Một hướng lý giải Quan hệ Việt -.Trung
---Chưa bao giờ thấy trên các diễn đàn VN lại tranh luận về những vụ việc cụ thể giữa ta và TQ nhiều đến như vậy. Đọc bài của các bạn trên blog, trên những site trong và ngoài nước cho tôi nhiều thông tin và nhận định cũng như lý giải, phán xét của các bạn về quan hệ Việt - Trung và lãnh đạo 2 nước thể hiện qua vụ Bauxite, Trường Sa - Hoàng Sa, Website giao thương 2 nước, Lập viện Khổng Tử...
---Phần lớn ý kiến và nhận định chưa đem lại cho tôi một sự thuyết phục rõ ràng nào trong vấn đề này, kể cả ý kiến của những nhà hoạt động chính trị đối lập trong ngoài nước, hay cả những người có hiểu biết về nội bộ Đảng như đại tá Bùi Tín...
---Vì thế tôi đưa ra một số góp ý về để có thể cùng nhau đóng góp và tạo ra sự nhìn nhận chính xác hơn trong vấn đề nhức nhối này.
++Thứ 1, các bạn phân tích trên góc độ của nhà báo, hoặc kiểu một sử gia. Các bạn lôi tất cả mọi chuyện ra ánh sáng theo lý lẽ, luật pháp trên một nguyên tắc đòi mọi cái phải công bằng và bình đẳng.
++Thứ 2, nhóm yêu nước thì hoàn toàn tin rằng những nhà lãnh đạo nhất thiết phải làm tất cả mọi việc vì quốc gia, vì lợi ích đất nước mới đúng.
++Thứ 3, một nhóm hoạt động chính trị, hoặc tay sai chính trị đối lập thì hoàn toàn phủ nhận giá trị, năng lực của lãnh đạo cả 2 phía Viêt Trung, nhằm lợi dụng tình hình giành giật lòng dân với Đảng CS.
......
---Để phân tích đúng, các bạn cần hiểu luật pháp lớn nhất của thế giới là luật rừng. Kẻ mạnh sẽ tỳ người yếu hơn. Lãnh đạo Đảng thừa hiểu anh em là nghệ thuật ngoại giao thôi, chứ đếch anh em gì đâu. Hợp tác và đoàn kết 2 nước chỉ là bề ngoài của việc liên kết vây cách của lãnh đạo 2 bên.
---Thứ 2, các cụ NĐMạnh, NMTriết, NTDũng,..và bộ chính trị kể cả một số người có thế lực chính trị như Đại tương VNGiáp và phái bên kia là ông Hồ Cẩm Đào, ông Bảo...bộ chính trị TQ đều không thể dành 100% nỗ lực của mình cho dân tộc, họ chỉ giành một phần thôi, một phần còn lại là đấu đá nội bộ, liên kết vây cánh để đảm bảo địa vị của mình, hoặc tạo ra lợi ích nào đó cho mình.(Không nhất thiết là kinh tế, giả sử như trả thù...).
---Thứ 3, tất cả các thông tin và hình ảnh công bố đều là họ làm PA, làm quảng cáo, tuyên truyền nhận thức cho một vài mục đích nào đó. (Tất cả sự việc thật đều làm kín với nhau và chỉ trời biết đất biết các ông ấy biết)
---Thứ 4, các bạn cần nhìn nhận như một chính trị gia, có như vậy các bạn mới hiểu được động cơ bên trong của mỗi nhà lãnh đạo là gì, tại sao họ lại làm như vậy?
---Thứ 5, cần phải khiêm tốn để thừa nhận là đã leo lên đến vị trí chóp bu của đất nước thì không một ông nào là ngu dại cả. (Giống như trước đây thế giới đánh giá TT Mỹ Bush có IQ rất thấp, sau này tôi nghe ông ấy trả lời phỏng vấn về nước Nga, tôi thấy tầm vóc suy nghĩ của Bush không đơn giản tí nào) vì vậy thật buồn cười khi các bạn cho các vị lđạo không làm theo những gì các bạn nghĩ ông ấy phải làm là sai trái. Cứ đặt giả định là các ông ấy khôn và nắm được nhiều thông tin hơn các bạn đi, và khi bạn đứng vào vị trí đó bạn cũng sẽ ko hành động như lúc này bạn nghĩ.
---Thứ 6, cần phải nghiên cứu lịch sử quan hệ VN-TQ, song song với lịch sự chính trị và tình hình phe phái ở cả VN và TQ. Có như vậy mới hiểu VN cần TQ những gì, ngược lại; và Từng ông lãnh đạo VN cần lãnh đạo TQ điều gì, ngược lại.
****Tạm thời như vậy tôi sẽ bổ xung sau****
***Một số nhận định cụ thể:
1. Vụ Hoàng Sa-Trường Sa. Khẳng định cả VN và TQ đều chưa được phép để xảy ra chiến tranh, vì cả 2 nước cần giành nguồn lục và thời gian cho phát triển đất nước phục vụ những tham vọng lớn hơn, và không để các nước khác ngư ông đắc lợi.
+ Cả hai lại không thể nhượng bộ trong việc này dù muốn hay không, tất cả nhượng bộ đều được khéo léo dấu kín. Vì nếu TQ nhượng bộ VNthì nhân dân TQ sẽ không tha thứ cho ông Hồ Cẩm Đào và nội các của ông, họ để mất tư cách bá quyền nước lớn thì đồng nghĩa họ mất ghế.---Ngược lại phía VN cũng vậy, các cụ đều hiểu nếu nhượng bộ TQ một lúc thì sau này sẽ không còn gì để nhượng bộ nữa, họ nhượng dần dần, ít một nếu phải. Thứ hai họ đều hiểu là nếu sai trong việc này thì nhân dân VN sẽ coi thường họ, và lịch sử sẽ ghi nhận tội lỗi của họ. Do đó phía VN cũng sẽ ko bán nước như mọi người nghĩ. Tất cả ai làm chính trị đều hiểu nó bạc như thế nào nếu thất thế, hoặc lúc không còn quyền lực nữa. Họ phải nghĩ đến con đường lâu dài cho cả con cháu.
+ Quan điểm của cả VN và TQ đều là không chiến tranh, nhưng chấp nhận tranh chấp ngoại giao, và có thể có xung đột nhỏ, nhưng về cơ bản Tài nguyên đang tranh chấp thì họ không niêm phong lại chờ khi phân định rõ mới sử dụng. 2 nước chấp nhận cả 2 cùng tham gia khai thác, thằng nào mạnh hơn thì kiếm được nhiều hơn.
2. Vụ Bauxite: Tôi bỏ qua những ván đề lợi ích kinh tế, môi trường...mà nhiều người đã phân tích. Dưới 1 góc độ khác là giả định VN vì một lý do nào đấy cần có lực lượng TQ trong đất của mình. Số công nhân đưa sang không nhiều, nhưng lại đưa tập trung vào một chỗ, rất nhạy cảm Tây Nguyên, có thể dự đoán, có khả năng Tây Nguyên có thể có lực lượng thứ 3 xâm nhập, TQ sẽ lấy lý do bảo vệ công nhân và doanh nghiệp của mình để đưa quân một cách chính đáng vào Tây Nguyên.(Có thể hoàn cảnh ấy sẽ có ích cho VN).
++Về phía TQ họ có nhiều tham vọng can thiệp vào VN, nhưng so với châu Âu và Mỹ thì họ không có đội ngũ nào ở VN xuất hiện rõ ràng(Mỹ có nhiều đội ngũ Phật Giáo...Tay sai CIA...; Châu Âu có hệ thống nhà thờ,...)--->Trung Quốc lập ra Viện Khổng Tử sẽ hoạt động theo kiểu xã hội-chính trị cho xem.
++Thứ 3 có thể TQ hy vọng xây dựng 1 kịch bản định cư bám rễ cho người hoa ở Tây Nguyên, với số lượng đông thanh niên chưa vợ, định cư lâu dài, bám dân ,bám đất...mà vẫn giữ nguyên văn hóa sinh hoạt của họ-->sẽ hình thành một nhóm lợi ích TQ tại địa phưong và tất cả các chủ trương chính sách rồi sẽ phải tính đến lợi ích của nhóm người này, đến một lúc nào đó có thể là lực lượng có tiếng nói ở TN,....Và trong tương lai khi cần TQ có thể trông đợi nhóm người Hoa này phat triển đông đảo sẽ phát sinh mâu thuẫn lợi ích với người dân địa phương,--> TQ sẽ cài lực lưọng chuyên nghiệp vào và xúi dục nhóm này đòi ly khai, đòi tự trị ở TN, nếu không TQ sẽ độc lập hoặc lôi kéo các nước khác can thiệp quân sự.
3. Về việc chủ tịch NM Triết thăm(để nói chuyện riêng, chuỵện chung đã có ĐSQuán lo) và trả lưòi phỏng vấn rất nhẹ nhàng ở TQ. Đây là chủ tịch Triết chính thức cam kết (nếu tôi còn làm lãnh đạo ở VN) sẽ ủng hộ ông hồ Cẩm Đào, việc chủ tịch trả lời nhẹ nhàng như thế sẽ làm cho người TQ hài lòng thỏa mãn tư tưởng đàn anh, qua đó đánh giá cao năng lực lãnh đạo và đối ngoại của ông Hồ C Đào. Chứng minh rằng các đối thủ cạnh tranh trong ĐCS Trung Quốc với ông Hồ sẽ không có được quan hệ tốt với VN bằng ông HCĐào được,.
4. Về việc ông HCĐào và TBT Nông Đức Mạnh, CTN Nguyễn Minh Triết cũng nhau bấm nút khai trương Website giao thương Trung Việt. Nếu bình thường 1 website chỉ cần phó thủ tướng, hoặc bộ trưởng khai trương là được, đang này 3 ông chóp bu lại ra mặt, nó chứng tỏ:
---Ông Hồ Cẩm Đào, ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Minh Triết muốn mựơn sự kiện này nói với nhóm tranh chấp ở ĐCSVN và lãnh đạo các nước khác là ông Hồ sẽ ủng hộ ông Mạnh, và nếu ông Mạnh nghỉ thì sẽ ủng hộ ông Triết thay. Sự kiện chỉ là cơ hội, qua đó ông Triết chứng minh là mình được ông Đào ủng hộ và ông Mạnh ưng thuận.(Chứng kiến).
---Về phía ông Hồ, qua đó cũng nói với nhân dân và các nhóm quyền lực ở TQ là ông Hồ đã đảm bảo tốt vấn đề VN trong hết nhiệm kỳ ông Mạnh, (có thể vẫn tiếp tục nhiệm kỳ nữa), và sau đó đã bố trí sẵn trong cả nhiệm kỳ ông Triết lên thay chức TBT. Qua đó ông Hồ muốn lôi kéo sự ủng hộ trong nước cho mình, vì ông làm tiếp thì vấn đề VN có thể tương đối ổn để có thể tập trung sức lực cho những nhiệm vụ và vấn đề quan trọng khác.
*****Thôi, đi uống cafe đã. Tôi ko nói đến những vấn đề khác, bài này chỉ có ý nghĩa bổ xung thêm vào vô vàn những bài đã có cho tiếng nói của chúng ta trở nên phong phú hơn mà thôi.
****Cám ơn vì đã đọc, bạn hãy Comment ý kiến của mình cho vấn đề này.****
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro