MỘT NÔNG DÂN CHỐNG LÝ THUYẾT CỦA EINSTEIN
MỞ ĐẦU
Khoa học và công nghệ của nhân loại đang phát triển rực rỡ. Sự khám phá và chinh phục thế giới tự nhiên đang tiến về hai phía ngược chiều nhau: Một phía là khoảng không vụ trụ bao la, một phía là chiều sâu vô cùng của lòng vật chất với thế giới các vi hạt bí ẩn. Tri thức về hai phía của thế giới tự nhiên đó được diễn đạt trong hai lý thuyết vật lý của thời đại, đó là Thuyết tương đối của Einstein và Thuyết lượng tử, làm cơ sở cho công nghệ vũ trụ và công nghệ vi điện tử phát triển.
Song để nhận thức thế giới tự nhiên thì hai lý thuyết trên vẫn chưa làm con người thỏa mãn. Bởi lẽ nó chủ yếu là những mô hình toán học mà ý nghĩa vật lý lại chưa rõ ràng. Thuyết tương đối của Einstein với đường cong không gian chưa thể trả lời cho ta biết cơ chế của hấp dẫn, của quán tính là gì? lượng tử ánh sáng là gì? Như Einstein đã thừa nhận: "Tôi suốt 50 năm suy nghĩ nghiêm túc vẫn chưa thể trả lời câu hỏi lượng tử ánh sáng là cái gì?". Đối với cơ sở của Thuyết lượng tử thì lưỡng tính sóng-hạt của các hạt chất là điều không ai hiểu nổi. Đến nỗi nhà vật lý Mỹ Feiman đã nói: "Tôi cam đoan trên thế giới không ai có thể hiểu được Thuyết lượng tử".
Hơn nữa hai lý thuyết này không thâm nhập được vào nhau. Những lĩnh vực của hấp dẫn là ở ngoài phạm vi của Thuyết lượng tử và ngược lại. Hai lý thuyết tách biệt nhau và không đồng thời đúng. Với sự tồn tại của hai không gian khác nhau là không gian của trường hấp dẫn Einstein và không gian của trường điện từ. Đó là chưa nói đến việc phủ nhận sự tồn tại của không gian tuyệt đối, thời gian tuyệt đối, khối lượng tuyệt đối của Thuyết tương đối hẹp, những điều mà Newton hằng tin tưởng và dễ gì đã được sự chấp nhận hoàn toàn của lý trí nhân loại.
Về thế giới các phản hạt mà thực nghiệm của vật lý hạt nhân khám phá, trong sự cảm nhận tự nhiên nhất phải là yếu tố của một nửa thế giới lại không tìm thấy sự tồn tại của nó trong thế giới của chúng ta. Nó xuất hiện từ "chân không vật lý" bí hiểm. Những tồn tại và mâu thuẫn nói trên đòi hỏi sự ra đời một lý thuyết thống nhất của vật lý. Lý thuyết vật lý tổng quát dựa trên quy luật mâu thuẫn thống nhất của phép biện chứng duy vật và hiện tượng sinh hạt, hủy hạt cùng sự khám phá các phản hạt trong thực nghiệm vật lý hạt nhân đã nhìn nhận thế giới tự nhiên trong thể thống nhất của hai dạng tồn tại cơ bản mâu thuẫn nhau: Đó là lượng tử ánh sáng và thiên thể, xây dựng mô hình dạng tồn tại cơ bản hai thực thể vật lý đó làm sáng tỏ những thuộc tính của nó trong mô hình toán học của Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử, loại bỏ được những nghịch lý và bí ẩn trong hai lý thuyết nói trên, bắc một nhịp cầu nối giữa thế giới các thiên thể của vũ trụ bao la với thế giới các vi hạt trong lòng vật chất vẽ nên một bức tranh thống nhất và sáng tỏ về thế giới... của chúng ta.
I. MÔ HÌNH DẠNG TỒN TẠI PHOTON.
1.1. Những quan niệm hiện nay về ánh sáng.
a. Ánh sáng là sóng điện từ:
Ta biết rằng sóng điện từ xuất hiện khi điện tích chuyển động có gia tốc. Trong máy phát sóng vô tuyến thì sự biến thiên của điện trường theo nhịp mạch động của dòng điện trong khung dao động phát ra sóng điện từ. Sóng điện từ được hình dung như sự rung động của điện tích làm nhiễu động trường điện từ, phát ra sóng lan truyền trong không gian. (Điện trường biến đổi tạo ra từ trường, tiếp theo từ trường biến đổi lại tạo ra điện trường...cứ thể lan truyền tạo ra sóng). Tần số rung động của điện tích (trong máy phát sóng là tần số mạch động của dòng điện trong khung dao động) là tần số của sóng điện từ. Tần số khác nhau tạo ra các sóng có năng lượng khác nhau.
Ánh sáng có tính chất sóng (có hiện tượng giao thao và nhiễu xạ): Sau khi phát hiện ra tốc độ ánh sáng trùng với tốc độ lan truyền của sóng điện từ người ta kết luận rằng: Ánh sáng cũng là sóng điện từ, một trường hợp đặc biệt của sóng điện từ. Người ta cho rằng "điện tích rung động" phát ra sóng ánh sáng là điện tử trong nguyên tử. Các điện tử trong nguyên tử có quỹ đạo dừng (quỹ đạo có năng lượng xác định) khác nhau, khi "rung động", điện tử nhảy từ quỹ đạo có năng lượng cao xuống quỹ đạo có năng lượng thấp thì phát ra photon, một lượng tử của sóng điện từ có năng lượng bằng hiệu số giữa hai bậc năng lượng của điện tử trong nguyên tử.
Nhận xét.
Quan niệm về sóng điện từ và ánh sáng là sóng điện từ đã đặt ra vấn đề sau: Là sóng phải có hai bộ phận: Vật phát sóng và chất truyền sóng. Vật phát sóng điện từ do điện tích chuyển động có gia tốc hoặc điện tử trong nguyên tử nhảy từ bậc năng lượng cao xuống bậc năng lượng thấp phát ra. Nhưng chất trung gian truyền sóng trước đây được giả định là chất Ete bất động của không gian tuyệt đối đã bị thí nghiệm Michelson-Morley loại bỏ. Vậy là không tìm ra chất truyền sóng, đành cho rằng không gian có tính chất truyền sóng và như vậy ánh sáng là sóng điện từ cũng không thể lan truyền trong chân không (không gian tự do) nơi không có chất truyền sóng.
Về nguồn gốc phát sinh thì việc quy ánh sáng về hiện tượng điện từ là trái với những quan sát thông thường. Ta nhận thấy rằng ánh sáng gắn liền với hiện tượng nhiệt, dao động của các hạt hơn là với hiện tượng điện, từ.
b. Quan niệm ánh sáng là trường điện từ biến thiên, photon là lượng tử của trường điện từ là hạt cơ bản.
Sự xuất hiện của sóng điện từ được hiểu như sau: Khi điện tích chuyển động có gia tốc hoặc khi dòng điện mạch động trong máy phát sóng một lượng của điện trường gắn với điện tích bị tách ra và tồn tại độc lập và có tốc độ lan truyền của ánh sáng. Như vậy sóng điện từ chính là trường điện từ bị bứt khỏi điện tích và tồn tại độc lập.
Đối với ánh sáng, điện tử trong nguyên tử nhảy từ bậc năng lượng cao xuống bậc năng lượng thấp cũng bứt ra một lượng điện trường đó là photon, đơn vị nhỏ nhất của trường điện từ, là hạt năng lượng cơ bản. Sở dĩ có tương tác điện từ là do các hạt mang điện bức xạ và hấp thụ photon, trao đổi photon với nhau tạo nên.
Nhận xét.
Quan niệm sóng điện từ là trường điện từ biến thiên tách ra từ trường tĩnh điện gắn với điện tích để tồn tại độc lập: Quan niệm như vậy rất trái với lẽ tự nhiên, trái với quy luật mâu thuẫn thống nhất của phép biện chứng duy vật bao trùm mọi dạng của tồn tại. Trường với chất là một quan hệ đồng tồn như âm với dương, là "cái thống nhất của các mặt đối lập". Khi trường bị bứt ra một lượng thì chất cũng bị bứt ra một lượng tương ứng gắn với nó thì mới có tồn tại.
Về quan niệm tương tác điện từ là do các hạt mang điện bức xạ và hấp thụ photon thì ta nhận thấy rằng: Các hạt không thể bức xạ và hấp thụ photon vì nó trái với quy luật bảo toàn năng lượng. Trong thực tế chỉ xảy ra bức xạ photon khi có sự va chạm giữa các hạt. Quá trình các hạt mang điện trao đổi photon là một quá trình ảo (không xảy ra trong tự nhiên), chỉ là một mô hình toán học tiện lợi cho sự tính toán mà thôi.
Như vậy lý trí con người chưa thể yên tâm với những quan niệm hiện nay:
Ánh sáng là sóng điện từ.
Ánh sáng là trường điện từ biến thiên.
Photon là hạt cơ bản, là lượng tử của trường điện từ.
1.2. Quan niệm của Lý thuyết vật lý tổng quát.
Lý thuyết vật lý tổng quát căn cứ vào hiện tượng hủy hạt và sinh hạt thu được trong thực nghiệm của vật lý hạt nhân và quy luật mâu thuẫn thống nhất của phép biện chứng duy vật lý thuyết vật lý tổng quát đưa ra một quan niệm mới về ánh sáng, xây dựng mô hình một dạng tồn tại cơ bản của tự nhiên: Mô hình dạng tồn tại photon - lượng tử ánh sáng.
Thực nghiệm của vật lý hạt nhân đã thu được hiện tượng hủy hạt và sinh hạt. Người ta đã quan sát thấy tia Gamma sinh ra do sự huỷ hạt (Hạt + phản hạt → photon). Hạt gặp một phản hạt thì bị hủy biến mất và tạo ra lượng tử năng lượng.
Sự sinh hạt diễn ra khi photon đập vàp hạt nhân nguyên tử, chẳng hạn bức xạ Gamma của Tori có năng lượng là 2,6 triệu eV khi đập lên màn Chì sẽ xẩy ra sự sinh hạt ( → e+ + e-).
Ta nhận thấy rằng khi một hạt chất tách ra khỏi kết cấu nguyên tử thì cũng có một hạt của trường (phản hạt) xuất hiện từ "chân không vật lý" bám theo gắn với nó trong một thể tồn tại mới đó là photon. Và khi photon đập vàp hạt nhân nguyên tử là "bia" thì "vỡ" thành hạt và phản hạt.
Hiện tượng huỷ hạt và sinh hạt của thực nghiệm vật lý hạt nhân đã mặc nhiên chứng tỏ rằng photon có cấu trúc "Hạt - phản hạt", là tổng thể của hạt và phản hạt.
Áp dụng cách nhận thức hiện tượng hủy hạt và sinh hạt vào trường hợp phát sóng điện từ ta nhận thấy rằng điện trường biến thiên (nhiễu động) chưa phải là nguyên nhân cuối cùng của sự phát sóng. Điện trường biến thiên theo sự chuyển động có gia tốc của điện tích, hoặc theo mạch động của dòng điện trong máy phát sóng, đã dẫn tới một số electron rời khỏi điện tích và vật dẫn. Nguyên nhân là các electron trong điện tích và vật dẫn liên hệ với hạt nhân một cách lỏng lẻo. Khi điện tích chuyển động có gia tốc hoặc dòng điện mạch động trong khung dây các điện tử này rời khỏi điện tích và vật dẫn và đã bị hủy hạt (e+ + e- → ). Sóng điện từ là tập hợp các photon có cấu trúc Electron-Pozitron. Mặt khác, quy luật mâu thuẫn thống nhất của triết học duy vật biện chứng nói rằng: Mọi dạng tồn tại đều là cái thống nhất của các mặt đối lập. Chẳng hạn nguyên tử là cái thống nhất của điện tích âm và điện tích dương (electreon và proton), tế bào là cái thống nhất của tính đực và tính cái (bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội). Macx còn áp dụng quy luật này trong cách nhận thức về cơ sở tồn tại của xã hội: "Phương thức sản xuất là cái thống nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất". Photon không phải là thành phần nguyên tử, nó tồn tại độc lập và bến vững, có mặt ở mọi điểm của không gian với khối lượng bằng không và tốc độ không đổi, nghĩa là không bị lực hấp dẫn tác động và không có quán tính (hay quán tính tuyệt đối vì không bao giờ xuất hiện lực quán tính). Vậy, photon phải là một "hạt" trung hoà về hấp dẫn và quán tính, cũng như nguyên tử là một "hạt" trung hoà về điện.
Từ những điều trên đây ta đi đến xác lập mô hình photon:
- Photon là một thể thống nhất, trong dạng tồn tại cơ bản, bao gồm một hạt và một phản hạt tương ứng liên kết với nhau.
- Hạt và phản hạt trao đổi không ngừng với nhau trong sự tồn tại của photon tạo ra tính chất chuyển động và tính chất sóng.
Mô hình này đã làm sáng tỏ những vấn đề tồn tại và mâu thuẫn về bản chất của ánh sáng mà quan niệm về ánh sáng là sóng điện từ, là trường điện từ biến thiên, là lượng tử của trường điện từ đã mắc phải:
a. Vấn đề chất truyền sóng: Ánh sáng là sóng điện từ nên phải có một chất truyền sóng có mặt ở mọi điểm của không gian mà ánh sáng truyền tới. Chất truyền sóng đó đã không tìm thấy trong thí nghiệm Michelson-Morley thì không gian phải có tính chất truyền sóng.
Theo quan niệm mới, ánh sáng truyền đi trong không gian không cần phải có chất truyền sóng. Lượng tử ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt, hạt và phản hạt có thể chuyển động trong chân không, vậy photon có thể chuyển động trong chân không mà không cần một môi trường trung gian là chất truyền sóng. Lượng tử ánh sáng là một "hạt sóng", vừa là sóng vừa là chất truyền sóng không thể tách rời.
b. Vấn đề xuất xứ của ánh sáng: Theo quan niệm mới, lượng tử ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt, nó có thể được sinh ra từ mọi loại hạt có khối lượng bị hủy chứ không phải chỉ đối với hạt mang điện. Hiện tượng ánh sáng không chỉ xuất phát từ dao động điện mà còn xuất phát từ dao động nhiệt (dao động của nguyên tử, các hạt của nguyên tử) như những quan sát thông thường đã thấy. Sóng điện từ do máy phát sóng tạo ra chỉ là sóng của electron bị hủy, tần số của sóng chỉ là tần số mạch động của dòng điện trong máy phát sóng gắn liền với từng đợt electron bị hủy. Về nguyên tắc, dù ta có thể tạo ra tần số cao tùy ý của máy phát sóng cũng không thể tạo ra bức xạ của ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, hay tia X, tia Gamma...vì những bức xạ này là bức xạ sinh ra từ các hạt khác bị hủy chứ không phải của electron bị hủy trong máy phát sóng vô tuyến.
c. Tính chất khối lượng bằng không và tốc độ không đổi của ánh sáng: Hạt có khối lượng dương, phản hạt có khối lượng âm vậy tổng thể của nó có khối lượng bằng không.
Tốc độ chuyển động của photon là do sự trao đổi vị trí không ngừng giữa hạt và phản hạt trong kết cấu của nó tạo ra (sự trao đổi này có thể hình dung như sự quay quanh nhau vừa chuyển động theo quỹ đạo thẳng tựa như trái đất vừa quay quanh mình nó vừa chuyển động theo quỹ đạo quanh mặt trời).
Sự ổn định của quá trình nội tại này tạo ra tốc độ chuyển động không đổi của photon. Photon là "chất chuyển động".
Tính chất khối lượng bằng không và tốc độ không đổi làm cho photon trở thành hạt trung hòa về hấp dẫn và quán tính: Hấp dẫn là tương tác giữa những vật thể có khối lượng mà khối lượng của photon bằng không, vậy photon không có tương tác hấp dẫn. Các tia sáng từ một khối lượng lớn là mặt trời chiếu thẳng ra không gian với tốc độ không đổi đã thể hiện điều đó (sẽ bàn đến hiệu ứng của mặt trời lên tia sáng do Einstein tính toán và thực nghiệm xác nhận trong mục "Các vành đai phóng xạ quanh trái đất").
Quán tính là lực xuất hiện khi vật thể có khối lượng thay đổi tốc độ và hướng chuyển động. Nhưng photon không có khối lượng, luôn chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, vậy photon không có tính chất quán tính. Tính chất quán tính của vật thể có khối lượng làm cho chuyển động của nó luôn phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính. Điểm xuất phát khi chuyển động của vật thể chỉ là điểm đứng yên tương đối, nó còn có "tốc độ theo" là tốc độ của hệ quy chiếu quán tính (chẳng hạn khi một tên lửa vũ trụ của trái đất nếu được phóng lên theo cùng chiều chuyển động của trái đất, tốc độ xuất phát sẽ được cộng thêm tốc độ của trái đất). Photon là hạt trung hòa về quán tính, tốc độ xuất phát của nó không được cộng thêm hay trừ đi tốc độ của hệ quy chiếu quán tính, tức nguồn sáng. Vậy tốc độ điểm xuất phát của photon luôn bằng 0, là điểm đứng yên tuyệt đối trong không gian, không gắn với mọi hệ quy chiếu quán tính đang chuyển động.
d. Lượng tính sóng hạt: Tính chất sóng của ánh sáng được xác định trong hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ. Nhưng năm 1900, Plank còn phát hiện ra sóng ánh sáng còn có tính gián đoạn, tính lượng tử. Einstein hoàn chỉnh quan niệm này của Plank khẳng định tính chất hạt của ánh sáng trong cả quá trình bức xạ, truyền đi và hấp thụ trong tên gọi photon.
Lượng tử ánh sáng có tính chất sóng. Điều đó thật dễ giải thích đối với quan niệm mới về ánh sáng: Lượng tử ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt. Hạt có năng lượng dương, phản hạt có năng lượng âm. Quá trình trao đổi không ngừng trong sự tồn tại của nó làm cho năng lượng của photon biến thiên tuần hoàn từ dương sang âm và ngược lại tạo nên tính chất sóng.
D.Broglie đã mở rộng tính chất sóng của photon, được coi là một hạt cơ bản sang các hạt chất khác. Lượng tính sóng hạt của các hạt chất đã gây ra sự bí hiểm của thế giới các vi hạt. Con người không thể hình dung một hạt chất đồng thời là một sóng. Thực chất của vấn đề này là ở chỗ D.Broglie đã tìm ra mối liên hệ giữa năng lượng của sóng tương ứng với khối lượng của hạt. Như vậy một hạt sẽ có một sóng tương ứng, và lầm tưởng rằng sóng này sinh ra khi hạt chuyển động với bất cứ tốc độ nào. Hệ thức của D.Broglie mô tả sóng của hạt ở mọi tốc độ, nhưng sóng đó chỉ có thật với một giá trị tốc độ của hạt bằng c (tốc độ ánh sáng). Sóng đó chính là sóng ánh sáng với hạt đã bị hủy. Với các giá trị tốc độ khác, hạt chỉ là hạt, không thể đồng thời là một sóng. Thực nghiệm đã thu nhận sóng D.Broglie nhưng đó cũng là sóng của các hạt đã bị hủy. Chẳng hạn đã thu được hiện tượng sóng khi các electron tán xạ trên tinh thể, khi đó electron đã bị hủy hạt. Hoặc trong thí nghiệm hai lỗ của cơ học lượng tử, mỗi electron xác định được bằng máy dò (chưa bị hủy) sẽ có tọa độ xác định, không có tính chất sóng. Những electron bị hủy không xác định được bằng máy dò hạt sẽ gây ra tính chất sóng (hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ), đó là điều bí mật xảy ra trong thí nghiệm hai lỗ của cơ học lượng tử. Như vậy lý thuyết vật lý tổng quát đã tìm ra: Sóng điện từ, sóng ánh sáng, sóng vật chất (sóng D.Broglie) thực chất chỉ là một, đều là sóng sinh ra do các hạt chất bị hủy. Các sóng đó không phải sự nhiễu động của trường điện từ, trường điện từ biến thiên, không phải là một dạng riêng của trường, mà là một tổng thể của hạt và phản hạt.
e. Các loại sóng ánh sáng:
- Sóng ánh sáng có quang phổ vạch đặc trưng cho nguyên tố phát sóng:
Hiện tượng này xảy ra khi một chất ở thể hơi (bao gồm các nguyên tử riêng lẻ) khi bị phóng điện hoặc đốt nóng làm cho kết cấu nguyên tử bị suy giảm thì nguyên tử bị các phản hạt thâm nhập, cả nguyên tử đồng thời bị huỷ hạt tạo ra một "photon tổng hợp" bao gồm các hạt của nguyên tử đồng thời bị hủy. Photon này khi đi qua lăng kính sẽ bị tách ra các photon thành phần với các vạch tương ứng tạo ra một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố phát sáng. Các photon này có kích thước lớn tương ứng với kích thước nguyên tử thuộc loại ánh sáng nhìn thấy.
- Ánh sáng có quang phổ liên tục (quang phổ nhiệt).
Khi các nguyên tử ở trong kết khối của nó nếu ở tình trạng nhiệt độ cao, dao động nguyên tử, dao động của các hạt của nguyên tử làm kết cấu nguyên tử bị suy giảm. Một số hạt rời khỏi kết cấu nguyên tử và bị hủy hạt. Nhiệt độ càng cao số hạt nặng ở trung tâm nguyên tử bị hủy càng nhiều, tạo ra một bức xạ với hỗn hợp các hạt bị hủy có quang phổ liên tục gắn với tỷ lệ các hạt nặng bị hủy trong thành phần của bức xạ, với tình trạng nhiệt độ. Đó là bức xạ nhiệt.
Khi ở nhiệt độ thấp hơn, vật thể vẫn hàm chứa một lượng photon các loại tương ứng với tình trạng nhiệt độ của vật. Bức xạ này thu được từ mọi vật thể phát ra gọi là bức xạ của vật đen.
- Bức xạ là sóng điện từ:
Sóng điện từ phát ra khi điện tích chuyển động có gia tốc hoặc dòng điện mạch động trong máy phát sóng gắn liền với sự biến thiên của điện trường. Sự nhiễu động của điện trường chưa phải là sóng điện từ, mà gắn liền với biến thiên của điện trường là từng đợt điện tử bị bứt khỏi điện tích và vật dẫn, và bị hủy hạt. Những điện tử này bị hủy hạt tạo ra lượng tử sóng điện từ (e++e-) có cấu trúc electron-pozitron. Từng đợt lượng tử sóng điện từ có cấu trúc (e+-e-) phát ra theo từng nhịp mạch động của máy phát sóng, đó mới là thực thể của sóng điện từ. Nếu như tạo được một máy phát sóng siêu hạng, có thể phát sóng với mọi tần số tùy ý, cũng không thể phát ra các bức xạ khác như ánh sáng nhìn thấy hay tia X, tia Gama, vì đó là sản phẩm của các hạt khác bị hủy chứ không phải của điện tử bị hủy. Điều này khác với quan niệm hiện nay là các bức xạ đó chỉ khác nhau về tần số của máy phát sóng tương ứng với năng lượng của photon. Trái lại ở đây năng lượng của lượng tử bức xạ gắn liền với khối lượng của hạt bị hủy tạo ra bức xạ. Khi tăng nhịp mạch động tức tần số của máy phát sóng cũng chỉ là tăng số lượng các lượng tử sóng điện từ phát ra nhưng cũng chỉ một loại lượng tử có cấu trúc (e- + e+), có bước sóng xác định riêng (bước sóng này rất nhỏ gắn với độ phân giải rất cao trong kính hiển vi điện tử) chứ không phải ứng mọi tần số của máy phát sóng.
Tóm lại, bức xạ sóng điện từ được phát ra khi điện trường biến thiên gắn với chuyển động có gia tốc của điện tích hoặc dòng điện mạch động trong máy phát sóng là do các điện tử rời khỏi nguyên tử và bị hủy hạt tạo ra, với cấu trúc electron-pozitron trong mỗi lượng tử có tần số và bước sóng xác định riêng (tính được theo công thức D.Broglie) với giá trị tốc độ của electron=c (tốc độ ánh sáng) và khối lượng của electron. Các lượng tử sóng điện từ này khi đập vào vật dẫn điện sẽ đẩy các điện tử tự do trong vật dẫn tạo ra dòng điện (chẳng hạn trong cần angten của máy thu).
- Bức xạ đơn sắc của các hạt nặng.
Dựa trên quan niệm photon có cấu trúc hạt-phản hạt, mỗi loại bức xạ đều do một lọai hạt bị hủy tạo ra. Sóng điện từ do electron bị hủy tạo ra thì các bức xa đơn sắc năng lượng cao khác là do các hạt nặng khác bị hủy tạo ra. Chẳng hạn trường hợp tia Rơnghen, ta nhận thấy rằng khi chiếu chùm tia âm cực (chùm điện tử) vào kim loại nặng, nó sẽ đẩy lớp vỏ điện tử của nguyên tử về một phía làm cho các phản hạt tiếp cận được với các hạt của hạt nhân và đã xảy ra sự huỷ hạt xẩy ra đối với một hạt nào đó (chưa được khảo sát) tạo ra bức xạ X. Cũng tương tự như vậy đối với tia Gamma phát sinh trong quá trình hạt nhân. Quan niệm mới này mở ra hướng nghiên cứu cấu tạo của nguyên tử một cách xác thực hơn.
- Laser.
Các hạt nặng cùng loại khi bị huỷ hạt sẽ tạo ra bức xạ đơn sắc năng lượng cao, có cùng độ hội tụ tạo ra tia Laze.
II. MÔ HÌNH DẠNG TỒN TẠI CÁC THIÊN THỂ.
Vào những đêm ít mây, ta thấy bầu trời đêm lâp lánh muôn ngàn vì sao. Vũ trụ bao la là tập hợp của muôn ngàn thiên thể đó. Newton vĩ đại đã phát hiện ra và xác định được lực tương tác giữa các thiên thể, lực quy định quỹ đạo chuyển động các thiên thể trong vũ trụ trong công thức:
Tiếp theo Einstein cũng lại xây dựng được mô hình toán học hoàn chỉnh hơn về tương tác hấp dẫn các thiên thể trong lý thuyết tương đối rộng.
Song cả hai lý thuyết này mới chỉ là những mô hình toán học mô tả tương tác giữa các thiên thể mà thiếu những lý giải về cơ chế vật lý của các tương tác đó. Điều này làm cho lực hấp dẫn trở nên cực kỳ bí hiểm và chưa loại bỏ hết sự nghi ngờ đối với nó.
Einstein đã coi tương tác hấp dẫn là tính chất hình học của không gian. Song các đường cong không gian đó cũng không làm giảm bớt tính bí hiểm của trường hấp dẫn mà nó còn đưa lại những hệ quả còn bí hiểm hơn nữa: Đó là kỳ dị vụ nổ lớn và lỗ đen. Và công nhận kỳ dị cũng là công nhận sự bất lực của trí tuệ con người đối với bản chất của tự nhiên.
Lý thuyết vật vật lý tổng quát xuất phát từ thành tựu của vật lý hạt nhân về sự phát hiện các phản hạt trong lý thuyết và thực nghiệm, và dựa trên quy luật mâu thuẫn thống nhất của phép biện chứng duy vật đưa ra mô hình dạng tồn tại các thiên thể nhằm tìm ra cơ chế tương tác hấp dẫn của chúng.
Như đã khẳng định về bản chất của lượng tử sóng điện từ cũng như lượng tử sóng ánh sáng có cấu trúc hạt-phản hạt, nó sinh ra từ sự hủy hạt. Như vậy nơi nào có phát sinh bức xạ photon thì nơi đó phải có mặt các phản hạt. Nhưng sự có mặt các phản hạt đó hiện nay không được thừa nhận. Quan niệm hiện nay cho rằng các phản hạt không tồn tại trong thế giới chúng ta với lý do nếu chúng tồn tại thì thế giới chúng ta đã bị hủy hết.
Ta nhận thấy rằng trong tất cả các trường hợp xảy ra bức xạ photon thì phải có điều kiện các hạt rời khỏi kết cấu nguyên tử hoặc kết cấu nguyên tử bị lỏng lẻo do tình trạng nhiệt độ. Trong bom hạt nhân kết cấu nguyên tử bị phá vỡ do các nơtron nhanh vượt qua lớp vỏ điện từ đập vào hạt nhân. Quá trình dây chuyền này xảy ra sự huỷ hạt khủng khiếp. Như vậy, chính kết cấu nguyên tử đã bảo tồn các hạt nên không xảy ra sự hủy hạt khi nguyên tử ở trạng thái bền vững, chứ không phải các phản hạt không có mặt trong thế giới chúng ta.
Khi dùng hạt được gia tốc bằng máy gia tốc hạt, bắn phá nguyên tử, các hạt bị văng ra khỏi kết cấu nguyên tử. Các phản hạt xuất hiện từ "chân không vật lý" hay từ "đại dương Dirac" bám theo và xảy ra sự hủy hạt. Xuất xứ của các hạt là từ kết cấu nguyên tử. Còn đối với các phản hạt xuất hiện không có xuất xứ được gọi là từ "chân không vật lý" hay từ "đại dương Dirac", thì xuất xứ đó theo Lý thuyết vật lý tổng quát chính là trường hấp dẫn. Trong hiện tượng hủy hạt và sinh hạt, các hạt đã xuất hiện và biến mất trong kết cấu nguyên tử, các phản hạt cũng xuất hiện và biến mất trong trường hấp dẫn.
Đồng thời ta thấy rằng các thiên thể cùng tồn tại với trường hấp dẫn của nó. Không có trường hấp dẫn, các thiên thể không tồn tại, nó sẽ vỡ vụn trong không gian. Trường hấp dẫn chính là mặt đối lập trong thể thống nhất của tồn tại các thiên thể. Mặt đối lập của kết cấu khối lượng, kết cấu các hạt cơ bản không thể khác là phản khối lượng, là tập hợp các phản hạt.
Từ những điều trên đây, ta đi đến xác lập mô hình tổng thể của tồn tại các thiên thể, một dạng tồn tại cơ bản khác của thế giới tự nhiên.
Thiên thể là một thể thống nhất, bao gồm một mặt là tập hợp các hạt trong cấu trúc nguyên tử kết cấu nên khối lượng của thiên thể, mặt khác là tập hợp các phản hạt có cùng số lượng và chủng loại tương ứng với các hạt chất kết cấu nên thiên thể, đồng tâm với tâm thiên thể và mở rộng vào không gian với mật độ giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm của nó tạo ra kết cấu trường hấp dẫn của thiên thể.
Các phản hạt tạo nên kết cấu trường hấp dẫn, có đặc tính vừa linh động vừa xác định. Linh động ở chỗ gần như tức thời chiếm vị trí cân bằng (về phân bố lực và về điện) đảm bảo tính chất phân bố lực và trung hòa điện của trường hấp dẫn. Xác định ở chỗ luôn luôn tồn tại ở vị trí cân bằng. Nói tóm lại các phản hạt trong kết cấu trường hấp dẫn bị ràng buộc chặt chẽ với hạt trong kết cấu khối lượng, làm nên tính chất quán tính của trường hấp dẫn.
Mô hình này làm sáng tỏ hai thuộc tính của thiên thể, vật thể là hấp dẫn và quán tính cũng như những đặc tính khác của trường hấp dẫn tạo nên tạo sự tương tác giữa các thiên thể, vật thể hình thành quần thể các thiên thể (thiên hà) cũng như các hệ hành tinh mà các phương trình hấp dẫn của Newton và Einstein đã mô tả:
2.1 Lực hấp dẫn giữa các thiên thể, vật thể:
Ta biết hiện tượng huỷ hạt (hạt + phản hạt → photon). Sở dĩ có hiện tượng huỷ hạt là vì, cũng tương tự như giữa electron và proton, giữa các hạt và phản hạt đối xứng nhau hoàn toàn, đương nhiên có sự tương tác. Tương tác điện đạt tới cân bằng trong kết cấu nguyên tử, tương tác hạt - phản hạt đạt đến cân bằng trong kết cấu photon. Nguyên tử là một "hạt" trung hoà về điện, photon là một "hạt" trung hoà về hấp dẫn và quán tính. Giữa hạt trong kết cấu nguyên tử và phản hạt bị phân ly ngoài nguyên tử vẫn duy trì một tương tác. Tương tác này có xu hướng lôi kéo hạt ra khỏi kết cấu nguyên tử. Chính các phản hạt phân ly ngoài nguyên tử đã làm các nguyên tử hấp dẫn lẫn nhau dẫn đến sự hấp dẫn giữa các thiên thể, vật thể bằng môi trường phản hạt bao quanh nó.
Cùng tồn tại với kết cấu khối lượng của thiên thể, vật thể là một môi trường phản hạt hỗn hợp trung hoà điện tương ứng với số lượng và chủng loại của các hạt tương ứng với các hạt kết cấu nên khối lượng của thiên thể, đồng tâm với tâm của thiên thể và mở rộng vào không gian với mật độ giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm của nó. Do đó, ở phía hai thiên thể (cũng như vật thể) đối diện nhau, mật độ các phản hạt đậm đặc hơn các phía khác. Trường hấp dẫn không còn phân bố đồng đều xung quanh thiên thể, vật thể mà đã trở nên đậm đặc hơn ở phía đối diện nhau tạo ra lực hút giữa chúng. Khoảng cách càng ngắn mật độ các phản hạt càng đậm đặc do đó lực hút càng mạnh tạo ra gia tốc trọng trường.
Cơ chế này cũng giải thích vì sao lực hấp dẫn luôn luôn là lực hút, chỉ có một cực và nó lại rất yếu trong khi tương tác hạt-phản hạt là một tương tác mạnh giống với tương tác điện.
2.2. Cơ chế của lực quán tính:
Như đã xác lập ở mô hình tồn tại các thiên thể. Thiên thể cùng tồn tại với trường hấp dẫn là một môi trường phản hạt hỗn hợp trung hòa điện đồng tâm với tâm thiên thể và mở rộng vào không gian với mật độ giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm của nó. Môi trường này bị ràng buộc chặt chẽ với cấu trúc khối lượng của thiên thể, vật thể. Khi thiên thể, vật thể chuyển động quán tính nó lôi kéo hoàn toàn môi trường phản hạt này. Hạt thay đổi vị trí một khoảng bao nhiêu phản hạt cũng thay đổi một khoảng đúng như vậy. Môi trường phản hạt bị lôi kéo này chính là không gian của các hiện tượng cơ học, luôn luôn như nhau đối với vật thể chuyển động quán tính, tạo ra các hệ quy chiếu quán tính bình đẳng. Đó là bản chất của nguyên lý tương đối Ga-li-lê.
Khi vật thể nhận được một ngoại lực nó sẽ chuyển động có gia tốc, tâm của vật thể rời khỏi tâm hấp dẫn của nó. Bây giờ môi trường phản hạt trở nên đậm đặc hơn ở phương ngược chiều với phương chuyển động của vật thể, (tương tự như trường hợp môi trường phản hạt ở phía hai thiên thể, vật thể đối diện nhau) và xuất hiện lực quán tính kéo vật thể ngược lại với phương chuyển động của nó. Lực quán tính do đó là lực cùng bản chất, cùng trị số cùng cơ chế với lực hấp dẫn. Nguyên lý tương đương của thuyết tương đối rộng Einstein đã được làm rõ.
Như vậy, trường hấp dẫn không chỉ thể hiện sự phân bố lực xung quanh một vật thể, thiên thể mà còn có tính chất luôn gắn với vật thể, thiên thể theo chuyển động quán tính tạo ra sự như nhau của các hệ quy chiếu quán tính đối với các hiện tượng cơ học và lực quán tính. Phương trình hấp dẫn của Newton chỉ mô tả một tính chất của trường hấp dẫn. Đó là sự phân bố lực xung quanh thiên thể, vật thể, lực quy định quỹ đạo chuyển động của các thiên thể trong không gian. Trong khi đó Einstein xây dựng lý thuyết hấp dẫn từ hệ quy chiếu quán tính của thuyết tương đối hẹp đã đưa thêm yếu tố quán tính vào phương trình hấp dẫn của mình. Trường hấp dẫn của Einstein là trường hấp dẫn của hệ quy chiếu quán tính, trường hấp dẫn trong thời gian, trong khi trường hấp dẫn của Newton chỉ là trong không gian (trong một thời điểm). Vì vậy phương trình hấp dẫn của Einstein đầy đủ và chính xác hơn nhưng cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Song cả hai lý thuyết hấp dẫn của Newton và Einstein không chỉ là mô hình toán học mô tả quy luật và tính chất của lực hấp dẫn, chưa có nguyên nhân của sự hấp dẫn, mà còn làm hiểu sai nguyên nhân đó ở chỗ cho rằng: Các thiên thể, vật thể có khối lượng hấp dẫn lẫn nhau, các hạt có khối lượng hấp dẫn nhau, khối lượng hấp dẫn khối lượng. Các đường cong không gian toán học của Einstein có thể tiến đến vô hạn, lực hấp dẫn trở nên siêu mạnh nén ép các hạt hòa nhập vào nhau và thu hẹp kích thước tới mức bằng không, chứng minh cho mô hình kỳ dị "vụ nổ lớn" và "lỗ đen".
Lý thuyết vật lý tổng quát chỉ ra rằng, các hạt có khối lượng không hấp dẫn lẫn nhau mà chỉ hấp dẫn các phản hạt phân ly ngoài nguyên tử tạo ra trường hấp dẫn. Sự tồn tại trường hấp dẫn xung quanh thiên thể, vật thể mới dẫn đến sự hấp dẫn lẫn nhau của thiên thể, vật thể đó. Các hạt có khối lượng không hấp dẫn lẫn nhau mà chỉ hấp dẫn các phản hạt tương ứng đến mức "hòa" vào nhau trong kết cấu photon tạo ra một dạng tồn tại độc lập với dạng tồn tại thiên thể. (Những thí nghiệm khảo sát lực hấp dẫn giữa các hạt đã không thành công, không phải vì lực đó quá nhỏ mà vì chúng không tồn tại). Lực hút hấp dẫn giữa các vật có khối lượng, có giới hạn từ nguyên tử trở lên, do các phản hạt bị phân li ngoài nguyên tử tạo ra. Giữa các hạt cơ bản không có tương tác hấp dẫn mà chỉ có tương tác giữa hạt và phản hạt.
2.3. Trường hấp dẫn, điện trường, từ trường.
Đương thời Einstein đã rất băn khoăn về sự tồn tại hai cấu trúc không gian độc lập với nhau. Đó là không gian của trường hấp dẫn và không gian của trường điện từ. Einstein cố tìm một trường thống nhất bao trùm cả hai không gian đó. Song lý thuyết trường thống nhất của Einstein đã không thành công.
Lý thuyết vật lý tổng quát đã xác định thực thể vật lý của trường hấp dẫn: Đó là một môi trường phản hạt trung hòa điện được phân bổ giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm vật thể. Điện trường, từ trường là môi trường điện từ có cùng sự phân bổ giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm của nó như trường hấp dẫn. Vậy có gì thống nhất giữa các trường đó? Ta hãy xem xét chúng.
2.4. Sự phát sinh điện trường, từ trường:
Khi dòng điện chuyển động trong dây xoắn lò xo, do lực ly tâm các điện tử có xu hướng rời khỏi vật dẫn. Trường hấp dẫn bao gồm các phản hạt hỗn hợp. Các pozitron có trong trường hấp dẫn liền tụ tập xung quanh những điện tử đó. Xung quanh một ống dây như vậy đã xuất hiện từ trường. Vậy từ trường là tập hợp các pozitron, cũng được phân bổ giảm dần theo bình phương khoảng cách với ống xoắn dẫn điện trong các đường sức từ.
Ngược lại, ta cho một từ trường như vậy chuyển động tương đối với vật dẫn (có các điện tử tự do), nó sẽ lôi kéo các điện tử tự do chuyển động trong vật dẫn tạo ra dòng điện. Các điện tử tự do bị từ trường lôi kéo khỏi sự ràng buộc của hạt nhân thì chuyển động trong vật dẫn với tốc độ của dòng điện. Cơ chế trên đây là nguyên tắc hoạt động của máy phát điện. Từ trường được tạo ra trong ống xoắn lò xo (nam châm điện) song nó cũng được tạo ra từ "Sắt từ" hoặc các chất nhiễm từ khác. Trong nguyên tử của những chất nhiễm từ, các điện tử có quỹ đạo đặc trưng được sắp xếp giống nhau, có xu hướng rời khỏi ràng buộc của hạt nhân, do đó đã thu hút các pozitron tụ tập xung quanh, nên tạo ra từ trường.
Về cơ chế phát sóng mạch động đã được trình bày ở phần bức xạ photon. Hiện tượng đó diễn ra như sau: Khi dòng điện mạch động trong khung dây máy phát sóng, một số điện tử do quán tính đã vượt khỏi vật dẫn và xảy ra sự hủy hạt đối với các điện tử đó (e- + e+ → ). Lượng tử sóng điện từ có cấu trúc electron-pozitron. Dù máy phát sóng mạch động với tần số nào cũng chỉ tạo ra loại lượng tử đó, nó khác với những bức xạ ánh sáng khác do những hạt khác bị hủy. Tương tác trên đây là tương tác giữa một hạt mang điện và phản hạt tương ứng của nó. Đó là một tương tác điện, đồng thời cũng là một tương tác hạt-phản hạt. (Đã không thể dùng quan niệm điện tử bức xạ và hấp thụ photon để giải thích hiện tượng phát sóng mạch động).
Trong thí nghiệm Cauphman thực hiện năm 1901-1902 đo khối lượng điện tử bằng lực điện từ, đã thấy biến mất hoàn toàn khối lượng của điện tử trong sự phát sóng. Đó chính là sự hủy hạt đối với điện tử.
2.5. Điện tích, điện trường.
Khi nguyên tử mất điện tử hoặc nhận thêm điện tử thì nó cũng có tác dụng tụ tập các phản hạt tương ứng trong trường hấp dẫn tạo ra điện trường. Nhưng vật nhiễm điện khác vật nhiễm từ ở chỗ: Các nguyên tử của vật nhiễm từ là như nhau và vẫn trung hòa điện, vì vậy không thể tách rời các cực từ khác dấu với nhau và do đó không thể xác định được từ tích nguyên tố. Trong khi đó, vật nhiễm điện bao gồm những nguyên tử mất điện tử hoặc nhận thêm điện tử, ngoài khả năng lôi kéo các phản hạt tụ tập xung quanh như cực từ, nó còn lôi kéo các ion khác dấu trong môi trường để tạo ra liên kết hóa học. Tính chất này của cực điện được ứng dụng trong công nghệ mạ điện.
Các cực điện bao gồm các nguyên tử mất điện tử hoặc nhận thêm điện tử có thể tách rời nhau, và do đó có thể xác định được điện tích nguyên tố. Vì vậy có điện tích nguyên tố mà không có từ tích nguyên tố (đây là một vấn đề vẫn tồn tại lâu nay về bản chất của điện và từ). Như vậy, ta thấy rằng trường hấp dẫn bao gồm các phản hạt trung hòa điện tồn tại cùng với vật thể trung hòa điện. Điện trường, từ trường là tập hợp riêng của một loại phản hạt mang điện, từ, tách ra từ trường hấp dẫn, xuất hiện khi vật thể nhiễm điện, từ. Vậy trường hấp dẫn là trường chung, trường thống nhất mà Einstein hằng tìm kiếm.
Các điện trường, từ trường tương tác điện, từ với nhau và có hai cực. Trường hấp dẫn trung hòa điện không có tương tác điện, từ với nhau. Tương tác hấp dẫn chỉ xuất hiện khi sự phân bổ của trường hấp dẫn trở nên không đồng đều, đậm đặc lên ở phía hai thiên thể, vật thể đối diện nhau. Đó là lý do vì sao lực hấp dẫn chỉ có một cực, luôn luôn là lực hút và lại rất yếu so với lực điện.
2.6. Có tồn tại phản nguyên tử, phản vật chất hay không?
Tương tác điện của môi trường phản hạt trái dấu chỉ tạo ra môi trường phản hạt trung hòa điện của trường hấp dẫn mà không tạo ra phản vật chất, phản nguyên tử. Các phản hạt đã không xử sự như hạt. Điều đó không phải vi phạm sự đối xứng mà là đối xứng triệt để của tự nhiên. Vì vậy trong tự nhiên chỉ tồn tại kết cấu trường hấp dẫn của phản hạt đối xứng với kết cấu nguyên tử của hạt tạo nên tồn tại thiên thể. Không tồn tại phản nguyên tử, phản vật chất như các nhà vật lý phán đoán (sự tạo ra phản nguyên tử hydro trong 40 phần tỷ giây chỉ là sự cưỡng bức, không có nội lực)
2.7. Không gian và thời gian.
Không gian là khoảng không giữa các vật thể, thiên thể song nếu là khoảng "trống không", không có tính chất vật lý gì, là khoảng không tuyệt đối, không có vật chất, thì nó không tương tác đến giác quan con người, không liên quan gì đến nhận thức, đến tư duy. Đó là cái "không tồn tại". Sở dĩ ta vẫn phải nhắc tới không gian vì đó là một dạng vật chất của khoảng không giữa các thiên thể, vật thể, một loại vật chất thách đố lý trí con người nhiều hơn cả. Lý thuyết vật lý tổng quát đã khám phá bản chất của không gian với sự nhận thức hai thực thể vật lý của khoảng không. Đó là thực thể vật lý của sóng ánh sáng, sóng điện từ cùng trường hấp dẫn và quán tính.
2.8.Không gian và thời gian tuyệt đối.
Môi trường photon với cấu trúc hạt-phản hạt của photon là một thực thể vật lý trung hòa về hấp dẫn và quán tính, nó tạo ra những đường thẳng và tốc độ không đổi là cơ sở của hình học phẳng, không gian phẳng Ơclit. Nó cho ta những thông tin về vị trí và kích thước của thiên thể, vật thể cùng với cấu hình của không gian vũ trụ với muôn ngàn thiên thể, không ngừng được mở rộng với trình độ ngày càng cao của kính quan sát thiên văn (quang học, sóng điện từ, tia gama...). Môi trường photon là thực thể vật lý của không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối. Nhưng tư tưởng về không gian và thời gian tuyệt đối đã gặp phải bế tắc trong cơ học Newton vì không tìm ra vị trí đứng yên tuyệt đối trong mọi chuyển động cơ học. Người ta tin vào một chất Ete đứng yên tuyệt đối bao trùm không gian. Thí nghiệm khảo sát chất Ete của không gian tuyệt đối do Michelson-Morley thực hiện đã đi đến một kết luận sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng tốc độ không đổi của ánh sáng là đối với mọi hệ quy chiếu quán tính. Ánh sáng bị gắn vào hệ quy chiếu quán tính như một cái bóng, luôn có tốc độ bằng c đối với hệ quy chiếu quán tính dù hệ quy chiếu quán tính chuyển động với tốc độ nào. Điều này đã được Einstein sử dụng làm tiên đề để thiết lập các phương trình của thuyết tương đối hẹp, phủ nhận sự tồn tại của không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối, mà chỉ có không gian của hệ quy chiếu quán tính với những đặc tính tương đối của không gian (chiều dài thanh cứng, khoảng giản cách), thời gian (nhịp chạy trùng với nhịp quay của trái đất) của những đồng hồ cùng chất liệu và khối lượng của vật. Những đại lượng trên không có giá trị xác định mà phụ thuộc vào tốc độ chuyển động tương đối của hệ quy chiếu quán tính.
Lý thuyết vật lý tổng quát bằng sự khám phá bản chất của lượng tử sóng ánh sáng, sóng điện từ đã phát hiện sự ngộ nhận này. Tốc độ ánh sáng không đổi trong thí nghiệm Michelson-Morley là tốc độ đối với vị trí xuất phát đứng yên tuyệt đối không gắn với hệ quy chiếu quán tính. Thực thể của ánh sáng tạo ra một không gian tuyệt đối (và cả thời gian tuyệt đối) với vị trí xuất phát đứng yên tuyệt đối và tốc độ không đổi đối với vị trí xuất phát, hoàn toàn độc lập với hệ quy chiếu quán tính.
Như vậy khoảng không gian giữa các thiên thể, vật thể với môi trường photon là thực thể vật lý của không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối. Thực thể đó bao gồm vị trí xuất phát đứng yên tuyệt đối và tốc độ chuyển động tuyệt đối đối với vị trí xuất phát ấy. Nó khác với một môi trường của chất ETE bất động bao trùm không gian.
2.9. Không gian tương đối của trường hấp dẫn và quán tính:
Lý thuyết vật lý tổng quát đã xác định được thực thể vật lý của trường hấp dẫn và quán tính. Đó là môi trường phản hạt hỗn hợp trung hòa điện phân bố theo mật độ giảm dần với bình phương khoảng cách với tâm vật thể. Môi trường này bị lôi kéo hoàn toàn theo chuyển động quán tính của vật thể. Đó chính là thực thể vật lý không gian tương đối Einstein với những đường cong hình học của nó mà Einstein đã thiết lập được trong phương trình của thuyết tương đối rộng. Không gian này quy định quỹ đạo chuyển động của thiên thể, vật thể là không gian của chuyển động cơ học độc lập với không gian tuyệt đối của môi trường photon.
2.10. Phương trình của lý thuyết vật lý tổng quát
Lý thuyết vật lý tổng quát cũng có thể được gói gọn trong hai phương trình: Định tính và định lượng của nó.
Phương trình định tính:Đó là phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa thiên thể và không gian. Mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau này diễn ra thông qua hiện tượng hủy hạt và sinh hạt được biểu diễn trong phương trình sau:
Hạt+Phản hạt Photon
Phương trình định lượng:
Phương trình này trùng với phương trình tương đương giữa năng lượng và khối lượng của Einstein: E = m.c2
Nhưng phương trình này cũng là phương trình hủy hạt của Lý thuyết vật lý tổng quát. Nó được thiết lập từ Lý thuyết vật lý tổng quát như sau:
Động năng của một vật có khối lượng m và chuyển động với vận tốc v được xác định bằng phương trình Newton như sau:
T = (1)
Khi xảy ra sự hủy hạt, hạt kết hợp với phản hạt thành photon, chuyển động với tốc độ c. Khi đó khối lượng của hạt được cộng thêm khối lượng của phản hạt sẽ có giá trị là |2m|, với tốc độ chuyển động v=c (c là tốc độ của photon).
Thay |2m| vào m, và c vào v trong phương trình (1) ta sẽ có:
E=mc2.
Đây chính là phương trình biểu diễn năng lượng tạo ra khi xảy ra sự hủy hạt. Nó không có ý nghĩa như Einstein quan niệm "khối lượng là năng lượng, năng lượng có khối lượng" một cách mơ hồ. Với Lý thuyết vật lý tổng quát khối lượng và năng lượng là hai dạng vật chất khác nhau, có thể chuyển hoá lẫn nhau, thể hiện trong phương trình huỷ hạt E = m.c2.
III. HỆ QUẢ, TIÊN ĐOÁN, KIỂM CHỨNG
3.1. Sai lầm của thuyết tương đối hẹp Einstein:
Một hệ quả đặc biệt của Lý thuyết vật lý tổng quát là đã giải thích một cách thích đáng kết quả thí nghiệm Michelson-Morley từ bản chất của hệ quy quán tính và cấu trúc hạt-phản hạt của photon. Do đó đã loại bỏ hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp được suy ra từ kết quả thí nghiệm đó.
Lý thuyết vật lý tổng quát xác định rằng: mặc dù ánh sáng có tính chất sóng với hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ, nhưng ánh sáng là một luồng hạt (photon) có khối lượng bằng không và năng lượng biến thiên từ dương sang âm do photon có cấu trúc hạt-phản hạt, tạo ra tính chất sóng. Sóng ánh sáng do đó không có chất truyền sóng: sóng và chất truyền sóng chỉ là một. Sóng ánh sáng không phải là một "làn sóng" lan truyền trong chất truyền sóng như sóng nước lan truyền trong nước hay âm thanh lan truyền trong không khí... Như vậy trong thí nghiệm Michelson-Morley, trái đất không thể chuyển động trong chất truyền sóng ánh sáng, hay sóng và chất truyền sóng chỉ là một nên có thể coi như chất truyền sóng bị lôi kéo hoàn toàn theo chuyển động của trái đất và do đó không có sự dịch chuyển pha (giao thoa). Điều này cũng tương tự như âm thanh của một nốt đàn, dù ta di chuyển cây đàn (bao gồm cả sóng và chất truyền sóng) như thế nào trong không gian thì âm thanh thu được từ cây đàn vẫn chỉ là âm thanh của nốt đàn đó.
Đương nhiên tốc độ ánh sáng đối với trái đất là khác nhau khi luồn sáng chuyển động cùng chiều và ngược chiều với chiều chuyển động của trái đất, nhưng không so sánh được sự khác nhau của tốc độ đó bằng sự dịch chuyển pha của sóng ánh sáng. Sở dĩ có sự khác nhau về tốc độ này của ánh sáng đối với trái đất là do chuyển động của ánh sáng không có "tốc độ theo" như chuyển động của vật thể có khối lượng. Lý thuyết Vật lý Tổng quát đã xác định rằng: Thực thể vật lý của hệ quy chiếu quán tính là môi trường phản hạt hỗn hợp trung hoà điện của trường hấp dẫn gắn với vật thể (bị lôi kéo hoàn toàn theo vật thể) trong chuyển động quán tính tạo ra nó làm cho mọi vật thể có khối lượng thuộc hệ quy chiếu quán tính, khi chuyển động đều có "tốc độ theo" (tốc độ xuất phát) là tốc độ của hệ quy chiếu quán tính của nó. Ánh sáng với khối lượng bằng không và tốc độ không đổi không tương tác với môi trường hấp dẫn và quán tính này. Tốc độ xuất phát của nó bằng không, là điểm đứng yên tuyệt đối trong không gian, và tốc độ không đổi của ánh sáng là đối với vị trí xuất phát đứng yên tuyệt đối. Vị trí này rời khỏi vị trí nguồn sáng đang chuyển động theo hệ quy chiếu quán tính. Do đó tốc độ không đổi của ánh sáng là tốc độ trong không gian tuyệt đối do chính sánh sáng tạo ra. Einstein đã lầm tưởng tốc độ không đổi của ánh sáng là đối với vị trí nguồn sáng, tức là đối với hệ quy chiếu quán tính để đưa ra tiên đề của Thuyết tương đối hẹp "Tốc độ ánh sáng có giá trị như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính".
Như vậy hệ quy chiếu quán tính không bao gồm hiện tượng ánh sáng nên không thể mở rộng nguyên lý Galieo (sự bình đẳng của các hệ quy chiếu quán tính đối với hiện tượng cơ học) thành nguyên lý Einstein: (sự bình đẳng của các hệ quy chiếu quán tính đối với tất cả các hiện tượng vật lý), tức là tiên đề 1 của Thuyết tương đối hẹp.
Như vậy mặc dù không thể tranh cãi về cách lập phương trình và giải phương trình toán học của thuyết tương đối hẹp Einstein. Nhưng phương trình đó đã được xây dựng trên hai tiên đề không có căn cứ xác thực nêu trên nên đáp số của nó không có giá trị, những đáp số rất trái với "lý trí lành mạnh": Không gian, cụ thể là chiều dài thanh cứng, khoảng giản cách, thời gian: cụ thể là nhịp chạy của những đồng hồ cùng chất liệu, và khối lượng của vật thể không có giá trị tuyệt đối mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính, nghĩa là những giá trị này thay đổi theo tỷ lệ giữa tốc độ chuyển động đối với người quan sát (vì không có tốc độ tuyệt đối) so với tốc độ ánh sáng. Và kết luận này của thuyết tương đối hẹp cũng chứng tỏ mọi giá trị về không gian, thời gian, khối lượng đều không phải là giá trị thực vì nó phụ thuộc vào vị trí và tốc độ của người quan sát.
Lý thuyết vật lý tổng quát đã chứng minh rằng hệ quy chiếu quán tính là môi trường phản hạt của trường hấp dẫn bị lôi kéo hoàn toàn theo chuyển động quán tính của vật thể tạo ra, nó chỉ là không gian của các hiện tượng cơ học, không bao gồm không gian và thời gian tuyệt đối, với thực thể là sóng ánh sáng, sóng điện từ. Thực thể này độc lập với trường hấp dẫn và quán tính.
Thí nghiệm (tưởng tượng) minh họa.
Thí nghiệm sau đây sẽ minh họa cho hai không thời gian: không thời gian tương đối của hệ quy chiếu quán tính và không thời gian tuyệt đối của sóng ánh sáng và sóng điện từ cùng tồn tại độc lập với nhau.
Giả sử, tại khoang N của con tàu vũ trụ đang chuyển động quán tính xuất hiện một chớp sáng. Mặt đầu của chớp sáng tạo thành một mặt cầu. Đồng thời với chớp sáng là một vụ nổ đặc biệt, đẩy những người quan sát trong khoang N ra xung quanh với tốc độ không đổi như nhau tạo ra những vị trí của người quan sát nằm trên một mặt cầu mà tâm là khoang N của con tàu.
Mặt dù mặt đầu chớp sáng phải là một mặt cầu duy nhất với những photon xác định của nó. Nhưng với Thuyết tương đối hẹp, mọi người quan sát đều thấy mình là tâm của mặt cầu ánh sáng ấy, chính vì tốc độ ánh sáng có trị số như nhau đối mọi hệ quy chiếu quán tính (tiên đề thứ hai của thuyết tương đối hẹp Einstein).
Thuyết tương đối hẹp cho rằng, không tồn tại mặt cầu ánh sáng duy nhất, mà chỉ có những mặt cầu ánh sáng trong các phép đo của người quan sát. Nghĩa là không có không gian chung. Mỗi hệ quy chiếu quán tính là một "không gian vật lý" riêng. Các "không gian vật lý" này hoàn toàn như nhau (tiên đề thứ nhất của thuyết tương đối hẹp).
Cũng là thí nghiệm tưởng tượng nói trên, nhưng từ Lý thuyết Vật lý tổng quát rút ra kết luận như sau: những người quan sát (vật thể có khối lượng) bị vụ nổ tung ra mang cùng một "tốc độ theo", nên vẫn duy trì một khoảng cách bằng nhau với khoang N của con tàu đang chuyển động, tạo ra mặt cầu các vị trí người quan sát có tâm là khoang N của con tàu đang chuyển động quán tính.
Mặt đầu chớp sáng cũng ở trên một mặt cầu duy nhất, mà tâm là điểm N' (là thời điểm xuất phát vụ nổ tại khoang N). Vì ánh sáng không có tốc độ theo, nên vị trí N' này đứng yên tuyệt đối trong không gian, rời khỏi khoang N của con tàu đang chuyển động quán tính. Tốc độ không đổi của photon trên mặt cầu ánh sáng là đối với vị trí N' đứng yên tuyệt đối này, không gắn với con tàu đang chuyển động quán tính.
Mặt cầu ánh sáng của không gian tuyệt đối và mặt cầu các vị trí người quan sát của không gian tương đối hệ quy chiếu quán tính của con tàu, độc lập với nhau.
Mặt cầu ánh sáng với vị trí xuất phát đứng yên tuyệt đối và tốc độ không đổi của các photon đối với vị trí xuất phát ấy, là thực thể vật lý của không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối.
Mặt cầu các vị trí của người quan sát là mặt cầu của hệ quy chiếu quán tính con tàu, quy định các chuyển động cơ học với tốc độ theo của nó, mà nguyên nhân là môi trường phản hạt gắn với con tàu trong chuyển động quán tính.
Einstein đã trộn lẫn hai không gian độc lập này với nhau, để chỉ còn lại một không gian của hệ quy chiếu quán tính, với đầy tính nghịch lý.
3.2. Về ETE.
Với kết quả thí nghiệm Michelson-Morley tìm chất Ete truyền sóng ánh sáng, Einstein tuyên bố: "Không tồn tại chất Ete truyền sóng" nhưng lại cho rằng không gian có tính chất truyền sóng ánh sáng, sóng điện từ mà chưa hiểu bản chất của ánh sáng là: sóng ánh sáng không có chất truyền sóng. Đây là những bế tắc trong nhận thức thế giới vì đến Thuyết tương đối rộng , Einstein lại thừa nhận Ete. Trong cuốn Sự tiến triển của vật lý, Einstein viết "lịch sử của nó (Ete) còn lâu mới chấm dứt, trái lại nó được Thuyết tương đối rộng kế tục". Các nhà vật lý đã không trả lời cho ta về khái niệm Ete đã tồn tại từ lâu trong lịch sử nhận thức thế giới: Có hay không có chất Ete? Bản chất của nó là gì? Lý thuyết Vật lý Tổng quát đã giải đáp rõ ràng vấn đề này: Không có chất Ete truyền sóng ánh sáng , sóng điện từ. Sóng ánh sáng, sóng điện từ không có chất truyền sóng, sóng và chất truyền sóng chỉ là một. Kết quả thí nghiệm Michelson-Morley đã chứng tỏ điều đó.
Nhưng có chất Ete truyền tương tác hấp dẫn và quán tính. Đó là môi trường phản hạt hỗn hợp trung hoà điện gắn với thiên thể, vật thể có khối lượng, phân bố theo mật độ giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm của nó, môi trường này bị lôi kéo hoàn toàn theo chuyển động của thiên thể, vật thể. Đó là thực thể vật lý của trường hấp dẫn và quán tính. Nó là nguyên nhân của lực quán tính và các hệ quy chiếu quán tính bình đẳng. Như vậy có thể nói, với Lý thuyết Vật lý Tổng quát, lịch sử của Ete đã đến lúc kết thúc, bản chất của Ete đã được khám phá.
3.3. Sóng hấp dẫn và sóng vật chất D.Broglie
a. Sóng hấp dẫn.
Lý thuyết vật lý tổng quát đã xác định rằng sóng điện từ không phải là trường điện từ biến thiên. Sự biến thiên của điện trường, từ trường dẫn đến sự hủy hạt của điện tử mới tạo ra sóng điện từ. Và sóng ánh sáng là sản phẩm sự hủy hạt đối với những hạt chất khác, chủ yếu do sự dao động của các hạt chất trong tình trạng nhiệt độ cao, sự phá vỡ nguyên tử trong quá trình hạt nhân.
Cũng tương tự như vậy, sự biến thiên của trường hấp dẫn (mà điện trường, từ trường là một bộ phận của nó) không tạo ra sóng hấp dẫn mà chỉ tạo ra lực quán tính. Vì vậy không tồn tại sóng hấp dẫn. Chính sóng điện từ, sóng ánh sáng được tạo ra do sự hủy hạt, quá trình đi liền với sự hụt khối và giảm độ lớn của trường hấp dẫn, như vậy cũng có thể xem sóng ánh sáng, sóng điện từ là "sóng hấp dẫn".
Vì vậy tôi đã nghi ngờ khi thông báo đã thu được sóng hấp dẫn trong thực nghiệm. Những khảo sát sau đó đã chứng tỏ sự nghi ngờ đó của chúng tôi là có căn cứ xác thực.
b. Sóng vật chất (sóng D.Broglie).
Sóng vật chất do D.Broglie suy từ lượng tính sóng hạt của photon (photon được coi là hạt cơ bản) sang các hạt cơ bản khác và đã thiết lập được phương trình về sóng của các hạt chất.
Sóng vật chất là một điều rất khó hiểu đối với lý trí, nó làm cho thế giới các vi hạt trở nên cực kỳ bí hiểm.
Nhưng với Lý thuyết vật lý tổng quát, sóng điện từ, sóng ánh sáng không phải là trường điện từ biến thiên mà là sản phẩm hủy hạt của các hạt chất, có năng lượng tương ứng với khối lượng của các hạt. Điều đó đã nói lên lý do chứng minh sự tồn tại của sóng vật chất từ mối liên hệ giữa khối lượng các hạt chất với năng lượng của sóng tương ứng. Phương trình về sóng vật chất do D.Broglie thiết lập phán ánh mối liên hệ đó. Nhưng sóng D.Broglie trong phương trình của nó chỉ có thật với một giá trị tốc độ của hạt bằng c (tốc độ ánh sáng). Đó là khi hạt đã bị hủy, và sóng đó chính là sóng ánh sáng, sóng điện từ. Thực nghiệm thu được các sóng D.Broglie cũng chính là sóng của các hạt đã bị hủy, như trường hợp electron tán xạ trên tinh thể, khi đó electron đã bị hủy hạt tạo nên hiện tượng sóng ghi được trên kính ảnh....
Ở các giá trị tốc độ khác của hạt trong phương trình sóng D.Broglie, hạt chỉ là hạt, không phát sóng. Một hạt không thể đồng thời là một sóng đối với hạt chất, chỉ có photon với cấu trúc hạt-phản hạt mới có lưỡng tính "sóng-hạt".
Vậy sóng điện từ, sóng ánh sáng, sóng vật chất, sóng hấp dẫn chung quy chỉ là một, là sóng do các hạt chất bị hủy hạt tạo ra. Đó là loại vật chất toàn phần chiếm chỗ toàn bộ vị trí của không gian vũ trụ.
3.4. Sao Notron và lò tổng hợp hạt nhân Tokamak.
Sao Notron.
Khi khảo sát lực hấp dẫn, các nhà vật lý đã không thể dùng bất cứ vật liệu nào để có thể che chắn nó. Nguyên do là vì không có một vật liệu nào che chắn được môi trường phản hạt (siêu lỏng) tồn tại ngoài kết cấu nguyên tử. Nhưng từ trường là tập hợp các pozitron (một thành phần của trường hấp dẫn) có thể chiếm chỗ, thay thế môi trường phản hạt hỗn hợp của trường hấp dẫn, làm giảm độ lớn của trường hấp dẫn. Podkiepnốp, nhà vật lý Nga đã làm ra máy phản hấp dẫn theo nguyên tắc này. Từ trường quay của Podkiepnốp tạo ra đã làm giảm được 5% độ lớn của lực hấp dẫn (trái đất). Song với từ trường 1012 Ơxtet trên bề mặt sao Nơtron ta có thể nghĩ rằng, lực hấp dẫn đã hầu như bị từ trường thay thế trên bề mặt sao. Một nghịch lý đã xẩy ra: Đáng lý lực hấp dẫn phải cực mạnh thì trái lại nó đã hầu như bị triệt tiêu. Môi trường pozitron của từ trường ngăn không cho vật chất của bề mặt sao tiếp xúc với các phản hạt tương ứng của trường hấp dẫn bao quanh. Do đó chỉ có duy nhất sự huỷ hạt xẩy ra đối với riêng điện tử (e- + e+ ) làm phát ra bức xạ mạnh mẽ sóng điện từ. Sao trở nên chói lọi trong mắt "ra đa", máy thu sóng điện từ, nhưng trở nên "vô hình" đối với mắt thường cũng như kính thiên văn quang học. Vật chất của sao mất dần vỏ điện tử làm cho tỉ trọng của sao cực kỳ lớn. Như vậy, cơ chế phát sóng điện từ của sao không phải là sự nén điện tử vào hạt nhân (e- + p+ = no +) mà là sự huỷ hạt đối với riêng điện tử.
Sao Nơtron được tạo thành từ một sao có từ trường mạnh chuyển động không quán tính làm phát sóng điện từ. Chỉ riêng điện tử bị huỷ làm tỷ trọng của sao không ngừng tăng lên. Sự chuyển động không quán tính cũng làm nên chu kỳ phát sóng của các siêu sao.
b. Lò tổng hợp hạt nhân Tokamax.
Quan niệm hiện nay cho rằng năng lượng rất lớn sinh ra trong các phản ứng phân tích cũng như tổng hợp hạt nhân là năng lượng liên kết hạt nhân được giải phóng. Quan niệm như vậy chưa giải thích rõ năng lượng bức xạ sinh ra tương ứng với sự hụt khối trong các phản ứng đó. Lý thuyết vật lý tổng quát cho rằng phản ứng hạt nhân mới chỉ tạo ra các hạt ở ngoài mối liên kết hạt nhân và sự hủy hạt đối với những hạt này mới là nguyên nhân tạo ra năng lượng bức xạ gắn liền với sự hụt khối theo phương trình hủy hạt E=mc2. Năng lượng này có tác dụng duy trì phản ứng, và phản ứng lại tạo ra các hạt tự do làm nguyên liệu cho sự hủy hạt. Như vậy để duy trì phản ứng hạt nhân thì còn phải có mặt một nguyên liệu "vô hình" nữa, đó là các phản hạt.
Lò hạt nhân Tokamax (Liên xô cũ) đã dùng từ trường để "đóng gói" Plasma, hướng các ion đối hướng không vượt qua lớp vỏ bọc này. Nhưng khi làm như vậy đã xảy ra hiện tượng giống như trên bề mặt sao Nơtron. Từ trường, bao gồm các pozitron đã chiếm chỗ, thay thế các phản hạt hỗn hợp của trường hấp dẫn làm cho "nguyên liệu" hủy hạt bao gồm các phản hạt hỗn hợp chỉ còn lại duy nhất là các pozitron. Vì vậy, chỉ có thể xảy ra sự hủy hạt đối với riêng điện tử tạo ra bức xạ sóng điện từ mà không tạo ra các bức xạ khác. Plasma "đóng gói" trong lò tổng hợp hạt nhân Tokamax sẽ không được duy trì và thu hẹp thể tích do electron bị hủy đúng như dự doán của Lý thuyết vật lý tổng quát. Để tạo ra một "mảnh mặt trời" các nhà vật lý (Liên Xô cũ) lại tạo ra một mảnh sao Nơtron (tất nhiên việc thu hẹp thể tích vừa xảy ra, Plasma đã bị giảm nhiệt độ nên chưa hình thành vật chất của sao Nơtron).
Vậy muốn lò tổng hợp hạt nhân duy trì được Plasma, phải thiết kế lò với những "lỗ thông vô hình", từ trường không được bao bọc kín hoàn toàn Plasma mà phải có những "lỗ thông" thích hợp để vừa "đóng gói" Plasma vừa cung cấp nguyên liệu hủy hạt để duy trì phản ứng.
3.5. Kiểm chứng Lý thuyết vật lý tổng quát.
Từ những quan niệm trên đây, ta thấy có thể kiểm chứng Lý thuyết vật lý tổng quát bằng cách đo mức độ của trường hấp dẫn và sự bức xạ photon trong "đệm từ": Lực đẩy giữa các cực từ cùng dấu trong đệm từ là lực đẩy giữa các pozitron bị nén ép. Lực đó không chỉ tác động đẩy các cực từ ra xa nhau tạo nên đệm từ, mà trong khoảng không gian giữa đệm từ môi trường các pozitron rất đậm đặc đã chiếm chỗ môi trường phản hạt hỗn hợp của trường hấp dẫn có cấu trúc giảm dần theo bình phương khoảng cách với tâm hấp dẫn. Điều này đã làm cho đệm từ có hai tính chất: Mức độ lực hấp dẫn bị suy giảm và chỉ có thể xảy ra bức xạ sóng điện từ nhưng khó phát ra bức xạ ánh sáng thường. Các nhà vật lý có thể đo mức độ hai hiệu ứng này trong đệm từ để kiểm chứng Lý thuyết vật lý tổng quát.
3.6.Vành đai phóng xạ quanh trái đất và sự lệch hướng của tia sáng.
Chúng ta thường quan sát thấy các loại bức xạ photon, sản phẩm của sự huỷ hạt. Nhưng sự sinh hạt thì chúng ta hầu như không quan sát thấy (ngoài phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân) và chưa có hiều biết gì nhiều về quá trình này trong tự nhiên.
Lý thuyết Vật lý tổng quát giả định rằng, sự sinh hạt đã xẩy ra ở vành đai phóng xạ quanh trái đất. Các photon chuyển động trong từ trường trái đất, luôn bị từ trường tác động, dẫn tới sự phân ly photon tạo ra các hạt cơ bản (từ trường hút các phần tử mang điện âm, đẩy phần tử mang điện dương trong photon, khác với sự tác động đồng đều lên các phần tử của photon trong trường hấp dẫn trung hoà điện). Như vậy, các hạt cơ bản mang điện được tạo ra ngay trong vành đai phóng xạ chứ không phải từ trong các miền xa xôi của vũ trụ được các máy gia tốc siêu mạnh của tự nhiên đưa đến và được từ trường trái đất giữ lại như quan niệm hiện nay, vì ta không hiểu được cơ chế của các máy gia tốc siêu mạnh như thế. Lẽ nào tự nhiên lại không vận chuyển vật chất bằng con đường huỷ hạt, biến hạt thành photon để triệt tiêu khối lượng, có tốc độ tối đa và bền vững, trong khi các hạt cơ bản ở ngoài kết cấu nguyên tử không bền vững, đâu có thể được bảo tồn trên con đường vô tận để đến được trái đất. Điều này cũng được chứng tỏ trong sự khác nhau của vành đai phóng xạ giữa ngày và đêm (khi có ánh sáng mặt trời và khi bị che khuất). Và ta cũng có thể kiểm chứng điều này bằng máy đếm hạt đặt trong tàu vũ trụ: tia phóng xạ chỉ tồn tại chủ yếu trong vành đai phóng xạ và vùng kế cận, ngoài khoảng không vũ trụ hầu như không có tia phóng xạ.
Từ trường mặt trời cũng là nguyên nhân gây nên sự lệch hướng của tia sáng đi qua gần mặt trời mà sự kiểm chứng thuyết tương đối rộng đã thu nhận được. Lý thuyết vật lý tổng quát cho rằng sự lệch hướng này là do từ trường của mặt trời tạo ra chứ không phải trường hấp dẫn đã tương tác với tia sáng. Các tia sáng đến từ vũ trụ vẫn cho ta một thông tin thật về cấu hình vũ trụ, chứ không phải là bị uốn cong, lệch hướng để chỉ có giá trị biểu kiến như hệ quả của thuyết tương đối rộng (một hệ quả còn chứng minh cho sự tồn tại "lỗ đen" và kỳ dị "vụ nổ lớn").
Lý thuyết vật lý tổng quát cũng giả định rằng sự sinh hạt còn xảy ra trong quá trình quang hợp. Các photon đã "biến mất" trong chất diệp lục đi liền với sự sinh hạt. Các tế bào thực vật đã hấp thụ các hạt cơ bản được sinh ra để cấu trúc và biến đổi thể protein. Tổng hợp Protein trong tự nhiên là một quá trình phản ứng hạt nhân nên mọi cố gắng dùng phản ứng hóa học để tổng hợp protein đều thất bại.
Tính chất hấp thụ các hạt cơ bản của thể protein đã thể hiện trong sự nhiễm xạ dẫn đến sự biến đổi protein làm xẩy ra sự đột biến trong di truyền, phát sinh dị dạng trong cây xanh, quái thai trong người và động vật cũng như sự kích thích nảy mầm của hạt giống khi được chiếu xạ.
KẾT LUẬN
Một thành tựu nổi bật của vật lý lý thuyết là đã xây dựng được mô hình cấu trúc nguyên tử, một dạng trung hòa của tương tác điện. Mô hình cấu trúc nguyên tử đã phán ánh được tất cả các tính chất vật lý và hóa học của các chất.
Lý thuyết vật lý tổng quát bằng những thành tựu của thực nghiệm vật lý hạt nhân và quy luật mâu thuẫn thống nhất của phép biện chứng duy vật đã xây dựng nên hai mô hình của hai dạng tồn tại cơ bản của thế giới tự nhiên. Đó là mô hình Dạng tồn tại photon, lượng tử sóng ánh sáng, sóng điện từ và mô hình Dạng tồn tại thiên thể. Với hai mô hình này, thế giới tự nhiên đã hiện ra trong một bức tranh thống nhất hoàn chỉnh.
Mô hình Dạng tồn tại photon đã thống nhất sóng ánh sáng, sóng điện từ, sóng vật chất trong cùng một bản chất là cấu trúc hạt-phản hạt của photon, một dạng vật chất toàn phần chiếm mọi vị trí của không gian, là thực thể vật lý của không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối, thước đo cấu trúc và vận động của vũ trụ.
Mô hình cấu trúc Dạng tồn tại các thiên thể khám phá thực thể vật lý trường hấp dẫn với tính chất hấp dẫn và quán tính của nó tạo ra các không gian tương đối của các hệ quy chiếu quán tính bình đẳng đối với các hiện tượng cơ học cùng với lực quán tính. Với thực thể vật lý này, điện trường, từ trường là những bộ phận tách ra từ trường hấp dẫn. Trường hấp dẫn là trường chung bao gồm điện trường, từ trường trong đó. Thực thể vật lý của trường hấp dẫn là tập hợp các phản hạt hỗn hợp trung hòa điện. Điều này đã loại bỏ những phán đoán về sự tồn tại phản vật chất với tập hợp các phản nguyên tử của các nhà vật lý.
Hai dạng tồn tại cơ bản của tự nhiên này là hai dạng trung hòa của cùng một tương tác: Tương tác hạt-phản hạt. Với tương tác này cùng hai dạng tồn tại đối lập nhau đó, thế giới tự nhiên là một thể thống nhất của không gian và thiên thể cùng sự vận động chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Đó là chính là bức tranh thống nhất của thế giới chúng ta.
Tác giả:Vy Cuong
Email: [email protected]
Ghi chú:
Công trình này được viết lại ngày 14/06/2006, có hiệu chỉnh theo bản gốc đã gửi Bộ khoa học công nghệ và môi trường ngày 28/10/1996
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro