LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯNG CẢM THẤY TỒI TỆ?
[ ]
Khi những cảm xúc khó chịu ấy xuất hiện trước chúng ta, thì điều mà ta cần phải làm là gì?
Bạn nghĩ mọi người đều than phiền về điều gì nhất khi họ tìm đến các liệu pháp tâm lý? Theo như kinh nghiệm của tôi, đó là một biến thể của việc nói “Tôi cảm thấy thật tệ, tôi muốn cảm thấy tốt hơn”.
(Tệ) - đó là cách gọi cụ thể của cảm xúc ấy, vì đối với nhiều người, việc muốn giải cứu bản thân mình khỏi cái cảm xúc này có rất nhiều cách nói khác nhau . Có lúc, đó là việc thoát khỏi sự lo lắng hoặc buồn bã. Đôi khi, đó lại là việc vứt bỏ sự xấu hổ, tức giận hay cảm thấy chết lặng. Dù cảm xúc đó là gì, nó cũng cần phải ra đi.
Nhưng cảm xúc là để cảm nhận. Trên thực tế, chúng ta thường chi trả rất nhiều tiền để được cảm nhận những cảm xúc của mình. Chúng ta xem những bộ phim buồn và tham gia vào những chuyến đi gây nên sự sợ hãi tột độ. Ta đọc những quyển tiểu thuyết về sự xấu hổ và sự phản bội, và chúng ta hát những bài hát về sự ghen tị hay mất mát.
Tuy nhiên vấn đề không nằm ở cảm xúc của chúng ta. Mà vấn đề nằm ở lí trí. Lí trí có thể quyết định rằng một số cảm xúc là “tệ hại” hay “ đã quá đủ”. Đột nhiên, chúng ta không chỉ cảm thấy buồn— mà ta cảm thấy rất buồn. Chúng ta không chỉ cảm thấy lo lắng—ta cảm thấy rất lo lắng.
Chúng ta bị mắc kẹt với những dòng suy nghĩ như, “Chỉ những kẻ thất bại mới cảm thấy buồn bã như vậy”, và “Nếu mình cảm thấy lo lắng, mình sẽ không thể hành động”. Và chúc mừng, cảm xúc bây giờ lại trở thành kẻ thù của chúng ta. Giờ đây ta buồn vì cảm thấy buồn, lo lắng vì cảm thấy lo lắng.
Mỗi khi chúng ta cố gắng thoát khỏi cảm xúc ấy, chúng ta thường tự biến nó thành một con quỷ dữ, và do đó sức mạnh của chúng càng được tăng mạnh lên và sự ảnh hưởng càng tác động lớn hơn vào chúng ta. Bởi giờ đây cảm xúc đã trở nên mạnh hơn, chúng ta càng muốn thoát khỏi nó nhiều hơn nữa. Đó là một vòng lặp không lối thoát, kéo chúng ta càng ngày càng sâu hơn vào các cuộc đấu tranh tinh thần. Chào mừng đến với cái bẫy bạn đã tự tạo ra!
Khoa học về sự tháo gỡ
Nếu bạn không muốn bị mắc kẹt và muốn phát triển mạnh mẽ mặc cho những cảm xúc “tồi tệ”, bạn cần lật ngược lại cuộc đấu tranh tinh thần của chính mình và nhìn vào niềm khao khát tiềm ẩn đằng sau nó.
Tâm lý linh hoạt gồm sáu giai đoạn tâm lý, nhằm giải thích làm thế nào chúng ta có thể đối phó hiệu quả với cảm xúc của mình và sống một một cuộc đời giàu có, ý nghĩa. Mỗi giai đoạn linh hoạt tích cực đều được kết hợp với một giai đoạn không linh hoạt tiêu cực và thứ kết nối chính là động lực tiềm ẩn của chúng.
Động lực tiềm ẩn muốn tránh những cảm xúc “tồi tệ” chính là sự khao khát muốn được cảm nhận. Lí trí nói với chúng ta rằng cách an toàn duy nhất để cảm nhận là chỉ nên cảm nhận những cảm xúc “tốt đẹp”.
Tuy nhiên, bất kể cảm xúc nào mà bạn cố gắng loại bỏ — lo lắng, trầm cảm, xấu hổ, phẫn nộ, hoảng loạn, giận dữ, ghét bản thân , trống rỗng, tê liệt, cô đơn, sợ hãi, mất mát, ghen tị, hoặc hầu như là tất cả những cảm xúc còn lại— chúng ta chắc chắn là sẽ không thể nào tránh khỏi nó. Thay vào đó, tốt hơn là chúng ta nên đón nhận mọi cảm xúc của bản thân.
Học cách để cảm thấy tốt hơn
Nhìn lại cuộc đời của chính mình, và xem những thứ bạn đã né tránh. Có thể bạn đã hoãn một cuộc trò chuyện khó khăn với người thân vì điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hoặc có thể bạn đã luôn né tránh một công việc tại chỗ làm vì thực hiện nó sẽ khiến bạn cảm thấy thật ngu ngốc và nghiệp dư.
Bất kể bạn đang cố tránh né thứ gì, hãy tạo ra một bối cảnh mà bạn tiếp xúc với cảm giác sợ hãi. Nghĩa là tìm kiếm một tình huống mà cảm giác xuất hiện một cách tự nhiên. Nhưng thay vì cố gắng thay đổi cảm xúc, chúng ta lại muốn nhìn thẳng vào nó với một khát khao muốn hiểu nó
Chính xác thì bạn cảm thấy cảm giác này ở đâu? Nếu có một giọng nói, nó sẽ nói gì? Và khi nào thì cảm giác này đặc biệt hữu dụng?
Bạn có thể nhận thấy tâm trí của bạn như muốn nổi loạn khi tiến gần hơn tới cảm giác này. Không sao đâu. Tiếp tục tiến về phía trước bằng những bước nhỏ. Bạn có thể đặt giới hạn thời gian trong khoảng mà bạn sẵn sàng cho phép bản thân cảm thấy khó chịu. Bạn có thể bắt đầu với 10 giây, rồi chuyển sang 30 giây, sau đó đến hai phút và tiến xa hơn nữa từ đó.
Bạn cũng có thể thử thách bản thân hàng ngày và thử nghiệm khả năng sẵn sàng trải nghiệm cảm giác không thoải mái—mỗi khi cố gắng vượt qua chính mình. Khi bạn thực hành bản thân vơi sự sẵn sàng đón nhận những cảm xúc không thoải mái, bạn có thể nhận thấy rằng
a) sức mạnh của cảm giác không thoải mái ngày càng yếu đi
b) Trong khi sự sẵn sàng trải nghiệm cảm giác khó khăn của bạn ngày càng mạnh mẽ. Thật tuyệt!
Nhưng hãy cảnh giác: Đừng sử dụng phương pháp chấp nhận cảm xúc này như một cách mới để né tránh cảm giác khó chịu, nếu không bạn sẽ rơi vào bẫy tâm lí. Giải pháp không phải là thay đổi cảm xúc mà là đón nhận chúng. Càng cởi mở với những cảm xúc của bản thân, chúng ta càng có thể thực hiện những thứ quan trọng nhất với mình và có thể tận hưởng sự phong phú mà cuộc sống mang lại, cùng với đó là những cảm xúc “tồi tệ” và “tốt đẹp”— dù thế nào đi chăng nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro