MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ
1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể
a) Tổng thể thống kê:
Tổng thể thống kê (còn gọi là tổng thể chung) là tập hợp các đơn vị cá biệt (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hay một số tiêu thức nào đó.
Xác định tổng thể là xác định phạm vi của đối tượng nghiên cứu. Tuỳ theo mục
đích nghiên cứu mà tổng thể xác định có khác nhau.
Ví dụ, dân số trung bình của Việt Nam năm 2003 là 80,9 triệu người thì tổng số dân trung bình năm 2003 là tổng thể thống kê; hoặc số mẫu đất phân tích tính chất lý hoá để lập bản đồ nông hoá thổ nhưỡng của 1 xã năm 2004 là 300 mẫu thì tổng số mẫu đất cần phân tích năm 2004 là một tổng thể.
b) Đơn vị tổng thể:
Các đơn vị cá biệt (hay phần tử) cấu thành nên tổng thể thống kê gọi là đơn vị tổng thể. Tuỳ mục đích nghiên cứu mà xác định tổng thể và từ tổng thể xác định được đơn vị tổng thể.
Ví dụ (quay lại ví dụ trên): Đơn vị tổng thể là người dân, là từng mẫu đất. Đơn vị
tổng thể bao giờ cũng có đơn vị tính phù hợp.
Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê, bởi vì nó chứa đựng những thông tin ban đầu cần cho quá trình nghiên cứu. Trên thực tế có xác định được đơn vị tổng thể thì mới xác định được tổng thể. Thực chất xác định tổng thể là xác định các đơn vị tổng thể.
c) Các loại tổng thể thống kê:
* Tổng thể bộc lộ: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) mà ta có thể quan sát hoặc nhận biết trực tiếp được.
Thí dụ: Tổng số sinh viên của Trường đại học Nông nghiệp I năm học 2005-2006.
* Tổng thể tiềm ẩn: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) mà ta không thể quan sát hoặc nhận biết trực tiếp được.
Thí dụ: Tổng số sinh viên yêu ngành nông nghiệp.
* Tổng thể đồng chất: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Thí dụ: Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2004.
* Tổng thể không đồng chất: Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phân tử) không giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Thí dụ: Sản lượng các loại cây hàng năm.
* Tổng thể mẫu: Tổng thể bao gồm một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó.
Thí dụ: Số sinh viên được chọn tham dự Đại hội Đảng bộ Trường ĐHNNI Hà Nội năm 2005 là 150 người.
4.2. Tiêu thức
Tiêu thức thống kê là chỉ đặc tính của đơn vị tổng thể.
Ví dụ, mỗi người dân có tiêu thức giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có các tiêu thức như số lao động, diện tích đất, vốn cố định, vốn lưu động...
Mỗi đơn vị tổng thể có nhiều tiêu thức. Mỗi tiêu thức có thể biểu hiện giống nhau hoặc khác nhau ở các đơn vị tổng thể.
Tiêu thức được phân chia thành các loại sau:
* Tiêu thức bất biến và tiêu thức biến động
- Tiêu thức bất biến biểu hiện giống nhau ở mọi đơn vị tổng thể, căn cứ vào tiêu thức này người ta tập hợp các đơn vị tổng thể để xây dựng nên tổng thể.
Ví dụ: Tiêu thức quốc tịch “Việt Nam” xây dựng tổng số dân Việt Nam. Giới tính
“nam”, “nữ” xây dựng tổng thể dân số nữ, dân số nam.
- Tiêu thức biến động là tiêu thức biểu hiện của nó không giống nhau ở các đơn vị
tổng thể. Ví dụ độ tuổi, trình độ văn hoá...
* Tiêu thức số lượng và tiêu thức chất lượng
- Tiêu thức số lượng là tiêu thức thể hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ độ tuổi, mức lương...
- Tiêu thức chất lượng là tiêu thức thể hiện không bằng con số. Ví dụ giới tính, quốc tịch, trình độ ngoại ngữ.
* Tiêu thức thay phiên chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau. Thí dụ: giới tính, sinh
tử...
* Chú ý: Có những tiêu thức thể hiện tương đối tổng hợp nhiều đặc tính của đơn vị
tổng thể thì có thể trùng với chỉ tiêu thống kê như năng suất lúa, năng suất lao động, giá thành...
4.3. Lượng biến
Lượng biến là biểu hiện cụ thể về lượng của các đơn vị tổng thể theo tiêu thức số
lượng.
Ví dụ: Độ tuổi 3, 4, 5, 10, 20 tuổi là lượng biến của tiêu thức độ tuổi, biểu hiện mức độ của tiêu thức số lượng.
Có hai loại lượng biến. Lượng biến rời rạc và lượng biến liên tục.
- Lượng biến rời rạc là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó là hữu hạn hay vô hạn nhưng có thể đếm được.
- Lượng biến liên tục: Là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó được lấp kín cả
một khoảng trên trục số.
4.4. Chỉ tiêu thống kê
* Khái niệm:
Chỉ tiêu thống kê là một khái niệm thể hiện tổng hợp mối quan hệ giữa lượng và chất của hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể.
* Đặc điểm của chỉ tiêu thống kê:
- Phản ánh kết quả nghiên cứu thống kê.
- Mỗi chỉ tiêu thống kê phản ánh nội dung mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất về một khía cạnh, một đặc điểm nào đó của hiện tượng.
- Đặc trưng về lượng biểu hiện bằng những con số cụ thể, khác nhau trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, có đơn vị đo lường và phương pháp tính đã quy định.
* Các loại chỉ tiêu thống kê:
- Chỉ tiêu thống kê khối lượng: Phản ánh quy mô về lượng của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ tổng số dân, diện tích gieo trồng, số học sinh.
- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng như trình độ phổ biến, mức độ tốt xấu và quan hệ của các tiêu thức. Ví dụ giá thành, giá cả, hiệu quả sử dụng vốn.
* Hình thức đơn vị đo lường: Có 2 hình thức hiện vật và giá trị
- Chỉ tiêu hiện vật là chỉ tiêu thể hiện bằng các số liệu có đơn vị đo lường tự nhiên như cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng lượng.
- Chỉ tiêu giá trị là chỉ tiêu biểu hiện số liệu có đơn vị đo lường là tiền.
4.5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp nhiều chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, có thể phản ánh nhiều mặt của hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Ai xác định? Tổng cục thống kê.
- Cho từng ngành và toàn nền kinh tế quốc dân.
- Nó được thay đổi và bổ sung, hoàn chỉnh trong các điều kiện lịch sử cụ thể.
5. CÁC LOẠI THANG ĐO
Để lượng hoá hiện tượng nghiên cứu, tuỳ theo tính chất của dữ liệu, thống kê đo lường bằng các loại thang đo sau.
5.1. Thang đo định danh
Thang đo định danh là thang đo dùng các mẫ số để phân loại các đối tượng. Thang đo dịnh danh không mang ý nghĩa nào cả mà chỉ để lượng hoá các dữ liệu cần cho nghiên cứu. Nó thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Người ta thường dùng các chữ số tự nhiên như 1, 2, 3, 4... để làm mã số.
5.2. Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc là thang đo sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch này không nhất thiết phải bằng nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.
5.3. Thang đo khoảng
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Thang đo khoảng cho phép chúng ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị.
5.4. Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ là loại thang đo cao nhất trong thống kê. Nó sử dụng các số tự nhiên như từ 1 đến 9 và 0 để lượng hoá các dữ liệu. Nó được sử dụng chủ yếu cho các tiêu thức số lượng. Thí dụ: Doanh thu của một cửa hàng bán văn phòng phẩm Trâu Quỳ tháng 1/2005 là 200 triệu đồng; Nhiệt độ ngày 2/12/2005 là 23 oC.
Trong thực tế thang đo rất phức tạp và quan trọng, vì đôi khi chúng ta có thể áp dụng thang đo định tính cho tiêu thức số lượng và ngược lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro