Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Mối quan hệ giữa quốc hội với các cơ quan nhà nước khác trong Bộ máy nhà nước

Mối quan hệ giữa quốc hội với các cơ quan nhà nước khác trong Bộ máy nhà nước

2. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ:

: Bầu Thủ tướng trong số các đại biểu Quốc hội, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về danh sách các thành viên khác của Chính phủ. Giám sát hoạt động của Chính phủ bằng việc xét báo cáo hoạt động của Chính phủ, thực hiện việc chất vấn. Quốc hội còn giao cho UBTVQH phụ trách việc giám sát hoạt động của Chính phủ. UBTVQH có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng nếu trái với văn bản của UBTVQH, đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng trái với văn bản của Quốc hội. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện công việc được giao. Quốc hội xem xét bỏ phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ.

Chính phủ có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và UBTVQH. Thủ tướng có quyền đề nghị UBTVQH triệu tập Quốc hội họp bất thường. Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản của Quốc hội và UBTVQH. Vì thế, hiệu quả tổ chức thực hiện các văn bản của Quốc hội ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc ban hành pháp luật của Quốc hội. Chính phủ có sự độc lập về nhân viên, ngoài Thủ tướng các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Quốc hội, thành viên của UBTVQH không đồng thời là thành viên Chính phủ.

3. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Toà án nhân dân tối cao:

Quốc hội quyết định thành lập Toà án nhân dân tối cao, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quy định nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức danh Chánh án toà án nhân dân tối cao. Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thực hiện chất vấn đối với Toà án nhân dân tối cao. Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của TAND tối cao. Khi phát hiện thấy văn bản của TAND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái văn bản của Quốc hội thì đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ. TAND tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện công việc được giao. Quốc hội có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

Toà án nhân dân tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH. Xét xử các đại biểu Quốc hội.

4. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

Quốc hội quyết định thành lập VKSND tối cao, quy định về tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức danh Viện trưởng VKSND tối cao. Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thực hiện chất vấn đối với VKSND tối cao. Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của VKSND tối cao. Khi phát hiện thấy văn bản của VKSND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái văn bản của Quốc hội thì đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ. VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện công việc được giao. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, Quốc hội có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

VKSND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH. Bắt giữ và truy tố các đại biểu Quốc hội.

5. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Hội đồng nhân dân địa phương

Quốc hội quyết định về thành lập Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua các đạo luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp.

Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; bãi bỏ các Nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh, giải tán HĐND cấp tỉnh.

Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới  hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, bảo đảm cho các văn bản pháp luật của trung ương được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh trên phạm vi địa bàn. Chính vì vậy, nếu nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Hội đồng nhân  dân các cấp thì các văn bản của Quốc hội sẽ được thực thi nghiêm chỉnh và có hiệu quả trên phạm vi địa bàn.

6. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Uỷ ban nhân dân địa phương

Quốc hội thông qua các đạo luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp.

Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương.

Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới  hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.

Uy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản của trung ương trên phạm vi địa bàn. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này ảnh hưởng đến hiệu quả các văn bản của Quốc hội. ủy ban nhân dân có vai trò quan trọng trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội.

 

7. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Toà án nhân dân địa phương

Quốc hội thông qua các đạo luật quyết định việc thành lập hệ thống Tòa án nhân dân địa phương, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của TAND các cấp.

Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương.

Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới  hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.

Về nguyên tắc Tòa án nhân dân có quyền xét xử các vụ án liên quan đến đại biểu Quốc hội.

8. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân địa phương

Quốc hội thông qua các đạo luật quyết định việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân địa phương, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của VKSND các cấp.

Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương.

Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới  hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi.

Về nguyên tắc, Viện kiểm sát nhân dân có quyền truy tố các Đại biểu Quốc hội nếu họ có hành vi phạm tội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: