Một số trận đánh lớn của quân ta (theo lời kể phía VNCH)
Tank T54 nỗi kinh hoàng của bộ binh Việt Nam Cộng Hòa,niềm tự hào của QĐND VN.
Ngay từ lần đầu tiên xuất hiện T54 đã gây cho binh lính Việt Nam Cộng Hòa nhiều cơn ác mộng,trận Tân Cảnh là một bằng chứng không thể chối cãi. Đây là dựa vào lời tự thuật của "các sĩ quan Quân lực VNCH".
Sau khi đánh chiếm các căn cứ hỏa lực vành đai,quân giải phóng chuyển sang tấn công căn cứ Tân Cảnh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22, đặc biệt lần đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ xe tăng T54 đã xuất hiện làm kinh hoàng tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn.Trịnh Tiếu kể:"Các toán biệt kích và viễn thám của ta (VNCH) phục kích trong rừng,hằng đêm nghe tiếng chiến xa của Cộng Sản di chuyển.Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để tướng Ngô Du và Paul Vann tím cách đối phó.Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi ,nhưng Paul Vann thì nghi hoặc. Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường,hoặc la T76s,chiến xa lội nước không đáng kể của Cộng Sản. Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin".
Bùi Đức Lạc cũng ghi nhận sự kiện nủa tin nửa ngờ này và cố tìm kiếm nhưng không thấy dấu tích cụ thể:"Ngày 20-4-1972 các đơn vị hoạt động chung quanh căn cứ Tân Cảnh ghi nhận địch quân di chuyển đông và tiến dần về Tân Cảnh,hướng tây bắc(Đắc Tô) có tiếng đoàn chiến xa di chuyển.Khi bay lên vùng này chúng tôi cố gắng tìm dấu vết chiến xa nhưng địch quân không để lộ.Như vậy chiến xa địch nếu có cũng ít mà thôi".
Xin dừng lại để giới thiệu chút ít. "Trịnh Tiếu- Một đại tá của Quân Lực VNCH","Bùi Đức Lạc-Trung tá Tiểu đoàn 1 Pháo binh dù ", Tướng Ngô Du- Tư lệnh Quân Đoàn 4 sau được Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn 2 và Quân khu 2.John Paul Vann,Trung tá Bộ binh làm cố vấn Sư Đoàn 7 Bộ binh tại Vùng 4 từ năm 1962-1963.Tháng 4-1971 Paul Vannđược bổ nhiệm làm cố vấn Quân Đoàn 2.
Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (QĐND VN) đã giải thích sự bí mật bất ngờ của những chiếc T54 này đã ẩn mình trong ngầm Pô Cô hạ và bộ đội công binh đã mở đường K50 băng cắt qua rừng bằng cách cưa đường kính than cây trên dọc đường rồi ngụy trang lại. Đêm 23-4,chin chiếc tăng từ ngầm xuất phát lướt qua quận lỵ Đắc Tô và hướng về Tân Cảnh.
Trịnh Tiếu tiếp tục bàn luận về vai trò của T54 và những diễn biến tiếp theo:"Tướng Hòang Minh Thảo thấy Lữ doàn Dù đã rút kinh nghiệm,nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22 Bộ binh tại tân Cảnh bằng Sư Đoàn 320 và SƯ ĐOÀN SAO VÀNG với chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạo.Chiến Xa T54 và hỏa tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường miền Nam trong Mùa Hè đỏ lửa 1972.T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng,dày,tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hỏa tiễn chống chiến xa bằng dây. Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém( hoả tiễn Tow tầm xa 3000m, hỏa tiễn Sagger 200m).
Trong những ngày 20,21 và 22-4-1972, các sư đoàn địch áp sát bao vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình Tướng Ngô Duphải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối sử dụng B52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt-Lê Đức Đạt lúc này đang là tư lệnh tại mặt trận Tân Cảnh. Tướng Ngô Du nổi giận la to:" Ông Paul, ông là bạn hay là kẻ thù của chúng tôi?" Paul Vann làm thinh bỏ đi. Ông dung trực thăng bay xuống mặt Bắc Bình Định.
23-4-1972, một tiểu đoàn Bộ binh của Sư 22 chạm sung với địch từ rất sớm, không quá xa Bộ Tư Lệnh sư Đoàn, đồng thời địch pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cảnh bằng hỏa tiễn 122 ly. Chiến xa bảo vệ Bộ Tư Lệnh của sư đoàn đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy hết 8 chiếc, cón lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn than với tôi trước đây tại Quy Nhơn là thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan,23 tuổi, xuất than từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, sử dụng đại lien 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày hôm đó với địch tại tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ cho Đại tá Đạt.
Khỏang 10h tối ngày 23-4-1972, quận Đắc Tô cách Tân Cảnh 2 km về phía bắc, do địa phương quân và nghĩa quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130 spectre lên thư trái sang. Chiến sĩ ta trong các hầm chiến đấu cá nhân thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hang dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa".
Được sự chi viện của Mỹ, quân đội Sài Gòn tự tin ỷ lại về ưu thế khí tài quân sự, phương tiện chiến tranh nên khi lần đầu đối diện với xe tăng T54, và loại hỏa tiễn chống tăng mới của quân giải phóng, lực lượng thiết giáp cơ hữu của chiến trường tân Cảnh gồm 22 chiếc chiến xa M41 đã hoàn toàn tê liệt và bị tiêu diệt. Hà Mai Việt đã kể về diễn biến này:" Từ hơn 1 tuần lễ trước, cả Tân Cảnh lẫn Đắc Tô II đã bị quân Cộng Sản bao vây. Mỗi ngày căn cứ Tân Cảnh phải chịu trên dưới 1000 trái đại bác và hỏa tiễn đủ loại rót vào. Đặc biệt sang ngày 23-4, một chiến xa M41 thuộc Thiết đoàn 19 nằm tại cổng chính căn cứ Tân Cảnh đã bị phá hủy bằng đạn xuyên phá mà xa đội ước đóan là do hỏa tiễn B40 từ ngoài rót vào.
Nhưng ban cố vấn Hoa Kỳ lại không nghĩ như vậy,vì B40 chỉ có tầm bắn hữu hiệu khỏang 100 thước, mà lúc ấy địch quân còn cách vị trí của chiến xa hơn 500 thước. Sauk hi quan sát tại chỗ để tìm hiểu, ban cố vấn đã xác nhận đó là loại hỏa tiễn chống tăng mới xuất hiện, được điều khiển bằng dây điện, có tầm bắn tối đa là 2500 thước và có thể xuyên phá 400 ly thép. Đây là loại hỏa tiễn AT3 do Nga chế tạo, được Cộng Sản Bắc Việt sử dụng lần đầu tiên tại Tân Cảnh và trên chiến trường Việt Nam.
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 23-4, một tiếng nổ long trời của hỏa tiễn AT3 đã phá hủy phần lớn trung tâm hành quân của Sư 33 Bộ binh. Phòng truyền tin và quân dụng bị thiêu hủy. về nhân sự có 20 quân nhân chết và bị thương nặng bởi những mảnh đạn tung tóe trong hầm. Vào khoảng giữa trưa hang loạt hỏa tiễn điều khiển AT3 phóng vào căn cứ gây thiệt hại nặng cho quân trú phòng, đồng thời phá hủy một số pháo đài kiên cố và 4 xe tăng M41 còn lại. nhưng thiệt hại quan trọng nhất lại là tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp xuống rất thấp, nhất là sau khi họ thấy quân đoàn không can thiệp để xin B52 yểm trợ hành quân như thường lệ.
Lúc 9h đêm, quận trưởng Đắc tô báo cáo lên Bộ Tư Lệnh sư đoàn:"Chiến xa địch xuất hiệ, chạy qua ấp đắc Brung hướng về quận lỵ Đắc Tô." Trung tâm hành quân Sư 22 liền xin vận tải cơ võ trang AC130 Spectre xuất hiện trên vòm trời Tân Cảnh. Phi cơ này dung hồng ngoại tuyến phát hiện được 18 chiến xa cộng sản tiến từ Tây sang Đông hướng về Đắc Tô. Vào khỏang nửa đêm, đoàn chiến xa này quẹo về hướng nam, theo quốc lộ xuống Tân Cảnh.
Vì nhận thấy sẽ có một cuộc đụng độ lớn và không thấy sư đoàn ra lệnh phản công nên Đại tá Kaplan, cố vấn trưởng của Sư 22 đã tập họp ban cố vấn lại để lưu ý mọi người về kế hoạch đào thoát và lẩn trốn. Rồi ông tập trung họ trong 1 pháo đài để chờ lệnh. Cũng trong thời gian này,chiếc AC130 báo cáo có 3 chiến xa bị hạ tại ấp Đắc Brung. Vào lúc 0h ngày 24-4, một thành phần thuộc Sư đoàn 2 cộng sản Bắc Việt tấn công vào cao điểm ở phía đông Tân Cảnh,gần ngôi chùa Phật giáo. Đồng thời, 2 thiết xa vận PT-76 lờ mờ xuất hiện ở phía bắc kho đạn.
Sau khi dừng lại, 2 chiếc PT-76 của Cộng Sản phất cờ hiệu cho nhau. Vào lúc này kỵ binh Việt Nam Cộng Hòa đều lên rất cao. Cả hai chi đội trưởng của Chi đội 1 và 2 tại Đắc Tô và Bến Hét theo dõi tình hình trên tần số chỉ huy của chi đoàn, đều xin trở về với chi đoàn để chiến đấu. Đại úy Giang liền chấp thậun cho tập trung để điều động toàn khối. Nhưng có lẽ thiết đoàn gập trở ngại truyền tin nên không thấy đáp nhận.
Trên bầu trời Đắc Tô, chiếc AC130 đang trút đạn bắn vào đoàn chiến xa Cộng quân tiến từ Đắc Tô xuống Tân Cảnh. Ở hướng đông, một chiếc AC-47 Hỏa Long của không quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đang yểm trợ cho đơn vị bạn bị địch tấn công. Ngoài 2 phi cơ nói trên và pháo binh yểm trợ trực tiếp,vào lúc này Sư 22 Bộ binh không nhận được sự yểm trợ hỏa lực nào khác.
Cho đến 3 giờ sáng 24-4,Chi đoàn 1/14 Chíân xa vẫn không lien lạc được với Bộ chỉ huy Thiết đoàn 14 Kỵ binh, nên Đại úy Giang đã tự ý ra lệnh cho chi đội 1 và 2 tập trung tại Tân Cảnh để tác chiến.Do đó cả 2 chi đội nói trên đều rời vị trí về Tân Cảnh ngay sau khi nhận lệnh.
Chi đội 2/1 tại Bến Hét có 5 xe tăng M41 do chuẩn úy Nguyễn Thi chỉ huy. Vào phút chót,một chiếc bị trục trặc nên được bỏ lại. Bốn chiến xa kia tuy không có bộ binh tùng thiết nhưng cả 4 chiếc cũng theo tỉnh lộ 512 tiến về Tân Cảnh. Khi tới eo Tử Thần, một chiến xa nữa hư. Xa đội này tự sửa chữa rồi trở lại căn cứ Bến Hét. Kể từ đó chi đội chỉ còn lại 3 xe tăng M41 mà thôi. Lúc ấy chi đội trưởng vẫn cho lệnh tiếp tục tiến.
Vừa di chuyển tới cầu Đắc Mốt thì đoàn xe gập ổ phục kích nằm trên cao điểm phía bắc đầu cầu. Ổphục kích này phóng hỏa tiễn B40 xuống. Sau 1 cuộc giao tranh ác liệt, phân đội chiến xa bị loại khỏi vòng chiến và sĩ quan chi đội trưởng bị bắt.
Khỏang 6h 30 phút sáng, quân Cộng Sản chọc thủng phòng tuyến phía Đông bắc Đắc Tô II bằng chiến xa có bộ đội tùng thiết. Cũng trong thời gian này, khoảng một tiểu đoàn bộ đội bắc việt và 1 chi đội chiến xa T54 cùng tấn công vào hướng Tây Bắc của chu vi phòng thủ.
Trong khi đó chi đội 3/1 với các tăng M41 tại Đắc Tô II sau khi được lệnh tập trung của chi đoàn trưởng, đã di chuyển tới đầu phi trường Phượng Hoàng thì đụng địch. Sau đó chi đội này mất liên lạc truyền tin với chi đoàn.
Đại úy Charles Carden, cố vấn của trung đoàn 47 bộ binh đã thuật lại như sau: Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi Tân Cảnh bị tấn công, 1 trực thăng UH1 đến Đắc Tô II đón 6 viên cố vấn Hoa Kỳ của sư 22 Bộ binh. Chiếc trực thăng này bị trúng đạn phòng không,cháy và rớt tại phía nam chu vi phòng thủ. Tại khu vực phòng thủ của trung đoàn, chính ông được mục kích 2 chiến xa T54 địch tiến vào phi trường rồi chia làm 2 ngả. Một chiếc tiến về hướng Tây của phi trường, án ngữ lộ trình chuyển quân từ Bến Hét về Đắc Tô II. Chiếc kia từ hướng Bắc chạy vào giữa phi trường, tấn công vị trí phòng thủ của trung đoàn 47 bộ binh.
Ngay lúc đó, 2 xe tăng M41 thuộc chi đoàn 1/14 liền điều động và tác xạ. Mỗi chiếc M41 bắn 3 phát đại bác 76 ly vào sườn tây của chiềc T54. Lúc ấy cố vấn Carden, chỉ cách chiến xa địch khoảng 100 thứoc, nhìn thấy chiếc T54 bị trúng đạn và bốc khói nhưng chưa bị hạ. Chiếc T54, vỏ thép dầy 105 ly, nặng 36 tấn, đã hồi phục mau lẹ rồi quay nòng súng lại bắn hạ 1 chiến xa M41 bằng 2 quả đạn 100 ly. Ngay sau đó chiếc T54 này cũng hạ chiếc M41 còn lại bằng trái thứ ba. Đây là trận xa chiến cuối cùng tại mặt trận Đắc Tô II.
Đúng 4 giờ sáng, 2 chiếc PT76 của Cộng quân ở phía bắc kho đạn bắt đầu tác xạ. Chi đội 1/1 khai hỏa bắn trúng cả hai chiếc PT76, nhưng xe không cháy mà chỉ nằm quay ngang trước cổng kho đạn. Để phản công, Cộng quân phóng hỏa tiễn AT3 vào chi đội 1/1 do thiếu úy Trần Nhuần chỉ huy. Chiến xa chỉ huy bị trúng đạn, Thiếu úy Nhuần chết ngay tại chỗ. Đại đội thám kích giữ kho đạn tự động rút lui lúc nào không rõ.
Trong khi ấy, 4 xe tăng M41 còn lại và hai thiết xa vận M113 của ban chỉ huy chi đoàn đã ngoan cố chống trả. Trung sĩ Nguyễn Văn Khanh. hạ sĩ quan truyền tin trên chiếc M113 đã nhảy lên thay thế xạ thủ đại liên 30 bị tử thương. Trong hki Trung sĩ Khánh đang bắn vào các bộ đội cộng quân đang bảo vệ 2 chiềc PT-76 thì 1 trái hỏa tiễn B40 của đối phương phóng trúng vào xe M113 chỉ huy. Kết quả trung sĩ Khánh tử thương và Đại úy Giang bị thưong.
Đại úy Giang được đồng đội cõng chạy vào rừng. nhưng bị bắt vào ngày 3-5-1972."
Diễn biến xấu báo hiệu sự nguy ngập của Tân Cảnh quá rõ rang, Bùi Đức Lạc đã kể:" Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng bắt đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế của địch quân di chuyển cả ban ngày,còn ban đêm xe địch quân di chuyển đèn sáng như trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của an hem Sư 22 còn vững được. Các dấu hiệu rõ rang sự xuất hiện của Sư đoàn 320, sư đoàn 304, sư đoàn 986, các trung đoàn phòng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng ta khôn ngoan 1 chút thì phải cho Bộ tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh rút về cố thủ tại KonTum. Tân Cảnh nếu cần chỉ để lại một trung đoàn là nhiều,chứ không nên để một Bộ tư lệnh/Sư đoàn làm tiền đồn cho quân đoàn,lúc đó quân số mà bộ tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung đoàn 42 bộ binh còn lữ đoàn dù thì bộ tổng tham mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rõ là địch sẽ dung 1 sư đoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong khi Sư đoàn 22 chỉ có 1 tiểu đoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ bộ tư lệnh. Không có chiến lược hay chiến thậut nào lại sử dụng bộ tư lệnh sư đoàn làm tiền đồn bao giờ,một sự bất nhẫn tàn bạo đã phí mạng hang trăm quân nhân và làm thành làn sóng bất mãn- Điều này thể hiện rõ sự bất lực trong chiến lược cũng như chỉ huy của Việt nam cộng hòa. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được sự yểm trợ của không quân (B52 Mỹ) đúng mức nhất là những mục tiêu rõ rang, chẳng hạn như đoàn xe địch di chuyển ban ngày không bị 1 lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí phòng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh còn hay mất chỉ còn chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi, thật sự là như vậy."
Bùi Đức Lạc kể về những giây phút cuối cùng của Tân Cảnh và của đại tá sư trưởng Sư đoàn 22 qua liên lạc vô tuyến điện:"Ngày 23-4-1972 tức ngày chủ nhật, Playcu hay Sài Gòn giờ này có thể trời đang đẹp, 10h không quân mới giúp mở được hàng rào có thể rút sang phi trường, tuy vậy muốn băng qua được cũng vẫn rất khó khăn, lúc này Tiểu đoàn 9 dù cũng bị tấn công mạnh, bốn đại đội tác chiên đều ở ngoài nên Bộ chỉ huy tiểu đoàn không có khả năng tiếp cứu,13h thiết giáp hạng nhẹ của địch không 1 chiếc nào bị thương vào tới cột cờ, nhưng địch không có tùng thiết nên thiết giáp nằm tại đó, quân ta vẫn cứ chạy qua mặt thiết giáp ra phía hàng rào đã phá.
Hưng liên lạc cho biết anh và Đại Tá tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh ra tới hàng rào,lúc đó Đại Tá tư lệnh giật máy.
-11 (chỉ huy của tôi) đây 01(chỉ danh của Đại Tá Tư lệnh sư 22). Nguy rồi 11 anh bắn ngay vào sân cờ thiết giáp nó vào sân cờ rồi.
-01 đây 11 tôi thi hành ngay.
-11 đây 01 anh tiếp tục cho bắn như vậy may ra tôi có thể gặp Cửu Long ( Tiểu đoàn 9 dù) được,khoảng 2 phút sau tôi nhận được Hưng gọi.
-11 đây Hồng Hà gọi............01 theo ông Bắc Bình rồi.
Tôi hiểu Hưng muốn nói gì nhưng tôi vẫn cứ hỏi lại.
-Hồng Hà đây 11 anh nói gì lặp lại.
11 đây Hồng Hà tôi nói...........01 theo ông Bảo rồi
-Hồng Hà đây 11,anh cố gắng mang 01 ra Cửu Long được không.
-Không được vì tăng nó bắn nên kẽm gai quấn chặt lấy ông ấy rồi, tôi cố gỡ ra nhưng không ai có kềm cắt gai cả. Giọng Hưng yếu hẳn đi, tôi nghe rõ tiếng nổ chat chúa và tôi hoàn toàn mất liên lạc từ lúc 14 giờ ngày 23-4-1972":
Theo lời Đại Tá Kaplan,có lẽ Đại tá Đạt tự sát sau khi đồn Tân Cảnh tràn ngập quân giải phóng. Đó là ngày 24-4-1972,lúc 10 giờ sáng.
Trịnh Tiếu đánh giá về hậu quả trận Tân Cảnh khá bi đát:"Sauk hi mặt trận Tân Cảnh bị thảm bại,tư lệnh sư 22 Bộ binh chết mất xác tại mặt trận, thành phần Bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết,chỉ 1 số "rất ít"chạy được về Kon Tum.Sư đoàn 22 tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kon Tum coi như không còn nữa."
Nói thêm về Tank T54
T54 lần đầu xuất hiện năm 1949 thay thế cho dòng T34. Mẫu T54 đầu tiên được hoàn thành vào năm 1946,và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 1947. Đây là loại tank được sử dụng nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1970. Sau 1 loạt nâng cấp thay đổi T54 trở thành T55, về tính năng T55 giống với T54 nhưng có vỏ thép dày 300mm( "KE")và 400-450mm("CE") còn T54 đầu tiên chỉ dày có 105-200 mm.Cả hai loại đều được trang bị pháo 100 ly,súng máy 12.7 mm.T54 có động cơ 520 mã lực (những loại sản xuất sau lên đến 580 mã lực),tầm hoạt động 500 km,nếu có thêm thùng nhiên liệu phụ thì lên tới 700 km.
Một số nước dung T54:TQ,Croatia,Congo,Iran,Triều Tiên,Irắc,Syria, Nga,Sudan, Việt Nam, Lào.....
Bao Vây An Lộc
Kiều Mỹ Duyên kể về những ngày An Lộc bị tấn công bao vây:
"Khoảng 4 giờ sáng ngày 13-4-1972,cả thị xã bừng tỉnh với loạt pháo"chào buổi sáng" với chừng 500 trái toàn hỏa tiễn 122 ly phóng liên tục vào thị trấn, toàn bộ từ lính đến tướng quân đội Sài Gòn đều co mình dưới hầm trú ẩn. Quân phòng thủ biết ngay đó là dấu hiệu địch sắp tấn công. Sau trận pháo kích, khỏang 6 giờ 45 phút một đoàn chiến xa từ 3 mặt xông thẳng vào thành phố. Chúng chia ra mỗi toán chừng 15 chiếc trong đó có cả M41 và M113 của ta mà địch lấy được ở Lộc Ninh.
Bị tấn công bất ngờ bằng chiến xa,tuyến phòng thủ phía bắc của An Lộc đã bị thủng. Một số chiến xa lọt vào trên các đường phố hạ nòng đại bác 100 ly bắn phá dữ dội.
Một điều làm cho chính những lực lượng phòng thù ở An Lộc cũng ngac nhiên về chiến thuật của địch quân,nhưng chiếc chiến xa đầu tiên hung hổ xông vào thị trấn rồi ngơ ngác lạc long , chạy khơi khơi giữa đường để 15 chiếc vừa T54 vừa PT76 bị quân ta bắn hạ,sau đó khỏang 3000 khinh binh tùng thiết mới tràn vào tấn công. Người ta nói sự thiếu phối hợp này của địch quân là một may mắn cho An Lộc nếu không cái thị trấn nhỏ bé này với 1 quân số phòng thủ quá chênh lệch chưa chắc đã qua khỏi đợt tấn công đầu tiên. Nhưng xét cho cùng thì đây là kết quả của kinh nghiệm chiến đấu của Đại tá Nhựt. Khi được báo cáo đầy đủ danh sách những tên việt cộng nằm vùng , ông để yên không đụng tới. Giờ phút trận chiến bắt đầu căng thẳng mới ra lệnh bắt trọn. Bởi vậy khi chiến xa địch tiến vào chúng không có người dẫn đường. Một phần những lực lượng tùng thiết của địch bị trực thăng võ trang làm cho chậm lại một phần nhờ sử dụng loại đại bác 105 ly gắn trên máy bay AC130 trực xạ xuống mục tiêu chính xác.
Tuy vậy với lực lượng hung hậu khoảng gần trưa địch đã chiếm được 1/3 thành phố về phía bắc. Đó cũng là khu vực buôn bán chính của thị trấn.
Mặc cho sung phòng không đan thành một màn lưới lửa trên bầu trời An Lộc, không quân can thiệp tối đa. Bom nổ từng chuỗi dọc theo những con đường tiến quân của địch. Những cao ốc vừa bị địch chiếm bị trúng bom, gạch ngói nổ tan tành, chon vùi luôn những người không kịp chạy ra.
Buổi chiều cùng ngày khi tiếng sung đã thưa dần ,một vài người dân từ hầm mò lên,chỉ mới 1 buổi mà họ không còn nhận ra thành phố than yêu của họ nữa.
Bây giờ An Lôc đã trở thành một địa ngục trần gian, cái trung tâm của địa ngục này là bệnh viện của thành phố. Những người còn nguyên vẹn sau bao nhiêu đợt mưa pháo cuộn mình lại như con cuốn chiếu nấp kỹ dưới hầm. Những kẻ bị thương đều tìm cách lê đến bệnh viện. Nhưng họ đến đây để được gì hơn? Thuốc men cạn sạch,người sống người chết nằm chen nhau từ phòng này qua phòng khác. Những xác chết sình lên, những vết thương làm mủ hôi hám máu me tiêu tiểu lai láng giữa nền nhà. Điều quan trọng nhất mà họ quên là bom đạn đâu có phân biệt được nhà thương hay trại lính. Các bác sĩ làm việc ngày đêm trong bệnh viện với một tình trạng thiếu thốn và khổ cực. Y sĩ phải dung những sợi nylon của bao cát sát trùng bằng nước sôi để thay chỉ may vết thương khi giải phẫu.
Buổi sáng ngày 16-4 giữa lúc tình hình căng thẳng như vậy, một niềm vui chợt đến với mọi người :Tin lữ đoàn 1 Dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Lê Quang Lưỡng và liên đoàn 81 biệt kích dù, dưới sự chỉ huy của trung tá Phan Văn Huấn đang được trực thăng vận đổ xuống tiếp viện cho An Lộc. Hai lực lượng cùng đổ quân xuống Đồi Gió và tiến vào thị trấn. Mặc dù đồi này đã được một đại đội Địa phương quân và 1 đại đội Biệt động quân trấn giữ nhưng Tiểu đoàn 6 Dù của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh vừa nhảy xuống là trúng pháo của địch,tổn thương khá nặng.Bộ chỉ huy của Lữ đoàn 1 Dù đóng chung với bộ chỉ huy tiểu khu của Đại tá Nhựt và trấn giữ mặt Bắc của thành phố , tiếp giáp với phần mới bị địch quân chiếm giữ."
Đỗ Đức Thịnh đã nói rõ hơn về mức thiệt hại cái giá phải trả cho cuộc đổ quân của Lữ đoàn 1 Dù xuống chiến trường này:"cũng trong ngày 15-4-1972, Trung tướng Nguyễn Văn Minh dời bộ tư lệnh quân đoàn 3 đến Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. Một lực lượng đặc nhiệm với 20000 binh sĩ gồm nhảy dù , bộ binh, thiết kỵ được thành lập để giải toả quốc lộ 13.
Cuộc đổ quân của lữ đoàn Dù gây thiệt hại cho cả một tiểu đoàn trấn giữ đồi Gió. Tiểu đoàn 6 dù và 1 pháo đội gồm 6 đại bác 105 ly bị thiệt hại nặng ( sau 18 năm thành lập, Tiểu đoàn 6 Dù bị tan nát vào lúc 17 giờ ngày 21-4-1972 )".
Kiều Mỹ Duyên ghi lại không khí khốc liệt của An Lộc trong vòng vây ." Sau đợt tấn công thứ nhất, những trận pháo kích dữ dội lại tiếp tục ngày cũng như đêm với số lượng cỡ 3,4 ngàn trái pháo mỗi ngày. Nhưng chuyện pháo kích đã trở thành bình thường , bới vì đến hôm nay, lo sợ vì pháo kích đã tuột xuống hàng thứ hai thứ ba. Những điều đáng lo sợ trước mắt là lương thực, nước uống và có thể một trận dịch nào đó sẽ xảy ra bởi tình trạng cuộc sống thê thảm như thế này. Quốc lộ 13 vẫn bị công trường 7 đắp mô đóng chốt kiểm soát trên một đoạn dài 20 cây số giữa Chơn Thành và An Lộc. Việc tiếp viện bằng đường bộ không thể thực hiện được một sớm một chiều. Mọi người trông chờ một con đường khác :"thả dù". Tuy nhiên việc tiếp tế này cũng không dễ dàng phần lớn lượng hàng tiếp tế đã bị rơi vào tay quân giải phóng. Đỗ Đức Thịnh kể rằng:" Pháo đài B52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không quân Việt Nam Cộng Hòa dồn dập yểm trợ và tiếp tế. Nhưng trước một hàng rào phòng không dày đặc đủ loại từ đại liên 12 ly 7, các đại bác 37 ly và 100 ly , hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA-7 lố nhố trong rừng cao su bao vây An Lộc dù các viên phi công có cố gắng đến mức tối đa, chịu nhiều tổn thất nhưng cũng chỉ có thể tiếp tế nhỏ giọt cho chiến trường.
Phần lớn kiện hàng tiếp tế (thả lơ lửng bằng cánh dù) từ phi cơ thả xuống đều rơi tạt ra ngoài hàng rào phòng thủ. Nguồn tiếp tế bị cản trở, quốc lộ 13 vẫn tắc nghẽn. Quân trú phòng bị bao vây trong hơn hai tháng rưỡi như thế. Không khí ngột ngạt và căng thẳng đến độ một Trung tá trưởng phòng 2 của Sư đoàn 5 Bộ binh phải thốt lên :" Đây là chiến trường cô đơn, và phải mãi đến ngày thứ 60 của cuộc chiến các cánh quân tiếp viện cũng chỉ le lói ở cuối đường số 13"
Đợt tấn công thứ hai
Suốt đêm ngày 10 và rạng ngày 11-5-1972 một trận pháo kích tưởng chừng như thành phố An Lộc sẽ sụp luôn xuống long đất. Có lẽ cả trung đoàn pháo của địch cùng nhắm vào đây mà khai hỏa một lần.Khoảng 4 giờ 30 sáng thì cường độ pháo kích lên tới cực điểm. Có thể nói trong thành phố này, không có tấc đất nào là không bị đạn pháo rơi xuống. Khoảng 4 giờ 45 phút, Đại tá Nhựt tập hợp các ty sở trưởng sở hành chánh và bằng một giọng bình tĩnh nhưng ai cũng hiểu là đã đến lúc rối, ông ra lệnh cho mọi người sẵn sang chiến đấu.
Khoảng 5 giờ thì tiếng pháo thưa dần báo hiệu một đợt tấn công sẽ bắt đầu. Xe tăng của địch từ hướng Nam và Tây Nam tiến vào. Bộ binh địch tấn công ào ạt ở hướng Tây và Đông Bắc. Công trường 5 đã từ Lộc Ninh kéo về phối hợp với công trường 9 quyết chiếm An Lộc. Không quân yểm trợ tối đa. Tiếng mini-gun và tiếng của đại bác 105 ly từ trên các trực thăng và máy bay AC130 tạo nên một chuỗi âm thanh kỳ quái giữa lưng trời. Tiếng bom nổ át hẳn tiếng đạn pháo kích. Khỏang 5 giờ 30 sáng, mọi người nghe tiếng gió rít từ trên trời khác hẳn tiếng pháo , đầu còn nhỏ sau tiếng rít lớn dần và một chuỗi những tiếng nổ long trời lở đất. Cả thành phố An Lộc rung rinh như muốn vỡ ra từng mảnh. B52 đang trải thảm . Loạt bom đầu tiên thả xuống sát tuyến phòng thủ của quân Việt Nam Công Hoà. Rồi những loạt bom tiếp theo tạo thành 1 vòng khói lửa bao quanh thành phố An Lộc.
Khi trời hừng sáng, tiếng pháo gần như đã dứt. Tuyến phòng thủ của dù vẫn y nguyên, 5 chiếc T54 nằm như 5 đống sắt trước phòng tuyến. Điều đáng nói là Ty cảnh sát Bình Long đã bị 4 chiếc T54 tiến vào trước bộ chỉ huy rồi mà vẫn bị bắn hạ 2 chiếc , hai chiếc còn lại phải tháo lui.Phòng tuyến Địa phương quân, Nghĩa quân và nhân dân tự vệ vẫn giữ nguyên mặc dù quân số tổn thất nặng nề.. Địch quân chiếm them được ty Công chánh và ty chiêu hồi. Một sĩ quan cố vấn quân sự Mỹ cho biết, để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm qua , đã có tất cả 26 phi vụ B52 được thực hiện. Có những phi vụ yểm trợ cho chiên trường Trị Thiên và Cao Nguyên, đang giữa đường phải đổi hướng bay về An Lộc . Mỗi phi vụ có 3 chiếc B52 mỗi chiếc mang 54 ngàn cân bom. Có thể nói đây là một ngày "trải thảm" lớn nhất trong lịch sử pháo đài bay B52. Đại tá Trần Văn Nhựt cho rằng, B52 vốn là không quân chiến lược nhưng đã sử dụng ở An Lộc như không quân chiến thuật. Cuộc chiến tạm lắng dịu. Mức độ pháo kích ngày nào nhẹ thì 1000 trái. Có ngày có 3 đến 4 ngàn trái.
Những ngày đầu, sự lo sợ vì pháo kích và chờ đợi địch tấn công làm cho người ta quên đi những vấn đề khác. Bây giờ cuộc chiến thật là quái lạ. Địch và ta có nơi chỉ cách nhau một con đường. Bên ta có ai buồn buồn xách súng M79 bắn qua bên kia vài phát , địch cũng bắn trả vài phát bằng M79. Các khu trục A37 của ta dội vài chục trái bom xuống vòng vây bên ngoài, địch phóng vào thành phố vài chục trái hỏa tiễn trả đũa.
Mọi sinh hoạt không ra khỏi cái hầm cá nhân trên 10 thước. Tiền bạc không dung trong việc mua bán mà thuốc lá trở thành một loại tiền tệ mới. Thuốc lá có thể đổi lấy gạo , thức ăn máy móc..........
Có một điều ít ai ngờ là trong trận chiến tại An Lộc ,Quân lực VNCH từ Nhảy Dù,Biệt Cách cho tới Bộ binh,không 1 đơn vị nào có chiến xa và pháo binh,vì toàn bộ 30 chiếc M113 và M41 của Thếit đoàn 1 Kỵ binh và các khẩu đội 105 ly của tiểu đoàn 52 pháo binh cũng bị phá hủy chỉ còn lại 1 khẩu may mắn "sống sót". Sau đó 6 khẩu 105 ly của Tiểu đoàn 3 pháo binh dù cũng bị phá hủy tại Đồi Gió."
Chỉ Giữ Được An Lộc
Theo Thượng tướng Hoàng Văn Thái (quân giải phóng) thì đợt hai chiến dịch tiến công An Lộc chấm dứt ngày 15-5-1972. Sư đoàn 5 và 1 bộ phận binh chủng hợp thành chuyển địa bàn về khu 8 hỗ trợ cho chiến trường ĐBSCL phá thế kiềm kẹp của Bình Định.Lực lượng của miền Đông gồm Sư 7 ,Sư 9 chuyển sang làm nhiệm vụ bao vây An Lộc giữ vững hai huyện đã giải phóng là Lôc Ninh , Bù Đăng. Tiến công địch trên quốc lộ 13 để kìm chân và thu hút địch."Bối cảnh chung lúc này về phía địch tuy giữ được An Lộc nhưng trên chiến trường miền Đông chúng vẫn trong tình trạng bị động đối phó, lo sợ ta phát triển xuống vùng trung tuyến và vùng sâu ."
Kết thúc trận chiến tuy VNCH giữ được An Lộc nhưng Sư đoàn 5 Bộ binh bị thiệt hại nặng ,cần một thời gian tương đối dài để dưỡng quân, lấy lại tinh thần sau những ngày phải sống trong địa ngục trần gian.Riêng trung đoàn 43 Bộ binh của Trung tá Lê xuân Hiếu, từ khi vào An Lộc cũng chịu nhiều tổn thất vì đạn pháo kích và những cuộc giao tranh đẫm máu trong lúc dành nhau từng đoạn đường sống trên quốc lộ 13. Tại ấp Xa Cam phía nam An Lộc ,tiểu đoàn 2/43 (đọc là tiểu đoàn 2 của trung đoàn 43) bị một lực lượng đông đảo của công trường 7 quân giải phóng tấn công vây hãm, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thoại bị tử thương nên tiểu đoàn phó là Nguyễn Hữu Chế thay thế. Sau đó tiểu đoàn 2/43 và 3/43 cùng liên đoàn 5 Biệt động quân được giao phó trách nhiệm tái chiếm phi trường Quản Lợi. Trước đây phi trường Quảng Lợi là nơi đóng quân của Sư đoàn 1 kỵ binh bay Hoa Kỳ nên được xây dựng rất kiên cố, do đó quân VNCH bị tổn thất nặng mà vẫn không chiếm lại được. Cuối cùng Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 quyết định dùng không quân chiến thuật với bom phá công sự và hỏa tiễn Tow tập kích vào Quản Lợi. Cuộc hành quân kết thúc ngày 9-4-1972, sau khi đã đánh đổi bằng nhềiu sinh mạng, phi trường Quản Lợi được tái chiếm thành công nhưng lúc đó chỉ còn lại một đống đổ nát.
Tuy tướng Lê Văn Hưng tuyên bố là An Lộc được giải toả nhưng khắp nơi khói lửa vẫn mịt trời. Hàng ngày vẫn phải nhận hàng trăm quả pháo kích từ các vị trí chiếm giữ của quân giải phóng trên đồi Gió và đồi 169, làm thiệt hại thêm nhiều nhân mạng của quân lực VNCH. Lại nói,không phải quân ta không có khả năng đánh chiếm An Lộc mà "trên" xét thấy nếu chiếm được An Lộc thì quân VNCH nhất định sẽ dùng lực lượng lớn không quân và bộ binh tái chiếm vì đây là cửa ngõ quan trọng của Sài Gòn trong khi ta cần lực lượng để hỗ trợ cho chiến trường ĐBSCL nên không thể duy trì lực lượng chiếm đóng An Lộc lâu dài.
Thiếu tướng NGUYỄN CÔNG TRANG
Để đánh bại âm mưu của địch tái chiếm vùng giải phóng Quảng Trị, đầu tiên Bộ chỉ huy chiến dịch Mặt trận đường 9 (B5) giao nhiệm vụ cho trung đoàn48, sư đoàn 320 giữ thành cổ Quảng Trị, sau đó thêm tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 10 thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, rồi trung đoàn 95 của Sư đoàn 325.
Lúc đầu, bộ chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ huy các đơn vị trên. Từ tháng 7-1972, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong khu vực thị xã Quảng Trị cho sư đoàn 325. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định thành lập Ban chỉ huy khu vực thị xã Quảng Trị do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48 Lê Quang Thúy làm chỉ huy, phó chính ủy Trung đoàn 95 Vũ Quang Thọ làm chính ủy, phó trung đoàn trưởng trung đoàn 48 Trần Minh Vân và phó trung đoàn trưởng trung đoàn 95 Vũ Thả làm phó chỉ huy trưởng.
Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, sư đoàn 325 tổ chức thêm 1 sở chỉ huy ở Nham Biều(bắc sông Thạch Hãn) do phó sư đoàn trưởng Mạc Đình Vịnh phụ trách, xây dựng một đường dây cáp qua sông liên lạc bằng điện thoại với ban chỉ huy khu vực thị xã. Về công tác hậu cần, sư đoàn tổ chức ba tuyến vận chuyển tiếp tế đường bộ : Đông Hà-Nham Biều, Ba Giơ- Làng Nút-Nham Biều, Đại Áng-Nham Biều (thay thế cho tuyến vận tải đường sông của sư đoàn 320 mới bị địch cắt đứt). Sư đoàn xây dựng làng Nham Biều thành một khu kho trạm lớn cung cấp cho các lực lượng đang chiến đấu trong thị xã( lực lượng này đã tăng thêm một tiểu đoàn của trung đoàn 18, sư đoàn 325, một tiểu đoàn của trung đoàn 165, sư đoàn 312). Tiểu đoàn 24 quân y của sư đoàn cũng đặt tại Nham Biều một trạm phẫu tiền phương để sơ cứu thương binh trong thị xã trước khi tổ chức chuyển về phía sau điều trị.
Việc vận chuyển lưc lượng và đạn, gạo qua sông Thạch Hãn giao cho 3 trung đội công binh của sư đoàn và trung đoàn 95, phương tiện chuyên chở chủ yếu là thuyền cao su và bè mảng tự tạo. Về mặt tư tưởng chiến thuật, toàn mặt trận chủ trương chuyển sang tổ chức một chiến dịch phòng ngự trận địa để giữ vững mục tiêu bảo vệ và đánh trả có hiệu quả quân địch đang tạm thời có ưu thế về binh hỏa lực. Các đơn vị đã nhanh chóng đưa mọi hoạt động ,mọi sinh hoạt của bộ đội trong thị xã xuống lòng đất, kể cả việc đi từ các trận địa ra bờ sông nhận gạo, đạn.
Sư đoàn đưa tiểu đoàn 17 công binh và vật liệu xây dựng sang thị xã, đưa hai đại đội 12.7 mm của của tiểu đoàn 16 súng máy cao xạ vào bố trí trong thị xã và 2 đại đội khác của tiểu đoàn 16 bố trí ở Nham Biều đánh máy bay bổ nhào, ném bom, hạn chế hiệu quả oanh tạc của chúng. Đêm mồng 4 rạng ngày 5-8-1972, sư đoàn giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy khu vực thị xạ sử dụng tiểu đoàn 5, trung đoàn 95, tiểu đoàn 2, trung đoàn 48 và một đại đội của tiểu đoàn 6, trung đoàn 95 tập kích vào làng Tri Bưu và khu nhà Xanh, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ngụy.
Các ngày sau đó, tiểu đoàn 5 vẫn giữ vững mục tiêu mới chiếm đẩy lùi từ 5 đền 12 đợt tiến công của địch. Khu vực Tri Bưu thành trận địa chốt cắm sâu vào giữa đội hình tiến công của địch, là trận địa tiền tiêu trấn giữ một trong hai hướng phòng thủ quan trọng nhất của thị xã Quảng Trị. Trên hướng đông nam thị xã, tiểu đoàn 4, trung đoàn 95 được ban chỉ huy khu vực thị xã và các đơn vị bạn tặng danh hiệu "Lũy thép thành cổ".
Trung tuần tháng 8, sư đoàn đưa thêm tiểu đoàn 7, trung đoàn 18 vào thị xã thay thế tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 ra phía sau củng cố. Hoạt động tập kích nhỏ gây thiệt hại lớn. Qua hơn một tháng "lấn dũi", sư đoàn lính thủy đánh bộ ngụy bị loại khỏi vòng chiến đầu gần 1/3 lực lượng, tức là lớn hơn mức thiệt hại của sư đoàn dù 2 lần. Đồng thời với hoạt động đánh địch trong thị xã, sư đoàn đưa trung đoàn 101 sang An Tiêm, chợ Sãi, hoạt động và rút trung đoàn 18 từ cánh đông về thay thế 2 trung đoàn 95 và 101 làm nhiệm vụ phòng thủ Ái Tử - Đông Hà.
Cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị đang diễn ra khẩn trương thì mùa mưa bão ập đến. Những trận mưa liên miên làm cho nước sông dâng cao. Nước ngập băng khu vực thành cổ Quảng Trị. Nước lũ tàn phá các khu vực phòng thủ của bộ đội. Cả ngày lẫn đêm, bộ đội phải liên tục thay nhau, người đánh địch"lấn dũi", người tát nứơc khôi phục lại chiến hào. Bộ đội ngâm mình dưới nước. Bệnh tật phát sinh: bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, bệnh sốt rét....
Từ cuối tháng 8 , đầu tháng 9, lợi dụng ta đang gặp khó khăn do mua lũ gây ra, địch điều thêm tiểu đoàn 15 biệt động quân và nhiều xe tăng ra thị xã Quảng Trị cùng sư đoàn lính thủy đánh bộ mở tiếp những đợt tấn công ồ ạt. Do trận địa ngập nứơc, hầm hào bị hủy hoại nên dù bộ đội ta cố gắng rất lớn cũng không thể duy trì được một số chốt quan trọng. Pháo binh ta cũng gần hết số đạn dự trữ.
Đêm 4-9, trung đoàn 95 dồn lực lượng đánh chiếm gọn khu vực nhà mái bằng thuộc làng Hải Tri, cắt đứt đường tiến quân của địch từ ngã ba Long Hưng vào thành cổ. Bọn địch ở khu nhà Mỹ Tây và nhà thờ tin lành ở vào thế cô lập phải lui về phía sau để tránh bị tiêu diệt.
Khi bắt đầu cuộc hành quân "Lam Sơn 72" Nguyễn Văn Thiệu hung hăng tuyên bố nhanh chóng khôi phục lại tình hình như trước ngày 29-3 . Nay tính về thời gian thì đã kéo dài gấp 7 lần so với dự kiến ban đầu, nếu tính về sự thiệt hại của địch thì mặt trận Quảng Trị đã thu hút tới 80% số bom đạn của Mỹ sử dụng trên toàn chiến trường miền nam cộng với gần như toàn bộ lực lượng cơ động chiến lược ngụy, mà mục tiêu chúng đề ra vẫn chưa với tới được.
Phải tới ngày 16-9-1972 khi các trung đoàn 95, 48 và một số phân đội chuyển quân sang một hướng khác tiếp tục hoạt động thì sư đoàn lính thủy đánh bộ ngụy mới mò được vào trong thành cổ Đinh Công Tráng mà bom đạn Mỹ đã bao lần cày xới đi cày xới lại và sau thành bình địa.
82 ngày đêm giữ vững thị xã Quảng Trị là một trong những bản anh hùng ca tuyệt vời về sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro