Một số phương pháp sơ cấp cứu cơ bản
1. CẦM MÁU
Khi bị vết thương chảy máu, cần:
- Nâng cao phần bị thương lên.
- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương.
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Chú ý:
* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được.
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
2. SAY NẮNG
- Trước hết, đưa ngay bệnh nhân ra khỏi môi trường nắng nóng càng sớm càng tốt.
- Đặt người bệnh ở nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, chườm mát toàn thân bằng khăn thấm nước mát, lau nhẹ nhàng vùng nách, cổ, bẹn, chân tay, giội nước mát lên người theo nguyên tắc từ chân lên đầu.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh thì cho uống nước từ từ, từng ít một để tránh nôn. Nên cho người bệnh uống nước đun sôi pha với ít muối và đường sau đó cho uống nước trái cây, nước khoáng.
Ngay khi nạn nhân bị say nắng, bạn không nên cho nạn nhân sử dụng bất cứ thứ gì để đưa vào miệng ngay kể cả khi đấy là nước lọc, mà hãy bình tĩnh chờ cho đến khi tình trạng của người bị say nắng trở lại bình ổn.
Song song với biện pháp sơ cứu, cần gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục chườm mát hạ nhiệt độ cơ thể.
Lưu ý: Không nên cho nạn nhân sử dụng bất cứ loại thuốc hạ nhiệt nào, bởi lẽ nó không những giúp đem lại hiệu quả như mong muốn mà thậm chí còn rất nguy hiểm
3. NGẤT
Một người có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim hay say nóng, say nắng... Gặp tình huống này, cần để người bệnh nằm thấp đầu ở nơi thoáng khí, yên tĩnh; nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông.
a/ Triệu chứng:
Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai... rồi ngã lăn ra; có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.
b/ Sơ cứu:
Sau khi đặt bệnh nhân nằm và nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm... Đồng thời gọi nhân viên y tế để tiêm thuốc trợ tim. Nếu có điều kiện, cần châm cứu các huyệt nhân trung, thập tuyền.
Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.
c/ Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất:
- Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi; hoặc đốt bồ kết, thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.
- Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro