không bước chân lên cái xe này. Xuống xe nó mua tạm một chiếc bánh mỳ trứng, lại lững thững đi bộ vào con hẻm nhỏ tớ trung tâm dịch thuật. Chị Trâm đã nhắn tin cho nó mấy hôm kêu đến lấy lương nhưng vì mấy bài thi học kỳ mà hôm nay mới thảnh thơi được. Nó cho nốt miếng bánh mỳ cuối cùng vào miệng, rút chai nước trong ba lô uống một ngụm rồi như không có chuyện gì kéo cánh cửa đi vào. Mấy chị gái đang ngồi túm tụm ăn trưa, vừa nhìn thấy nó, chị Trâm đặt đũa xuống, miệng vẫn đang nhồm nhoàm nhai:
- Sao đến giờ này? Không đi học à?
Nó cúi chào mọi người, rút trong ba lô tập bản thảo đã chỉnh sửa xong, đặt lên bàn cạnh chỗ chị Trâm đang ngồi, mỉm cười:
- Em nghỉ học rồi.
Miếng cơm đang trong miệng chị Trâm bất ngờ phun ra, hai bà chị ngồi đối diện không kịp tránh đã hứng phải không ít. Nó vẫn thản nhiên mỉm cười như không có chuyện gì đặc biệt. Chị Trâm vội vàng lấy khăn lau bàn, luôn miệng nói xin lỗi mọi người. Mấy chị khác vừa kêu ca, cằn nhằn vừa quay lại hỏi thăm nó lý do nghỉ học. Nó chỉ cười trừ không trả lời. Chị Trâm biết nó không thích nói nhiều, tiếp tục ăn uống không quên nhắc nó:
- Ngồi đó. Chờ chị ăn xong đã.
Quả nhiên có chuyện tò mò nên tốc độ ăn uống của chị Trâm tăng lên nhanh chóng. Vừa đặt đũa, chị Trâm đứng dậy liền kêu nó vào phòng. Nó ngoan ngoãn bước theo chị không quên cầm lại tập bản thảo khi nãy trước sự ngơ ngác của mọi người mà trả lại một vẻ mặt rất tý tởn. Nó vừa đóng cửa phòng lại, chị Trâm kéo mạnh nó ngồi lại chiếc ghế sô fa cạnh mình:
- Sao đấy?
- Mẹ em mất rồi. – Một tháng trôi qua, nó đã học được cách thản nhiên nói ra.
Nhưng chị Trâm thì không thể thản nhiên được như nó, nắm chặt tay nó, chị giật mình hỏi liên tiếp những câu hỏi mà nó có thể đoán trước:
- Sao lại mất? Khi nào? Sao không bảo gì chị? Giờ em ở đâu? Ở với ai? Nghỉ học rồi định làm gì?
Nó thủng thẳng trả lời từng câu hỏi của chị Trâm như một cái máy đã đặt sẵn:
- Tai nạn ở công trường xây dựng. Cũng được một tháng rồi. Em lúc đó có thể nghĩ đến việc gọi báo chị sao? Nhà thuê em trả rồi...
Nó chưa nói hết câu, chị Trâm đã kéo nó vào lòng ôm chặt. Một tay giữ nó, tay kia chị đánh vào vai nó rồi khóc lớn. Chị mắng nó trong tiếng khóc của mình:
- Sao lúc nào cũng thế hả? Buồn thì phải khóc chứ? Khó khăn thì phải bảo mọi người giúp đỡ chứ hả? Em sao lại cứ thế này hả Yến? Rồi em sẽ ra sao đây?
- Chị ơi! Mẹ nói em không được khóc. – Nó có dằng mình không được khóc.
Ngả đầu vào vai chị Trâm nó ngắm mắt như muốn nuốt trôi những giọt nước mắt đang muốn rơi. Đến lúc này nó mới nói được câu ấy. Con người ta dù có kiên cường đến mấy cũng có lúc cũng cần một hơi ấm, một chút chia sẻ. Hai người im lặng khá lâu, mọi cảm xúc dần dịu xuống. Chị Trâm cũng bình tĩnh hơn, tiếp tục hỏi nó:
- Giờ em ở đâu?
- Ở nhà của Cường. Nhưng em muốn chuyển ra mà chưa tìm được lý do. Tự dưng đòi chuyển ra, cô Trang và Cường chắc chắn không chịu.
- Nhà họ không thích em à?
- Tự nhiên đều là thế mà. Em chỉ nghĩ có cách nào đi mà ai cũng có thể vui vẻ.
- Em nghỉ học thật đó à?
Nó cuối cùng cũng mỉm cười:
- Nghỉ học thêm thôi. Em phải vào đại học chứ. Tiền học thêm khá cao nên em phải nghỉ. Gần đây giờ học thêm là em lên thư viện Quốc gia cũng kiếm được khá nhiều tài liệu. Chi phí bỏ ra thì thấp nhưng hiệu quả đạt được cũng không tồi.
- Cái con bé này. – Chị Trâm thấy nó nói chuyện thoải mái, cũng gỡ bỏ được nặng nề trong người nãy giờ. – Bao giờ mới thôi cái kiểu nói chuyện thực dụng thế hả?
- Là thực tế. Mẹ em đi làm thuê không để lại cho em nhiều tiền, em dịch thuật ở chỗ chị mỗi tháng cũng được vài triệu. Tiền học, tiền ăn, tiền ở, đủ loại tiền một mình em làm sao lo nổi. Em không muốn phải bỏ tiền mẹ tiết kiệm cả đời ra như vậy.
Lại một khoảng không tĩnh lặng bao trùm họ. Một đứa trẻ đang ở tuổi ăn tuổi chơi như nó phải đối mặt với những chuyện cơm áo gạo tiền khiến chị Trâm lại đau lòng, thương xót. Từ lần đầu tiên gặp nó hai năm trước chị đã không khỏi ấn tượng. Hôm đó, ngày chủ nhật chị đưa cháu gái đi chơi phố cổ, chị mải chọn mấy tấm vải để may áo dài. Cô con gái của chị mải chơi rồi lạc mất. Chị cuống cuồng bỏ lại mảnh vải đã trả tiền ở lại đi tìm cháu. Chị chạy dọc phố Hàng Đào, Hàng Ngang rồi sang đến hàng Đường. Bồn chồn, lo lắng, hoảng hốt chị cứ chạy rồi nhìn, thấy đứa trẻ nào tầm ba bốn tuổi, chị cũng kéo lại nhưng đều không phải. Nước mắt lã chả rơi trong vô vọng. Vừa lúc chị định gọi về nhà thì một tiếng lảnh lót lọt vào tai chị:
- Chị ơi! Cái kia có ngon hơn không?
Con bé đang níu tay một cô học sinh đi bên một nhóm khách du lịch cả người nước ngoài và người ngoại quốc. Họ đứng bên một tiệm ô mai gia truyền. Chị chạy lại phía họ, đúng lúc nghe cô học sinh kia đang giải thích về ô mai cho đoàn khách nước ngoài bằng tiếng anh rồi lại dịch lại ra tiếng việt cho người Việt và cô cháu gái của chị. Chị học chuyên ngành ngoại ngữ, đứng lớp cũng khá rồi nhưng một cô bé mà nói được như thế này quả là của hiếm. Rất tự tin, nụ cười luôn hiện trên môi cũng rất đáng yêu và dễ thương. Cháu gái chị cũng nhìn thấy chị lúc đó, kéo tay dì nũng nịu:
- Chị này kể chuyện hay lắm. Mình đi theo chị ấy đi dì.
Cô học sinh cũng dừng lại nhìn chị một cách lạnh lùng, nụ cười khi nãy đã hoàn toàn biến mất. Chị cũng cảm thấy hơi lạnh gáy, rõ ràng là cô bé chẳng có vẻ kiêng dè gì với người lớn. Nhìn xong, cô bé đó lại quay đi, nụ cười lại xuất hiện, vẫn giọng nói vui vẻ ấy, phong cách hoạt bát khi nãy tiếp tục giới thiệu với đoàn khách du lịch về ô mai, phố cổ, giúp họ chọn mua quà Hà Nội. Chị bất giác đi theo đoàn người, cô học sinh ngoài không nói chuyện với chị ra thì tỏ ra thân mật với tất cả mọi người bao gồm cả đứa cháu gái tinh nghịch của chị. Dù con bé hỏi chuyện gì, cô bé kia cũng vui vẻ trả lời rồi dịch lại cho những khách nước ngoài nghe. Đôi lúc họ nghe con bé hỏi những câu ngộ nghĩnh đều ồ lên cười lớn. Cuối buổi đó, chị mới biết cô bé đó là Sa Yến, là học sinh Trung học. Nó tuần nào cũng tới khu phố cổ này để nói chuyện với người nước ngoài, thỉnh thoảng làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ cũng được họ cho ít tiền. Nó cũng không ngại quở trách chị tại sao lại thiếu trách nhiệm với trẻ em, người lớn mà thế nọ, thế kia.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro