Một chuyến đi
MỘT CHUYẾN ĐI
Cái tin: "Cả trường đi cắm trải ở cầu Diễn" bay vào lớp tôi như một cơn lốc. Cả lớp tôi nhao nhao, reo hò, xung xướng. Từ khi bước chân vào trường cấp 3, đây là buổi cắm trại đầu tiên của chúng tôi.
Cầu Diễn là ở đâu nhỉ? - Tôi đang băn khoăn tự hỏi – Nơi ấy có đẹp không? Đi bằng xe đạp thì chắc không cách Hà Nội bao xa.
Chẳng biết các bạn khác thế nào, còn ba đứa Oanh, Quý, Dung chúng tôi thì đã hẹn hò, phân công nhau từng công việc, chuẩn bị cho chuyến đi. Nào bánh mỳ, nào giò chả, nào nước uống, nào xe cộ...
Như có một cuộc đua xe đường dài, những vòng xe lăn bánh bon nhanh. Từ khi trời còn chưa sáng rõ, giờ nắng đã trải vàng trên đường. Tôi ngồi sau xe Oanh. Oanh có thói quen hễ cứ lên xe là lao vun vút. Oanh bỏ cách bạn bè một quãng khá xa. Chẳng cần biết đường đi rẽ hay thẳng ra sao, Oanh cứ lao theo đoàn xe của các anh chị lớp 9, lớp 10 mà không cần quan tâm tới các bạn lớp mình.
Đã ra đến ngoại thành từ lúc nào mà tôi không kịp nhận biết, đoàn xe bắt đầu rẽ vào những con đường ngoằn nghoèo, gập ghềnh những mô đất cứng. Ấy vậy mà Oanh vẫn không hề giảm tốcđộ. Xe nẩy tưng tưng. Bụi dưới lòng đường bay lên, phủ một màn khói vàng nhè nhẹ. Những ruộng lúa xanh non đua sóng lăn tăn dịu mát. Những luống rau bên đường như ngóng theo đoàn xe chúng tôi.
Đường đi càng lúc càng khó hơn. Từng chiếc xe nối đuôi nhau đi trên những bờ ruộng cằn khô. Bỗng một tai nạn thật bất ngờ, xe Oanh lao vèo xuống ruộng như một chú chim bói cá là mặt nước, và Oanh ngã chổng kềnh. Mà Oanh ngã xe kiểu gì lạ vậy (?), Oanh ngã một mình, để lại tôi đưng chơ vơ ngơ ngác trên bờ ruộng cạn, trong khi Oanh đã nhanh chóng đứng dậy, phủi quần rồi dựng xe. Lạ là cú ngã ấy chẳng làm dập nát một cây xà lách nào. Tôi lúng túng không biết xử trí ra sao, vì ruộng xà lách ấy tuy cạn khô, nhưng rất xâu, xâu đến mức Oanh không thể tự leo lên nổi, vì bờ ruộng còn cao hơn cả đầu Oanh. Leo lên còn khó, nói chi đến việc vác xe lên. Vừa hay, Kim Duyên, Thuận và Quý cũng đã tới nơi. Duyên ngồi thụp xuống và ôm bụng. Lúc này tôi mới biết là Duyên và các bạn đang cười. Có lẽ từ đằng xa, bọn chúng đã nhìn thấy "con chim bói cá" ấy xà xuống ruộn xà lách như thế nào rồi. Duyên và Thuận quỳ gối, chống một tay trên bờ ruộng, một tay đưa xuống để nắm tay Oanh. Duyên giục:
-Nào, đưa tay đây! Chúng tớ kéo, nhanh lên, không có bọn con trai nó đến bây giờ.
Nhưng xem ra Oanh không hề sợ bị ọn con trai cười. Thoắt một cái, cả xe và Oanh đã được kéo lên. Đúng như lời Kim Duyên nói: Oanh vừa được kéo lên thì cũng là lúc thằng Hà, thằng Quốc Thịnh, thằng Anh Trung và nhiều đứa khác lao xe tới. May mà chúng không được biết "cú ngã xiếc" ấy. Xe Oanh bị tuột xích, đó cũng là chuyện bình thường,nên cú ngã của Oanh, bọn chúng không hề hay biết. Mấy thằng giúp Oanh lắp lạixích xe. Dù đã dùng que để khều xích, nhưng tay thằng Anh Trung vẫn bị dính dầuxe, nó phải chùi tay xuống bờ ruộng.
*
* *
Nào phải khu du lịch, nào phải danh lam thắng cảnh gì đâu, Nơi chúng tôi đến chỉ là một rừng bạch đàn thoáng mát, một thảm cỏ khô vàng trên nền đất cứng.
Tiếng loa của thầy Điểm, bí thư đoàng trường vang lên. Thầy hướng dẫn, chia khu vực cho từng lớp dựng xe và xếp hàng. Sauk hi nghe thầy phổ biến xong, chúng tôi bắt đầu từng tốp dạo chơi. Nơi đây chẳng có gì hấp dẫn, đến một khóm hoa dại cũng không, nhưng tuổi học trò sáng trong, chúng tôi đâu có đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần rời xa sách vở chốc lát, được nắm tay nhau thong thả dạo chơi là thích rồi. Tôi nhặt được vài quả phi lao, đem gói vào chiếc khăn mùi xoa, định bụng đem về Hà Nội, mà cũng chẳng biết là để làm gì.
Một vũng bùn nhỏ trước mặt. Tôi vấp phải một cành phi lao, lại một cú ngã sóng xoài. Chiếc khăn mùi xoa có dấu mấy quả phi lao văng ra khỏi tay tôi, rơi xuống vũng bùn. Tôi nhặt chiếc khăn lên, mở khăn và vứt mấy quả phi lao đi. Thấy vậy, Quý hỏi tôi:
-Mày nhặt quả ấy làm gì?
Tôi chẳng muốn trả lời câu hỏi ấy, chỉ lặng lẽ nhúng chiếc khăn xuống vũng nước để gột vết bẩn trên quần. Quý giúp tôi việc ấy, xong, Quý đưa tôi chiếc khăn. Thấy nó bẩn quá vì nhuốm mầu bùn,tôi bảo:
-Vứt sừ nó đi!
Lúc này, đám con trai đi tới. Thằng Việt Hùng, Quốc Cường, Anh Tú đang cười nói sốn sang. Nhìn thấy tôi vứt chiếc khăn, Việt Hùng bảo:
-Đem về mà giặt chứ, sao mày lại vứt đi?
Dù hơi tiếc, nhưng tôi thấy xấu hổ vì chiếc khăn bẩn quá, chiếc khăn mùi soa có vẽ cành hoa tím rất to. Thôi, thà vứt đi, còn hơn là về bị mẹ mắng, rồi mẹ lại hì hụi giặt giặt,phơi phơi....
*
* *
Đã đến giờ ăn trưa, các lớp cùng nhau trải nilon trên thảm cỏ vàng. Đồ ăn được bầy ra: Cơm nắm,bánh mỳ, giò chả, dưa chuột..., lại có cả xôi nữa cơ, nhiều lắm, ăn chẳng hết.
Giờ ăn đã xong, đồ ăn đã được dọn gọn. Bây giờ mới là lúc vui nhất đây. Thầy Điểm phổ biết các trò chơi. Nào là chơi đua xe đạp chậm. Các khối lớp lần lượt thi với nhau. Mỗi lớp cử ra một người để tham gia cuộc đua. Ai về đích cuối cùng sẽ là người thắng cuộc. Lớp tôi cử thằng Anh Trung, cả Thành Tâm nữa, cũng tham gia dự cuộc đua, vì chân chúng nó dài, dễ chống chân. Mặc dù phần thưởng chỉ là những tràng pháo tay mà thôi, nhưng trò chơi ấy cũng tặng cho chúng tôi bao nhiêu tiếng cười.
Tiếp theo là một trò chơi thật ngộ nghĩnh và lý thú, đó là trò chơi hóa trang. Nhưng hình như trước khi đi trại, lớp tôi không được phổ biến các trò chơi này thì phải, nên không có sự chuẩn bị gì. Tôi nghĩ: không có sự chuẩn bị thì thi thế nào được. Tuy nhiên, lớp tôi cũng thuyết phục đượcthằng Quốc Chung tham gia. Đạo cụ trang phục nào có gì đâu, nón và guốc nhựa thì mượn của bạn gái, bạn nào mà chả có. Còn chiếc quần lụa thì cái Bích Thủy phải chịu khó ngồi một chỗ, quấn mảnh nilon vòa người để cởi chiếc quần cho thằng Chung mượn. Chẳng biết sáng kiến của ai mà thằng Chung tháo chiếc khăn đỏ ra làm khăn chùm đầu để che mái tóc húi cua. Có cả một chiếc túi sách tay, không biết là của ai. Có cả son nữa cơ, Tô Thanh Thủy ngồi trang điểm cho thằng Chung, đơn giản lắm, tô đôi môi đỏ, hai bên mà hồng, thế là tạm ổn.điểm cho thằng Chung, đơn giản lắm, tô đôimôi đỏ, hai bên mà hồng, thế là tạm ổn. Mặc dù đơn giản vậy, nhưng Thủycũng rất cẩn thận, chau chuốt cho bạn từng li, từng tí. Thùy Nhung ngồi bên cạnh như một chuyên gia trang điểm, ngắm nhìn, xem xét, cân nhắc và sửa sang cho bạn.
Tiết mục tham gia trước là của một lớp 10 nào đó. Có một anh mặc áo dài và cóoc xê phụ nữ. Đã đội tóc giả rồi mà còn đội nón làm quái gì. Anh ấy đứng ngơ ngẩn, ngó nhìn xung quanh, một tay cầm quai nón, ngoẹo đầu cười. Tôi chơt thấy anh ấy giống "con điên". Lát sau, lại một anh khác mặc áo comple đi tới , khoác tay anh mặc áo dài, và họ sánh vai bước đi để trình diễn. Một vài tiếng cười tẻ nhạt. Thầy điểm cũng cười. Kết thúc tiết mục trình diễn ấy, tôi nghe thấy tiếng một người bạn gái nói rằng:
-Ông Điểm ông ý bảo: "Đây là đám cưới ở Trâu Quỳ"
Tôi quay lại thì thấy Lệ Thu, nói song Thu cũng bật cười. Tôi không nghe thấy câu nói ấy từ thầy Điểm, nhưng tôi thấy đúng là thầy hay có những câu nói khó nghe như vậy.
Đến lượt tiết mục của lớp tôi. Các đạo cụ trang phục được rải trên mặt đường, nào nón, nào guốc, nào quần, nào túi sách.... Thằng Chung bước ra. Một hồi trống gõ lên liên hồi.... Nó nhanh tay tháo chiếc khăn quàng đỏ trên cổ để chùm lên đầu, trông như "Cô bé quàng khăn đỏ" vậy. Vừa bước đi trong tiếng trống giục, thấy phụ kiện nào là nó nhanh tay nhặt và khoác lên người: nào đội nón, đi guốc, mặc quần lụa. Khán giả chúng tôi đứng xem hai bên đường cười nghiêng ngả, thầy Điểm cũng cười, thầy cười cả vào chiếc loa thầy đang cầm trên tay. Còn thằng Chung thì chỉ toét miệng cười như em bé, trong khi chân nó vẫn bước nhanh, tay thì sách túi.... Trông nó rất xinh và rất đáng yêu. Làm sao không cười cho được, khi mà từ một thằng con trai, giữa ban ngày ban mặt mà nó cứ biến dần, biến dần thành một đứa con gái đáng yêu ngay trước mắt mọi người.
Tiết mục kết thúc rồi mà tiếng cười vẫn còn vang mãi. Lúc này, Minh Hường còn đưa cả nắm tay lên miệng để miêu tả kiểu cười của thầy Điểm:
-Thầy ĐIểm thấy ý cười vào loa hờ... hờ... hờ...
Lát sau, tiếng cười dịu xuống là tiếng loa của Thầy Điểm vang lên:
-Trò chơi hóa trang, tiết mục giải nhất...... Lớp 8D!
Lại một tràng pháo tay ròn rã, kéo dài, vang rộn cả khu rừng.
Các trò chơi trong hội thi đã kết thúc rồi, chúng tôi lại tự do dạo chơi. Trong lòng ai cũng thấy hân hoan thư thái, và tiếng cười như còn đọng mãi trên môi. Tiếng cười ấy giúp chúng tôi không còn cảm thấy nuối tiếc khi buổi đi chơi kết thúc, vì tiếng cười ấy theo mãi chúng tôi suốt chặng đường về, hồ hời, phấn khởi không kém gì lúc đi.
Rồi đây, dấu ấn này sẽ để lại cho chúng tôi những kỉ niệm đẹp. Nhưng biết chăng sẽ còn ai nhớ, ai quên(?) Khi mà tuổi thơ và sự hồn nhiên của chúng tôi sẽ bị thời gian mang đi xa mãi... Biết có bao giờ chúng tôi có dịp bên nhau để cùng ôn kỉ niệm đẹp của tuổi thơ???
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro