MỘT SỐ ĐIỀU VỀ LGBTQ+ MÀ BẠN CÓ THỂ ĐÃ BIẾT RỒI (hoặc chưa)
1. Xu hướng tính dục – sexual orientation (TÍNH không phải TÌNH): đôi khi được gọi là "thiên hướng tình dục" hay "khuynh hướng tình dục". Thuật ngữ được sử dụng để nói đến sự thu hút về mặt ham muốn tình dục của con người.
+ Monosexual – đơn tính luyến ái: Chỉ những người chỉ bị hấp dẫn tình dục bởi một giới tính (nam hoặc nữ). Ngườ...i đơn tính luyến ái có thể coi mình là đồng tính luyến ái hoặc dị tính luyến ái.
+ Heterosexual – dị tính, còn được gọi là straight: Bị thu hút bởi người khác giới.
+ Homosexual – đồng tính, còn được gọi là gay: Bị thu hút bởi người cùng giới.
+ Polysexual – đa tính luyến ái: chỉ những người bị hấp dẫn tình dục bởi hơn một giới tính [giới tính ở đây được hiểu là bản dạng giới (gender identify), chứ không phải giới tính sinh học (biological gender)]. Khái niệm này khác với khái niệm pansexual.
+ Bisexual – song tính, còn được gọi tắt là bi: Là người có hứng thú với hai giới tính [giới tính ở đây thường là giới tính sinh học (biological gender) chứ ít khi là bản dạng giới (gender identify)].
+ Pansexual – toàn tính, hay còn gọi là pan: Bị thu hút bởi tất cả giới tính [giới tính ở đây được hiểu là bản dạng giới (gender identify), chứ không phải giới tính sinh học (biological gender)]. Chỉ cần họ thích là được, giới tính chả quan trọng.
+ Asexual – vô tính, hay còn gọi là ace: Là người không có hứng thú về mặt thể xác với người khác. Nói cách thô tục hơn, họ không nứng với người khác được.
+ Graysexual hoặc gray asexual: Giống như ace, chỉ là họ đôi khi vẫn làm chuyện đó với người khác, tuy ít.
+ Demisexual – á tính: Là người không có hứng thú về mặt thể xác với người khác, nhưng nếu họ tìm được người có sự kết nối tình cảm, tinh thần với mình thì họ sẽ có ham muốn với người đó.
+ Androsexual: Bị thu hút bởi sự nam tính (có thể được thể hiện cả ở mọi loại giới tính)
+Gynosexual: Bị thu hút bởi sự nữ tính (có thể được thể hiện mọi loại giới tính)
+ Questioning: Những người không rõ hoặc đang trong quá trình tìm hiểu xu hướng tính dục của mình.
+ Bicurious: Những người tò mò muốn tìm hiểu khám phá xem liệu mình có phải bisexual hay không.
2. Xu hướng cảm xúc – romance orientation: Hay còn gọi là "thiên hướng lãng mạn". Là thuật ngữ dùng để chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm của con người mà không liên quan đến mặt tình dục. Xu hướng tính dục và xu hướng cảm xúc của một người có thể giống hoặc khác nhau.
+ Heteroromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm đối với người khác giới.
+ Homoromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm đối với người đồng giới.
+ Biromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm đối với người của hai giới.
+ Panromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm đối với tất cả các giới tính.
+ Aromantic: Không có cảm xúc với bất cứ ai.
+ Grayromantic hoặc gray aromantic: Thuật ngữ khái quát cho những người nằm giữa việc có và không có tình cảm với bất cứ ai.
+ Polyromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm với người hơn hai giới nhưng không phải tất cả giới tính.
+ Androromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm với sự nam tính.
+ Gynoromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm với sự nữ tính.
+ Antiromantic: Một người không quan tâm đến sự lãng mạn nào cả. Không có mong muốn được ở bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào.
+ Demiromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm sau khi kết nối cảm xúc (kết nối này không nhất thiết phải lãng mạn) được hình thành.
+ Recipromantic: Có sự thu hút về mặt tình cảm chỉ sau khi người khác thể hiện tình cảm với mình trước.
+ Quoiromantic – wtfromantic – platoniromantic: Không thể phân biệt được sự khác biệt giữa tình cảm lãng mạn và thuần khiết, hoặc không thể xác định thu hút thiên về lãng mạn, do đó không biết họ đã trải nghiệm nó hay không.
+ Requiesromantic: Ít hoặc không có sự thu hút lãng mạn do kiệt sức về tinh thần hay cảm xúc, có thể do kinh nghiệm xấu về tình cảm trong quá khứ.
+ Akoiromantic – lithromantic hoặc apromantic: Sự thu hút về mặt tình cảm bị mất dần hoặc biến mất khi nó được đáp lại.
+ Idemromantic: vừa có những cảm giác lãng mạn và phi lãng mạn
3. Giới tính sinh học – biological gender: Theo sinh học, chỉ có đúng hai loại giới tính duy nhất tồn tại là giới tính nam và giới tính nữ.
Tuy nhiên có một số người do gene gặp vấn đề nên khi sinh ra có cả bộ phận sinh dục của nam và nữ. Dù thế một trong hai bộ phận đó sẽ yếu hơn bộ phận còn lại và họ thường sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật bỏ bộ phận yếu hơn đi. Những người đó gọi là "intersex".
4. Bản dạng giới – nhận thức giới tính – gender identify: Là sự tự xác định giới tính của một cá nhân dựa trên trải nghiệm và cảm giác của người đó. Nhận thức giới tính không nhất thiết dựa trên giới tính sinh học hoặc giới tính được người khác cảm nhận và cũng không phải là thiên hướng tình dục.
Nếu về mặt sinh học chỉ có 2 giới tính duy nhất, thì ngược lại, bản dạng giới lại có nhiều loại khác nhau:
+ Cisgender: Một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những người có bản dạng giới giống với giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra.
+ Transgender: Một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những người có bản dạng giới khác với giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra.
*Transsexual: Cách gọi một Transgender sau khi đã làm phẫu thuật chỉnh hình.
*Transmale – người chuyển giới nam: Có giới tính sinh học nữ nhưng bản dạng giới là nam. Thích nữ giới.
*Transfemale – người chuyển giới nữ: Có giới tính sinh học nam nhưng bản dạng giới là nữ. Thích nam giới.
*Transgay: Có giới tính sinh học nữ nhưng bản dạng giới là nam. Nhưng họ vẫn thích nam giới.
*Transles: Có giới tính sinh học nam nhưng bản dạng giới là nữ. Nhưng họ vẫn thích nữ giới.
+ Non-binary: Những người ở giữa, không hoàn toàn là nam hoặc nữ. Đôi khi được thay bằng Genderqueer.
+ Genderfluid: Chuyển qua lại giữa hai giới tính nam và nữ hoặc đang dao động không rõ mình ở đâu.
+ Agender – neutrois – người vô giới: Một thuật ngữ chỉ những người không nhận dạng giới nào hoặc vô dạng giới.
+ Bigender: Một thuật ngữ chỉ những người có hai giới tính (thường là giới tính nam và giới tính nữ). Họ có thể là cả hai giới cùng lúc và có lúc thì chuyển qua lại.
+ Polygender – multigender: Một thuật ngữ chỉ những người có nhiều hơn một giới tính.
+ Gender Apathetic: Thuật ngữ chỉ những người không quan tâm cũng như không công nhận mình thuộc bất cứ giới tính nào. Họ cảm thấy thoải mái với bất cứ khái niệm và đại từ nhân xưng nào mà người khác dùng để gọi họ và không có vấn đề gì lớn với giới tính sinh học của mình.
+ Intergender: Một thuật ngữ chỉ những người mà giới tính nằm đâu đó giữa nam và nữ.
+ Demigender: Một thuật ngữ để chỉ những người cảm thấy một phần họ có giới tính và một hoặc nhiều phần khác họ vô giới tính.
+ Grey gender: Một thuật ngữ chỉ những người mà bản dạng giới họ cảm nhận được không chắc chắn.
+ Novigender: Thuật ngữ dùng để chỉ những người có giới tính vô cùng phức tạp và không thể diễn tả chỉ bằng một khái niệm.
5. + AFAB – assigned female at birth: Được chỉ định là nữ khi sinh ra (không liên quan đến bản dạng giới)
+ AMAB – assigned male at birth: Được chỉ định là nam khi sinh ra (không liên quan đến bản dạng giới)
6. Queer: Một tiếng lóng chỉ cộng đồng LGBTQ+. Trong quá khứ mang ý nghĩa tiêu cực, hiện giờ được nhiều người dùng với ý nghĩa tích cực.
7. Trừ khi bạn là intersex, còn không thì không có "giới tính thứ ba". Gay, les, bi, pan,...v.v là xu hướng tính dục hoặc xu hướng tình cảm, chứ không phải giới tính.
8. Xu hướng tính dục và xu hướng cảm xúc có thể giống hoặc khác nhau, do vậy những người vô tính vẫn có thể có tình cảm với người khác, những người đồng tính có thể thích những người khác giới, những người dị tính có thể thích những người đồng giới, nhưng họ hoàn toàn không có ham muốn tình dục với những đối tượng đó. Do vậy không nên nhầm lẫn giữa homoromantic asexual (đồng ái vô tính) với homosexual (đồng tính), biromantic homosexual (song ái đồng tính) với bisexual (song tính).
9. Người vô tính chỉ không có ham muốn tình dục với người khác, không phải tất cả đều lãnh cảm với tình dục. Một phần trong số họ vẫn có thể cảm thấy ham muốn và vẫn có thể thủ dâm. Một phần khác gần như không dính đến các hoạt động tình dục.
10. Các mối quan hệ yêu đương đồng giới có từ rất lâu đời, không phải đến tận bây giờ mới có. Một trong những chứng tích về các mối quan hệ đồng giới sớm nhất được tìm thấy trong lăng mộ của Nyankhkhnum và Khnumhotep thuộc thời kỳ Vương Quốc thứ 5 (2494 – 2345 TCN) dưới thời Pharaoh Nyuserre
11. Khoa học đã chứng minh được sau các nghiên cứu (link dưới), là gene không hề có ảnh hưởng đến xu hướng tính dục. Tức là, nếu một cặp đồng giới đi thụ tinh nhân tạo để có con thì con họ sẽ không bị xu hướng tính dục của phụ huynh ảnh hưởng.
12. Con người không phải loài duy nhất có xu hướng đồng tính.
13. Khái niệm nhận thức giới tính cũng khác với khái niệm thể hiện giới tính. Không phải tất cả những người có sự xác định giới khác với giới tính lúc sinh ra thì đều thể hiện giới tính đó ra bên ngoài (ví dụ là transmale nhưng vẫn mặc đồ nữ để tóc dài trang điểm) bởi lý do xã hội hay những quy tắc xung quanh. Cũng như thế, một người thể hiện giới tính khác so với giới tính sinh học của họ (ví dụ nam nhưng thích trang điểm, mặc đồ nữ tính, mặc váy) thì không chắc đã là người chuyển giới. Có thể đó là sở thích thời trang cá nhân của họ.
14. Transgender có thể hoặc không phẫu thuật chuyển giới. Họ có thể giữ nguyên giới tính sinh học của mình vì lí do nào đó, nhưng chỉ cần họ vẫn cảm thấy mình thuộc giới tính kia thì họ vẫn là trans.
Cũng như vậy, trans có thể ăn mặc theo bản dạng giới của họ hoặc là không. Có nhiều bạn transmale thích mặc đồ nữ và cũng có nhiều bạn transfemale thích mặc đồ nam. Đó là vấn đề sở thích, về thể hiện giới, không phải vấn đề về nhận thức giới.
15. Queer có thể đang trong một mối quan hệ đồng tính, nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn chuyển giới. Vì thế, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi mình là nam/nữ nhưng lại bị gọi bằng các danh từ nữ tính hóa/nam tính hóa.
Nếu có quen biết, thì có lẽ tốt nhất là nên xem thử cảm giác của họ thế nào trước khi gọi một bạn nam là con/chị hoặc một đại từ hướng nữ nào và một bạn nữ là thằng/anh hoặc một đại từ hướng nam nào. Cũng có nhiều bạn thì thoải mái với việc xưng hô như thế, nhưng không phải ai cũng vậy.
16. Hai người đồng tính nữ còn được gọi là lesbian/les (với 1 chữ "s"), tuy nhiên họ vẫn được tính là gay và từ gay tất nhiên vẫn có thể dùng để chỉ các mối quan hệ đồng tính nữ.
17. Từ "bê đê" có gốc tiếng Pháp là "pédérastie" hoặc "pédé", dùng để chỉ hành vi quan hệ tình dục với trẻ em (hay còn gọi là ấu dâm). Sau này thì người Việt Nam hoặc do hiểu sai ý của từ, hoặc do cố tình mà biến từ này thành tiếng lóng mang ý tiêu cực chỉ cộng đồng LGBTQ+ (chủ yếu là chỉ người đồng tính và người chuyển giới).
18. Nghiên cứu khoa học cũng đưa ra kết luận đồng tính là hành vi tự nhiên từ khi được sinh ra của con người. Thế nên đồng tính không phải bệnh tâm lý, càng không phải là bệnh truyền nhiễm. Do vậy tiếp xúc với người trong cộng đồng LGBTQ+ không "lây" người đó thành gay.
19. Đại đa số các nhà khoa học, tâm lý học ngày nay đều đồng ý đồng tính không phải là một căn bệnh tâm lý. APA (American Psychological Association) – tổ chức tâm thần học Mỹ và WHO (World Health Organization) – tổ chức y tế thế giới đã rút đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm lý từ năm 1973 và 1990.
20. Trong 154 sonnet mà Shakespeare viết, có đến 126 bài mà đối tượng hướng đến trong đó là một chàng trai trẻ thuộc dòng dõi quý tộc. Và chỉ có 28 bài đối tượng là một người phụ nữ. Các nhà nghiên cứu gọi hai phần này là "Fair Youth" (thanh xuân đẹp đẽ) và "Dark Lady" (quý cô tăm tối).
Nổi tiếng nhất trong chùm thơ của "Fair Youth" là "Shall I compare thee to a summer's day?" (Anh có nên ví em với một ngày mùa hạ?):
"Anh có nên ví em với một ngày mùa hạ?
Em đáng yêu và hiền dịu gấp vạn lần;
Gió tháng Năm rung giật những chồi hoa
Và mùa hạ vẫn luôn luôn quá ngắn
Có những hôm mặt trời như lửa cháy
Hoặc ủ ê lẩn khuất giữa bầy mây
Những gì đẹp đều biến mất, có ngày
Ngàn đời nay, tự nhiên hằng vậy.
Nhưng mùa hạ của em chẳng biết đến tàn phai
Nhan sắc em sẽ mãi mãi rạng ngời
Dẫu có ngày Tử thần vung lưỡi hái
Trong thơ anh, em còn mãi bên đời.
Chừng nào trên thế gian còn nhân loại
Thơ anh còn; em sẽ còn sống mãi."
(Bản dịch thơ của Vũ Hoàng Linh mình tìm thấy trên thivien .net)
21. Có một giả thuyết cũng được tin rộng rãi rằng bức Mona Lisa của Leonardo da Vinci thực chất vẽ một trong những người tình nam của ông – Salai, nhất là khi so sánh sự giống nhau của hai bức tranh vẽ Mona Lisa và Salai. Người ta đưa ra giả thuyết là "Mona Lisa" là cách chơi chữ, đảo lộn trật tự chữ của "mon Salai" trong tiếng Pháp có nghĩa là "Salai của tôi".
.
.
.
.
.
EDIT: Các bạn đọc đến đây ơi, thực ra mấy cái nhãn phía trên chỉ là dùng để giúp phân loại dễ hơn thôi á, nên nếu bạn không thấy mình giống cái gì thì cũng không sao cả đâu nà=)) Bạn là chính bạn mới là quan trọng nhất, nên đừng bị rối mà hãy dành thời gian để bản thân khám phá chính mình nhaaaaa
Kể cả bạn có là một formless blob – một cục vô danh thì cũng sẽ có những người yêu bạn thật nhiều đó ạ
Nguồn:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro