Địa
TỔNG HỢP ĐỊA LÝ — CHỐNG LIỆT
1 . Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là : Khai thác tổng hợp tài nguyên biển , khoáng sản , rừng
2 Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò lớn trong nề kinh tế chủ yếu là do : Nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường TG
3 . Trung Quốc phát triển công nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào những thế mạnh : Lực lượng lao động đông và nguyên vật liệu tại chỗ dồi dào
4 . Yếu tố chủ yếu thiếu việc làm ở ĐBS Hồng : Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
5 . Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp DNA là : Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào .
6 . Yếu tố tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị NHẬP KHẨU nước ta : Nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá ( nếu không có thì chọn Nhu cầu chất lượng cuộc sống )
7. Kim ngạch XUẤT KHẨU nước ta tăng nhanh chủ yếu là do : Tích cực mở rộng thị trường
8 . Khó khăn lớn nhất vào mùa khô ở DB sông Cửu Long : thiếu nước ngọt , xâm nhập mặn lấn sâu
9 . Yếu tố chủ yếu thúc đẩy gtvt đường biển nước ta : Hội nhập toàn cầu sâu rộng
10 . Nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động Nuôi trồng THỦY SẢN nước ta phát triển nhanh : Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng
11 . Thế mạnh của duyên hải NTB trong phát triển gtvt biển so với BTB là : nhiều vũng , vinnh nước sâu , gần tuyến hàng hải quốc tế
12 . Yếu tố tác động chủ yếu đến sản xuất theo hương hàng hoá trong CHĂN NUÔI LÀ : nhu cầu thị trường
13 . Ý nghĩa chủ yếu của việc CHUYÊN MÔN HOÁ sản xuất nông nghiệp : Tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và chất lượng
14 . Ngành CÔNG NGHIỆP đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu : Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
15 . Việc đẩy mạnh sản xuất CÂY CÔNG NGHIỆP ở Trung du và miền núi Bb gặp khó khăn chủ yếu : Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế
16 . Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng ở TÂY NGUYÊN : Đóng cửa rừng , ngăn chặn tình trạng phá rừng
17 . Việc phát triển các vùng CHUYÊN CANH CÂY CÔNG NGHIỆP lâu năm ở TÂY NGUYÊN có ý nghĩa : Tạo ra tập quán sản xuất mới cho các đông bào Tây Nguyên
18 . Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển CÔNG NGHIỆP ở NÔNG THÔNG TRUNG QUỐC là : tạo nhiều việc làm và cung cấp nhiều hàng hoá
19 . Nhân tố chủ yếu làm gtvt biển Nhật Bản phát triển : Nhu cầu hoạt động xuất nhập khẩu .
20 . Nguyên nhân làm cho giá trị sản xuất công nghiệp duyên hải NTB còn thấp : Các nguồn lực phát triển SẢN XUẤT còn chưa hội tụ đầy đủ
30 . Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất CÂY CÔNG NGHIỆP ở Trung du và miền núi Bb : phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá .
31 . Khó khăn chủ yếu trong phát triển CHĂN NUÔI : DỊCH BỆNH ĐE DOẠ DIỆN RỘNG , Công nghiệp chế biến hạn chế
32 . Điều kiện chủ yếu để Tây Nguyên phát triển cây CN lâu năm : Khí hậu cận xích đạo , đất badan dinh dưỡng .
33 . Yếu tố tác động đến sự ĐA DẠNG HOÁ đối tượng thủy sản nuôi trồng : Nhu cầu khác nhau của thị trường .
34 . Việc xây dựng cảng nước sâu ở BT Bộ có ý nghĩa : Làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
35 . Việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở BT Bộ có ý nghĩa : Làm thay đổi cơ cấu KT nông thôn ven biển
36 . Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh ở DNa chủ yếu : Liên doanh với hãnh nổi tiếng
37 . Ngành công nghiệp ô tô ngày càng cạnh tranh với các khu vực khác ở DNA chủ yếu : Liên doanh với hãng nổi tiếng
38 . Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm ở DBS Hồng : đa dạng hoá hoạt động sản xuất .
39 . Vùng KT trọng điểm phía Nam , Trung , Bắc giống nhau về : các thế mạnh phát triển hội tụ đầy đủ
40 . Giải pháp tác động chủ yếu đến phát triển dầu khí : Liên doanh với nước ngoài ( không có thì chọn Phát triển mạnh CN lọc hoá dầu )
41 . Ý nghĩa chủ yếu của việc sản xuất thủy sản ở duyên hải NTB : Tạo nhiều sản phẩm và giải quyết việc làm
42 . Cơ cấu ngành của CN nước ta có sự chuyển dịch nhằn mục tiêu : tạo DK hội nhập vào thị trường TG
43 . Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất cây CN ở Tây nguyên : Đẩy mạnh xuất khẩu , đẩy mạnh chế biến sản phẩm
44 . Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phát triển giao thông ĐÔNG - TÂY Ở BT Bộ : tăng cường giao thương với các nước .
45 Nhân tố quan trọng nhất giúp DN Bộ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong kinh tế : Chính sách phát triển
46 . CHĂN NUÔI tập trung nhiều ở đồng bằng : Nguồn thức ăn phong phú , thị trường
47 . Thuận lợi chủ yếu của KHÍ HẬU đối với phát triển Nông Nghiệp ở Trung du và miền núi bb : đa dạng hoá cây trồng , vật nuôi
48 . Vai trò rừng ở DB sông Cưủ Long : cân bằng sinh thái , chống thiên tai
49 . Nhân tố tác động đến việc đa dạng hoá loại hình du lịch : Tài nguyên du lịch , nhu cầu khách trong và ngoài nc
50 . Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành vùng chuyên canh cây cN gắn với CN chế biến : Tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hoá cao .
51 . Đông bằng sông Cửu Long bị nhập mặn vào mùa khô do : địa hình thấp , 3 mặt giáp biển , sông ngòi , kênh rạch .
52 . Ý nghĩa chủ yếu của KT trang trại đối với nông nghiệp : đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá
/
Part 2 / Câu 1: Miền Tây Trung Quốc là nơi có: Nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 2: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có: Độ ẩm không khí lớn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á biển đảo: Khí hậu có một mùa đông lạnh.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta: Phân bố đô thị đồng đều cả nước.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay: Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy
Bạch Mã trở ra): Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
Câu 7: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là: Các khu công nghiệp tập trung và vùng chuyên canh được hình thành.
Câu 8: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay: Hội nhập toàn cầu sâu, rộng.
Câu 9: Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là: Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng.
Câu 10: Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do: Nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới.
Câu 11: Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn chủ yếu dựa trên những thế mạnh: Lực lượng lao động đông và nguồn nguyên vật liệu tại chỗ dồi dào.
Câu 12: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Câu 13: Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu: Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay: Nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là: Thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh: Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ: Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
Câu 18: Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là: Nhiều vũng, vịnh nước sâu và gần tuyến hàng hải quốc tế.
Câu 19: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là: Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay: Nhu cầu thị trường tăng nhanh.
Câu 21: Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là: Tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.
Câu 22: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm: Nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Câu 23: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu: Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
Câu 24: Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là: Đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.
Câu 23: Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là: Có nhiều loại khác nhau.
Câu 24: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do: Nằm trong vành đai sinh khoáng.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta: Ở trung tâm bán đảo Đông Dương.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên miền Đông Trung Quốc: Có những đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay: Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào): Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng về thành tựu của ASEAN hiện nay: Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia khá cao.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta: Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
Câu 31: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do: Nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển.
Câu 32: Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu: Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng.
Câu 33: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc là: Tạo nhiều việc làm cho người lao động và cung cấp nhiều hàng hóa.
Câu 34: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ: Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta: Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao.
Câu 36: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển: Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
Câu 37: Hạn chế chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội là: Nước mặn xâm nhập vào đất liền, độ chua và chua mặn của đất tăng.
Câu 38: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là: Nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội.
Câu 39: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do tác động của việc: Tích cực mở rộng thêm nhiều thị trường.
Câu 40: Nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp là do: Các nguồn lực phát triển sản xuất còn chưa hội tụ đầy đủ.
Câu 41: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta: Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Câu 42: Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Câu 43: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay: Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
Câu 44: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi: Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.
Câu 45: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay: Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
Câu 46: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu: Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.
Câu 47: Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào: Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa: Có rất nhiều núi lửa và đảo.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta: Chiếm phần lớn số dân cả nước.
Câu 50: Kiểu khí hậu nào sau đây phổ biến ở miền Tây Trung Quốc: Ôn đới lục địa.
Câu 51: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có: Khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
Câu 52: Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ: Gió phơn Tây Nam.
Câu 53: Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế để phát triển giao thông đường biển nước ta: Các dòng biển hoạt động theo mùa.
Câu 54: Thành tựu lớn nhất của ASEAN đạt được là: Hầu hết các nước trong khu vực là thành viên.
Câu 55: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để: Phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
Câu 56: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do: Liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.
Câu 57: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 58: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng: Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
Câu 59: Các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về: Các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ.
Câu 60: Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta: Tăng cường liên doanh với nước ngoài.
Câu 61: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là: Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
Câu 62: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.
Câu 63: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho hiệu quả chăn nuôi nước ta chưa ổn định: Dịch bệnh hại vật nuôi vẫn đe dọa trên diện rộng.
Câu 64: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
Câu 65: Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây: Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
Câu 66: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên: Đẩy mạnh chế biến sản phẩm.
Câu 67: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là: Nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
Câu 68: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây: Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa được đẩy mạnh.
Câu 69: Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phát triển các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc Trung Bộ là: Tăng cường giao thương với các nước.
Câu 70: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do: Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 71: Nhân tố nào sau đây là quan trọng nhất giúp Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế: Chính sách phát triển phù hợp.
Câu 72: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có: Tổng bức xạ lớn.
Câu 73: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay: Gia tăng tự nhiên rất cao.
Câu 74: Phát biểu nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay: Đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 75: Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta: Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 76: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay: Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước.
Câu 77: Phát biểu nào sau đây không đúng với các quốc gia trong ASEAN hiện nay: Có trình độ phát triển giống nhau.
Câu 78: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta: Có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
Câu 79: Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh nhất đến phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay: Sản xuất trong nước phát triển, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.
Câu 80: Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao của Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển nhanh chủ yếu là do: Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ mới.
Câu 81: Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do: Liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
Câu 82: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào: Giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.
Câu 83: Điều kiện thuận lợi chủ yếu để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là: Có nhiều ngư trường rộng lớn.
Câu 84: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do: Nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 85: Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm: Thích nghi với cơ chế thị trường.
Câu 86: Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để: Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Câu 87: Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
Câu 88: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu đối với nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay: Dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng.
Câu 89: Mục đích chính của việc hình thành các khu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 90: Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị kinh tế của cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 91: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay: Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước.
Câu 92: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là: Tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Câu 93: Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét chủ yếu là do: Phát triển việc nuôi trồng thủy sản.
Câu 94: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ở Đông Nam Bộ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của vùng: Khai thác khoáng sản.
Câu 95: Ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa ở nước ta, chủ yếu là do: Vận chuyển trên các tuyến có chiều dài lớn.
Câu 96: Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có: Nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
Câu 97: Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do: Mưa lớn và triều cường.
Câu 98: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp nước ta: Có nhiều điểm dân cư sinh sống.
Câu 99: Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp, chủ yếu là do: Trình độ lao động chưa cao.
Câu 100: Khu vực đồi núi của nước ta có thế mạnh nông nghiệp nào sau đây: Trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 101: Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là: Khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ rừng.
Câu 102: Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên, chủ yếu là do nơi đây có: Khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên cao.
Câu 103: Điều kiện về tự nhiên thuận lợi nhất để khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: Các ngư trường trọng điểm.
Câu 104: Yếu tố chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta có cơ cấu đa dạng: Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thục rộng lớn.
Câu 105: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Câu 106: Nhân tố có tính quyết định đến sự phân bố dân cư nước ta hiện nay là: Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 107: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng khá nhanh trong những năm gần đây không phản ánh: Lao động có trình độ cao.
Câu 108: Điều kiện nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển du lịch biển ở nước ta: Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp.
Câu 109: Mùa đông ở khu vực Đông Bắc nước ta thường: Đến sớm và kết thúc muộn.
Câu 110: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu lao động của nước ta hiện nay: Tác động của công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Câu 111: Cơ cấu sản xuất công nghiệp ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng: Đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.
Câu 112: Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành năng lượng nước ta: Khai thác bôxit.
Câu 113: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các: Hải đảo.
Câu 114: Biện pháp được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta: Chống nhiễm mặn.
Câu 115: Nơi có biểu hiện động đất rất yếu ở nước ta là: Nam Bộ.
Câu 116: Phát biểu không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung: Ở giữa có nhiều ô trũng rộng lớn.
Câu 117: Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do: Địa hình bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa.
Câu 118: Phát biểu không đúng về sản xuất thủy sản ở nước ta hiện nay: Đánh bắt ở ven bờ được chú trọng.
Câu 119: Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là: Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
Câu 120: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là: Căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển.
Câu 121: Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là: Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, rừng, khoáng sản.
Câu 122: Phát biểu đúng với tự nhiên Đông Nam Á lục địa là: Có khí hậy chủ yếu là nhiệt đới gió mùa.
Câu 123: Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có: Hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh trong năm.
Câu 124: Phát biểu đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay: Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm.
Câu 125: Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào điều kiện thuận lợi: Đất ba dan màu mỡ ở vùng đồi trước núi.
Câu 126: Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, chủ yếu do có: Thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển.
Câu 127: Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là: Sử dụng hợp lý các tài nguyên.
Câu 128: Nguyên nhân chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á còn thấp là do: Công nghiệp chưa phát triển mạnh.
Câu 129: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích: Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường.
Câu 130: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là: Xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro