Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

mot so loai dong vat

ÁC LÀ(magpie) Ác là trưởng thành, vai, bụng có màu trắng. Các phần còn lại màu đen, một vài nơi có ánh tím và lục. Mắt nâu thẫm. Mỏ và chân màu đen nhạt.

*Đầu năm, vào khoảng cuối tháng 1, chim bắt đầu làm tổ. Tổ được làm bằng các cành cây nhỏ, cỏ và bùn, bên trong lót cỏ mịn. Tổ chim ác là khá lớn, có hình cầu, đường kính từ 50-70cm, cửa vào rộng 12-15cm. Chim mái đẻ 4-5 trứng màu xanh có vệt nâu hung đỏ, kích thước trứng 2,5-3,5cm. Chim non rời tổ vào khoảng tháng 5, tháng 6.

*Thức ăn của ác là rất đa dạng, gồm cào cào, châu chấu, bọ cánh cứng, nhái, giun và các hạt ngũ cốc.....

*Ác là thường kiếm ăn trên mặt đất và làm tổ trên các cây cao ven rừng, vườn làng, thành phố. Ác là còn có một tập tính kì lạ: những vật có ánh bạc, ngời sáng, từ nắp chai đến đồng xu đều có thể bị chin ác là nhặt lên và đem giấu đi, ko rõ vì sao, có lẽ là để thu hút chim cái vào mùa sinh sản.

*Ác là có ở miền Bắc và Trung Việt Nam ( tới thành phố Nha Trang) và có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.....Số lượng chim đang bị giảm nghiêm trọng do môi trường sống và nguồn thức ăn bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ....Ác là là loài chim đang cần được bảo vệ

BỌ CẠP

(scorpion)

Là động vật Chân khớp, cơ thể dài 5-20cm. Phần đầu ngực có 10 chân, 2 chân trước phát triển thành càng khoẻ. Bọ cạp sống ở nơi ẩm thấp, trg những khe đất đá kín đáo, sinh hoạt vào ban đêm. Khi đi, bọ cạp dung đôi chân xúc giác lớn dạng kìm để dò đường và bắt mồi. Bụng thon nhỏ và chia đốt, thường gọi là "đuôi", có tuyến độc ở cuối thường uốn cong về phía trước sẵn sang tiêm nọc độc vào con mồi. Nọc độc của bọ cạp tác động lên dây thần kinh gây bại liệt từng phần cơ thể. Nọc độc này có thể làm chết người. Phần lớn bọ cạp đẻ con. Bọ cạp non sống trên lưng mẹ một thời gian trước khi tự lập.

Bọ cạp thường gặp ở các vùng nhiệt đới và quanh Địa Trung Hải.

BỌ CHÉT

(flea)

Là loài côn trùng sống kí sinh, không cánh, nhỏ bé, kích thước khoảng 0,8-6mm, có phần phụ miệng kiểu chích hút, cơ thể dẹp hai bên nên dễ luồn lách trg lông vật chủ. Chân bọ chét có cấu tạo để nhảy và bám vào vật chủ. Ấu trùng bọ chét sống bằng các cặn bã hữu cơ có trg tổ chức vật chủ. Có nhiều loài bọ chét, mỗi loài thường chỉ sống kí sinh trên mỗi vật chủ riêng như chó, mèo, gà, chuột...

Bọ chét là loài vật trung gian truyền một số bệnh. Bọ chét sống kí sinh trên chuột là loài truyền vi khuẩn Yersin của bệnh dịch hạch sang người và đã từng gây nhiều trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người cùng một lúc ở châu Âu trg các TK trước.

BỌ HUNG

(scarab, dorbeetle, dung beetle)

Loài sâu bọ cánh cừng có màu đen và mùi hôi. Con đực có sừng. Chân trước có cấu tạo để đào bới. Bọ hung thừơng đào hang chôn phân động vật vào trg lòng đất có khi sâu tới 20-25 cm. Đó là nguồn thức ăn của bọ hung và con cái của chúng sau này. Bọ hung được coi là những vệ sinh viên ưu tú giữ vai trò quan trọng trg việc làm sạch môi trường, làm giàu và làm xốp cho đất.

BA BA(tryonix)

Còn gọi là rùa nước ngọt, gồm các loài rùa sống ở các khu vực nước ngọt. Đặc điểm của ba ba là mai ko có tấm sừng mà phủ da mềm. Mõm dài thành vòi thịt cử động được. Mai và yếm có nhiều lỗ hổng. Chân có màng da nối các ngón. Ba ba sống ở sông, suối, hồ, đầm, mai dài nhất tới 1m. Ba ba lặn giỏi, có thể bơi ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng có nhiều mạch máu giúp trao đổi khí. Ba ba ăn động vật thân mềm, giáp xác, cá và cả thực vật thủy sinh. Ba ba đẻ từ 20-30 trứng trên bờ và cũng canh giữ trứng. Chúng thường vùi trứng xuống cát để tránh bị kẻ thù ăn. Trứng và thịt ba ba là những thức ăn ngon, có giá trị, được coi là một thứ đặc sản.Có nhiều loài ba ba khác nhau: ba ba trơn, ba ba gai.....

BẠC MÁ(great tit)

Loài chim có kích thước nhỏ, mỏ ngắn liên tục hoạt động. Đầu, cánh và mặt bụng có màu đen trắng, lưng màu xám xanh. Đặc biệt hai bên má có lông màu trắng. Thường cất tiếng hót vào mùa xuân:

" Siu-siu-tse-tsiu-tsui-tse".Bạc má là loài sống định cư, phổ biến ở các rừng cây gỗ, rừng thông, vùng rừng núi và cả đồng bằng, thường gặp từng đôi hay đàn từ 3-5 con. Vào khoảng tháng 3, tháng 4 chúng bắt đầu làm tổ. Tổ được làm trong các hốc cây, ống tre hay các hốc ở tường nhà. Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6. Mỗi lứa bạc má đẻ 3-5 trứng. Vỏ trứng màu trắng đục có đốm đỏ màu nâu nhạt. Kích thước trứng khoảng 1,5 x 1,2 cm. Bạc má là loài chim có ích cho cây trồng và rừng vì chúng ăn sâu bọ.

BẠC MÁ BỤNG VÀNG( green-backed tit )

Kích thước giống chim bạc má nhưng bề mặt bụng màu vàng, lưng màu vàng xanh. Tiếng kêu nghe như tiếng còi the thé. Là loài chim định cư, phổ biến ở các khu rừng thưa, nương rẫy, nơi trồng trọt thuộc vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ ( loài này phổ biến hơn loài bụng trắng nhiều, kiếm ảnh toàn thấy bụng vàng cả, chẹp

BÁCH THANH ( shrike )

Gồm một số loài chim nhỏ, cỡ bằng chim sẻ có cơ thể chắc, đầu to. Mỏ khỏe hơi hẹp hai bên. Chim đực và chim cái có bộ lông giống nhau, chim non màu nhạt hơn. Bách thanh là loài chim sống định cư, phổ biến ở các vùng cây bụi và khu vực trồng trọt từ miền Bắc đến miền Trung nước ta. Thức ăn chủ yếu là các loại côn trùng như dế mèn, cào cào, châu chấu, sâu, bướm....Mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Tổ hình chén làm trong các bụi rậm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3-7 trứng, thông thường 4-5 trứng. Bách thanh là loài có ích cho nông nghiệp.

BẠCH TUỘC( octopus)

Là động vật thân mềm thuộc bộ Chân đầu sống ở biển, có chân biến thành cơ quan bắt mồi dính với phần đầu. Chân còn gọi là xúc-tu, gồm 8 chiếc hình rắn, mang nhiều ống giác xếp san sát thành hàng dài suốt bề mặt phía dưới của vòi. Bạch tuộc thường săn mồi về đêm; nó ẩn trong các hốc đá kín đáo cạnh bờ và bắt các loài cua, ốc, cá....đi qua nơi nó ẩn nấp. Bạch tuộc có 2 đôi tuyến nước bọt, một đôi nằm ngay trên thành hầu, tiết men tiêu hóa; một đôi nằm lùi về phía sau, tiết chất độc. Hệ thần kinh và giác quan của bạch tuộc rất phát triển. Bạch tuộc loại nhỏ thường có vòi dài khoảng 1-2m. Ở Australia, có loài bạch tuộc tua có thể dài tới 12m. Bạch tuộc phun nước từ trong khoang miệng ra phía dưới đầu để di chuyển. Các tua khi co lại, khi duỗi ra, tạo thành những bánh lái giúp nó bơi giật lùi về phía này hay phía khác. Trong 8 tua của con đực có 1 tua được biến đổi thành cơ quan giao cấu, có nhiệm vụ chuyển tinh trùng sang cơ thể con cái. Trứng bạch tuộc đẻ ra bám vào các mỏm đá dưới nước và phát triển ở đó. Bạch tuộc mẹ luôn săn sóc trứng. Nó hút nước vào khoang miệng rồi nhẹ nhàng phun vào ổ trứng, làm cho nước luôn lưu thông, cung cấp đủ ô-xi cho trứng phát triển. Bạch tuộc mẹ luôn ở cạnh ổ trứng cho đến khi đám trứng nở ra thành bạch tuộc con.

BÀO NGƯ

(abalone)

Là một loài ốc biển. Vỏ bào ngư có tầng thân phát triển, còn tầng xoắn ốc chìm trg tầng thân. Vì vậy, toàn thân bào ngư giống như một khối dẹt được bọc trg lớp vỏ dẹt như cái đĩa. Song song với mép ngoài miệng vỏ có từ 7- 9 gờ, đầu cuối các gờ tạo thành các lỗ, vì vậy mới có tên gọi là "ốc chín lỗ'. Mặt ngoài vỏ baà ngư có nhiêề vân tím, nâu xanh... xen kẽ nhau. Mặt trg vỏ có lớp xà cừ óng ánh. Bào ngư ưa sông ở đáy biển có đá, tảo, nước trg và độ mặn cao. Thức ăn của bào ngư là rong, tảo... Thịt bào ngư ngon và giàu chất bổ, vỏ dùng làm đồ mĩ nghệ.

BÁO

(panter)

Loài thú ăn thịt thuộc họ nhà mèo, thân mình dài khoảng1,5m, có thể gặp ở vùng rưừg nhiệt đới, đồng cỏa ở châu Phi, châu Mĩ, Nam Á, săn mồi bằng cách rình, vồ. Hàm ngắn và khoẻ, răng hàm có những mấu dẹt rất sắc. Các ngón chân đều có vuốt cong và sắc nhọn. Lúc bình thừơng các vuốt co vào đệm thịt, ko chạm đất do đó ko bị cùn. Do chân sau cao và khỏe hơn chân trước nên báo có thể nhảy xa và cao để vồ mồi. Khi vồ mồi, các vuốt được duỗi ra, cắm sâu vào da thịt của con mồi.

Báo thường săn mồi vào ban đêm. Đây cũng là đặc điểm chung của họ nhà mèo. Chúng là loài thú dữ rất nhanh nhẹn, trèo cây giỏi. Báo để vào tháng 2-3, mỗi lứa 1-2 con, có khi 3-4 con.

Báo có nhiều loài khác nhau, được phân biệt ở kích thước và màu sắc lông. Báo là loài động vật cần đuợc bảo vệ vì số lượng chúng giảm đáng kể do sự săn bắt bừa bãi của con người.

BÁO GẤM

(jaguar)

Báo gấm nặng khoảng 16 - 25kg, thân mình dài khoảng 1m (ko kể đuôi), đuôi dài từ 54 - 86 cm. Màu lông xám tro hoặc xám vàng, bụng màu sáng bạc, có nhiều đốm lớn ở lưng. Báo gấm sống ở khu rừng nguyên sinh hoặc tái sinh trên núi đất hoặc núi đá, trong rừng sâu khô ráo. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Mùa sinh sản là mùa hè, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Báo gấm hoạt động ban đêm, leo trèo giỏi, ban ngày thường ngủ trên cành cây.

Ở VN, báo gấm phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc và ở tỉnh Gia Lai miền Trung. Trên thế giới, báo gấm có ở Ấn Độ, Nepan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia...

BÁO HOA MAI

(leopard)

Là loài thú cỡ lớn họ Mèo, thân dài ~ 96 - 143cm, đuôi dài 75cm. Bộ lông màu vàng nhạt. Đầu có các đốm màu đen nhỏ. Toàn thân có đốm hoa mai màu nâu đen. Chân có các đốm nhỏ hơn thân. Nửa cuối có đốm vòng ở mặt trên. Thức ăn của báo hoa mai là các thú như nai, hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ... và cả gia súc gia cầm. Mùa sinh sản không rõ rệt. Thời gian mang thai khoảng 94 - 98 ngày. Một năm hoặc ba năm mới đẻ một lứa 1 con.

Báo hoa mai được tìm thấy trg các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng cây bụi. Chỗ ở ko cố định, có thể hoạt động ở nơi thuộc nhiều độ cao khác nhau. Báo hoa mai leo trèo giỏi, có thể trèo lên được các cây lớn cao 2-3m. Chúng sống đơn độc, chỉ ghép đôi khi đến mùa sinh sản và hợp đàn tạm thời khi săn mồi.

Báo hoa mai xưa kia có nhiều ở khắp nước ta nhưng ngày nay số lượng đã giảm do săn bắn bừa bãi. Chúng cũng có mặt ở châu Á, châu Phi (trừ sa mạc Sahara)

BÁO LỬA

(puma)

Là loài thú cỡ trung bình trg họ Mèo. Thân dài từ 84-92cm. Đuôi dài từ 45-56cm. Trên mặt có 2 vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ long màu vàng da bò hoặc xám hung. Đuôi có hai màu, mặt trên tối, mặt dưới sang bạc. Thức ăn là nhưng loài thú nhỏ: thỏ, khỉ, lợn rừng con, nai, chim. Báo lửa ko có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian mang thai khoảng 95 ngày. Báo lửa sống trg các khu rừng già, trảng câu bụi cạnh rừng, trên núi đất hoặc núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều tảng đá nổi. Báo lửa ko có chỗ ở cố định lâu dài. Chúng thích sống đơn độc, làm tổ ở gốc cây, hốc đá.

Báo lửa phân bố rộng từ miền Bắc đến miền Nam nước ta, trên thế giới có khu vực Đông Dương và châu Á.

BÌM BỊP LỚN

(great boucal)

Loài chim phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam có thể gặp chim bìm bịp lớn ở khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi, ở độ cao dưới 600m. Bìm bịp lớn là loài định cư, không đi đâu xa, ưa thích các lùm cây, bụi rậm ven rừng. Chúng kiếm ăn trên các đồng ruộng gần rừng. Thức ăn của chúng là các động vật nhỏ, đôi khi là hạt thực vật. Bìm bịp lớn làm tổ trg các bụi cây rậm rạp, nhâấ là các bụi tre nhưng cũng có thể làm tổ trên các cành thưa lá, cách mặt đất ~ 1-2m. Mùa sinh sản của chúng từ tháng 4 đến tháng 7. Chim mái đẻ 3-4 trứng mỗi lứa, vỏ trứng màu trắng.

BÌM BỊP NHỎ

(less boucal)

Chim có ở Ấn Độ, Miến Điên, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Ở VN, chúng khá phổ biến ở trung du và vùng núi cao ko quá 800m. Bìm bịp nhỏ là loài định cư. Nơi ở ưa thích là sườn đồi, chân núi có nhiều cỏ và bụi cây nỏ. Thức ăn và mùa sinh sản giống chim bìm bịp lớn.

Bìm bịp nói chung là loài chim có ích vì chúng bắt sâu bọ phá hoại mùa màng.

(ox, cow)

Là thú móng guốc lớn thuộc bộ Guốc chẵn, có sừng, chân cao mang 4 ngón, 2 ngón giữa lớn và dài, 2 ngón bên nhô lên cao.

Sừng rỗng và ngắn, lông thường màu vàng. Hàm trên ko có răng, hàm dưới có 6 răng cửa sắc chìa ra phía trước và hai răng nanh có hình dáng tựa răng cửa. Răng hàm to, mặt trên phẳng, có nhiều nếp nhăn ngoằn ngoèo. Ống tiêu hóa dài, dạ dày có 4 ngăn. Khi gặm cỏ, bò nuốt ngay chứ ko nhai. Cỏ được đưa xuống túi cỏ rất lớn rồi chuyển sang túi tổ ong. Những lúc rỗi rãi, nằm nghỉ ngơi, bò ợ cỏ lên miệng rồi nhai lại thật kĩ sau đó cỏ được nuốt xuống túi sách. Tại đây cỏ được nhào nhuyễn rồi chuyển sang túi khế. Ở túi khế, cỏ được tiêu hóa một phần rồi được đưa xuống ruột tiêu hóa tiếp. Ruột cũng là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng. Ruột bò dài tới 40m, thích nghi với sự tiêu hóa và tận dụng cỏ.

Bò là vật nuôi quan trọng, dùng để kéo cày, kéo xe, lấy thịt, sữa, da làm túi, giày, dép...

BÒ BIỂN

(sea cow)

Loài thú ăn thực vật ở dưới nước thuộc bộ Hải ngưu. Cơ thể hình thoi. Đuôi dạng vây nằm ngang. Chi trứơc có hình mái chèo. Da dày, lông thưa. Môi rất dày dùng để lấy rong biển ăn. Con đực dài TB 2,5 - 3,5m. Có con dài tới hơn 5m. Con cái nhỏ hơn con đực dài 2,4 - 3m. Bò biển sống ở ven bờ biển, nơi có nhiều rong và cỏ biển. Chúng thường xuất hiện vào ban đem kiếm thức ăn và cho con bú. Khi cho con bú thường nổi lên mặt nước, dùng chi trước bao lấy con, cho con bú giống như người nên còn có tên gọi là " người cá".

Bò biển phân bố rộng rãi ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đa số sống ở châu Úc.

BÒ RỪNG

(wild ox)

Loài thú thuộc bộ guốc chẵn, hình dạng gần giống bò nhà, song lớn hơn, có yếm, không có sống lưng nhô cao, trên vai có bướu nhỏ. Sừng uốn cong ra phía trước. Con đực có lông màu nâu đen hay nâu đỏ. Con cái có lông màu vàng nhạt hay hung sẫm. Từ đầu gối trở xuống có màu trắng. Bò rừng sống ở rừng thưa, thường đi theo đàn. Thời gian có thai khoảng 10 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa thường chỉ đẻ 1 con. Thịt bò rừng ngon. Bò rừng phân bố ở Tây Nguyên.

BÒ RỪNG BANTENG

(banteng wild ox)

Bò Banten phân bố hẹp ở Đông Nam Á và có thể gặp cả ở Việt Nam (Tây Nguyên và miền Nam), nhưng hiện nay rất hiếm. Bò Banten có kích thước ko quá lớn, con đực trưởng thành nặng từ 600 - 800kg, thân dài 1,5-2,25m, đầu dài 0,65-0,7m, vai cao 1,55-1,65m. Lông lưng có màu vàng tươi nhưng càng về già càng sẫm lại thành đen, lông ở bụng màu sáng hơn. Từ khoeo chân trở xuống lông có màu trắng. Sừng nhỏ màu da cam, chỏm sừng nhọn màu đen. Đuôi khá dài và lông rậm. Trán hơi trắng.

Bò Banten sống thành từng đàn từ 2-10 con, đi kiếm ăn vào lúc sáng sớm và lúc mặt trời sắp lặn. Ban ngày trời nắng, bò tìm vào các khu rừng có nhiều cây to để nghỉ. Vào những ngày trời mưa dầm, bò có thể đi ăn suốt ngày nhưng ko liên tục. Khi cả đàn nằm nghỉ, một số con lớn đứng gác. Bò cái có mang khoảng 270 - 280 ngày và thường sinh con vào mùa mưa (tháng 6). Bò mẹ cho con bú khoảng 9 tháng.

Mỗi năm bò đẻ 1 lứa. Tuổi thọ của bò là 20-25 năm. Thịt bò tuy ít nhưng rất ngon.

BÒ RỪNG BIDONG

(bison)

Loài bò rừng cỡ lớn, sừng ngắn, sống ở thảo nguyên Bắc Mĩ. Con đực trưởng thành có thể cao tới 185 cm,nặng 900kg. Chúng là loài động vật lớn nhất vùng này. Thức ăn của bò là cỏ và lá cây.

Chúng sống thành đàn lớn lên tới hàng trăm con. Vào TK 19, do bị săn bắn bừa bãi nên số lượng của chúng giảm rất nhanh, tới gần tuyệt chủng. Do được bảo vệ kịp thời trong các vườn thú ở Canada và Mĩ, số lượng bò đã tăng đáng kể.

Đặc điểm của bò là ức và ngực rất nở nang,có một vòng lông dày và xoăn như lông cừu. Ở châu Âu cũng có loài bò rừng bidong nhưng nhỏ hơn.

BÒ SỮA

(milk cow)

Giống bò cái được con người chọn lọc theo hướng cung cấp sữa. Nổi tiếng nhất là giống bò Hà Lan và Jersey. Sữa bò Hà Lan có hàm lượng mỡ thấp, chủ yếu dùng để uống. Bò Jersey có xuất xứ từ đảo Jersey ngoài khới phía nam nước Anh, cho sữa có hàm lượng mỡ cao, dùng để chế biến bơ, phomat...

Thông thường bò được vắt sữa 2 lần mỗi ngày, trg suốt thời gian sản xuất sữa, quá trình là 305 ngày sau khi đẻ. Trg 5 đến 7 tháng đầu, toàn bộ sữa sẽ dành cho bê bú. Tổng sản lượng sữa của các giống bò sữa ưu việt có thể lên tới 7000 - 9000 l mỗi lứa đẻ.

BÒ TÓT

(bull, gayal)

Ở Việt Nam, từ đèo Hải Vân trở vào, người ta hay gọi nó là "con min". Đồng bào miền núi ở Tây Bắc hay miền Trung còn đặt cho nó nhiều tên khác nhau.

Con đực trưởng thành nặng đến một tấn, con cái nhỏ hơn, nặng khoảng 700 - 800kg. Lông màu nâu thẫm phơn phớt xanh ở lưng, nâu nhạt ở dưới bụng, lông mềm và mượt vì tuyến da luôn tiết ra chất nhờn, lông ngắn nhưng rậm. Bò cái màu hung đỏ, từ khoeo chân trở xuống trắng ngà. Bò tót ko có yếm ở trước cổ như bò nhà. Đầu rất to, trán hơi lõm và có đốm trắng ở giữa. Bò tót có cặp sừng cân đối và đẹp.

Bò tót phân bố ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Nepan. Bò có khả năng leo lên sườn núi khá dốc, trên độ cao 1500m so với mặt nước biển. Chúng sống theo đàn từ 5 - 10 con, có khi là 20-30 con và cũng phân chia theo độ tuổi. Trg đàn bò có một con đực già đóng vai trò con đầu đàn. Chúng sống với nhau thân thiện, biết bảo vệ nhau khi có kẻ thù. Dạ dày bò tót cũng như bò nhà, có sức chứa tới 200l, tiêu hóa cỏ rất tốt. Tập tính kiếm ăn như bò rừng Banten.

BÒ XÁM

(kouprey)

Loài thú lớn thuộc họ ngón chẵn, bộ trâu bò. Thân dài tới 210-222cm. Sừng to, gốc sừng nghiêng về phía sau, mút sừng nhọn uốn cong về phía trước. Yếm cổ rộng buông thõng xuống tận ngang khoeo chân. Toàn thân màu xám. Bốn chân từ khoeo trở xuống màu trắng. Bò xám kiếm ăn ở ven rừng. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây, măng tre nứa... Thời gian có mang khoảng 9 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con. Bò xám sống ở các khu rừng già, rừng thưa thuộc Nam trung bộ. Chúng thường sống thành nhóm 3-4 con.

BỌ LÁ

(leaf phasma)

Côn trùng biến thái ko hoàn toàn, có hình dáng giống lá cây, màu xanh. Thân dài ~ 9cm. Hai cánh trên dài và rộng có màu xanh và hình cái lá, hai cánh dưới hình quạt nan có nhiều gân và trg suốt. Bọ lá đẻ trứng, trứng nở ra ấu trùng có dạng như bọ trưởng thành chỉ khác là cánh chưa phát triển. Bọ lá sống trg các khu rừng nhiệt đới ẩm. Bọ lá thuộc loại côn trùng hiếm về số lượng loài và ít về cá thể, đang bị đe doạ do rừng bị thu hẹp và nhiều người thích sưu tập bẫy bắt.

BỌ NGỰA

(mantis)

Là loài sâu bọ cổ ăn thịt, đã từng có cách đây ~ 300 triệu năm. Cơ thể bọ ngựa trưởng thành dài khoảng 10cm, có màu xanh lá cây. Đầu nhỏ hình tam giác rất linh hoạt, mang một đôi mắt khép khá to, hơi lồi và một đôi mắt đơn. Râu hình sợi chỉ, miệng có kiểu nghiền và khỏe để ăn thịt con mồi. Ngực trước dài và cử động được. Chân trước có răng cưa sắc dùng để bắt mồi. Cánh trên dày, xếp bằng trên lưng, cánh dưới mỏng hơn hình quạt. Bụng có 10 đốt. Bọ ngựa cái sau khi giao phối thường ăn thịt bọ ngựa đực để có đủ chất dinh dưỡng tạo trứng. Trứng được đẻ thành ổ lớn dính chặt trên cành cây. Lúc mới đẻ ổ trứng có màu vàng chanh về sau chuyển thành màu nâu xỉn. Từ ổ trứng nở ra rất nhiều bọ ngựa con bé tí xíu.

Bọ ngựa rất háu ăn và là loài côn trùng có ích vì diệt được nhiều sâu bọ hại cây trồng. Chúng thích hoạt động nơi sáng, ấm và ẩn mình để rình mồi.

Bọ ngựa có tài ngụy trang rất khéo léo. Cơ thể màu lục nhạt của nó dễ hòa lẫn với màu xanh lá cây. Có loài bọ ngựa có màu hồng, trông xa như một bông hoa mới nở. Sâu bọ thường tưởng nhầm là cánh hoa bay đến hút mật bị đôi chân sắc nhọn của bọ ngựa kẹp chặt lại.

BỌ QUE

(phasma)

Loài sâu bọ có hình thức ngụy trang độc đáo, cơ thể chúng giống như một ành cây khô biết di động. Bọ que có cơ thể chia đốt nhỏ màu nâu xỉn. Chúng thường bám trên các cành tre, trúc các cây trg rừng. Nhờ cơ thể khẳng khiu và màu sắc lẫn với thân cây, các loài chim ăn sâu bọ rất khó phát hiện ra chúng.

BỌ RÙA

(lady bird, lady bug, lady cow)

Là loài sâu bọ cánh cứng có ích cho con người. Có rất nhiều loài, phổ biến nhất là loài có cánh cứng bọc ngoài màu đỏ hoặc da cam, trên có nhiều chấm tròn đen. Ở các nước châu Âu, châu Mĩ, người ta đã nuôi bọ rùa để thả vào các vườn cây ăn quả. Thức ăn ưa thích của bọ rùa là loài rệp sáp hại cam, bông... Một con bọ rùa có thể tiêu diệt 60 con rệp trg một ngày. Ở nước ta có loài bọ rùa 7 chấm, 8 chấm, bọ rùa vằn...

Bọ rùa cũng như nhiều động vẩ khác, cũng có hiện tượng trú đông và ngủ đông. Chúng có thể bay xa hang chục thậm chí hang trăm km để ẩn trg các vùng núi, chui xuống dưới các tảng đá, vỏ cây hay đống lá khô để qua đông. Chỉ đến mùa xuân ấm áp, chúng mới bay về nơi cũ.

BỌ VẼ (BỌ NƯỚC)

(drawing beetle)

Loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng có màu đen, hay gặp trên các ao hồ, ruộng nước. Suốt ngày, chúng "khiêu vũ" trên mặt nước như những nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật. Chúng nổi lên trên mặt nước nhờ sức căng bề mặt. Bọ vẽ kiếm ăn cả trên và dưới mặt nước. Khi di chuyển trên ao, hồ, mặc dù số lượng bọ vẽ rất đông chúng vẫn ko bao giờ va chạm vào nhau hoặc khi bắt chúng vào một bình nước lớn, chúng ko chạm vào thành bình. Bọ vẽ có khả năng đó ko phải nhờ mắt tinh mà nhờ râu của chúng. Vì khi quay xung quanh mình, bọ vẽ luôn giữ râu ở giữa mặt phẳng ngăn cách nước với không khí.

BỌ XÍT

(stink bug)

Loại côn trùng biến thái ko hoàn toàn, thuộc bộ Cánh nửa với rất nhiều loài khác nhau. Chúng đều có đôi cánh trước có phần gốc cứng, phần ngọn mềm. Cánh sau dạng màng, khi đậu phần cánh màng xếp lợp lên nhau. Bọ xít nói chung có phần miệng kiểu chích hút để hút nhựa cây. Mùi hôi của bọ xít do tuyến hôi ở ngực tiết ra. Tuyến nước bọt của bọ xít cũng giống như muỗi tiết ra dịch axit do đó gây ngứa ngáy, nhức nhối ở chỗ bị đốt. Bọ xít còn có các túi co bóp gọi là tim phụ ở gốc chân.

BÓI CÁ

(kingfisher)

Theo như tên gọi, bói cá là loài chim ăn cá, sống ở châu Á và châu Âu. Mình dài khoảng 16cm. Bộ lông của nó màu đốm đen trắng, họng và vòng cổ màu trắng kéo dài đến gốc mỏ. Dưới nách và cánh có màu trắng ở chim trông và hung ở chim mái. Mỏ dài màu nâu lục nhạt, chóp mỏ đen nhạt. Bói cá thường bay đi bay lại trên mặt nước sông hồ lớn, chốc chốc dừng lại để tìm cá bơi dưới nước. Có biệt tài bay đứng, như treo trên không trung. Mỗi khi bay lên từ dưới nước, bộ lông của chúng vẫn hoàn toàn khô. Chim bói cá cũng có tuyến phao câu rất phát triển, chúng thường dùng mỏ quệt chất nhờn của tuyến phao câu rồi quệt lên bộ lông làm cho bộ lông luôn óng mượt và không thấm nước.

Bói cá làm tổ ở bờ sông, bờ suối có thành cao khoảng 2-5m. Gia đình của bói cá là một tổ chức xã hội rất trật tự và công bằng. Bói cá đẻ từ 3-5 trứng. Chim non mới nở còn non yếu và được bố mẹ mớm mồi lần lượt.

Có hai loài: bói cá lớn và bói cá nhỏ.

BỒ CÂU

(dove, pigeon)

Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi màu lam, hiện vẫn còn sống ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Bồ câu được người đưa về nuôi đầu tiên ở Ai Cập cách đây khoảng 5000 năm. Hiện nay, thế giới có khoảng 150 loài bồ câu, gồm bồ câu thịt, bồ câu đưa thư và bồ câu làm cảnh. Chim bồ câu nhà tuy sống trong điều kiện nuôi dưỡng song vẫn mang những đặc điểm của bồ câu núi. Chúng thích sống theo đàn, ưa làm tổ trong hang hốc, con trống có động tác gù mái. Một năm chim đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ hai trứng. Sau đó chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng khoảng 17-18 ngày thì trứng nở. Chim mới nở chưa mở mắt trên thân chỉ có một ít lông tơ. Chim sơ sinh ko thể tự kiếm mồi được mà được nuôi bằng một thứ sữa tiết ra từ diều của chim bố mẹ mớm cho.

BỒ CÂU CAM

(green pigeon, stock dove)

Loài chim bồ câu có bộ lông sặc sỡ màu da cam, sống khá phổ biến trên các hòn đảo nhiệt đới tại Thái Bình Dương. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả cây

BỒ CÂU ĐƯA THƯ

(carrier pigeon)

Là loài chim bồ câu bay giỏi, có thể đạt vận tốc 100km/h và bay lâu hàng trăm km ko nghỉ. Khi ở dưới đất chim di chuyển chậm chạp vụng về. Nếu được huấn luyện, chúng có thể nhớ được đường về nhà khi cách xa chỗ ở 1300km.

Lịch sử bồ câu đưa thư có từ rất lâu. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã biết dùng bồ câu để thông tin liên lạc. Ngày nay, mặc dù các phương tiện thông tin rất phát triển và hiện đại nhưng hàng triệu chim bồ câu vẫn được dùng làm "nhân viên bưu điện" ở khắp nơi thậm chí cả ở các nước như Anh, Mĩ. Bồ câu đưa thư là phương tiện nhanh nhất, tiện lợi nhất khi cần chuyển tin ngắn giữa các thành phố trong một nước, trong trường hợp các phương tiện chuyên chở trên mặt đất bị ách tắc trì trệ hoặc trong hoàn cảnh bị bao vây trong chiến tranh.

BỒ CÂU LỮ HÀNH

(passenger pigeon, homer)

Bồ câu lữ hành đã từng là loài chim di cư phổ biến nhất trên trái đất. Hàng ngàn triệu chim bồ câu lữ hành hợp thành đàn khổng lồ bay đen kịt cả bầu trời Bắc Mĩ. Nhưng con người đã tàn sát chúng. Người ta ước tính mỗi năm có khoảng 1.200.000 con bị tiêu diệt.

Trong những năm 70 của TK19, có hàng nghìn, hàng nghìn con người suốt ngày chỉ chăm chú làm một việc độc nhất là nạp đạn, bắn vào lũ bồ câu, rồi lại nạp đạn, bắn tiếp. Thậm chí họ còn dùng cả đại bác để tiêu diệt bồ câu.

Những con bồ câu lữ hành cuối cùng mà nhân loại biết đến là hai con trống và một con mái tên là Macta sống trong vườn thú Sinsinnati bang Ohaio (Mĩ). Mặc dù được sống trong sự chăm sóc yêu thương nhưng hai con trống vẫn chết. 4 năm sau, năm 1914, loài bồ câu lữ hành chính thức bị xóa sổ hoàn toàn trên trái đất khi Macta ra đi vào 1/9.

BỒ CÂU NÂU

(pale-capped pigeon)

Loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 40cm. Đỉnh đầu và gáy màu trắng nhạt, da trần quanh mắt màu đỏ tím, bộ lông màu nâu tối. Phần trên lưng và hai bên cổ phớt xanh lá cây. Đuôi màu đen nhạt. Bồ câu nâu là loài định cư, số lượng không nhiều, sinh sống ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ninh, Huế, Di Linh, Lâm Đồng... Mùa sinh sản từ tháng 6-7, mỗi con chỉ đẻ một trứng.

BỒ NÔNG

(pelican)

Bồ nông là loài chim to, khỏe, dáng điệu hơi thô kệch và nặng nề, sải cánh của bồ nông có thể dài đến 3m. Tuy nhiên chân lại quá ngắn so với thân hình đồ sộ, có màng da rộng nối liền cả bốn ngón chân với nhau làm thành "mái chèo" khuấy nước. Cái mỏ trông thật kì dị, rất to và dài, phía dưới có một cái túi da có thể giãn nở để dự trự thức ăn thừa hoặc thức ăn để dành nuôi con con.

Tuy thân hình nặng nề nhưng vẫn bay lượn, bơi lội nhẹ nhàng do có hệ thống túi khí phát triển và bộ xương rất xốp. Cái mỏ to dùng để "đơm cá" rất hiệu quả. Bắt được cá chúng không nuốt ngay mà để ở túi da dưới mỏ, khi nằm yên mới nuốt một cách ngon lành.

Mỗi lứa bồ nông thường đẻ ba trứng. Chim non thường rúc đầu vào họng bố mẹ để ăn thức ăn đã được tiêu hóa dở dang trong diều.

Ở nước ta có hai loài: bồ nông chân hồng và bồ nông chân xám.

BỒNG CHANH

(common kingfisher)

Bồng chanh là loài chim nhỏ, trông hình dáng rất giống chim bói cá. Chúng cũng có mỏ dài, ăn cá, làm tổ trong hang đất. Tuy nhiên bộ lông của chúng rất sặc sỡ, có màu xanh lam óng ánh. Bồng chanh thường hay đậu trên các cành cây con bên bờ hồ, đầm, mắt nhìn chăm chăm xuống nước, hễ thấy con cá nào bơi ngang qua là lao xuống. Khi bay lên đã có một con cá bị kẹp chặt trong mỏ.

Bồng chanh làm tổ trong các hốc đất do chim tự đào lấy. Mỗi đôi chiếm một vùng làm tổ thuận lợi. Hang được đào ở các bờ sông, ao, hồ, mương nước... chỗ đất sét mềm. Miệng hang rộng 5-6cm và thường cách mặt nước từ 50-150cm. Hang hơi dốc và sâu từ 40-120cm tùy nơi đất cứng mềm. Cuối hang có một buồng khá rộng là chỗ chim đẻ trứng. Cả chim đực và chim cái đều thay nhau đào hang. Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Mỗi năm bồng chanh đẻ 2-3 lứa. Mỗi lứa từ 4-5 trứng màu trắng hình hơi tròn.

BỒNG CHANH RỪNG

(blyth's kingfisher)

Loài chim có bộ lông tương tự bồng chanh nhưng phía lưng có màu nâu đen với nhiều chấm nhỏ màu xanh da trời trên lưng và trên đầu. Ngực và bụng màu hung nâu. Mỏ đen, gốc mỏ dứơi hơi đỏ ở chim cái. Chân màu đỏ tươi. Bồng chanh rừng sống dọc theo các sông, suối trong rừng thuộc vùng Tây Bắc và Trung Trung Bộ. Thức ăn là các loài cá nhỏ. Làm tổ trong hốc đất. Mùa sinh sản từ tháng 2-5, mỗi lứa đẻ 4-6 trứng.

Không kiếm được ảnh to TT___TT. Xin lỗi mọi người.

BƯỚM

(butterfly)

Là sâu bọ trưởng thành, rất đa dạng với nhiều loài khác nhau thuộc bộ Cánh phấn. Đặc điểm chung của bướm là có hai đôi cánh màng rộng, ít có gân ngang, cơ thể bao phủ bởi lớp phấn vảy. Hàm trên tiêu giảm, hàm dưới biến thành vòi hút, bình thường cuộn lại. Sâu non có phàn phụ miệng kiểu nghiền, có ba đôi chân ngực và thường có năm đôi chân giả ở bụng. Sâu non lớn lên qua nhiều lần lột xác. Sau lần lột xác cuối cùng, sâu non hóa thành nhộng. Nhộng không ăn, không cử động, thường nằm im trong kén. Bướm trưởng thành hút mật hoa, có vai trò thụ phấn cho hoa. Thời gian sống của bướm ngăn, sau khi giao phối, đẻ trứng thì chết. Giai đoạn sâu non thường là có hại vì chúng ăn lá cây, trừ một số ích như tằm tơ.

Số loài bướm được mô tả cho đến nay khoảng 20 vạn. Các loài hoạt động ban ngày có màu sắc sặc sỡ, râu hình chùy, còn các loài hoạt động lúc hoàng hôn hoặc về đêm râu hình lông chim và màu sắc xỉn, tối.

BƯỚM KALIMA

(kalima butterfly)

Loài bướm có hình thức ngụy trang hết sức độc đáo. Khi bay, mặt trên của cánh lộ ra với nhiều màu sắc rực rỡ đẹp mắt. Khi đậu, cánh khép lại để lộ mặt dưới cánh màu nâu xỉn, trên có những đường gân khiến cho chúng giống hệt một chiếc lá trên cành. Các loài chim sâu rất khó phát hiện ra chúng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dongvat