Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Nghề giáo

       Xã hội bây giờ đã thay đổi rất nhiều, mối quan hệ của giáo viên với học sinh cũng thay đổi nhiều lắm. Không giống như kiểu ngày xưa khi cô còn đi học. Cô biết được điều đó. Nhưng cô vẫn luôn tin tưởng rằng ở đâu đó vẫn có những người giáo viên rất tâm huyết với nghề giáo. Chả ở đâu xa. Chính người hiệu trưởng của ngôi trường này đã là người minh chứng cho điều đó. Với ông, tiêu chuẩn để tuyển giáo viên không phải chỉ là chuyên môn, không phải chỉ là cách truyền
đạt bài giảng của mình. Điều quan trọng nhất là phẩm chất của người giáo viên đó. Là những điều tốt đẹp mà người giáo viên đó muốn gửi gắm vào thế hệ học trò. Với thầy, những người tốt sẽ xây dựng nên một xã hội tốt. Sau này cô mới biết, thầy hiệu trưởng quyết định nhận cô vào ngôi trường này chính là lần mà thầy nhìn thấy cô hết mình với cô học trò bị đau ruột thừa ngay trên lớp học. Cô đã nhanh chóng báo cho tổ y tế và đưa cô bé vào bệnh viện. Cả đêm hôm đó cô đã ở lại viện cùng với giáo viên chủ nhiệm chính của em. Vì bố mẹ của cô bé đó đi công tác và không về kịp. Hôm sau khi bố mẹ của cô bé về thì cô vẫn thường xuyên qua lại để thăm nom cô bé. Và thầy còn nhìn thấy tình cảm của lũ học trò, nơi cô thực tập rất gắn bó với cô. Điều đó thầy k thấy được ở những thực tập sinh khác. Những người đó chỉ hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu. Rất ít thấy được sự gắn bó của họ với học sinh của mình. Hơn nữa, chị Hồng - là tổ trưởng tổ văn khi được thầy hiệu trưởng hỏi về cô thì chị khẳng định với thầy rằng cô là một người có chuyên môm tốt. Nếu có thời gian được trau dồi rèn luyện chắc chắn cô sẽ trở thành một giáo viên giỏi.
        Khi cô nghe được điều đó từ đồng nghiệp của mình cô lại càng trân quý hơn cơ hội mà mình có được. Tự hứa với bản thân là sẽ cố gắng hết sức mình để không phụ lòng những người đã đặt niềm tin vào cô.
       Tuy nhiên, từ suy nghĩ đến hành động quả thực còn có khoảng cách khá xa. Lớp cô chủ nhiệm cũng là lớp mà cô phụ trách giảng dạy môn văn. Cái cảm giác mà một giáo viên văn bước chân vào một lớp mà các em chỉ tập trung vào các môn ngoại ngữ và các môn tự nhiên thì không thấy ổn một chút nào. Cô nhận thấy được sự uể oải trong ánh mắt của học trò mình trong mỗi tiết học. Cô cảm thấy rất lúng túng không biết làm thế nào cả. Mỗi tiết học cô đều chuẩn bị rất kỹ càng giáo án, có nhưng bài văn cô cảm thấy thật sự tâm huyết và dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu. Nhưng kết quả học sinh vẫn không cảm thấy hưng phấn. Có những em tỏ ra mệt mỏi thật sự. Trong lớp thỉnh thỏang có những em còn lấy tay che miệng ngáp. Những cậu con trai thì khó chịu quay ngang ngửa. Thỉnh thoảng còn có tiếng rì rầm nói chuyện. " không ổn rổi" khi mỗi tiết học kết thúc cô đều thấy nản lòng mà thốt ra câu đó.
        Ngày hôm đó, khi vừa vào tới trường học, cô tìm ngay chị Hồng để tâm sư. Cô ngỏ ý muốn dự một vài tiết giảng của chị. Chị Hồng đồng ý ngay. Chị bảo :
       - Chị cũng đang định trao đổi với em về vấn đề này. Em cũng đừng áp lực quá. Ban đầu thì ai cũng phải trải qua cái cảm giác ấy thôi. Lâu dần em sẽ đúc rút được kinh nghiệm.
      - Em có thể trao đổi với những đồng nghiệp khác. Em nên xip phép được dự giờ của họ. Vì bất kể ai cũng có điểm mạnh cả. Mình còn trẻ mình nên học hỏi em ah. - Chị            Hồng chân tình nói với cô.
       - Vâng ah. Em cám ơn chị nhiều.
       Hôm đó cô dự 1 tiết giảng của chị Hồng. Chị đúng không hổ danh là người tổ trưởng mà cô rất thần tượng. Chị bước chân vào lớp với dáng vẻ khoan thai nhẹ nhàng. Chị không xinh lắm. Người lại cũng hơi mập mập. Nhưng ở chị toát lên vẻ tự tin và kinh nghiệm. Người ngoài nhìn vào luôn thấy chị tràn trề  năng lượng. Chị đứng trên bục giảng nhìn xuống học sinh của mình mỉm cười nhẹ nhàng:
        - Cô chào cả lớp. Giới thiệu với các em hôm nay có cô Huyền cùng đến dự giờ. Cả lớp cho cô một tràng pháo tay nhé.
       Cả lớp vỗ tay rào rào. Xong rồi. Chị tiếp:
       -  Hôm nay có giáo viên dự giờ nên cô sẽ không kiểm tra bài cũ nữa. Chúng ta vào ngay bài mới nhỉ. Chị lại mỉm cười. Dưới lớp có một cậu học sinh tinh nghịch phát biểu:
       - Xui thế nhỉ. Hôm nay em học bài rất kỹ ấy cô ah. Em đang định xung phong lên kiểm tra bài cũ đây cô ơi.
      -  Ồ thế ah. Cô có thể dành thời gian cho em 5 phút đó Tuấn ah. Em có sẵn sàng không.
       - Thôi thôi cô ơi. Nay có ngừoi lạ em xấu hổ ah. Anh chàng nhanh nhẩu chối quanh co. Chị Hồng cười tươi. Cả lớp cũng cười. Cô thì cũng không nhịn được. Sau đó là tiết dạy của chị Hồng. Vẫn phong thái nhẹ nhàng ấy, thỉnh thoảng chị lại thêm vào vài câu hài hước để làm cho không khí lớp vui vẻ hơn. Chị khác cô. Chị tương tác với học sinh rất nhiều. Chị thường đi từ trên xuống cuối lớp. Thỉnh thoảng còn thấy chị gõ nhẹ vào đầu một cô cậu học trò nào nói chuyện riêng. Cả buổi học cô rất ít thấy chị ngồi xuống ghế giáo viên. Cô cũng ít thấy chị ghi chép trên bảng, chị chỉ ghi những ý chính. Lời giảng của chị vẫn cứ trôi đều đều như là chị đang nói chuyện thôi. Học sinh vẫn rất chăm chú ghi chép. Lớp học im ắng nhưng tuyệt nhiên ai cũng tập trung cả. Ngay chính bản thân cô, một người đã hiểu rất rõ về nội dung của bài văn cũng bị cuốn hút vào bài giảng của chị.
         Sau buổi học hai chị em đi bên cạnh nhau. Cô trầm trồ thán phục chị. Chị chỉ cười cười nói:
        - Văn học là phản ánh cuộc sống xung quanh con người mà em. Nên bất cứ ai không kể già trẻ lớn bé, giàu hay nghèo, nam hay nữ đều có có thể cảm thụ được văn học. Vì thế em cũng không nên quy kết là chỉ có các bạn học các môn xã hội mới biết cảm thụ văn học đâu. Ngay cả những bạn học tự nhiên cũng có thể làm được điều đó. Quan trọng là chị em mình truyền đạt đến các em ấy bằng cách nào thôi. Các bạn học khối tự nhiên sẽ có cách tiếp nhận môn văn một cách chủ động và mạnh mẽ hơn. Còn các bạn học xã hội lại dùng sự lãng mạn của mình để tiếp thu nó. Với mỗi đối tượng học trò khác nhau mình sẽ áp dụng phương pháp khác nhau em ah.
         Nghe chị nói, cô không dấu diếm há hốc mồm nhìn chị. Ôi thần tượng ngoài đời thật của mình là đây chứ đâu. Chị dạy học bằng cả tâm hồn của mình. Chị không dùng cách gồng mình lên để làm được điều đó. Chị chỉ nhẹ nhàng mang sự hiểu biết của mình để truyền đạt lại cho học sinh.
       Sau buổi dự giờ lớp chị Hồng, cô lân la sang hỏi chị Hoa.
       - Chị Hoa ơi hôm nào chị cho e dự giờ chị nhé.
       - Cô mà cũng cần phải dự giờ của chị ah. Tưởng cô giỏi lắm chứ. Chị Hoa vẫn nói với cô cái giọng tưng tửng ấy. Nhưng cô kệ, cô tiếp tục nài nỉ:
       - Chị ơi em đang gặp khó khăn lắm đây này chị. Em rất khó để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Giờ em phải bám càng các anh chị để học hỏi đây. Chị không cho e dự em chết mất.
      Câu nói của cô làm chị Hoa phì cười.
      - Cô cũng lém lỉnh ra trò nhỉ. Thôi được rồi. Dự thì dự thôi. Tôi không cho cô dự thì Thầy với chị Hồng mắng tôi chết ah.
       Cô cười lớn cảm ơn chị.
       Tiết dạy của chị Hoa lại khác hẳn với chị Hồng. Chị Hoa lại đem chính cái tưng tửng của mình vào trong bài giảng. Chị cực kỳ hay thích pha trò. Chị dùng đại từ "Tôi" và "Các anh chị" để giao tiếp với học sinh. Nhưng cô lại vẫn cảm thấy giữa cô trò rất gắn kết. Lớp học rất rộn ràng chứ không sâu lắng như tiết học của chị Hồng. Vậy mà học sinh vẫn rất hứng thú. Chúng thi nhau phát biểu cười nói rôm ran. Chị Hoa dùng cả tay chân để phụ hoạ cho tiết dạy của mình nữa. Đến bản thân cô nhiều khi cũng nhấp nhổm muốn trả lời. Cuối buổi cô lại chạy lại chỗ chị để cảm ơn rối rít.
      - Thôi khỏi đi. Chị Hoa lại trả lời kiểu thờ ơ với cuộc đời như vậy. Nhưng giờ hiểu được chị rồi cô phì cưới bám tay chị ra ngoài.
       Sau tiết dự giờ của chị Hoa. Cô cũng tham gia dự giờ một số tiết của các giáo viên khác nữa. Và cô nhận thấy được 1 điều đó là thầy hiệu trưởng thực sự biết cách dùng người. Bởi mỗi người giáo viên của thầy khi bước lên bục giảng đều bỏ lại hết những gì của cuộc sống ngoài kia. Họ tập trung toàn tâm toàn ý vào bài giảng của mình. Ngoài cuộc sống tính cách họ như thế nào thì họ đem chính những  màu sắc của mình vào trong bài giảng. Và cô nhận thấy, kiến thức người giáo viên không khác nhau là mấy. Quan trọng là cái cách họ truyền tải kiến thức ấy mà thôi.
        Về sau, các tiết dạy của cô đã phong phú hơn rất nhiều. Cô đã biết cách thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc biệt là với những tiết giảng về các tác phẩm văn học thì lũ học sinh của cô cực kỳ hứng thú. Chúng tha hồ mà tung hứng với nhau. Còn công tác chủ nhiệm nữa. Cũng có bao nhiều chuyện xảy ra.
       Có một lần, hai tên Quân và Hùng, là cặp bài trùng của lớp đi học muộn. Chúng chờ lúc bác bảo vệ đi khuất rồi trèo tường vào. Chỗ bờ tường có một vài chỗ cắm mấy thanh sắt nhọn để chống trộm. Hai đứa trèo vào nhưng quýnh quá vướng vào mấy thanh sắt rồi rách toạc hết quần áo. Quân may mắn thì chỉ bị rách áo thôi. Còn Hùng thì rách luôn một vệt dài ngay đũng quần. Đi không được, đứng không xong. Đang đứng nhìn nhau không biết làm thế nào tiếp theo thì bác bảo vệ đi đến. Khỏi phải nói hai thằng sợ kinh hồn bạt vía. Nhìn mặt hai thằng vừa gian vừa tội mà bác bảo vệ cũng bấm bụng cười thầm k giám cười lớn. Bác quát:
       - Hai đứa chúng mày đi vào phòng bảo vệ.
       Hai đứa cun cút đi theo bác. Quân thì còn đi dễ, chứ Hùng thì phải chụm chân lại để đi. Vừa đi vừa lo lắng nhìn xuống. Mà cũng có che dấu nổi đâu. Cái quần nó rách lớn đến như thế cơ mà. Đi qua khu lớp học, lũ học sinh trong lớp nhìn thấy, ban đầu chỉ là tiếng cười khúc khích, sau đó nó cộng hưởng dần, sân trường đang rất yên ắng bỗng rộn lên tiếng cười không ngớt. Hai thằng lại càng cúi gằm mặt đi. Khi cô được thông báo học sinh lớp cô như vậy, cô vội lao vào phòng bảo vệ. Thấy bác bảo vệ háy mắt với cô. Nhìn sang hai tên học trò thì trời ơi. Nếu không phải đang đóng vai trò là một cô giáo thì có lẽ cô cũng không ngại ngần mà thưởng cho mình một tràng cười.
       - Giờ các em định nhận hình phạt gì đây? Cô nghiêm mặt nhìn hai đứa
        - Dạ 1 tuần trực nhật, một tuần đi lấy nước uống, một tuần dọn nhà vệ sinh của trường. Hùng lên tiếng nhận hình phạt. Nó nói trôi chảy không bị vấp vì vốn dĩ nó cũng bị phạt kha khá nhiều như vậy rồi.
         - Thằng điên này, sao mày nhận lắm thế. Quân cau có trách Hùng. Hùng đờ người ra chưa kịp phản ứng cô đã chen vào:
        - Được. Cô thấy hình phạt đó được đấy. Hai đứa cứ thế mà thực hiện nhá. Giờ đi lên lớp ngay.
          Nói xong cô định quay đi. Thì thấy Hùng bẽn lẽn:
         - cô ơi thế còn cái quần của em ah?
         Cô phì cười. Nói:
       - thì mặc thế vào lớp chứ sao?
       - Cô! Nỡ lòng làm thế với em.
       Nói thế thôi nhưng cô cũng chạy xuống phòng thể dục để mượn 2 bộ quần áo cho chúng nó. Chứ làm sao để chúng nó như thế mà vào lớp được.
Rồi cũng có những chuyện làm cô suy nghĩ day dứt bao nhiêu lâu. Chuyện là mấy ngày đó không thấy Nga, một học sinh nữ của lớp đi học. Nga cũng là một trong những bạn hơi trầm ở lớp. Thấy mấy hôm cô bé không đi học, cô liền gọi điện cho gia đình. Thấy mẹ bảo cô bé bị ốm k đi học đc. Nên cô đến để thăm. Cô có gặp Phong và trao đổi:
       - Em có biết nhà Nga không.
        - Em không biết chính xác lắm, em chỉ biết khu vực đó thôi. Mình đến đấy rồi mình hỏi thăm cô ah.
        - Mình á?
        - Vâng. Em sẽ đi cùng cô ah.
        - Không, không cần. Cô đi một mình được.
       - Cô không đi một mình được đâu. Khu vực bạn ấy ở hơi phức tạp. Nhất là vào ban đêm cô ah.
        - Ô thế ah. Thế em có đảm bảo gì là đi với em cô sẽ an toàn. Cô nhìn Phong chấp vấn.
        - Em có bí kíp cô ah. Phong nhìn cô cười cười. Sau này cô mới biết khu vực này là nơi Phong đã từng sống.
        Hai cô trò ra đến nhà xe, Phong mở lời:
        - Cô đưa xe đây e đèo cho.
        - Đã đủ 18 tuổi chưa mà đèo, bằng lái chưa có. Nhỡ công an bắt thì sao. Ngồi sau đi, cô đèo cho.
        Nói rồi cô leo luôn lên xe. Phong cũng tủm tỉm ra sau xe ngồi không nói gì. Nhìn cô đèo Phong mà ai đi qua chắc cũng phải ngó nhìn vì nó quá khập khiễng. Cô thì nhỏ nhỏ thấp thấp. Còn trò thì cao to ngồi ngất ngểu hơn cô hẳn cái đầu. Tay lái cô chưa quen cứ run rẩy không vững. Phong lại với lên đề nghị:
       - Cô ơi! Em lái cho.
       - Ngồi yêu, cô lái được.
       Trời đã sang đông mà nhìn cô nhễ nhại mồ hôi, lại tập trung cao độ mà Phong cứ cười thầm trong bụng. Rồi cô cũng quen dần với tay lái. Đi một đoạn ra đến đoạn đường vắng người hơn, hai bên đường là những hàng cây cổ thụ trải dài. Lúc này người cũng bớt đông đúc hơn. Xe của hai cô trò cứ bon bon chạy trên đường. Lúc này cô mới có thể tập trung để trò chuyện với Phong. Cô hỏi về gia đình, về tuổi thơ về cuộc sống của Phong. Còn cậu, cậu cũng không dám kể hết cho cô nghe. Quá khứ của cậu có những điều mà cậu không muốn bất cứ ai được biết. Thế nên cậu chỉ kể chung chung thôi .Lần đầu tiên ngồi sau xe con gái. Cậu cũng có chút ngại ngùng. Nhất là lúc những ngọn tóc tinh nghịch của cô cứ bay nhẹ vào mặt cậu. Cậu thấy mình có chút xuyến xao, hồi hộp. Cậu chả định nghĩa được cái cảm giác ấy là gì. Cậu chỉ muốn chuyến xe ấy kéo dài lâu hơn chút nữa, để cậu được ngồi sau xe của cô, được nghe cô nói chuyện, cậu thích lúc cô cười. Giọng cười của cô dòn tan, trong trẻo......
           Đi hết đoạn đường có 2 hàng cây xanh tốt ấy là vào một đoạn đường khấp khểnh, toàn ổ gà. Tay lái của cô bắt đầu biểu tình. Cả người cô ngồng hết lên để giữ chặt tay lái. Có lúc cô phanh gấp làm Phong ngã dúi dụi vào mình. Hai cô trò đều đỏ bừng mặt. Lần này Phong cương quyết:
        - Cô! Đoạn này để em. Chỗ này em quen đường hơn cô. Cô hơi phân vân nhưng cũng đành phải xuống xe để nhường tay lái cho Phong. Phong trêu cô:
       - Cô mà đi được hết đoạn này là cổ cô sẽ rụt vào vai như con rùa luôn đó. Nói xong cả hai cô trò phá lên cười.
      - Ngồi như thế này người đi đường đỡ nhìn cô ah. Chứ từ nãy giờ em bị mọi người nhìn xấu hổi quá.
       Cô đấm 1 cái vào vai Phong. Cái đấm nó làm Phong rùng mình. Cảm giác tiếp theo đến rất lạ. Làm cậu im bặt không nói thêm được câu nào nữa.
       Từ lúc đó hai cô trò lặng lẽ đi, khi gần đến nơi cô thấy Phong nói đúng. Khu vực này không an toàn cho một người như cô. Một khu ổ chuột. Những ngôi nhà ẩm thấp dột nát. Rác rưởi vứt đầy ra cả hai bên đường. Cống rãnh bốc mùi nồng nặc. Cô không có ý định kỳ thị nhưng đúng thật sự đây là khu vực mà lần đầu tiên cô bước chân tới. Thỉnh thoảng cô thấy một vài nhóm thanh niên tụ tập phì phèo điếu thuốc. Người xăm trổ đầy những hình thù quái dị. Tóc tai nhuộm xanh đỏ. Góc bên kia cô còn thấy có tên ngang nhiên ngồi ngay giữa đường chích thuốc vào cánh tay. Khi xe của hai cô trò đi qua, chúng đều ngoái lại nhìn với ánh mắt hằn học. Nếu cô đi một mình thì không biết có chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng chúng đều đứng đó và nhìn, không một tên nào nhúc nhích cả. Cô bắt đầu thấy tò mò về câu nói trước khi đi của Phong. Cô hỏi:
          - Sao lúc nãy em nói đi với em cô sẽ an toàn.
         - vì em đã từng sống ở đây. Phong trả lời cô một cách nhẹ nhàng.
          - Ở đây ư. ? Cô không giấu nổi sự tò mò trong câu nói. Một người như Phong mà có thể sống được ở những nơi như thế này ư. Một cậu học trò lớp trưởng gương mẫu và học rất tốt tất cả các môn mà có thể ở đây. Cô thật sự bất ngờ về điều này.
         - Một lúc nào đó em sẽ kể cho cô nghe cô ah. Rồi cậu im lặng không nói nữa. Cả hai cô trò cứ lặng lẽ như thế cho đến khi đến trước cửa nhà Nga. Một cái lều thì đúng hơn. Bên trong đồ đạc ngổn ngang không có ai dọn dẹp. Mùi ẩm mốc bốc lên từ đống đồ đạc ấy. Một người đàn bà dáng vẻ mệt mỏi đang ngồi trên chiếc ghế gỗ cũ nát và bẩn thỉu ngước mắt lên nhìn.
         - cô cậu tìm ai?
         - bà cho con hỏi Nga có nhà không ah? Cô lễ phép nói với người đàn bà đó.
         - cô là gì của nó? Bà vẫn không thèm trả lời cô.
         - cháu là cô giáo chủ nhiệm của Nga ah.
         - Cô giáo chủ nhiệm cơ ah. Quý hoá nhỉ. Cô giáo chủ nhiệm trông sang trọng thế kia mà cũng bước chân vào đây ah. Bà già cười nhạt. Rồi bà quay mặt ra sau hét lớn lên:
         - Nga, con Nga đâu.
         Một tiếng " Dạ" to vang lên, sau đó là tiếng bước chân. Nga đứng trước mặt cô ấp úng.
        - Sao cô lại tới đây ah.
         - Cô nghe mẹ em nói em ốm. Cô đến thăm xem thế nào.
         - Ốm ư? Nó vẫn khoẻ như trâu ấy ốm gì mà ốm. Giọng bà già cất lên khó chịu. Cô thấy Nga liếc nhìn bà sợ hãi.
         - Dạ em không sao cô ah!
         - Thế sao không đi học?
        - Em..... Nga ấp úng chưa biết nói sao?
        - Nó làm gì có tiền mà đi học. Tiền học phí của nó bằng cả nửa tháng mẹ nó kiếm được thì lấy đâu ra tiền cho nó học. Nghỉ đi. Ở nhà mà giúp mẹ nó làm việc kiếm tiền. Học nhiều có cào ra mà ăn được không. Cô trợn tròn mắt nhìn sang bà già đó. Rồi quay sang Phong. Thấy cậu ta im lặng không nói, có lẽ cậu đã hiểu được vấn đề như thế nào. Không gian bỗng nhiên im bặt không ai cất lên được lời nào cả. Rồi mọi người giật mình khi một người bước vào. Đó là mẹ của Nga. Một người phụ nữ tần tảo kham khổ.    Bà cất giọng:
        - chào cô giáo.
        - vâng chào chị.
        - Cháu chào cô. Phong cũng chào ngay sau đó.
        - Mẹ ah. Nga cũng cất lời. Chỉ có người đàn bà đang ngồi trên ghế là vẫn kiểu nhìn khinh khỉnh không nói gì.
         Rồi bà kể cho mọi người nghe câu chuyện của bà. Bà vốn dĩ là cô thôn nữ ở một vùng quê nghèo. Năm hai mươi Tuổi thì bà gặp bố Nga lần đầu tiên. Năm đó ông về chơi nhà một người bạn, hai người gặp nhau. Không khó để một. chàng trai Thủ Đô tán tỉnh được một cô gái nông thôn non nớt. Sau đó mặc sự can ngăn của gia đình, bà quyết tâm theo ông lên thành phố. Lúc này bà mới biết ông không giống như những gì bà tưởng tượng. Ông đưa bà về ngôi nhà này chung sống cùng với mẹ của ông ấy. ( Đó chính là bà già cay nghiệt đang ngồi trên ghế kia- Cô nghĩ ) ông không có công việc gì ổn định cả. Ai bảo gì làm nấy. Thỉnh thoảng bà còn thấy ông mang về nhà những đồ ăn cắp được. Có hôm còn thấy người ông bê bết máu. Và bà sợ. Không dám hỏi han gì nhiều. Tuy nhiên, ông vẫn chiều chuộng bà. Nếu mẹ ông có mắng nhiếc bà thì ông sẵn sàng chia sẻ. Vì thế bà vẫn thấy đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của mình. Hai năm sau Nga ra đời. Đồng tiền kiếm ra khó khăn hơn. Ông bắt đầu tỏ ra cáu bẳn. Rồi lần một lần hai đánh đập bà. Rồi việc đánh bà trở nên như cơm bữa. Bà nhiều lần bế con bỏ trốn nhưng đều bị ông tìm ra được. Những lần như thế ông lại đánh đập nhiều hơn. Rồi ông mất. Mất trong một vụ tai nạn. Mọi gánh nặng trong gia đình đổ dồn lên vai bà. Bà nhận được một công việc làm lao công cho một công ty môi trường. Đồng lương tuy ít ỏi nhưng cũng đủ để bà trang trải cuộc sống. Nga lớn lên học hành rất tiến bộ. Vì thế nên em đã thi đậu vào trường. Nhưng thời gian gần đây bà không đi làm thường xuyên được nữa. Sau một lần bị tai biến, Sức khoẻ bà yếu dần không cho phép bà hàng đêm đi dọn rác ngoài đường. Vì thế Nga đề nghị với mẹ cho phép mình nghỉ học để phụ mẹ.
       - Đó là lí do vì sao mà còn bé nó nghỉ học mấy bữa nay đó cô ah. Bà kết thúc câu chuyện bằng một giọng nói trầm buồn.
       - Nhưng tôi không đồng ý cô ah. Nó có học hành thì nó mới thoát được cái cảnh khổ sở này. Bà lại tiếp tục.
       Cô lặng đi không thốt nên lời. Cô vốn dĩ sinh ra trong một gia đình mà được mọi người quan tâm chăm sóc. Từ bé không phải sống thiếu thốn gì cả. Những chuyện như thế này cô nghĩ nó chỉ tồn tại trong sách vở. Cô không nghĩ là học sinh của cô lại phải chịu đựng. Còn Phong, cô nhìn thấy câuh ấy đang trầm tư suy nghĩ điều gì đó.
         Hai cô trò rời nhà Nga cũng đến 8 giờ tối rồi. Lúc này cô không đòi lai Phong nữa. Cô tự giác ngồi sau xe cậu. Hai cô trò lặng lẽ đi không ai nói với ai câu nào. Dư âm của câu chuyện về mẹ con Nga theo họ ra đến tận đường lớn. Lúc này cơn đói mới ập đến.         Cô nói với Phong:
       - Em rẽ vào quán nào bên đường cô trò mình ăn tạm gì nhé.
        - Vâng ah. Phong đáp.
        Họ rẽ vào 1 quán cơm nhỏ. Trong lúc chờ đồ ăn Phong trêu cô:
       - Lúc về cô không đòi lái xe nữa ah?
       Cô sực nhớ ra phì cười:
       - Tại em nặng quá đấy chứ.
       - Không phải tại em nặng mà do cô quá yếu. Cô nên đi tập thể dục đi.
       - Có lẽ thế. Cô nhìn Phong cười. Không hiểu sao cậu lại thấy tim mình đập nhanh thế. Cậu nhận thấy mình rất thích điệu cười này của cô.
       - Em nghĩ sao về việc của Nga. Cô thật sự không cam lòng e ah. Đột nhiên cô chuyển đề tài.
      - Em có thể kiếm cho Nga một công việc làm thêm ngoài giờ cô ah. Chỗ em đang làm bây giờ.
      - Em đang đi làm thêm ah?
       - Vâng.
        - Cô không nghĩ một học sinh trung học lại có thể làm thêm đâu đấy.
        - Hì. Mọi người đi làm nhiều mà cô.
       - Như thế có ảnh hưởng đến việc học không em ?
        - Không đâu cô. Cô có thấy em bị ảnh hưởng gì không.
        - Ừ đúng nhỉ? Cô như tươi hơn một chút.
        - Tại sao cô lại không nghĩ ra điều đó nhỉ. Cám ơn em nhiều nhá. Cô lại cười. Phong cũng cười. Cậu thấy mình cũng vui cùng với niềm vui của cô.
        - Thế ngày mai để cô liên lạc với Nga nhỉ.
        - Vâng ah.
        Sau đó đồ ăn được mang ra. Hai cô trò đói quá ăn vội vàng. Không hiểu sao Phong lại muốn ngồi mãi nơi này. Nhưng không được cũng phải lúc về rồi.
        - Nhà em ở đâu để cô đưa em về.
        Phong phì cười.
        - Sao lại cười.? Cô hỏi
         - Thì em chỉ thấy con trai hỏi câu đó chứ chưa thấy con gái hỏi như thế bao giờ.
           - Ô hay. Em là học trò của cô mà.
           - Nhưng em vẫn thấy sao sao ấy. Thôi để em đưa cô về rồi e bắt xe bus về cũng được cô ạ. Cô đi một mình trời tối không tiện.
           - Em cứ làm như cô là trẻ con ấy. Cô là cô của em đó nhé.
           - Vâng vâng được rồi ah. Cô cứ cho e đến bên xe bus nào tiện về nhà cô nhất là được ah.
         - Uh. Thế cũng được. Làm phiền em buổi hôm nay rồi.
          - Không sao mà cô. Ngày hôm nay em rất vui ah. Phong vừa nói vừa nhìn cô. Bỗng dưng giữa họ lại có sự ngượng ngùng không gọi thành tên. Vội quay đi cô nói:
         - Cô về nhé.
         - Vâng cô về cẩn thận ah.
         Cô lên xe rời đi. Còn mình Phong đứng đó dõi theo cho đến khi cô rẽ vào một ngõ khác.
        - Như thế này là thế nào nhỉ? Phong tự chấp vấn lòng mình. Sau mấy lần Phong trêu cô, là từ đó là Phong rất hay để ý đến cô. Rồi đến khi cô nhận làm chủ nhiệm lớp. Phong lại có nhiều lần tiếp xúc với cô hơn. Cậu thấy thực sự quý mến một người giáo viên như cô. Cô luôn nhiệt tình và rất gần gũi với học sinh của mình. Vì thế trong vai trò là lớp trưởng cậu cũng cố gắng để hỗ trợ cô mỗi lúc cần thiết. Nhưng cảm giác của cậu lúc này rất khác. Cậu chưa trải qua bao giờ cả. Cậu không thể gọi được bằng tên nhưng cậu biết chắc đó không phải là tình cảm bình thương của một cậu học trò với người giáo viên của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ssndhs